2.320 tỷ đồng trồng cây Bio Diesel

Dương Văn Cường

Administrator
Staff member
http://www.sokhcn.cantho.gov.vn/khcn/index.php?option=content&task=view&id=2387

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa phê duyệt dự án phát triển trồng cây cọc rào để lấy quả chế biến thành dầu sinh học Bio Diesel và sử dụng toàn bộ sinh khối vỏ quả thân, lá rễ làm phân hữu cơ, thức ăn chăn nuôi, thuốc chữa bệnh.

Cây cọc rào (Japotra Curcas) còn được gọi là cây Bio Diesel. Cây có mặt ở Việt Nam từ thế kỷ 14 nhưng người dân chỉ trồng ven hàng rào để làm thuốc nam, giống đã bị thoái hoá. Dự án có tổng giá trị 2320 tỷ đồng, vốn từ ngân sách nhà nước là 220 tỷ đồng dành lai tạo giống năng suất cao (có thể đạt 20 tấn/ha, tỷ lệ dầu 31-40%), hỗ trợ khuyến khích người dân và các doanh nghiệp tham gia trồng. Cây cọc rào có thể phát triển trên vùng cằn cỗi, đất trống đồi núi trọc, dầu ép ra có thể pha trộn ngay với Diesel từ dầu mỏ theo tỷ lệ từ 0,5-20% nhằm làm tăng hiệu suất và làm giảm tác hại hiệu ứng dầu kính.


Theo đề án đến năm 2010 cả nước sẽ trồng được hơn 30.000 ha cây, sẽ sản xuất thử 30.000 tấn dầu thô sinh học, đến năm 2015 sẽ trồng 300.000 ha, năm 2025 sẽ trồng 520.000 ha, xây dựng nhà máy chế biến công suất 1 triệu tấn Bio Diesel.
Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam


 
Cây cọc rào (Jatropha curcas) (tên tiếng Anh: Physic nut) hay còn gọi là cây dầu lai (sau đây được gọi là cây Jatropha) thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây có nguồn gốc châu Mỹ và được người dân ở đây sử dụng như một loại dược liệu. Cây dạng bụi, lưu niên, có thể cao tới 5m. Cọc rào là loài cây đa mục đích, tất cả các phần của cây đều có giá trị sử dụng, tuy nhiên sản phẩm quan trọng nhất vẫn là hạt lấy dầu cho sản xuất diesel sinh học. (hiện chưa xác định được nó du nhập Việt Nam từ khi nào, nhưng được trồng khá phổ biến làm bờ rào ở nhiều tỉnh trên cả nước).


Cây dầu cọc rào có thể nhân giống bằng hạt hoặc bằng hom cành. Cây sinh trưởng và phát triển ở nơi có độ cao 0-500m so với mặt biển, trên các vùng đất xấu, khô hạn với lượng mưa từ 300mm/năm trở lên. Quả có ba ngăn trong chứa hạt hình oval, màu đen, kích thước 2×1cm, khi phơi khô có thể lấy hạt ra dễ dàng.


Cây dầu cọc rào có nhiều lợi ích, tác dụng. Trước hết, các bộ phận của cây dầu cọc rào tạo ra các sản phẩm như: Phân bón, lấy gỗ, than gỗ, làm thuốc. Hạt dầu cọc rào sau khi ép sẽ cho 60% bã chứa 20% protein làm phân hữu cơ phục vụ nông nghiệp rất tốt, mỗi tấn có thể bán với giá 1 triệu đồng. Trong Từ điển cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam có viết: Nhựa mủ cây dầu cọc rào được dùng ngoài để trị vết thương, cầm máu, bỏng, bệnh ngoài da; dịch ép lá bôi ngoài chữa trĩ; dầu hạt trị bệnh da, thấp khớp, đau dây thần kinh hông,Các ưu điểm sinh học và giá trị của cây cọc rào:

- Là cây bụi lớn, có chu kỳ sống lâu tới 50 năm, cây thường xanh, cho quả, hạt sớm, hàng năm năng suất cao tới 10 – 12 tấn/ha, hàm lượng dầu trong hạt cao, trung bình 32 – 35%. Đây là nguồn nguyên liệu dầu diesel sinh học rất tiềm năng để dần thay thế các tài nguyên nhiên liệu hoá thạch đang ngày càng bị cạn kiệt.

- Cọc rào sinh trưởng tốt trên đất thoát nước và thoáng khí, nhưng chúng cũng có khả năng thích nghi với vùng đất khó trồng trọt và nghèo dinh dưỡng, thậm chí cả trên vùng sa mạc hoá.

- Cây cọc rào được coi là loài cây thân thiện với môi trường bởi các lý do sau đây: 1) Chu kỳ sống dài (30- 50 năm), khả năng cộng sinh với nấm rễ mycorrhiza cao, nên thích nghi sinh trưởng tốt trên những lập địa suy thoái, khô cằn cỗi, thậm chí ô nhiễm và hoang hoá, do vậy cây có tác dụng cải tạo đất, cải tạo môi trường rất tốt; 2) Cây thường xanh, chỉ cần thu hái quả hạt hàng năm, không phải đốn hạ cây, tạo ra thảm thực vật có độ che phủ ổn định, có khả năng hấp thụ C02 lớn, vì vậy cây Jatropha cũng rất có ý nghĩa về dịch vụ môi trường, tiềm năng lớn cho các dự án CDM.

- Đây là loài cây có ý nghĩa to lớn trong cải thiện đời sống cộng đồng các vùng nông thôn xa xôi, khó khăn, đất đai nghèo kiệt, hoang hoá. Trồng 1 ha cây cọc rào Jatropha có thể có năng suất hạt 10 – 12 tấn/ha và cho SX được 2.500 – 3.000 lít dầu diesel sinh học/ha/năm, có thể mang lại thu nhập ổn định cho người SX từ 15 – 20 triệu đồng/ha/năm.

