Một số liệu đáng giật cái mình


em đã đọc bài báo này, em xin có vài lời như sau:
em có quen một vài anh chị cũng học ở nước ngoài nói là Tiến sĩ ở VN có khi chả bằng sinh viên nước ngoài, em cũng thấy lạ..........theo em biết thì người ta học từ đại học--->cao học--->thạc sĩ--->tiến sĩ.
Còn về giáo sư là do cá nhân người ta có những công trình nghiên cứu cống hiến nhiều thì được một hội đồng xét duyệt và bầu trọn. nhưng khi đọc bài báo mà anh Cường nêu ở trên em thấy họ có kiểu đăng kí ư? Trời, đăng kí để lấy chức danh PGS, GS ạ?
Đã là giáo sư thì em nghĩ ít nhất cũng phải biết tiếng anh, còn thêm được tiếng Nga, Pháp, TQ càng nhiều thì càng tốt. chả nhẽ GS lại không cả dịch được một bài báo khoa học đơn giản, hay chẳng cứ GS, TS sinh viên cao học hay thạc sĩ đều có máy tính, không cố định thì laptop...... thời buổi bây giờ mà không biết về mạng, không dùng mạng thì em thấy các vị GS này leo lên được chức danh đó thiệt là thần đồng đó........:cool:Càng đọc càng thấy VN mình càng nhiều cái xấu hổ quá.....
 
em Lan quen biết được bao nhiêu giáo sư mà nói to thế. Chị nghĩ em còn nhỏ, còn nhiều cái chưa biết lắm. Có những việc nên nghe thôi chứ đừng nói vội. :sad:


GS ko dùng internet thì cũng hơi quá nhưng cũng nên nhìn khách quan 1 chút. GS ở VN chủ yếu là những người đã lớn tuổi, làm việc trong môi trường kém phát triển lâu rồi. Còn Internet có mặt ở VN được bao nhiêu năm? Bắt 1 người 50, 60 tuổi học sử dụng thành thạo ngay cũng khó. Ngoại ngữ cũng thế, đối với những người lớn tuổi, ngoại ngữ đủ dùng để giao tiếp trong hội nghị hay trao đổi tài liệu là được. Ngày xưa làm gì có nhiều điều kiện mà "thành thạo" ngoại ngữ, em Lan lại đòi "tiếng Anh", tiếng Anh là của thời kỳ mới thôi em ạ.
 
Cũng cần phải nói thêm, đối với những người ở tuổi trung niên trở lên thì việc tiếp thu kiến thức mới là rất khó khăn. Công việc thì bề bộn, tuổi tác cao cũng hay quên, bản thân muốn thay đổi nhưng lực bất tòng tâm.
 
em Lan quen biết được bao nhiêu giáo sư mà nói to thế. Chị nghĩ em còn nhỏ, còn nhiều cái chưa biết lắm. Có những việc nên nghe thôi chứ đừng nói vội. :sad:


GS ko dùng internet thì cũng hơi quá. Nói là mình kỳ thị cũng được nhưng nhìn chung GS, TS mấy ngành xã hội học, giáo dục học.. nói là dốt nát cũng không ngoa. Còn lại cũng nên nhìn khách quan 1 chút. GS ở VN chủ yếu là những người đã lớn tuổi, làm việc trong môi trường kém phát triển lâu rồi. Còn Internet có mặt ở VN được bao nhiêu năm? Bắt 1 người 50, 60 tuổi học sử dụng thành thạo ngay cũng khó. Ngoại ngữ cũng thế, đối với những người lớn tuổi, ngoại ngữ đủ dùng để giao tiếp trong hội nghị hay trao đổi tài liệu là được. Ngày xưa làm gì có nhiều điều kiện mà "thành thạo" ngoại ngữ, em Lan lại đòi "tiếng Anh", tiếng Anh là của thời kỳ mới thôi em ạ.


biết ngay mà, nhưng thôi em xin lỗi nhé! em nghe mẹ nói về khoản ngoại ngữ ngày xưa nhiều nên em nghĩ và xin đính chính lại rằng, nếu theo chị nói thì tùy vào từng thời kì mà ngoại ngữ khác nhau, thế các GS cao tuổi ở thời trước sẽ có tiếng Nga, tiếng Pháp, mẹ em không là GS hay nhà khoa học nhưng vẫn học tốt tiếng Nga......... vậy những GS như vậy như anh Cường nói chả nhẽ không cả biết một ngoại ngữ.
Em xin lỗi vì đã " ngựa non háu đá", em sẽ rút kinh nghiệm lần sau:mrgreen:. em cám ơn chị Phương Hiền nhiều lắm ạ. em sẽ nghe nhiều hơn nói, em xin hết ạ!
 
Nhìn số liệu thống kê thì phải biết nhìn nhiều chiều.

1. Đây là thống kê tổng thể. Thử hỏi giáo sư nhạc, họa, dân tộc học... thì cần máy tính hay internet làm gì thế. Có người bảo để lên tra cứu tài liệu thì xin lỗi tủ sách hay tài liệu của những vị GS thuộc các ngành chẳng ai bới được trên internet cả đâu. Hơn nữa họ đọc báo giấy từ nước ngoài trực tiếp gửi về cơ. Đúng là máy tính giúp được nhiều điều cho họ hơn những cũng chẳng cần thiết lắm, các việc đánh máy, soạn thảo có thư ký làm nhé. Việc có sử dụng hay không chẳng thể nói lên chất lượng của các vị GS này dược.

2. Chức danh GS, PGS ở ta cấp 1 lần dùng cả đời. Do vậy có những người về hưu lâu rồi, không nghiên cứu hay giảng dạy trong ngành nữa vẫn mang chức danh này. Vì thế con số thông kê trên không có gì lạ cả.

Ví dụ một vị GS 80 tuổi tức internet đến VN cứ cho là từ năm 1995 đi thì lúc đó vị GS này đã 60 tuổi rồi. 60 tuổi về hưu, không hoạt động trong ngành nữa thì học dùng máy tính hay internet để chat chit tán gẫu à?

Số lượng GS thuộc 2 diện nêu trên không phải ít nhé.

và đặc biệt phần lớn trong số họ không sử dụng thành thạo một ngoại ngữ

Cái này mấy ông nhà báo viết lăng nhăng. "Phần lớn trong số họ" là số 45%, 60% hay tính trên tổng thể? Phần lớn là bao nhiêu phần? Tại sao những dữ liệu không sử dụng internet hay máy tính có con số cụ thể còn việc sử dụng ngoại ngữ lại không? Chỉ tiêu thế nào là thành thạo?

