Thầy ơi, em không chắc mình đã học được những gì!

Nguyễn Ngọc Lương

Administrator
Staff member
Thay vì cung cấp cho sinh viên phương pháp tự học, tự nghiên cứu, đại học lại tiếp tục dạy sinh viên chỉ biết cắm cúi đọc cái giáo trình nặng nề, thi cử xong thì quên gần hết. Đại học có phải là cấp 3 đâu? Giảng đường đại học có vẻ như vẫn là đích đến cuối cùng của đa số những cô cậu học trò cấp 3. Nhưng khi họ đã thực sự bước chân vào đại học, họ nghĩ như thế nào? PV Vietnamnet ghi lại ý kiến ngẫu nhiên của các sinh viên từ năm thứ nhất tới năm cuối của 4 trường Đại học thuộc hàng Top tại Việt Nam mong mang lại một hình dung sơ lược về quá trình học đại học của sinh viên hiện nay.
<table class="image rightside" id="table1" width="200" align="right"> <tbody> <tr> <td></td></tr> <tr> <td class="image_desc">Đại học là... tự tìm cách học!</td></tr></tbody></table> Nguyễn Minh Ngọc (SV năm thứ 1, ĐH Kinh tế Quốc dân HN): Mục tiêu là giành học bổng!
Trước đây, tôi nghĩ khi vào đại học sẽ được học những môn theo khối mình thi. Tôi thi khối A thì sẽ học các môn tự nhiên. Giờ lại toàn phải học các môn xã hội, chủ yếu là các môn đại cương. Thực ra cũng thấy chán nhưng phải cố gắng vì mục tiêu năm nay của tôi là giành học bổng.
Tôi cũng nghe các anh chị khóa trên "ca thán" nhiều về chuyện học đại học rất chán. Nhưng tôi nghĩ đại học là phải tự học tự tìm hiểu thôi. Nếu làm như vậy được thì sẽ không chán chút nào. Năm sau tôi sẽ học tín chỉ, thích môn nào sẽ học môn đó. Nhưng nghe nói học tín chỉ các môn điều kiện hơi "khó nhằn". Phải cố thôi!
Nguyễn Kiều Giang (SV năm thứ 2, Học viện Ngân Hàng HN): Thất vọng về cơ sở vật chất
Khi học cấp 3, tôi đã có ý định du học nên đã tìm hiểu kỹ các trường nước ngoài, thấy trang thiết bị của họ đầy đủ và hiện đại. Hệ thống sân bãi thể thao cũng rất đẹp. Cuối cùng tôi ở lại học tại Việt Nam và... thất vọng. Bàn, ghế, đèn, máy chiếu, cái gì cũng có nhưng chất lượng đều ở mức trung bình kém. Sinh viên chủ yếu đến khi thi mới lên thư viện, vì thư viện nhỏ, tài liệu lại không phong phú. Nói chung, sinh viên chỉ đến lớp hết giờ là về.
Về chuyện giảng dạy, tôi thấy một số giáo viên quá cứng nhắc, chỉ lên lớp, giảng bài, điểm danh và...về! Gần như không có sự giao lưu nào với sinh viên. Ngoài ra, không có sự phân loại sinh viên ở một số môn học cần thiết ví dụ tiếng Anh. Ớ lớp tôi sinh viên học khá và sinh viên trung bình hầu như không biết gì đều học chung. Giáo viên dạy khó thì những bạn kém hơn dễ nản, dạy dễ lại khiến các bạn khá hơn chán. Việc học thực sự không hiệu quả.
Sau khi học xong đại học, chắc tôi sẽ đi du học, kiếm một tấm bằng giá trị. Cơ hội việc làm cũng như khả năng thăng tiến sau này sẽ cao hơn. Các trường Đại học Việt Nam hiện còn chưa có mặt trong top 100 của châu Á.
Nguyễn Như Phương (SV năm thứ 3, ĐH Ngoại Thương, HN): Rèn... kỹ năng học gạo
Thay vì cung cấp cho sinh viên phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì lại tiếp tục dạy sinh viên chỉ biết cắm cúi đọc các giáo trình nặng nề, thi cử xong thì quên gần hết. Đại học có phải là cấp 3 đâu? Trong khi đó, sinh viên lại rất lơ mơ về kinh nghiệm làm việc, kỹ năng sống.
Ở Việt Nam, đã sinh viên nào được cho phép nghỉ 1 năm chỉ để tự đi tìm hiểu, khám phá cuộc sống xung quanh chưa? Tôi chắc là chưa. Thậm chí, khi sinh viên có cơ hội đó, xin phép nhà trường cũng không phải là chuyện dễ dàng. Một người bạn tôi đã được tham gia vào chuyến tàu Đông Nam Á (SEAAYP) đi qua mười mấy nước trong vòng 2 tháng. Khi xin trường cho nghỉ học để tham gia, trường bạn ấy nói, chương trình đó không nên tham gia, ở nhà học thì hơn.
Một số thầy cô còn thiếu tôn trọng sinh viên. Có lần, môn học yêu cầu chúng tôi phải tìm ra điểm yếu của một doanh nghiệp cụ thể, để giúp họ khắc phục. Tuy nhiên, khi chúng tôi đưa ý kiến, cô giáo lại coi như đó là ý kiến của bọn trẻ con, không đáng quan tâm.
Nguyễn Quang Hà (SV năm cuối, ĐH Bách khoa, HN): Hoang mang, vô cảm...
Đến tận bây giờ, tôi vẫn chưa biết những kiến thức như thế nào sẽ cần cho tương lai của mình. Mặc dù chắc chắn sẽ tốt nghiệp bằng Khá song tôi cũng không chắc mình học được những gì sau 5 năm đại học. Cho nên, nếu phải nhận xét về quá trình học của mình, chắc tôi sẽ nói là "vô cảm".
Sắp ra trường, tôi cũng cảm thấy hoang mang vì không biết tương lai phía trước sẽ như thế nào. Tấm bằng Khá Công nghệ thông tin của một trường đại học thuộc hàng top của Việt Nam có lẽ sẽ được các nhà tuyển dụng "ưu ái" hơn nhưng nó chưa đủ để tôi tìm được một công việc khiến tôi hài lòng.


