Hemoglobin liên kết với oxy như thế nào?

hôm nay mình học hóa sinh và mình muốn hỏi các bạn 1 câu hỏi:
với cấu trúc hóa học của hemoglobin thì phân tử như vậy thì phân tử oxy sẽ liên kết vào vị trí nào và tại sao càng liên kết với nhiều oxy thì liên kết càng lỏng lẻo và kếm bền vững.
Các bạn giúp mình nhé!!!
 
Mình nhớ vị trí liên kết là ion Fe, còn yếu tố quyết định khả năng liên kết với oxy là áp suất riêng phần của oxy. Trong sách của Chilton hay mấy cuốn sinh lý học của Y HN đề cập rất chi tiết. Cậu lật lại xem thử coi.
 
hôm nay mình học hóa sinh và mình muốn hỏi các bạn 1 câu hỏi:
với cấu trúc hóa học của hemoglobin thì phân tử như vậy thì phân tử oxy sẽ liên kết vào vị trí nào và tại sao càng liên kết với nhiều oxy thì liên kết càng lỏng lẻo và kếm bền vững.
Các bạn giúp mình nhé!!!
anh Hiển nói đúng đó, em cũng có post một phần bài máu lên diễn đàn rùi đó. tên topic là " Let's study about blood" mời anh chị vào xem, nếu có j thì mong mọi người chỉ giúp nha. em cũng thích nghiên cứu về máu lắm ,nên có đề tài hay thông tin j thì mọi người cùng quảng bá nhá:)
 
Hemoglobin(Hb) kết hợp với Oxy qua liên kết phối trí thứ sáu với sắt
Hb + O2 -> HbO2. Trong HbO2 sắt vẫn giữ hóa trị hai.
Sự kết hợp Ò của phân tử Hb có tính chất hợp tác : sau khi một phân tử oxy kết hợp với một trung tâm kết hợp oxy trong phân tử Hb sẽ kích thích sự kết hợp thêm phân tử oxy khác với chính phân tử HbO2 đấy.
Nhờ sự hợp tác giữa các trung tâm liên kết oxy trong phân tử Hb đã làm tăng khả năng phân phát Oxy của Hb lên 2 lần so với khi các trung tâm này hoạt động riêng lẻ, tức là làm tăng hiệu quả vận chuyển oxy của Hb.
Oxyhemoglobin dễ dàng bị phân ly, giải phóng oxy(ở điều kiện áp suất riêng phần của oxy bị giảm), do đó oxy được vận chuyển từ phổi đến các tế bào mô ở khắp cơ thể.
Ái lực của Hb với O2 còn giảm khi tăng nồng độ H+, nồng độ CO2(ở một pH xác định). Do đó khi các mô hoạt động trao đổi chất mạnh tạo thành nhiều axit, CO2 sẽ làm tăng sự tách O2 khỏi Oxyhemoglobin.
 
Hemoglobin(Hb) kết hợp với Oxy qua liên kết phối trí thứ sáu với sắt
Hb + O2 -> HbO2. Trong HbO2 sắt vẫn giữ hóa trị hai.
Sự kết hợp Ò của phân tử Hb có tính chất hợp tác : sau khi một phân tử oxy kết hợp với một trung tâm kết hợp oxy trong phân tử Hb sẽ kích thích sự kết hợp thêm phân tử oxy khác với chính phân tử HbO2 đấy.
Nhờ sự hợp tác giữa các trung tâm liên kết oxy trong phân tử Hb đã làm tăng khả năng phân phát Oxy của Hb lên 2 lần so với khi các trung tâm này hoạt động riêng lẻ, tức là làm tăng hiệu quả vận chuyển oxy của Hb.
Oxyhemoglobin dễ dàng bị phân ly, giải phóng oxy(ở điều kiện áp suất riêng phần của oxy bị giảm), do đó oxy được vận chuyển từ phổi đến các tế bào mô ở khắp cơ thể.
Ái lực của Hb với O2 còn giảm khi tăng nồng độ H+, nồng độ CO2(ở một pH xác định). Do đó khi các mô hoạt động trao đổi chất mạnh tạo thành nhiều axit, CO2 sẽ làm tăng sự tách O2 khỏi Oxyhemoglobin.