Có khi ý ông nhà báo ở đây: "không sử dụng thành thạo một ngoại ngữ" = sử dụng thành thạo nhiều ngoại ngữ, các bạn đừng có hiểu lầm ý nhà bào à nghen:lol:.

Tôi chưa gặp GS nào không sử dụng được ngoại ngữ cả. Khi xét chức danh GS, PGS bao giờ trong phần xét duyệt cũng có mục trình bày năng lực, công trình của bản thân bằng một trong các thứ tiếng Anh, Pháp, Trung... Nếu không sử dụng được thì xét duyệt kiểu gì. Tưởng được công nhận chức danh dễ lắm à. Có người đủ điều kiện mà sau cả chục lần đăng ký mới được đấy.

Nói chung nhà văn nói láo nhà báo nói phét nghe thì biết vậy thôi. Còn nếu những số liệu trên đúng là do Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước công bố (mà không phải mấy đồng chí nhà báo bịa lung tung) thì chính hội đồng này phải xem lại chứ không phải ai khác. Tổ chức A chịu trách nhiệm xét duyệt, cấp bằng cho cá nhân B. Cấp xong tổ chức A kêu ca là B kém quá, không xứng đáng thì ai phải chịu trách nhiệm?

Không biết trình tự thủ tục xét duyệt chức danh thế nào thì đừng có phát biểu lung tung. Không đăng ký, không nộp hồ sơ thì ai biết mà xét duyệt chức danh.

Nói chung với những ai không biết tình hình cụ thể thì khi nghe một thông tin chỉ nên biết để đấy thôi. Sau khi có thông tin nhiều chiều, tự tổng hợp đánh giá rồi hãy phát biểu. Hơi bực mình:twisted:.
 
anh Hưng ạ, sao anh không nói thẳng là em sai đi, việc gì phải nói bóng gió kiểu " ai không biết thì đừng có tham gia". em thừa nhận em còn nhỏ tuổi so với các anh chị, nhưng không có nghĩa là em không biết nhìn nhận cái gì.........em không nhìn nó sâu và rộng bằng anh chị thì em nhìn hẹp hơn, em nhìn hẹp hơn thì anh chị thấy " đứa này dốt quá,uh thì mình bảo nó rồi nó sẽ biết"
Em cũng thừa nhận là em đã lau trau trong cái việc " người lớn" như thế này, nhưng em đã xin lỗi và tiếp tục nghe ý kiến của mọi người, không bàn gì thêm vào, nhưng ...........
Thôi em kết thúc ở đây, xin lỗi đã làm cái topic này " loãng như nước vo gạo!":cool:
 
nếu theo chị nói thì tùy vào từng thời kì mà ngoại ngữ khác nhau, thế các GS cao tuổi ở thời trước sẽ có tiếng Nga, tiếng Pháp, mẹ em không là GS hay nhà khoa học nhưng vẫn học tốt tiếng Nga......... vậy những GS như vậy như anh Cường nói chả nhẽ không cả biết một ngoại ngữ.

@Em Lan: Chị phản đối việc em nói về GS như chơi ấy, chuyện tiếng Anh tiếng Nga chỉ là chuyện nhỏ. Còn những thứ cần giải thích anh Hưng đã giải thích cả rồi, em đọc kỹ nhé

@ Kể ra thì cái "trò" bầu xét GS nhà mình cũng nhiều thứ khỉ lắm, nhưng để tránh nói oan cho những người thật sự cống hiến thì có lẽ không nên vơ đũa cả nắm như ông GS gì trong báo nhỉ?
Báo chí nhà mình cũng tệ, GS TS thì liên tục viết bài kêu ca là chất lượng kém, còn có những vị chả hiểu tại sao lại thành celebrity. Hay là nước mình bỏ béng GS với TS, cứ để chữ "nhà nghiên cứu" thôi, như kiểu nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải thiên văn địa lý khoa học đều thông tường, địa vị cao ngời ngời, mỗi cái là chả có chức danh gì, thế mới nổi tiếng.
 
Anh em có vẻ "bức xúc" việc tiên sư với lại giáo sĩ quá! Ấy ..., nhầm, giáo sư với lại tiến sĩ ... :mrgreen:
Ở đâu cũng có cái hay, cái dở. Nói theo bác Hưng là mình phải nhìn nhận tổng thể, chớ vội "vơ đũa cả nắm".

Trước hết ta nên tránh nhận xét theo kiểu như "ở nước ngoài họ thế này ...", "vậy mà ở Việt Nam ta thì lại thế kia ...". "Nước ngoài" là nước nào: Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Tàu, Somalia hay là Brazil? Mỗi nơi một khác nhé, khi nói thì phải chỉ tận tay, day tận trán.