Dạy học không dễ chút nào, nhất là ở VN khi vấn đề mang tính hệ thống.
Nhân ngày 20/11 chúc thầy cô và các bạn làm trong ngành GD sức khỏe, vui vẻ và nhiệt tình đóng góp xây dựng SHVN trở lại như ngày xưa ấy :mrgreen:
 
Thầy Đỗ Việt Khoa trải lòng ngày nhà giáo
"Đây là 20/11 buồn nhất sau 15 năm làm thầy của tôi. Đến trường, đồng nghiệp chẳng dám hỏi han, chia sẻ. Chỉ khi về nhà, thấy những bó hoa của học trò cũ, tôi mới thấy an ủi được phần nào", thầy Đỗ Việt Khoa tâm sự với VnExpress.net.
> 'Người đương thời' Đỗ Việt Khoa bị cướp máy ảnh, dọa 'làm thịt'
- Sau 15 năm đi dạy, ông nghĩ gì về ngày nhà giáo?
- Trước năm 2000, tôi dạy học ở THPT Đồng Quan, cách nhà 20 km. Đó là trường vùng sâu của tỉnh nhưng người dân vẫn giữ được nguyên đức tính cần cù, chịu khó, thật thà và hiếu khách.
Học sinh nơi đó nghèo, hiền lành và nhút nhát. Ngày 20/11, nhà trường cũng tổ chức ngày lễ cho giáo viên nhưng đơn giản, tiết kiệm, không có chuyện thu tiền nhiều. Học sinh kéo nhau đi thăm thầy cô như đi hội. Chỉ một bó hoa nhỏ, những lời thăm hỏi động viên, những câu chuyện vui... thế là đủ mang lại niềm vui cho thầy, cho trò.
8 năm trở lại đây, tôi chuyển về THPT Vân Tảo cho gần nhà. Những năm đầu, trường chưa xây, chúng tôi đi dạy nhờ. Chỉ có chục giáo viên nhưng đoàn kết lắm, có hôm giáo viên góp tiền nấu cháo rau thơm, ăn cùng cho vui...
Năm 2003, trường được xây xong, cuộc sống cũng bắt đầu thay đổi. Đồng tiền chen lấn dần vào trường học, luồn lách lẫn vào chữ nghĩa của người thầy. Ngày 20/11, mất dần ý nghĩa vốn có. Quà to dần lên, tiền thu nhiều lên... và sự trong sáng của nghề làm thầy lụi dần đi.
<table width="1" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody><tr> <td>
Dovietkhoa_1.jpg
</td></tr> <tr> <td class="Image">Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: "Tôi chủ quan, cứ tưởng thời nay, cái xấu mình lên án thì sẽ dẹp bỏ được ngay". Ảnh: Tiến Dũng.</td></tr></tbody></table> - Năm 2006 dư luận xôn xao khi ông lên tiếng tố cáo tiêu cực thi cử tại Hà Tây cũ, cái tên Đỗ Việt Khoa được cả nước biết đến. Cuộc sống của ông và gia đình thay đổi như thế nào?
- Sau sự kiện tôi công khai lên án tiêu cực thi cử, nhiều học trò cũ cũng như mới động viên tôi. Được mọi người biết đến và quý mến, tôi cũng thấy vui vui, yêu đời. Nhưng cũng nhiều người oán trách, xa lánh, lên án thậm chí bôi nhọ tôi và gia đình.
Khi gặp những em trượt tốt nghiệp năm đó, tôi có an ủi chúng rằng hãy chấp nhận và tiếp tục phấn đấu hoặc tìm cho mình một hướng đi hợp lý bởi tôi biết, nhiều em trong số đó có thi vài lần cũng vẫn hỏng.
Có vị phụ huynh, tôi gặp trong đám cưới đứa cháu chẳng ngần ngại nói thẳng: "Tại thầy mà con tôi trượt tốt nghiệp. Chúng tôi là nông dân nghèo hèn. Chúng tôi cần cái bằng tốt nghiệp cho con cái xin việc, để mà đổi cái đời nông dân...".
Khi được Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tới nhà thăm rồi được ông mời đi dự cuộc phát động "Hai không" ở TP HCM, tôi thấy mình hừng hực khí thế, thấy mình may mắn. Tôi thấy yêu đời lắm lắm. Sau sự kiện Bộ GD&ĐT mở cuộc vận động "Hai không", tôi thấy học trò chăm chỉ hơn, tự giác hơn và không còn tâm lý "không cần học vẫn lên lớp".
Nhưng được nửa năm, tôi thất vọng. Tôi chủ quan, cứ tưởng thời nay, cái gì mình lên án thì cái đó sẽ dẹp bỏ được ngay. Thiên hạ bảo như thế là không biết mình là ai, là không biết điểm dừng. Hình như có lúc tôi như vậy thật.
- Ông vừa nói đến sự thất vọng trong thời gian gần đây. Điều gì đã tạo nên cảm giác đó trong trái tim vốn nhiệt huyết của mình?
- Tôi thấy cách xử lý của các cơ quan chức năng quá tệ. Trước những thông tin tôi và gia đình bị trù dập, đe dọa tính mạng sau khi công khai chống tiêu cực, người ta cũng chẳng đoái hoài, xử lý qua loa khiến những người tôi tố cáo chẳng những không sợ mà còn nhiều lần thách thức tôi trước mặt các thầy cô giáo khác.
Đã cả chục lần tôi gửi đơn kiến nghị, tố cáo tới các cấp, theo đúng các bước nhưng chưa từng thấy họ trả lời. Tôi thấy nản lòng lắm bởi lửa đốt mãi mà không được tiếp dầu thì cũng lụi.
Lắm khi, tôi cũng tính tới việc bỏ nghề vì bị một số đồng nghiệp, lãnh đạo đối xử tệ bạc. Nhưng tôi lại nghĩ, mình bại trận, làm mất đi niềm hy vọng của những đồng nghiệp chân chính, của những người lương thiện là mình có tội.
- Sau sự kiện bị lăng mạ, dọa dẫm, giật máy ảnh vừa qua, ông chờ đợi điều gì ở dịp 20/11 năm nay?
- Từ hai năm nay, chẳng ngày 20/11 nào mà tôi được vui. Năm ngoái, tôi bị lãnh đạo gọi sang trường đe dọa, nhục mạ ngay trước mặt hơn chục thầy cô giáo. Và một năm sau, ngày 14/11 vừa qua, tôi lại bị hai bảo vệ vào nhà lăng mạ, đe dọa và cướp máy ảnh. Điều buồn nhất chính là một trong hai bảo vệ đó từng là bạn học của tôi thời cấp 1, cấp 2.
Có lẽ, đây là ngày 20/11 đau buồn nhất sau 15 năm làm thầy của tôi. Đến trường, đồng nghiệp cũng chẳng dám hỏi han, chia sẻ, chỉ đến khi tôi về nhà, họ mới dám gọi điện hỏi thăm tình hình. Còn học trò thì chẳng dám ngồi cạnh thầy khi ở trường. Chỉ khi về nhà, nhìn thấy những học sinh cũ đến thăm, thấy những bó hoa của học trò mang tới, tôi mới thấy vui trở lại.
- Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, nếu có được cơ hội bày tỏ với Bộ trưởng Giáo dục, ông sẽ nói gì?
- Là một nhà giáo tâm huyết với nghề, tôi nhận thấy, sau 3 năm thực hiện "Hai không", tiêu cực học đường ở nhiều nơi đã giảm nhưng cũng nó nơi biến tướng và trở về như cũ. Ngành giáo dục cần mạnh tay hơn với các vấn nạn, đừng nói không đủ sức bởi như vậy là bất lực, là phụ lòng những người tâm huyết.
Tội phạm mặc áo nhà giáo còn tồn tại một ngày là chúng ta có tội với học trò, với thầy cô một ngày. Tấm áo giáo dục đang bị vấy bẩn, bỏ mặc sẽ khiến nó lem nhem thêm, còn xắn tay vào gột rửa, rũ bẩn thì nó sẽ sạch hơn.
Bao giờ ngày nhà giáo mới trở lại thật sự ý nghĩa đây? Bao giờ, phụ huynh học sinh nhẹ nỗi lo tiền bạc trong ngày 20/11? Nước ta tự hào có nền giáo dục ưu việt. Vậy sao ngày 20/11 cứ mất dần ý nghĩa vốn có của nó? Nguyên nhân thì ai cũng biết cả đấy, nhưng sao cứ để thế, hỡi các thầy cô?