Anh Phú Toàn dạo này bận nhiều hay sao mà hôm nay mới thấy lên, em thấy cách giải thích của anh giống như kiểu " một bàn tay ta chỉ cầm được ba quả ổi vừa vừa, nếu tham ăn ta cầm thêm 1-2--3 quả nữa thì tất nhiên số lượng quả- số lượng oxi sẽ nhiều hơn, dễ phân phát đến với mọi người- oxi dễ đến với các tế bào hơn, nhiều và xa hơn ( do ta có nhiều ngân khố......:mrgreen:)
Nhưng trái lại khi ta cầm nhiều như thế, độ rộng của bàn tay có hạn, hiển nhiên là quả thứ 4-5 rất dễ rơi nếu anh đến tranh cướp mất hihi....., nó tất nhiên không có một vị trí thuận lợi để được các ngón tay cầm giữ
Nữa là "Ái lực của Hb với O2 còn giảm khi tăng nồng độ H+,nồng độ CO2(ở một pH xác định). hehee........em lại có một liên tưởng nữa, [H+] mà tăng thì giống như nhiều người đến ăn quá, ta không đủ ngân khố để chia thui.......:mrgreen:. H+ &Fe2+, đều có khả năng nhận e, bây giờ một tên mạnh sẽ chiếm hết đất đai của tên yếu à!
từ việc này em lại có chút ý kiến lạc một chút như sau:
thực sự theo quan điểm và ý kiến của em thì ta làm việc trên đây hay bất kì đâu, đặc biệt là công tác khoa học là ta cần nghiêm túc rồi. nhưng nghiêm túc quá, nó sẽ trở nên khô khan mà chỉ có những người trong ngành thực sự, những người học nhiều biết nhiều mới thường để ý. Ý em muốn nói là, ta làm việc không nên o ép mình phải làm trong một khuôn khổ nào cả, tất nhiên vẫn phải đúng trên nguyên tắc về độ chính xác khoa học. Em cố tình lấy dẫn chứng ra, hay nói là liên tưởng với một hoạt động đời sống thì chính xác hơn, để ta thấy rằng, ta vừa làm việc có hiệu quả, vừa không làm não bộ mệt nhoài, rất thoải mái, nhớ lâu........Đâu cần lúc nào mặt cũng nghiêm nghị, em còn vài suy nghĩ nữa, nhưng nếu viết ra thì sẽ không hay sẽ làm hỏng topic này vì sẽ bị cho là " loãng nhưng nước vo gạo". Mấy anh ADMIM khi đọc bài này của em, ném vào thùng rác cũng được, xóa cũng được, mắng thì càng tốt mà khai trừ cũng được.....( hơi tiếc)...... nhưng đó là những gì em muốn góp ý thêm thôi! ( hi vọng bài này mình không có viết sai, phạm húy cái gì!):cool:
 
Hb có khả năng kết hợp với O2, H+, CO2 ở ba trung tâm khác nhau. Không phải là nhiều người đến ăn quá, mà là em thích ăn cam hơn, nhưng ổi nhiều quá thì em ăn tạm, khi thấy cam thì em vứt ổi đi.:mrgreen:
Anh hiểu ý em, nhưng trí tưởng tượng của anh hơi kém.:)
 
Hb có khả năng kết hợp với O2, H+, CO2 ở ba trung tâm khác nhau. Không phải là nhiều người đến ăn quá, mà là em thích ăn cam hơn, nhưng ổi nhiều quá thì em ăn tạm, khi thấy cam thì em vứt ổi đi.:mrgreen:
Anh hiểu ý em, nhưng trí tưởng tượng của anh hơi kém.:)

Anh Toàn ơi, em đâu phải là người chát xôi thèm chè đâu, mỗi thứ có một cái ngon riêng mà.........( mặc dù em thích ăn chè hơn thiệt, nhất là chè con ong......:mrgreen:)
À anh có thể nói rõ hơn cái chỗ mà O2, H+ liên kết cụ thể ở chỗ nào của hemoglobin không anh. em đọc các bài khác chỉ thấy nói chung chung thôi, đã là khoa học thì độ chính xác và rõ ràng mà anh, hehe, em cám ơn anh nhiều nhiều!
 
đúng là oxy liên kết với phân tử sắt, ko làm thay đổi hóa trị của fe là hóa trị 2, nhưng mình lại muốn hỏi tiếp, tai sao ở phân tử diệp lục, cũng cấu tạo như hb lại ko có khả năng liên kết với oxy. tại sao nhỉ? khó quá
 
đúng là oxy liên kết với phân tử sắt, ko làm thay đổi hóa trị của fe là hóa trị 2, nhưng mình lại muốn hỏi tiếp, tai sao ở phân tử diệp lục, cũng cấu tạo như hb lại ko có khả năng liên kết với oxy. tại sao nhỉ? khó quá

Bạn tự trả lời câu hỏi của mình luôn rồi đó. :???:
Oxygen liên kết với sắt trong vòng porphyrin. Diệp lục tố cũng có vòng porphyrin, nhưng cục nhân của nó không phải là cục sắt, mà là cục magnesium, do đó nó không thể liên kết với oxygen.
 
cám ơn các bạn, nhưng thực ra thì mình muốn hỏi, oxy liên kết với fe như thế nào... bởi vì nó đâu có làm thay đổi hóa trị của fe đâu. các bạn giúp mình nhé
 
Chào bạn,

Mình chia sẽ với bạn cấu tạo của phân tử Heme. Nguyên tử Fe ở dạng Fe2+ trong Heme có 6 liên kết phối trí (cordination bond). 4 liên kết trên cùng một mặt phẳng liên kết với 4 nguyên tử Nitơ (hình b và d), hai liên kết phối trí còn lại vuông góc với mặt phẳng này, một phía trên sẽ liên kết với phân tử O2 và một liên kết phía dưới là nhóm X (acid amin His trong phân tử hemoglobin).

Mong trao đổi thêm cùng các bạn,
pvhau
 

Attachments

  • Heme.JPG
    Heme.JPG
    18.3 KB · Views: 958
Uhm mô hình này ở trong sinh lí động vật, phần sinh lí máu, nhưng lại không có nhiều hình ảnh thế kia chỉ có dạng thứ 2 thôi, hihic, cám ơn anh Hậu nhé
 
sách hoá sinh DH y có viết phần này rõ mà.
tuy nhiên nhờ các bạn noí mình nghe về cơ chế điều hòa lkết của Fe với 02 với?

:nhannho:.thanks!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top