Tôi xin đóng góp một số ý kiến so sánh như sau:
- Cấp bậc: Ở Bắc Mỹ, trường đại học có quyền và nghĩa vụ xét chức danh theo ngạch giáo sư (trong ngạch này có "giáo sư danh dự", "giáo sư", "phó giáo sư", "trợ lý giáo sư", và "giáo sư liên kết") và ngạch giảng sư (trong ngạch này có "giảng viên chính", "giảng viên", và "trợ giảng"). Ở Việt Nam ta cũng có các cấp bậc này (ta không có chức danh "giáo sư danh dự", "trợ lý giáo sư" và "giáo sư liên kết", nhưng có thêm chức danh "giảng viên cao cấp").
- Ứng cử viên được cấp chức danh: Ở Bắc Mỹ, những người làm nghiên cứu (và giảng dạy) trong trường đại học sẽ được xét chức danh theo ngạch giáo sư, những người chỉ đi dạy sẽ chỉ được làm trong ngạch giảng sư (tức là có dạy bao lâu, giỏi bao nhiêu cũng không được làm "giáo sư"). Ở Việt Nam ta thì một người có thể được xét theo ngạch giảng sư và ngạch giáo sư (cho nên lâu lâu ta nghe thấy "PGS.TS. Nguyễn Văn A, giảng viên cao cấp của Trường ..."). Ở Bắc Mỹ, chỉ có người của trường đại học mới được xét theo ngạch giáo sư, chỉ có một chức danh "giáo sư liên kết" dành cho người ngoài trường. Nên lâu lâu mới nghe "TS. John ... là phó giáo sư Trường A đồng thời là giáo sư liên kết của trường B". Ở Việt Nam ta thì không làm cho trường đại học cũng được xét theo ngạch giáo sư.
- Cơ quan công nhận chức danh: Ở Bắc Mỹ là các trường đại học cho nên khi nói chức danh của một người phải nói kèm theo nơi người đó công tác (ví dụ: TS. Doraemon là giáo sư Đại học Songoku). Điều này là để đảm bảo trách nhiệm của người có chức danh với nơi công tác. Ở Việt Nam ta, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước là cơ quan công nhận chức danh (cho nên mới có nhiều người không làm cho trường đại học mà cũng có chức danh theo ngạch giáo sư). Điều này để đảm bảo chất lượng các giáo sư đồng đều trong cả nước theo tiêu chí chung.
- Quy trình: Ở đâu cũng phải nộp hồ sơ để đề nghị cấp chức danh, chứ không phải là ngồi chơi rồi có người tới mời làm "giáo sư" như nhiều người nghĩ. Ở Bắc Mỹ, khi mới vào làm cán bộ nghiên cứu, ký hợp đồng với bộ môn thì sẽ là "trợ lý giáo sư" (mặc dù thực ra chẳng "trợ lý" cho ông "giáo sư" nào cả), sau đó cả 5-10 năm mới được lên "phó giáo sư", khi lên "giáo sư" thì cũng khoảng 40-50 tuổi. Ở Việt Nam thì cứ tha hồ giảng dạy, nghiên cứu, sau một khoảng thời gian sẽ nộp hồ sơ cho các hội đồng chức danh giáo sư để đề nghị công nhận.
- Tiêu chuẩn: Ở Bắc Mỹ, mỗi trường có tiêu chuẩn riêng, nhưng nhìn chung là số công trình nghiên cứu được công bố và mức độ uy tín của nơi đăng công bố (đại loại là phát biểu trong hàng chục hội nghị hay viết 10 chương sách cũng không bằng một bài báo đăng Tạp chí Khoa Học - Science). Ở Việt Nam ta thì có nguyên một bộ tiêu chuẩn của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, bao gồm số bài báo, số sách chuyên khảo, số sinh viên hướng dẫn, số đề tài làm chủ nhiệm, trình độ ngoại ngữ, thâm niên công tác. Cho nên ở ta có nhiều bác cả đời chỉ có 1-2 bài báo, nhưng số sách, số sinh viên và thâm niên công tác bù lại thì cũng được lên "lão làng".
- Khi thôi nghiên cứu, giảng dạy: Ở Bắc Mỹ, các giáo sư khi về hưu có thể được làm "giáo sư danh dự" (Professor Emeritus), còn các "phó" và "trợ lý" thì bị quên luôn. Khi đang làm "giáo sư" mà đổi qua làm việc khác (như lên làm Hiệu trưởng, hay chuyển qua làm trong cơ quan công quyền, doanh nghiệp, v.v...) thì sẽ không còn được trong ngạch này nữa. Ở Việt Nam thì ai đã có các chức danh này rồi thì sẽ được giữ suốt đời.

Nói chung, cá nhân tôi thấy hệ thống công nhận chức danh học thuật ở ta có nhiều vấn đề, nhưng bảo bỏ đi rồi thay bằng hệ thống khác thì cũng không phải đơn giản. Ví như trao quyền phong tặng chức danh cho trường đại học thì cũng mệt, vì không phải trường nào cũng "chất lượng" (có trường vô cùng "kinh dị" mà không hiểu sao vẫn được phép thành lập). Giáo sư ở ta lại do Nhà nước trả lương nên phải theo tiêu chuẩn chung toàn quốc. Nói như các anh chị em đã bàn ở trên là phải cải cách đồng bộ về tiền lương, trách nhiệm thì mới được.

Bạn Hiền bảo "bỏ béng" các học hàm - học vị đi thì cũng không xong. Nền khoa học - giáo dục ở đâu cũng có thứ tự lớp lang, cái gì cũng cần thước đo (mặc dù nhiều khi không chính xác tuyệt đối). Còn "nhà nghiên cứu" thì có cả trăm loại "nhà", nếu cào bằng hết thì không ổn. Nhưng tôi hoàn toàn đồng ý với bạn là chất lượng công việc mới là thứ đáng để người ta nể trọng, như các vị Nguyễn Phúc Giác Hải và Dương Trung Quốc ở nhà ta.

Mong rằng hệ thống xét duyệt chức danh học thuật của chúng ta sẽ ngày càng hoàn thiện. :mrgreen:



Ghi chú: "Bắc Mỹ" trong các chi tiết trên là Canada và một số trường ở Mỹ mà tôi biết. Ở Nhật Bản hình như cũng có hệ thống tương tự. Còn ở Châu Âu, Nga, Trung Quốc thì tôi không dám nói càn.
 
http://vi.wikipedia.org/wiki/Giáo_sư_Việt_Nam
Theo em thì giáo sư thì nên biết ngoại ngữ, còn internet thì có cũng được, không có cũng không sao chỉ cần giỏi về chuyên môn của mình là được. Việc học ngoại ngữ là để tìm hiểu khoa học ở những nước có công nghệ phát triển. Học ngoại ngữ là vì nhu cầu nâng cao kiến thức của mình thôi. Căn bản là cần cái gì thì học cái đó. Nước mình công nghệ kém phát triển nên phải học ngoại ngữ để xem các nghiên cứu của nước ngoài. Chứ mấy ông GS Mỹ có khi chẳng học ngoại ngữ gì vì tiếng Anh của họ đã quá thông dụng rồi.
Các anh chị mắng em Lan nhiều quá là em buồn kìa. Đừng buồn nhé em, mỗi người góp một tiếng nói, thêm một cách nhìn làm SHVN ngày càng đa dạng và lớn mạnh thêm.:buonchuyen:
 
Nhiều lúc ngồi nhậu thì cứ chửi giời chửi biển lên nhưng cũng phải nhìn nhận vấn đề thấu đáo, theo hệ thống 1 chút.