Nguồn: http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/11/3BA0899D/
 
Cũng có thể tiêu cực nhiều. Nhưng cũng chưa đến mức trầm trọng quá. Tôi thầy cuộc vận động hai không ở trường tôi cũng thực hiện khá tốt đấy chứ. Còn Hoa và Quà thì mỗi thời mỗi khác. Các thầy cô cũ vẫn kể lại thời khó khăn ngày xưa. Nhưng lúc đó thì cả xãhội đều khó khăn như vậy. Cuộc sống thay đổi thì tấm lòng phụ huynh cũng có những cách thẻ hiện khác chứ. Cứ làm chủ nhiệm mới biết. Phụ huynh không quan tâm đến con cái chỉ là thiểu số. Nhưng a dua tặng quà thì không có nhiều. Tháng rồi tôi được cộng 30.000 vnd vào tiền khuyến mãi vì phụ huynh gọi hỏi han con cái ở trường đấy. Còn cách thức xử lý thế nào còn tuỳ vào giáo viên.:chuan:
 
Cũng có thể tiêu cực nhiều. Nhưng cũng chưa đến mức trầm trọng quá. Tôi thầy cuộc vận động hai không ở trường tôi cũng thực hiện khá tốt đấy chứ. Còn Hoa và Quà thì mỗi thời mỗi khác. Các thầy cô cũ vẫn kể lại thời khó khăn ngày xưa. Nhưng lúc đó thì cả xãhội đều khó khăn như vậy. Cuộc sống thay đổi thì tấm lòng phụ huynh cũng có những cách thẻ hiện khác chứ. Cứ làm chủ nhiệm mới biết. Phụ huynh không quan tâm đến con cái chỉ là thiểu số. Nhưng a dua tặng quà thì không có nhiều. Tháng rồi tôi được cộng 30.000 vnd vào tiền khuyến mãi vì phụ huynh gọi hỏi han con cái ở trường đấy. Còn cách thức xử lý thế nào còn tuỳ vào giáo viên.:chuan:

Kính thưa thầy Bến. Theo em thì nếu có 1 tí chút tiêu cực cũng phải thổi phồng, làm ầm lên thì cái tiêu cực nó mới bị đá văng đi. Chứ nói chưa trầm trọng lắm thì nó sẽ nhen nhóm và phát triển, đến lúc nhận ra đã quá muộn rồi. Lý thuyết lầ thế, còn thực tế thì em thấy trầm trọng lắm rồi ạ.

Ngược lại, khi có thành tích thì phải coi đó là bình thường, so ra với thế giới để thấy đó chưa là gì cả. Chứ mới có chút đã thổi phồng lên, mọi người thấy ta thật giỏi giang hãnh diện, cuộc đời màu hồng và tự sướng thì khó mà khá lên được.

Lưỡi không xương, nên người ta hay lưu manh trong tìm ánh xạ so sánh.
 
Năm nay là năm đầu tiên tớ làm thầy, hí hửng đợi đến 20.11 để được cục "tiêu cực" nào đó nó rơi vào đầu, mỗi tội đợi mãi đếch được cục nào :hihi:. Chán ghê, gần 30 tuổi mà mình vẫn như tờ A4 là thế éo nào :???:

Lại còn mất 200K đi hát với SV :eek:
 
Năm nay là năm đầu tiên tớ làm thầy, hí hửng đợi đến 20.11 để được cục "tiêu cực" nào đó nó rơi vào đầu, mỗi tội đợi mãi đếch được cục nào :hihi:. Chán ghê, gần 30 tuổi mà mình vẫn như tờ A4 là thế éo nào :???:

Lại còn mất 200K đi hát với SV :eek:

:grin::grin::grin::grin::grin:
 