- Năng suất sinh học và hàm lượng chất dinh dưỡng cao, có thể sử dụng bã ép dầu nguyên liệu làm phân bón hữu cơ, thành phần hoạt chất của phế liệu có khả năng sử dụng làm chế phẩm phòng trừ sâu bệnh.

Hiện nay, do tình hình khủng hoảng năng lượng chất đốt trên thế giới và các vấn đề ô nhiễm, môi trường toàn cầu đang ngày một gia tăng, các nước đều có xu hướng đi tìm những nguồn năng lượng sạch hơn, an toàn và bền vững hơn, đó là loại năng lượng mới – năng lượng sinh học, có thể tái tạo để dần thay thế các nguồn năng lượng hoá thạch ngày càng bị cạn kiệt.

Dầu diesel sinh học nói chung và dầu diesel sinh học từ hạt cây cọc rào nói riêng đã bắt đầu được sử dụng khá phổ biến ở các dạng B5, B10, B20, B30 và thậm chí B100 tại các nước như Đức, Anh, Tây Ban Nha, Mỹ, Ấn Độ, Braxin… đặc biệt Đức là nước đi dầu, dẫn đầu về thị phần SX và sử dụng dầu diesel sinh học trên thế giới, chiếm 50%. Gần đây nhất tại Anh, tàu hoả cao tốc đầu tiên trên thế giới chạy bằng diesel sinh học (B20) có tên Virgin Voyager đã được đưa vào hoạt động (thisisdorset.net. 2007).

Trong bối cảnh chung của toàn thế giới và trong nước về các tình hình nêu trên, nhằm góp phần tìm ra những giải pháp kỹ thuật liên quan tại Việt Nam. Đề tài “Nghiên cứu gây trồng phát triển cây cọc rào (Jatropha curcas)” đã được Bộ NN-PTNT tuyển chọn và giao cho Viện KHLN Việt Nam chủ trì, Trung tâm Công nghệ Sinh học lâm nghiệp là đơn vị thực hiện (2007 – 2010).

Các kết quả quan trọng đạt được năm 2007

Các vùng đã tiến hành khảo sát đánh giá: Đồng Nai, ĐăkLăk, Ninh Thuận, Bình Thuận và Phú Thọ. Các định hướng cho tiêu chuẩn lập địa, chọn đất gây trồng: Trước hết tập trung cho các vùng đất cằn cỗi, suy thoái, các vùng hoang hoá, đất cát khô hạn và thậm chí cả các vùng bãi thải ô nhiễm. Điều này sẽ đảm bảo là không cạnh tranh lấy mất đất canh tác nông nghiệp của dân, không ảnh hưởng tới vấn đề an toàn lương thực tại các vùng triển khai dự án. Ngược lại sẽ có tác động cải tạo môi trường đất đai, và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho cộng đồng người dân nông thông qua việc gây trồng cây cọc rào.

Nhận định sơ bộ kết quả và khả năng ứng dụng cho sản xuất:

1.Cái đích của gây trồng phát triển cây cọc rào Jatropha tại Việt Nam là sản xuất nguyên liệu cho tinh chế diesel sinh học, tạo công ăn việc làm và thu nhập, cải thiện đời sống cộng đồng và môi trường sinh thái tại các vùng hoang hoá, khô cằn, lập địa suy thoái, ô nhiễm, nơi mà canh tác nông nghiệp không thể tiến hành được hoặc không mang lại hiệu quả. Muốn làm được điều này thì có 2 vấn đề cần được giải quyết đó là giống và kỹ thuật gây trồng, áp dụng nấm rễ mycorhiza. Đề tài đã tiếp cận đúng hướng nhằm giải quyết 2 vấn đề lớn này, nên rất có ý nghĩa ứng dụng cho thực tiễn.

2.Với tập hợp 8 xuất xứ thu thập được và 29 cây trội tuyển chọn được trong năm 2007, đề tài đã xây dựng thiết lập vườn tập hợp các giống, cây trội và tiến hành khảo nghiệm các xuất xứ tại Đại Lải, Ninh Thuận và Phú Thọ.

3. Các cây trội cọc rào tuyển chọn rất có tiềm năng về năng suất hạt (2,8 -5,0 kg/năm) và hàm lượng dầu béo. Trung tâm đã ký một văn bản thoả thuận hợp tác với Công ty Green Energy Vietnam (GEV) nhằm khảo nghiệm và thử nghiệm cây trội cọc rào và ứng dụng ngay các giống mới triển vọng nhất vào các dự án đầu tư sản xuất vùng nguyên liệu hàng nghìn héc ta tại Ninh Thuận, Bình Định, Quảng Nam, TT-Huế và Quảng Trị. Dự kiến ngay trong năm 2008- 2009, đề tài sẽ hoàn thành thử nghiệm và khảo nghiệm 8 xuất xứ và hậu thế của 29 cây trội tuyển chọn 2007, sau đó chuyển giao 2-3 giống mới triển vọng nhất cho Green Energy để triển khai vào sản xuất.

4. Các kết quả nghiên cứu kỹ thuật gây trồng thâm canh, cắt cành tạo tán, kỹ thuật và chế phẩm nấm rễ mycorhiza sẽ được chuyển giao dưới dạng hướng dẫn chi tiết.

5.Các kết quả hợp tác nghiên cứu, xây dựng mô hình gây trồng thử nghiệm giữa CBF và GEV được GEV tiếp tục đầu tư để triển khai áp dụng cho các dự án đầu tư sản xuất của Công ty tại Việt Nam và Lào.

Theo Nông nghiệp Việt Nam
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,650
Messages
71,549
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top