1. VN giải phóng hoàn toàn vào năm 1975, mới có hơn 30 năm xây dựng đất nước thôi. Tiền đâu mà cấp cho các vị ngồi nghiên cứu cơ bản để đăng báo Quốc tế? (chỉ có vài năm trở lại đây khi kinh tế tốt hơn thì các đề tài cơ bản mới được triển khai mạnh, mà dĩ nhiên cái gì mới thì cần nhiều thời gian để sửa chữa).

2. Sau thời chiến nhiều GS người Việt có tiếng đang làm việc ở trong và ngoài nước tập trung giúp đất nước. Tất nhiên họ sẽ dốc sức cho những gì thiết thực cho đời sống. Chẳng hạn một vị GS ở nước ngoài làm về chuyển gene cây lúa. Nhưng về giúp đất nước vào giai đoạn đó thì sẽ xuống ruộng, tìm cách cải tiến năng xuất, gieo xạ sao cho tốt, tưới nước kiểu gì, bón phân ra sao? Những công trình cải tiến đó có giúp họ đăng báo quốc tế không? Chắc chắn không. Nhưng họ có xứng đáng với danh hiệu GS không? Tất nhiên là có.

3. Về việc áp dụng hệ thống xét duyệt chức danh. Cho tới thế kỷ mới này thì việc chỉnh sửa các quy định về xét duyệt chức danh đã đến lúc phải làm. Nhưng những thập kỷ 80, 90 thì sao? Bởi hai lý do trên, thời đó nếu không dựa trên sách xuất bản, giờ giảng dạy đại học thì liệu VN sẽ có bao nhiêu GS? Ờ nhiều người thắc mắc quý hồ tinh bất quý hồ đa. Nhưng cả một ngành chỉ có 1 ông GS, còn lại toàn thạc sỹ, TS vậy có thể đứng ngang hàng thảo luận, hợp tác với các GS khác trên thế giới không?

Nói rõ hơn chút, chẳng hạn VN muốn cử 1 phái đoàn sang nước bạn để thăm quan, học hỏi công nghệ. Giờ phái đoàn của đi toàn TS, chả biết GS nước bạn có thèm tiếp không. Nhưng phái đoàn cử đi có 3 vị GS, PGS chẳng hạn, khả năng GS phía bạn ra tiếp sẽ cao (cho dù có thể chỉ là tò mò xem GS VN thế nào). Chỉ cần gặp gỡ là có cơ hội trao đổi, là có thể đi đến hợp tác... Như vậy trình độ vẫn như nhau, vẫn là 1 người nhưng chức danh khác nhau thì rất nhiều việc sẽ khác. Và trong trường hợp này, cái gì có lợi cho đất nước thì tất nhiên sẽ làm theo cái đó.

Riêng tôi cho rằng trong thập kỷ 80, 90 các GS, PGS được phong tặng đều rất rất xứng đáng chẳng có gì phải bàn. Chỉ có vài năm gần đây mới loạn thôi.

@Lan: vấn đề của bạn không phải là có cái nhìn hạn hẹp để mọi người khuyên nhủ, mở rộng. Bạn thiếu hiểu biết nhưng lại rất thích đi khắp nơi bàn luận. Khi bàn luận lại hay phê phán cực đoan trong khi không hiểu gì vấn đề.

Bạn không phải lo bị ai mời ra khỏi diễn đàn nếu không làm gì sai quy định, cứ phát biểu thoải mái quan điểm, cái gì sai mọi người sẽ nói sai hay thậm chí chỉ trích như tôi làm, còn cái gì đúng thì mọi người sẽ tán thưởng. Cũng không cần lúc nào cũng kèm mấy từ xin lỗi vào các bài viết. Bạn không có lỗi gì với bất kỳ ai trong diễn đàn cả. Chỉ có quan điểm, cách nhìn nhận của bạn đúng hay sai, mọi người có muốn góp ý cho bạn hay không và bạn có muốn sửa hay không mà thôi. Lần trước qua việc Olympic Beijing đã hy vọng bạn hiểu nhưng xem ra tôi đã làm việc thừa, vả lại bạn cũng không thích thế. Yên tâm từ giờ tôi sẽ im như thóc.
 
Anh Hưng không phải thăng cẳng đến thế, em đã nói là biết lỗi rồi, em sẽ sửa dần, còn việc các anh các chị mắng em thấy thích hơn là lời khen quá nhiều ( khen nhiều sẽ có nguy hiểm tiềm ẩn........:cool:), anh đừng tự ái, trong mọi topic khác em làm sai anh chỉ đích danh và nói thẳng, nếu nói thật đúng cảm xúc của mình thì ai thích người khác mắng chứ. nhưng lời khen thì em có thể đọc 2-3 lần nhưng những lời chê có thể lên 4-5 thậm chí hơn và đặc biệt là bài của anh. vì anh chưa khen em một lần nào, toàn thấy chê, điều đó đặc biệt, ta cần chú ý tại sao lại bị phê bình.
Và từ topic này em cũng rút được một bài học nữa là hạn chế lời "xin lỗi", rất mong anh tiếp tục " phê bình" em chứ đừng có "im như thóc" thế thì không biết lại càng không biết hơn đó. :)

Em đâu có gì là tự ái, buồn thì có buồn thật nhưng chẳng sợ, có lẽ người khác nói " con này mặt dày" thiệt vậy cũng nên, em chú trọng những lời phê hơn. nhưng những lời khen đâu thể bỏ qua được hehe........
 
Anh Hưng không phải thăng cẳng đến thế, em đã nói là biết lỗi rồi, em sẽ sửa dần, còn việc các anh các chị mắng em thấy thích hơn là lời khen quá nhiều ( khen nhiều sẽ có nguy hiểm tiềm ẩn........:cool:), anh đừng tự ái, trong mọi topic khác em làm sai anh chỉ đích danh và nói thẳng, nếu nói thật đúng cảm xúc của mình thì ai thích người khác mắng chứ. nhưng lời khen thì em có thể đọc 2-3 lần nhưng những lời chê có thể lên 4-5 thậm chí hơn và đặc biệt là bài của anh. vì anh chưa khen em một lần nào, toàn thấy chê, điều đó đặc biệt, ta cần chú ý tại sao lại bị phê bình.
Và từ topic này em cũng rút được một bài học nữa là hạn chế lời "xin lỗi", rất mong anh tiếp tục " phê bình" em chứ đừng có "im như thóc" thế thì không biết lại càng không biết hơn đó. :)

Em đâu có gì là tự ái, buồn thì có buồn thật nhưng chẳng sợ, có lẽ người khác nói " con này mặt dày" thiệt vậy cũng nên, em chú trọng những lời phê hơn. nhưng những lời khen đâu thể bỏ qua được hehe........
Đây chính là ví dụ cho việc làm loãng chủ đề, một bài viết chẳng ăn nhập gì cả với chủ đề của tác giả chủ đề và nội dung mọi người đang bàn bạc. Nếu nói đến thế mà nhóc Khướu vẫn chưa hiểu thì tốt nhất là trước khi viết một bài bất kỳ, bạn hãy đưa cho các anh chị ở đây góp ý xem có nên gửi lên hay không đã.