Cũng có thể tiêu cực nhiều. Nhưng cũng chưa đến mức trầm trọng quá. Tôi thầy cuộc vận động hai không ở trường tôi cũng thực hiện khá tốt đấy chứ. Còn Hoa và Quà thì mỗi thời mỗi khác. Các thầy cô cũ vẫn kể lại thời khó khăn ngày xưa. Nhưng lúc đó thì cả xãhội đều khó khăn như vậy. Cuộc sống thay đổi thì tấm lòng phụ huynh cũng có những cách thẻ hiện khác chứ. Cứ làm chủ nhiệm mới biết. Phụ huynh không quan tâm đến con cái chỉ là thiểu số. Nhưng a dua tặng quà thì không có nhiều. Tháng rồi tôi được cộng 30.000 vnd vào tiền khuyến mãi vì phụ huynh gọi hỏi han con cái ở trường đấy. Còn cách thức xử lý thế nào còn tuỳ vào giáo viên.:chuan:
nói như thầy Bến thì chết.....VN thu nhạp bình quân đầu người mới khoảng hơn 600usd gì đấy mà quà cáp còn to thế theo đà này đến khi vn thu nhập bình quân đầu người cỡ 40-50 ngàn usd như mấy nước phát triển hiện nay thì cục quà nó to cỡ nào ???, nói như thầy Bến thì kinh tế càng phát triển thì cục quà nó càn phình to ra và có lẽ là lúc ấy nõ sẽ thành cục u tiêu cực lớn nhất thế giứoi àh ???
thực ra mà nói phụ huynh tặng quà đấy số nhiều là không tự nguyện mà thế bắt phải thế và đó nhue là một hình thucức họi lộ để lấy lòng thầy cô, cái đấy ai cũng biết, tất nhiên một số ít vãn là tấm lòng thành, nhưng lòng thành thi quà lại thường đạm bạc..
theo tui tìm hiểu ơ nước tui đang ở thì ở đây không tồn tại chữ đi thầy cô, không bao giờ có chuyện phu huynh hay hs đi tặng thầy cô quà cáp, tạng quà nhỏ , rát nhỏ thì có vd như dịp noel, sinh nhật......còn đại học thì never, vì gv họ nhận thức được trách nhiệm của một gv rùi ko cần quà nữa đâu.....chư không phải cuộc sống thây đổi thì lòng phụ huynh cũng to ra đâu.:socool:
 
Đối với 1 cái gì đó đã ăn sâu vào gốc rễ thì có 2 cách thay đổi :

1. Thay đổi từ từ - toàn diện:
1 sự vật, sự việc không bao giờ đứng độc lập, nó luôn trong trạng thái tương tác với các sự vật, sự việc khác. Muốn thay đổi nó mà không tác động đồng thời tới các yêu tố xung quanh là rất khó, nếu không muốn nói là không thể.

2. Cách này nhanh hơn, hiệu quả hơn, đó là từ bỏ sạch sẽ cái đang có, bắt đầu lại từ đầu (dĩ nhiên phải làm lại bài bản, đúng hướng)

Bổ sung: các giáo viên nước ngoài họ không nhận tiền ngoài lương tâm nghê nghiệp ra, còn do nhiều yếu tố khác :
1. Lương cao, tương xứng với công sức mà họ bỏ ra
2. Bản thân phụ huynh, học sinh cũng không có quan niệm quà cáp
3. Học sinh bên đó không chú trọng điểm số như bên mình, áp lực thi cử cũng không nặng bằng.
4. Bằng cấp của các giáo viên bên đó cũng đảm bảo, chất lượng giáo viên đảm bảo thì tiêu cực cũng được hạn chế.
...

Đôi lời góp ý...
 
Nghe thế này thì GD VN mình thấy khủng hoảng quá! Em hôm qua đi chơi túi bụi với bọn bạn cả ngày tối về mới dẫn xác tới nhà cô dạy môn Sinh (để thi đủ thứ: học sinh giỏi, ĐH...). Cũng phải vác một lọ hoa hơn trăm ngàn, định không đi nhưng nghĩ áy náy thế nào ý. Cứ bảo là quí thầy quí cô nhưng em thấy bấy giờ đến nhà có ai uống nước suông mà không có bó hoa hộp quà.
Quí cô vẫn quí, yêu thầy vẫn yêu nhưng có phải ai cũng có cái kiểu " lòng là chính" kiến học trò đâm ra cũng thấy thế nào ý.........:up:
 
Đâu chỉ GD em!
Cái này gọi là system error, hay lỗi Window:nhannho:
Tiết lộ: GV là nghề ăn cắp giờ nhiều nhất, sau cán bộ nghiên cứu:oops:Không phải nói xấu VN mà ở đâu đâu nghề này cũng có đặc điểm này.
Tính ra lương GV theo giờ làm thế là cao lắm đấy.
Có mấy đứa em họ làm kỹ sư cho cty nước ngoài, tuần làm 7 ngày, ngày đúng 8 tiếng, chưa kể đi về 4 tiếng mà lương chỉ 400-500 USD tháng.
 
Đâu chỉ GD em!
Cái này gọi là system error, hay lỗi Window:nhannho:
Tiết lộ: GV là nghề ăn cắp giờ nhiều nhất, sau cán bộ nghiên cứu:oops:Không phải nói xấu VN mà ở đâu đâu nghề này cũng có đặc điểm này.
Tính ra lương GV theo giờ làm thế là cao lắm đấy.
Có mấy đứa em họ làm kỹ sư cho cty nước ngoài, tuần làm 7 ngày, ngày đúng 8 tiếng, chưa kể đi về 4 tiếng mà lương chỉ 400-500 USD tháng.

Hehe, đi đường vượt đèn đỏ bị công an tóm. Đưa tiền mà công an nhận thì chửi công an ăn đút lót, khốn nạn abc. Đưa mà không nhận nằng nặc giữ xe, lập biên ban thì cũng chửi công an không cầm tiền để người ta đi cho lẹ còn lăm chuyện. Hehe:phipheo::banbo::banbo::banbo::banbo::banbo:

PS: Ku Cường thêm mấy cái smile hay ho nữa để anh nghịch nào.
 
