Công nghệ sinh học ra trường làm gì?

duybio

Junior Member
Trên một số diễn dàn mình thấy các bạn có hỏi: học ngành công nghệ sinh học ra trường làm gì? Nhân dịp 60 năm thành lập trường, mình muốn viết đôi dòng chia sẻ từ kinh nghiệm của bản thân cho các bạn sinh viên đang học ngành công nghệ sinh học, hoặc chuẩn bị chọn ngành công nghệ sinh học của Đại học Bách khoa Hà Nội để tiếp tục theo học. Mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn chút về việc làm công nghệ sinh học.

Công nghệ sinh học Bách khoa hồi mình học ( 2006- 2011) chia làm 2: công nghệ sinh học về công nghệ xử lý môi trường và công nghệ sinh học về sinh học phân tử, vi sinh. Chia làm 2 thực ra là kỳ cuối tách ra học riêng một số môn. Còn lại thì học chung nhau hết.
Mình nhớ hồi đó lúc mà chọn học về sinh học phân tử hay về môi trường, bọn mình rất phân vân.

Kinh nghiệm của mình là các bạn học các bạn lên học về công nghệ sinh học chuyên về phân tử, vi sinh. Còn nếu muốn học chuyên về công nghệ sinh học môi trường thì các bạn lên học thêm về mấy phần mềm vẽ vời kiểu như AutoCad. (có mấy lần đi phỏng vấn ở công ty xử lý môi trường, đánh giá tác động môi trường…) thì gặp toàn dân nó chuyên môi trường vd như: môi trường bách khoa, môi trường của ĐH xây dựng. Gặp mấy công việc này thì công nghệ sinh học cạnh tranh kém hơn, vì mấy công việc này yêu cầu vẽ, thi công + thiết kế. Mà xử lý môi trường thuộc công nghệ sinh học BK đa số nắm công nghệ là chính, thiết kế, thi công.. yếu hơn các trường khác. Tuy nhiên học CNSH môi trường sau này làm việc trong các viện nghiên cứu môi trường thì tốt.

Các bạn nên đăng ký làm đồ án tốt nghiệp theo hướng nghiên cứu (gọi tắt là đồ án nghiên cứu). Việc làm đồ án nghiên cứu xuất phát từ việc xin làm đề tài nghiên cứu của thầy cô. Thông thường việc làm đề tài nghiên cứu bắt đầu từ kỳ 2 năm thứ 4 hoặc từ kỳ 1 năm thứ 5. Các thành phần sau hay được nhận: học giỏi, khá / chăm chỉ, ngoan ngoãn/ hoặc có biểu hiện chăm chỉ, ngoan ngoãn. Còn lại thì xác định là làm đồ án tốt nghiệp vẽ vời (gọi là “ đồ án thiết kế”). Cơ bản mỗi thầy cô giáo chỉ nhận tối đa 5- 7 sinh viên, mà cũng chỉ có 5- 7 thầy cô hướng dẫn là cùng lên nếu lớp đông ( lớp mình hồi đó 50 người, thành ra tranh nhau để xin đi làm đề tài ở phòng thí nghiệm). Những người còn lại thì làm đồ án thiết kế (nôm na thiết kế nhà máy bia, nhà máy xử lý nước thải nhà máy bia, nhà máy chế biến thịt, lò mổ, bệnh viện … và vân vân).

Vì sao nên xin làm đề tài nghiên cứu với các thầy cô giáo?
Thứ 1: học được nhiều kiến thức thực tế hơn – mà kiến thức thì lúc nào chẳng quan trọng. Làm đồ án thiết kế đa phần đi cưỡi ngựa xem hoa thôi ( thực tập nhà máy bia, thực tập nhà máy rượu, thực tập hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia…)

Thứ 2: làm đề tài nghiên cứu thì sau này làm đồ án tốt nghiệp sẽ lấy luôn đề tài đấy để làm. Điểm bảo vệ tốt nghiệp của những sinh viên làm đề tài nghiên cứu thường không dưới 9, còn các chú làm đồ án thiết kế thì 9 điểm đã là cao rồi.

Thứ 3: làm đề tài nghiên cứu thì CV đi xin việc đẹp hơn. ( CV là cái gì thì mọi người tự gút gồ nhé), đồng nghĩa với việc dễ dàng xin việc hơn ( đừng bố nào nhảy vào bảo CV chưa phải quan trọng nhé, có 1001 yếu tố để xin được việc. CV ít nhất là tấm vé để các bố gặp được nhà tuyển dụng đấy ạ). À, nếu học xong mở công ty luôn thì không cần CV luôn!

Thứ 4: Làm đề tài nghiên cứu thì có quen biết thầy cô hơn, vì gặp các thầy cô thường xuyên tại phòng thí nghiệm, có một số mà làm tốt hoặc (và ) các thầy cô giáo có cảm tình thì các thầy cô sẽ giới thiệu công việc cho nhé! Vì sao hả. Vì các thầy cô đa số đều làm tư vấn hoặc có quan hệ với các công ty sản xuất, kinh doanh, viện nghiên cứu trong ngành. Các công ty khi cần tuyển dụng thường nhờ thầy cô giới thiệu. Được các thầy cô giới thiệu thì chắc đến 99% là sẽ được nhận.