Khướu cũng đừng viết gì để trả lời cả, cần trả lời gì thì cứ lập chủ đề khác khác mà nói chuyện.
4. Không chen ngang
Điều này vô cùng cần thiết để có thể xây dựng được một diễn đàn gọn gàng và bổ ích. Trước khi trả lời vào một chủ đề nào đó bạn cần phải hiểu chủ đề đó là gì, nội dung bài trả lời của bạn có phù hợp với chủ đề không? Các bạn đọc bài sẽ thấy đã có khá nhiều thread bị chen ngang rất vô lối và cuối cùng từ một chủ đề rất hay trở thành một thứ tạp nham, hổ lốn khiến cho ban quản trị muốn sắp xếp lại cũng gặp nhiều khó khăn.

- Nếu bạn thấy trong chủ đề đang được bàn luận có vấn đề gì đó liên quan mà theo bạn đáng để bàn luận thì hãy viết thành chủ đề mới, và có thể để đường dẫn ở trong chủ đề đang bàn luận đó.
Ví dụ:
Trích:
<table width="100%" border="0" cellpadding="6" cellspacing="0"> <tbody><tr> <td class="alt2" style="border: 1px inset ;"> Tôi thấy trong chuyện này có một vấn đề cần phải bàn bạc thêm, hãy vào đây: http://xyz... </td> </tr> </tbody></table>
Cái chữ vấn đề được in đậm đó, có thể là vấn đề chuyên môn liên quan, có thể là vấn đề đạo đức tư cách của ai đó, có thể là một câu nói mà bạn không thể chấp nhận được, có thể là chuyện chat chit của thành viên ... nói chung là tất tần tật mọi thứ. Quan trọng là ĐỪNG CHEN NGANG trong một cuộc thảo luận.

- Hạn chế tối đa các câu nói kiểu chat chit vô nghĩa trong các box chuyên môn. Thích chat chit tán tỉnh nhau mời vào box Linh tinh dành cho việc đó. Hoặc nếu cần nói cái gì đó riêng tư với ai đó thì hãy sử dụng chức năng Tin nhắn của website này.
http://sinhhocvietnam.com/forum/showthread.php?t=68

Bài viết này của tôi cũng là một bài viết phạm quy, xin lỗi anh chị em và xin các bác cứ để đó 24 tiếng cho nhóc Khướu lên đọc cái đã. Và nhắc lại với Khướu một lần nữa: Đừng trả lời gì bài này hết, vì sớm muộn nó cũng bị xóa. Nếu muốn thảo luận về nội dung của topic, tôi sẽ viết bài khác.

Mong rằng đây là lần cuối cùng phải nhắc Khướu về những cái này.
 
Anh Đinh Duy Thành ạ, em đọc rồi, và anh có đọc hết em nói không. em không biết cái kiểu loãng này có thật sự đúng không. Anh Cường gửi bài lên, chưa ai vào em là người đầu tiên góp ý kiến, thì ai làm loãng chủ đề này đây. em nói lên ý kiến của mình nhưng ý theo em hiểu là các anh chị thấy em còn nhỏ tuổi nên nói lên quan điểm là sai, kiểu lĩnh vực của người lớn trẻ con cấm được bàn bạc......
Em chẳng thấy cái gì sai cả, em đã đọc và góp ý toàn những chi tiết, câu từ lời nói liên qua đến chủ đề của topic. sao lại là " loãng"
Tự dưng mình nói ý kiến lại trong khi chưa ai nói gì lại bị nói là " nhóc con lắm chuyện", em đã học được cái cần thiết để bớt nói vì em vào sau với những topic trước, thấy anh chị nói em đã nói vào rồi bị mắng. em đã rút được kinh nghiệm, bây giờ để đó không ai nói, em nói thì vẫn bị kêu. thực ra chỉ là người bóc tem cũng phải cần tuổi tác cũng nên?:cool:
em đã nói xong rồi, mọi người nói thế nào cũng được, em xin tiếp thu hết
nhưng nói lần cuối, em thực sự không thích cái kiểu một vài người lấy họ " KHIẾU" của em làm trò..........mỗi người dù lớn hay nhỏ, ông nông dân, ông xích lô hay đến ông GS cũng có lòng tự trọng.
Cái họ này em không mang thật nhưng em khao khát có nó, mỗi người đều có nỗi khổ của mình, em thấy đau khi nó bị đưa ra làm trò...........xin hết
 
Ở Việt Nam ta thì một người có thể được xét theo ngạch giảng sư và ngạch giáo sư (cho nên lâu lâu ta nghe thấy "PGS.TS. Nguyễn Văn A, giảng viên cao cấp của Trường ..."). ....Ở Việt Nam ta thì không làm cho trường đại học cũng được xét theo ngạch giáo sư.
Đúng là ở VN không làm cho trường Đh cũng xét giáo sư, nhưng rõ ràng đều phải có cống hiến cho giáo dục (fải có bao nhiêu NCS, bao nhiêu NCS đã bảo vệ thành công...)

Quy trình: Ở đâu cũng phải nộp hồ sơ để đề nghị cấp chức danh, chứ không phải là ngồi chơi rồi có người tới mời làm "giáo sư" như nhiều người nghĩ. Ở Bắc Mỹ, khi mới vào làm cán bộ nghiên cứu, ký hợp đồng với bộ môn thì sẽ là "trợ lý giáo sư" (mặc dù thực ra chẳng "trợ lý" cho ông "giáo sư" nào cả), sau đó cả 5-10 năm mới được lên "phó giáo sư", khi lên "giáo sư" thì cũng khoảng 40-50 tuổi. Ở Việt Nam thì cứ tha hồ giảng dạy, nghiên cứu, sau một khoảng thời gian sẽ nộp hồ sơ cho các hội đồng chức danh giáo sư để đề nghị công nhận..
Ở VN cũng phải làm chán việc mới đủ tiêu chuẩn xin Phó GS, sau đó lại làm thêm đủ thứ nữa mới được xin GS chứ không phải đùng 1 cái là xin GS ngay đâu bạn ạ.