Úi chà. Lòng ta thì chỉ học trò hiểu thôi? Ai bảo Gv nhàn hạ. Trăm thứ dồn lên đầu chứ ít chi.:twisted:. Nói như Ngọc(Lan) cũng đúng thôi. Hắn là thé hệ kế tiếp đó, các bác cố uốn nắn hắn đi để thêm một người tân tiến:sad:>
 
Đâu chỉ GD em!
Cái này gọi là system error, hay lỗi Window:nhannho:
Tiết lộ: GV là nghề ăn cắp giờ nhiều nhất, sau cán bộ nghiên cứu:oops:Không phải nói xấu VN mà ở đâu đâu nghề này cũng có đặc điểm này.
Tính ra lương GV theo giờ làm thế là cao lắm đấy.
Có mấy đứa em họ làm kỹ sư cho cty nước ngoài, tuần làm 7 ngày, ngày đúng 8 tiếng, chưa kể đi về 4 tiếng mà lương chỉ 400-500 USD tháng.
Lương cao hay không em cũng không rõ nhưng thấy đa phần các giáo viên hay cán bộ nghiên cứu là kiếm money từ đề tài. Mà đề tài thì quan tâm đến số lượng mà không quan tâm đến chất lượng. Rốt cuộc là cả giảng dạy lẫn đề tài đều chẳng đâu vào đâu.
 
Úi chà. Lòng ta thì chỉ học trò hiểu thôi? Ai bảo Gv nhàn hạ. Trăm thứ dồn lên đầu chứ ít chi.:twisted:. Nói như Ngọc(Lan) cũng đúng thôi. Hắn là thé hệ kế tiếp đó, các bác cố uốn nắn hắn đi để thêm một người tân tiến:sad:>

Thầy ơi là thầy, lại nói tên em ra rồi, thầy đừng thấy em nói thẳng ra mà ghét em nhé. Em nói thiệt mà, không phải em không tôn trọng các thầy cô mà 100 người bây giờ làm ơn kiểm giùm em có bao nhiêu thầy cô liêm chính. Mà ghề nào chẳng vất vả thầy ơi, GV có vất bằng Bác sĩ, bằng ngồi mà triết dịch não lấy được phát minh không thầy. Thầy biết rõ hơn em mà, hihii, thầy ơi, thầy cố gắng, để mà lấy vợ dựng lầu ở XIỀN. ÔI XIỀN:up::banbo::banbo::up::divien:
 
Thầy Đỗ Việt Khoa trải lòng ngày nhà giáo
"Đây là 20/11 buồn nhất sau 15 năm làm thầy của tôi. Đến trường, đồng nghiệp chẳng dám hỏi han, chia sẻ. Chỉ khi về nhà, thấy những bó hoa của học trò cũ, tôi mới thấy an ủi được phần nào", thầy Đỗ Việt Khoa tâm sự với VnExpress.net.
> 'Người đương thời' Đỗ Việt Khoa bị cướp máy ảnh, dọa 'làm thịt'
- Sau 15 năm đi dạy, ông nghĩ gì về ngày nhà giáo?
- Trước năm 2000, tôi dạy học ở THPT Đồng Quan, cách nhà 20 km. Đó là trường vùng sâu của tỉnh nhưng người dân vẫn giữ được nguyên đức tính cần cù, chịu khó, thật thà và hiếu khách.
Học sinh nơi đó nghèo, hiền lành và nhút nhát. Ngày 20/11, nhà trường cũng tổ chức ngày lễ cho giáo viên nhưng đơn giản, tiết kiệm, không có chuyện thu tiền nhiều. Học sinh kéo nhau đi thăm thầy cô như đi hội. Chỉ một bó hoa nhỏ, những lời thăm hỏi động viên, những câu chuyện vui... thế là đủ mang lại niềm vui cho thầy, cho trò.
8 năm trở lại đây, tôi chuyển về THPT Vân Tảo cho gần nhà. Những năm đầu, trường chưa xây, chúng tôi đi dạy nhờ. Chỉ có chục giáo viên nhưng đoàn kết lắm, có hôm giáo viên góp tiền nấu cháo rau thơm, ăn cùng cho vui...
Năm 2003, trường được xây xong, cuộc sống cũng bắt đầu thay đổi. Đồng tiền chen lấn dần vào trường học, luồn lách lẫn vào chữ nghĩa của người thầy. Ngày 20/11, mất dần ý nghĩa vốn có. Quà to dần lên, tiền thu nhiều lên... và sự trong sáng của nghề làm thầy lụi dần đi.
<table width="1" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody><tr> <td>
Dovietkhoa_1.jpg
</td></tr> <tr> <td class="Image">Thầy giáo Đỗ Việt Khoa: "Tôi chủ quan, cứ tưởng thời nay, cái xấu mình lên án thì sẽ dẹp bỏ được ngay". Ảnh: Tiến Dũng.</td></tr></tbody></table> - Năm 2006 dư luận xôn xao khi ông lên tiếng tố cáo tiêu cực thi cử tại Hà Tây cũ, cái tên Đỗ Việt Khoa được cả nước biết đến. Cuộc sống của ông và gia đình thay đổi như thế nào?
- Sau sự kiện tôi công khai lên án tiêu cực thi cử, nhiều học trò cũ cũng như mới động viên tôi. Được mọi người biết đến và quý mến, tôi cũng thấy vui vui, yêu đời. Nhưng cũng nhiều người oán trách, xa lánh, lên án thậm chí bôi nhọ tôi và gia đình.
Khi gặp những em trượt tốt nghiệp năm đó, tôi có an ủi chúng rằng hãy chấp nhận và tiếp tục phấn đấu hoặc tìm cho mình một hướng đi hợp lý bởi tôi biết, nhiều em trong số đó có thi vài lần cũng vẫn hỏng.
Có vị phụ huynh, tôi gặp trong đám cưới đứa cháu chẳng ngần ngại nói thẳng: "Tại thầy mà con tôi trượt tốt nghiệp. Chúng tôi là nông dân nghèo hèn. Chúng tôi cần cái bằng tốt nghiệp cho con cái xin việc, để mà đổi cái đời nông dân...".
Khi được Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tới nhà thăm rồi được ông mời đi dự cuộc phát động "Hai không" ở TP HCM, tôi thấy mình hừng hực khí thế, thấy mình may mắn. Tôi thấy yêu đời lắm lắm. Sau sự kiện Bộ GD&ĐT mở cuộc vận động "Hai không", tôi thấy học trò chăm chỉ hơn, tự giác hơn và không còn tâm lý "không cần học vẫn lên lớp".
Nhưng được nửa năm, tôi thất vọng. Tôi chủ quan, cứ tưởng thời nay, cái gì mình lên án thì cái đó sẽ dẹp bỏ được ngay. Thiên hạ bảo như thế là không biết mình là ai, là không biết điểm dừng. Hình như có lúc tôi như vậy thật.
- Ông vừa nói đến sự thất vọng trong thời gian gần đây. Điều gì đã tạo nên cảm giác đó trong trái tim vốn nhiệt huyết của mình?