Ở Việt Nam ta thì có nguyên một bộ tiêu chuẩn của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, bao gồm số bài báo, số sách chuyên khảo, số sinh viên hướng dẫn, số đề tài làm chủ nhiệm, trình độ ngoại ngữ, thâm niên công tác. Cho nên ở ta có nhiều bác cả đời chỉ có 1-2 bài báo, nhưng số sách, số sinh viên và thâm niên công tác bù lại thì cũng được lên "lão làng".
Số bài báo cũng được quy định trong tiêu chuẩn phong PGS, GS, 1-2 bài thì chưa xin được đâu. Cái bất cập ở VN là bài báo ở đâu cũng tính điểm như nhau, báo làng hay Nature Science gì đều đành đồng cả, thậm chí 1 bài báo đứng tên riêng trên 1 tạp chí vớ vẩn thì tính 1 điểm, 1 bài chung tên trên Nature thì chia điểm ra theo đầu tác giả.
Tương tự như thế có những người cả đời viết được 1 quyển sách mang tính chuyên môn rất cao thì tính là 1 đầu sách, những kẻ 1 năm dịch 20 quyển sách của nước ngoài thì tính là 20 đầu sách.:twisted:
Khi thôi nghiên cứu, giảng dạy: Ở Bắc Mỹ, các giáo sư khi về hưu có thể được làm "giáo sư danh dự" (Professor Emeritus), còn các "phó" và "trợ lý" thì bị quên luôn. Khi đang làm "giáo sư" mà đổi qua làm việc khác (như lên làm Hiệu trưởng, hay chuyển qua làm trong cơ quan công quyền, doanh nghiệp, v.v...) thì sẽ không còn được trong ngạch này nữa. Ở Việt Nam thì ai đã có các chức danh này rồi thì sẽ được giữ suốt đời.
Vụ này mình ko ở Mỹ nên ko biết nhưng nghe hơi lạ tai. Ở Đức vị nào lên Hiệu trưởng, trưởng khoa thì vẫn ghi rõ là "Đồng chí giáo sư tiến sĩ Doraemon - Hiệu trưởng trường Songoku" (mình thích cái ví dụ này dã man) :mrgreen:

Bạn Hiền bảo "bỏ béng" các học hàm - học vị đi thì cũng không xong. Nền khoa học - giáo dục ở đâu cũng có thứ tự lớp lang, cái gì cũng cần thước đo (mặc dù nhiều khi không chính xác tuyệt đối). Còn "nhà nghiên cứu" thì có cả trăm loại "nhà", nếu cào bằng hết thì không ổn. Nhưng tôi hoàn toàn đồng ý với bạn là chất lượng công việc mới là thứ đáng để người ta nể trọng, như các vị Nguyễn Phúc Giác Hải và Dương Trung Quốc ở nhà ta..
Cái này bạn Đôn hiểu nhầm hòan toàn ý của mình, mình chả nể trọng công việc của bác NPGH 1 tý nào cả, mình thấy bác ý làm tòan thứ vớ vẩn (ít nhất là những thứ lên TV), và việc chẳng có bất cứ một bằng cấp nào càng chứng minh cho sự không có chất lượng của công việc. Dương Trung Quốc thì mình ko dám bàn vì không có thông tin mấy. Nhưng mình bị cái định kiến là các vị hay lên TV ăn to nói lớn thì không phải là những người có trình độ chuyên môn cao. Toàn dân biết tên không có nghĩa là đồng nghiệp cũng nể trọng đâu.
 
Hè hè, xin vào đây "làm loãng" thêm tí sau ý kiến của bạn Hiền.

Đúng là ở VN không làm cho trường Đh cũng xét giáo sư, nhưng rõ ràng đều phải có cống hiến cho giáo dục (fải có bao nhiêu NCS, bao nhiêu NCS đã bảo vệ thành công...)
Tôi không có ý bảo quy định này là không phù hợp. Thực ra quy định này là phù hợp cho tình hình Việt Nam vì số lượng cán bộ nghiên cứu - giảng dạy trong trường đại học là quá ít so với số lượng sinh viên. Do đó cần phải có thêm người từ bên ngoài (viện nghiên cứu, doanh nghiệp) cùng tham gia hướng dẫn, giảng dạy.

Ở VN cũng phải làm chán việc mới đủ tiêu chuẩn xin Phó GS, sau đó lại làm thêm đủ thứ nữa mới được xin GS chứ không phải đùng 1 cái là xin GS ngay đâu bạn ạ.
Tôi cũng không có ý bảo bên mình "đùng một cái" là xin giáo sư. Ý tôi bảo nộp hồ sơ công nhận là cũng tuần tự nhi tiến như nước ngoài, tức là cũng phải sau một khoảng thời gian "tha hồ giảng dạy, nghiên cứu", nhưng không phải nộp cho trường mà nộp cho hội đồng chức danh giáo sư nào mà người đó muốn (mà cũng thường gắn với một trường nào đó).

Ở Đức vị nào lên Hiệu trưởng, trưởng khoa thì vẫn ghi rõ là "Đồng chí giáo sư tiến sĩ Doraemon
Ở Bắc Mỹ thì không nghe ông hiệu trưởng nào được gọi là giáo sư cả. Tôi còn nhớ GS.TS. Kozai Toyoki chuyên làm về vi nhân giống quang tự dưỡng thực vật tại Đại học tổng hợp Chiba (Nhật Bản), khi được làm Hiệu trưởng thì người ta cắt mất chức danh "giáo sư" của bác ấy đi.

Cái này bạn Đôn hiểu nhầm hòan toàn ý của mình, mình chả nể trọng công việc của bác NPGH 1 tý nào cả
Cái này thì tôi lanh chanh hiểu nhầm ý bạn Hiền rồi.
Nhưng bác Dương Trung Quốc thì quả là người đáng ngưỡng mộ vì những việc bác ấy làm được.

Nói chung tuỳ tình hình mỗi nơi mà người ta có những hệ thống xét duyệt cho phù hợp. Những điểm bất hợp lý sẽ luôn luôn tồn tại và cần được chỉnh sửa. Chỉ mong những điều "quá vô lý" sẽ càng ngày càng ít thật là ít. :)
 
Em định không đưa vào vì dài quá nhưng thấy các anh chị tranh luận sôi nổi nên post vào xem có giúp được gì không.
<link rel="File-List" href="file:///F:%5CDOCUME%7E1%5CHOANNV%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml"><o:smarttagtype namespaceuri="urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" name="date"></o:smarttagtype><!--[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:punctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]--><!--[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState="false" LatentStyleCount="156"> </w:LatentStyles> </xml><![endif]--><!--[if !mso]><object classid="clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D" id=ieooui></object> <style> st1\:*{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]--><style> <!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} h1 {mso-style-next:Normal; margin-top:12.0pt; margin-right:0cm; margin-bottom:3.0pt; margin-left:0cm; mso-pagination:widow-orphan; page-break-after:avoid; mso-outline-level:1; font-size:16.0pt; font-family:Arial; mso-font-kerning:16.0pt;} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> </style><!--[if gte mso 10]> <style> /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} table.MsoTableGrid {mso-style-name:"Table Grid"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; border:solid windowtext 1.0pt; mso-border-alt:solid windowtext .5pt; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-border-insideh:.5pt solid windowtext; mso-border-insidev:.5pt solid windowtext; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]--> TIÊU CHUẨN CÁC CHỨC DANH GIÁO SƯ, PHÓ GIÁO SƯ

<table class="MsoTableGrid" style="border: medium none ; margin-left: 31.85pt; border-collapse: collapse;" border="1" cellpadding="0" cellspacing="0"> <tbody><tr style=""> <td style="border: 1pt solid windowtext; padding: 0cm 5.4pt; width: 25.5pt;" width="34">
TT<o:p></o:p>
</td> <td colspan="4" style="border-style: solid solid solid none; border-color: windowtext windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: 1pt 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 478.5pt;" valign="top" width="638">
Tiêu chuẩn chung cho cả Giáo sư và Phó giáo sư<o:p></o:p>
</td> </tr> <tr style=""> <td style="border-style: none solid solid; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext; border-width: medium 1pt 1pt; padding: 0cm 5.4pt; width: 25.5pt;" width="34">
1​
</td> <td colspan="4" style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 478.5pt;" valign="top" width="638"> Có đủ các tiêu chuẩn của nhà giáo; thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của nhà giáo;
Trung thực, khách quan, có tinh thần hợp tác
</td> </tr> <tr style=""> <td style="border-style: none solid solid; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext; border-width: medium 1pt 1pt; padding: 0cm 5.4pt; width: 25.5pt;" width="34">
2​
</td> <td colspan="4" style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 478.5pt;" valign="top" width="638"> Có bằng tiến sỹ từ đủ 3 năm trở lên kể từ ngày cấp bằng đến ngày hết hạn nộp hồ sơ.<st1:date year="2006" day="29" month="5" w:st="on"></st1:date>
</td> </tr> <tr style=""> <td style="border-style: none solid solid; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext; border-width: medium 1pt 1pt; padding: 0cm 5.4pt; width: 25.5pt;" width="34">
3​
</td> <td colspan="4" style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 478.5pt;" valign="top" width="638"> Có báo cáo khoa học tổng quan các kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học
</td> </tr> <tr style=""> <td style="border-style: none solid solid; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext; border-width: medium 1pt 1pt; padding: 0cm 5.4pt; width: 25.5pt;" width="34">
4​
</td> <td colspan="4" style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 478.5pt;" valign="top" width="638"> Đạt số phiếu tín nhiệm: HĐCS: trên 2/3 có mặt; HĐN: trên 3/4 có mặt; HĐNN: trên 1/2 có mặt
</td> </tr> <tr style=""> <td style="border-style: none solid solid; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext; border-width: medium 1pt 1pt; padding: 0cm 5.4pt; width: 25.5pt;" width="34">
5​
</td> <td colspan="4" style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 478.5pt;" valign="top" width="638"> Đang đào tạo ĐH, SĐH 3 năm cuối tính đến thời điểm nộp hồ sơ <st1:date year="2006" day="29" month="5" w:st="on"></st1:date>
</td> </tr> <tr style=""> <td style="border-style: none solid solid; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext; border-width: medium 1pt 1pt; padding: 0cm 5.4pt; width: 25.5pt;" width="34">
<o:p> </o:p>​
</td> <td colspan="2" style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 259.2pt;" valign="top" width="346">
Tiêu chuẩn cho giáo sư<o:p></o:p>
</td> <td colspan="2" style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 219.3pt;" valign="top" width="292">
Tiêu chuẩn cho phó giáo sư<o:p></o:p>
</td> </tr> <tr style=""> <td style="border-style: none solid solid; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext; border-width: medium 1pt 1pt; padding: 0cm 5.4pt; width: 25.5pt;" width="34">
6​
</td> <td colspan="2" style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 259.2pt;" valign="top" width="346"> Là PGS ≥ 3 năm tính đến ngày <st1:date year="2006" day="29" month="5" w:st="on">nộp hồ sơ.</st1:date>
</td> <td colspan="2" style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 219.3pt;" valign="top" width="292"> Có ≥ 6 thâm niêm đào tạo ĐH hoặc SĐH.
</td> </tr> <tr style=""> <td style="border-style: none solid solid; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext; border-width: medium 1pt 1pt; padding: 0cm 5.4pt; width: 25.5pt;" width="34">
7​
</td> <td colspan="2" style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 259.2pt;" valign="top" width="346"> Hướng dẫn ≥ 2 NCS,
Hướng dẫn chính thành công ≥ một tiến sỹ
</td> <td colspan="2" style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 219.3pt;" valign="top" width="292"> Hướng dẫn chính thành công ≥ một thạc sỹ
</td> </tr> <tr style=""> <td style="border-style: none solid solid; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext; border-width: medium 1pt 1pt; padding: 0cm 5.4pt; width: 25.5pt;" width="34">
8​
</td> <td colspan="2" style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 259.2pt;" valign="top" width="346"> Chủ trì đề tài từ cấp Bộ hoặc tương đương trở lên đã nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên
</td> <td colspan="2" style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 219.3pt;" valign="top" width="292"> Chủ trì đề tài cấp cơ sở đã nghiệm thu hoặc tham gia đề tài từ cấp Bộ trở lên đã nghiệm thu từ đạt yêu cầu trở lên
</td> </tr> <tr style=""> <td style="border-style: none solid solid; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext; border-width: medium 1pt 1pt; padding: 0cm 5.4pt; width: 25.5pt;" width="34">
9​
</td> <td colspan="2" style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 259.2pt;" valign="top" width="346"> Sử dụng thành thạo một trong 5 ngoại ngữ Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung văn
</td> <td colspan="2" style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 219.3pt;" valign="top" width="292"> Sử dụng thành thạo một ngoại ngữ trong lĩnh vực chuyên môn
</td> </tr> <tr style=""> <td style="border-style: none solid solid; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext; border-width: medium 1pt 1pt; padding: 0cm 5.4pt; width: 25.5pt;" width="34">
<o:p> </o:p>​
</td> <td style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 129.6pt;" valign="top" width="173">
Giảng viên (GV)<o:p></o:p>
</td> <td style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 129.6pt;" valign="top" width="173">
GV kiêm nhiệm<o:p></o:p>
</td> <td style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 109.65pt;" valign="top" width="146">
Giảng viên<o:p></o:p>
</td> <td style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 109.65pt;" valign="top" width="146">
GV kiêm nhiệm<o:p></o:p>
</td> </tr> <tr style=""> <td style="border-style: none solid solid; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext; border-width: medium 1pt 1pt; padding: 0cm 5.4pt; width: 25.5pt;" width="34">
10​
</td> <td style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 129.6pt;" valign="top" width="173"> ≥12 điểm công trình (CT)
</td> <td style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 129.6pt;" valign="top" width="173"> ≥20 CT
</td> <td style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 109.65pt;" valign="top" width="146"> ≥ 6 CT
</td> <td style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 109.65pt;" valign="top" width="146"> ≥ 10 CT
</td> </tr> <tr style=""> <td style="border-style: none solid solid; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext; border-width: medium 1pt 1pt; padding: 0cm 5.4pt; width: 25.5pt;" width="34">
11​
</td> <td style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 129.6pt;" valign="top" width="173"> Ba năm cuối: ≥ 3 CT
</td> <td style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 129.6pt;" valign="top" width="173"> Ba năm cuối: ≥ 5 CT
</td> <td style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 109.65pt;" valign="top" width="146"> Ba năm cuối: ≥ 1,5 CT
</td> <td style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 109.65pt;" valign="top" width="146"> Ba năm cuối: ≥ 2,5 CT
</td> </tr> <tr style=""> <td style="border-style: none solid solid; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext; border-width: medium 1pt 1pt; padding: 0cm 5.4pt; width: 25.5pt;" width="34">
12​
</td> <td style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 129.6pt;" valign="top" width="173"> Bài báo KH: ≥ 6 CT
</td> <td style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 129.6pt;" valign="top" width="173"> Bài báo KH: ≥ 10 CT
</td> <td style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 109.65pt;" valign="top" width="146"> Bài báo KH: ≥ 3 CT
</td> <td style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 109.65pt;" valign="top" width="146"> Bài báo KH: ≥ 5 CT
</td> </tr> <tr style=""> <td style="border-style: none solid solid; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext; border-width: medium 1pt 1pt; padding: 0cm 5.4pt; width: 25.5pt;" width="34">
13​
</td> <td colspan="2" style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 259.2pt;" valign="top" width="346"> Sách: ≥ 3 CT, trong đó: ≥ 1,5 CT từ GT hoặc CK
Các ngành XH-NV: có cả hai loại GT và CK.
</td> <td colspan="2" style="border-style: none solid solid none; border-color: -moz-use-text-color windowtext windowtext -moz-use-text-color; border-width: medium 1pt 1pt medium; padding: 0cm 5.4pt; width: 219.3pt;" valign="top" width="292"> <o:p> </o:p>
</td> </tr> </tbody></table> <o:p> </o:p>
 