- Tôi thấy cách xử lý của các cơ quan chức năng quá tệ. Trước những thông tin tôi và gia đình bị trù dập, đe dọa tính mạng sau khi công khai chống tiêu cực, người ta cũng chẳng đoái hoài, xử lý qua loa khiến những người tôi tố cáo chẳng những không sợ mà còn nhiều lần thách thức tôi trước mặt các thầy cô giáo khác.
Đã cả chục lần tôi gửi đơn kiến nghị, tố cáo tới các cấp, theo đúng các bước nhưng chưa từng thấy họ trả lời. Tôi thấy nản lòng lắm bởi lửa đốt mãi mà không được tiếp dầu thì cũng lụi.
Lắm khi, tôi cũng tính tới việc bỏ nghề vì bị một số đồng nghiệp, lãnh đạo đối xử tệ bạc. Nhưng tôi lại nghĩ, mình bại trận, làm mất đi niềm hy vọng của những đồng nghiệp chân chính, của những người lương thiện là mình có tội.
- Sau sự kiện bị lăng mạ, dọa dẫm, giật máy ảnh vừa qua, ông chờ đợi điều gì ở dịp 20/11 năm nay?
- Từ hai năm nay, chẳng ngày 20/11 nào mà tôi được vui. Năm ngoái, tôi bị lãnh đạo gọi sang trường đe dọa, nhục mạ ngay trước mặt hơn chục thầy cô giáo. Và một năm sau, ngày 14/11 vừa qua, tôi lại bị hai bảo vệ vào nhà lăng mạ, đe dọa và cướp máy ảnh. Điều buồn nhất chính là một trong hai bảo vệ đó từng là bạn học của tôi thời cấp 1, cấp 2.
Có lẽ, đây là ngày 20/11 đau buồn nhất sau 15 năm làm thầy của tôi. Đến trường, đồng nghiệp cũng chẳng dám hỏi han, chia sẻ, chỉ đến khi tôi về nhà, họ mới dám gọi điện hỏi thăm tình hình. Còn học trò thì chẳng dám ngồi cạnh thầy khi ở trường. Chỉ khi về nhà, nhìn thấy những học sinh cũ đến thăm, thấy những bó hoa của học trò mang tới, tôi mới thấy vui trở lại.
- Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, nếu có được cơ hội bày tỏ với Bộ trưởng Giáo dục, ông sẽ nói gì?
- Là một nhà giáo tâm huyết với nghề, tôi nhận thấy, sau 3 năm thực hiện "Hai không", tiêu cực học đường ở nhiều nơi đã giảm nhưng cũng nó nơi biến tướng và trở về như cũ. Ngành giáo dục cần mạnh tay hơn với các vấn nạn, đừng nói không đủ sức bởi như vậy là bất lực, là phụ lòng những người tâm huyết.
Tội phạm mặc áo nhà giáo còn tồn tại một ngày là chúng ta có tội với học trò, với thầy cô một ngày. Tấm áo giáo dục đang bị vấy bẩn, bỏ mặc sẽ khiến nó lem nhem thêm, còn xắn tay vào gột rửa, rũ bẩn thì nó sẽ sạch hơn.
Bao giờ ngày nhà giáo mới trở lại thật sự ý nghĩa đây? Bao giờ, phụ huynh học sinh nhẹ nỗi lo tiền bạc trong ngày 20/11? Nước ta tự hào có nền giáo dục ưu việt. Vậy sao ngày 20/11 cứ mất dần ý nghĩa vốn có của nó? Nguyên nhân thì ai cũng biết cả đấy, nhưng sao cứ để thế, hỡi các thầy cô?
<table width="502" bgcolor="#fff5ec" border="1" cellpadding="3" cellspacing="0"> <tbody><tr> <td> <table width="491" align="center" border="0" cellpadding="3" cellspacing="0"> </table> Năm 2006, lần đầu tiên trong ngành giáo dục, một giám thị dũng cảm đứng lên tố cáo những tiêu cực liên quan đến gian lận thi cử tại Hà Tây (cũ). Không lâu sau, tại Nghệ An, một thầy giáo khác cũng đưa ra những thước phim về cảnh loạn trường thi tại địa phương này.
Cũng nhờ hành động dũng cảm của thầy giáo Đỗ Việt Khoa, ngay trong năm 2006, Bộ GD&ĐT phát động phong trào "Hai không": Nói không với bệnh thành tích và tiêu cực trong thi cử. Không lâu sau, thầy Khoa được làm khách mời của chương trình "Người đương thời" trên VTV3 Đài Truyền hình VN.
Kể từ thời gian đó, dù liên tục bị đe dọa, trù úm nhưng thầy Đỗ Việt Khoa vẫn tiếp tục theo đuổi việc chống tiêu cực trong học đường tại địa phương.
</td></tr></tbody></table>
Tiến Dũng thực hiện
 