Thật ra nơi nào cũng có GS dốt, Gs giỏi, Gs thật và Gs rởm. Tuy nhiên nếu các bác GS Việt Nam mà có tâm huyết thì nên đề nghị giảm số lượng GS lại, tăng ưu đãi cho GS và GS nhất thiết phải có độ 5-10 công trình đăng trên các tạp chí danh tiếng (chứ không chỉ đơn thuần là "quốc tế"). Bây giờ nên chăng chọn ra Elite GS (giáo sư cấp cao), mỗi năm cấp cho các vị này độ 5.000 USD đi hội nghị hội thảo nước ngoài, 50.000 USD nghiên cứu và yêu cầu 1-2 năm phải có 1 bài uy tín (tương đương với cho ra lò 1-2 NCS có chất lượng). Như thế để phân biệt hàng thật và hàng lởm.

Người Việt mình có tính vị nể, nhưng làm khoa học mà vị nể thì thật tai hại. Nhiều người giỏi thật sự nhưng vẫn cam tâm đứng chung hàng ngũ với các người giỏi dỏm. Đấy là vấn đề.

Một cái bất cập ai cũng thấy rõ ở trong lĩnh vực academia là chuyện lấy số lượng ra làm thước đo thay vì chất lượng. Nói thật nếu cho một ông GS giỏi thật sự làm cả đời nhiều khi chỉ đăng được tầm 2-3 bài trên các tạp chí kiểu Nature hay Cell. Nhưng nếu cho ông GS dỏm vừa làm vừa chơi cũng đăng được 200 bài báo tạp chí trong nước, hướng dẫn 10 thằng NCS hại dân hại nước :cuchuoi:
 
Theo em thì Giáo sư ko cần phải biết rành nhiều ngôn ngữ, họ chỉ cần biết thông thạo ngoại ngữ của chuyên ngành để đọc các tài liệu là đủ rồi, ngoài ra còn phải biết thêm một số vốn tiếng Anh thông dụng để dùng trong giao tiếp là đủ, ko cần phải học thông viết thạo một ngôn ngữ nào đó.
Còn về internet thì ko ko phải là ko cần nhưng chủ yếu là cần trong những trường hợp nào( để trao đổi thông tin hay là tìm kiếm 1 thông tin cần thiết thì nên biết dùng, còn nếu ko phải thì ko cần cũng đc)
Em là người mới nếu có gì ko đc, xin các anh chị chỉ giáo!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top