20/11 nhận nhiều quà cáp quá thì gọi là giáo già ăn bám, nhận ít quà hay không nhận gọi là mặt mốc giả thanh cao. Quà cáp gọi là lễ, lễ mất rồi thì ..., còn tiền còn bạc còn đệ tử, hết cơm hết rượu hết ông tôi. Xã hội hiện nay cũng không đến nỗi như vậy, ít ra còn giữ được cái lễ, còn tốt chán !
Nghỉ học thì dốt.
Vài dòng triết lí chất phác.
:xinkieu:
 
hix dọc song cái bài về GD ở trường ĐH song tự dưng thấy chán chả mún và ĐH nữa. nhưng mà VN mình quá coi trọng bằng cấp, giờ mà ko có tấm bằng ĐH thi có nc lên giời mà xin đc công việc ổn ổn 1 tí.bit sao đc VN quá nặng về lí thuyết mà.:divien::akay:
hơn nữa ko chỉ riêng trừong ĐH mới có tình trạng củ chuối đó mà ngay cả trường cấp 2, câp3 cũng có cách dạy kiểu nhồi vào đâu học sinh thế. cang nghĩ cang thấy chán. ai đời học thuộc sử để kiểm tra học kì mà cứ học toàn chữ là chữ thấy mà phát ớn làm sao học nổi chứ. mà ko học nhưng lại muốn điểm cao thì tất nhiên phải nhờ đến thủ thuật rồi=> nững tiêu cực trong thi cử cũng là một trong những nguyên nhân gay ra tình trang copy sao chép bài.:twisted:
lại còn đồ dùng thí nghiệm nữa chứ 7 bộ đồ thí nghiệm đc phát về thì có tới 4 bộ là ko thể cứu vãn đc, 3 bộ còn lại thì dùng tạm cho có để "học sinh biết cách làm là đc" rùi lai " có gì thì lên ĐH sẽ có đầy đủ thiết bị để làm thí nghiêm"=>mình nghi ngờ có lẽ sẽ là ko bao giờ co chuyện đc làm.thầy minh hôm nói nước cất mà các trường đc phát là nước lã. mình ko tin nhưng sau khi thử nghiệm thì mới ngã ngửa ra đúng là nc lã thật. mình ko hỉu nếu làm ra đồ dùng thí nghiệm mà thiếu tính chuẩn xác thế thì làm làm gì chi phí ngân sach quốc gia mà cuối cùng thì các đồ dùng đó chỉ đáng cho vào sọt rác mà lại làm phí nguyên liệu và gây ÔNMT=> chán:bithuong:
cứ tình trạng thế này thì ko hỉu bao giờ VN mới có một hệ thống giáo dục hoàn chỉnh và iu việt:eek:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top