Thứ 5: ngày xưa vừa lười vừa ngu, đến tận sau khi ra trường vác bi, à nhầm, vác CV đi xin việc mới nhận ra các điều trên. Các bạn chú ý nhé: lên làm đồ án tốt nghiệp nghiên cứu.
Tuy vất vả hơn so với làm đồ án thiết kế vì đồ án nghiên cứu thì đa số ngày nào cũng lên phòng thí nghiệm làm, có thằng trâu bò nó còn làm đến đêm. Còn làm đồ án thiết kế thì kỳ 2 năm thứ 5 mới đi thực tập. Thời gian thực tập thì nhiều nhất 15 ngày là xong.

Nãy giờ lan man, giờ sẽ đi vào phần chính: ngành công nghệ sinh học ra trường làm gì.
Phần này ngắn thôi. thời gian đọc tính bằng con gà trống *** 5 con gà mái là cùng.
Mình tóm lược dựa trên thực tế lớp mình, lớp thằng bạn mình, và gặp trong khi đi làm việc. Đây là những ngành nghề chính còn đương nhiên có một số bạn làm việc theo chuyên ngành khác, mình xin phép không liệt kê.
1: Làm giảng viên ( trường giữ lại, hoặc các trường khác… ở hay không ở là tùy bạn. Lớp mình trước có 1 bạn được giữ lại nhưng ko ở)
2: Làm cho các trung tâm, các viện nghiên cứu về sinh học, môi trường, thực phẩm ( viện công nghệ sinh học, viện công nghệ môi trường…). Đa số các bạn nữ lớp mình làm ở đây.
3: Làm QC, QA, R& D cho các công ty về sx, chế biến thực phẩm, nước giải khát, sữa ..: vd như: các nhà máy bia, bánh kẹo Kinh đô, Hải Hà, Hải Châu, Pesi, Coca, mấy công ty mỳ tôm, sx nước mắm, xúc xích … Nói chung là rất nhiều công ty như thế này. Mà mấy công ty này chuộng bách khoa lắm.
4: Làm kinh doanh.
Vụ này hay ho này, giờ con trai lớp mình có đến 1 nửa làm trong mảng này:
- Kinh doanh phụ gia thực phẩm, bia, nước giải khát, sữa, chế phẩm sinh học ...
- Kinh doanh hóa chất phòng thí nghiệm
- Kinh doanh hóa chất công nghiệp
- Kinh doanh thiết bị phòng thí nghiệm: hóa, sinh học, môi trường,...

Hiện nay lĩnh vực kinh doanh mà ngành công nghệ sinh học làm được rất nhiều. Nhiều nhất là tham gia kinh doanh hóa chất và thiết bị phòng thí nghiệm. Các bạn cứ nghĩ đơn giản trong phòng thí nghiệm của bạn có gì thì sau này khách hàng cũng cần cái đó. Nhỏ thì như mấy đồ thủy tinh, đồ nhựa, lớn thì vô cùng lắm...


Đánh giá như sau:
1: Giữ lại làm giảng viên. Không dám đánh giá, bạn bè chưa ai làm.

2: Làm cho các trung tâm, viện nghiên cứu: nói chung thích hợp với các bạn nữ vì công việc nhẹ nhàng, giờ giấc cũng thoải mái. Hoặc các bạn đam mê nghiên cứu. Ngặt 1 nỗi làm ở đây vài năm đầu tiền hơi ít ( cỡ 3 - 5 tr/ tháng). Các năm sau thì chưa biết, vì mình cũng mới ra trường được 5 năm, lẻ vài tháng. Tóm lại chú nào mà không vì đam mê khoa học, không yêu thích việc nhẹ nhàng, ko cần giờ giấc thoải mái thì đừng lên làm ở đây. Tuy nhiên ở viện nghiên cứu có 1 cái hay là được làm chuyên môn nhiều, kiến thức chuyên ngành cũng được update thường xuyên. Có một số trường hợp làm được vài năm, lấy kiến thức + kinh nghiệm chim cút ra ngoài làm.

3: Làm QC, QA, R&D cho các công ty sản xuất:
Lương thì cũng tạm tạm thôi. Nếu mới làm nhân viên đa phần cũng nhỏ hơn 10tr

4. Làm nhân viên kinh doanh:
- Nếu làm ngành này các bạn lên chọn các hãng nước ngoài mở văn phòng đại diện tại Việt Nam mà làm. Các hãng thì yêu cầu cao hơn so vs các công ty trong nước, ít nhất là tiếng anh phải đọc dịch tài liệu về sản phẩm được. Làm nhân viên kinh doanh thì sức ép về doanh số rất lớn. Phải vượt qua nó thì mới có thể làm lâu dài được.

Đặc biệt các bạn mà đã làm đồ án nghiên cứu, các bạn mà có kinh nghiệm phòng thí nghiệm nhiều thì khi làm nhân viên kinh doanh có lợi thế hơn nhiều! ( kiến thức ít khi sử dụng, nhưng kiến thức sẽ giúp ta tự tin hơn khi đi gặp khách hàng)
Mình cũng khuyên các bạn lên học tốt tiếng anh nữa. Các bạn học tiếng anh tốt, khi đi phỏng vấn thì lợi thế lắm ( tốt = đọc, dịch tài liệu, giao tiếp đơn giản, viết/ nói sai cấu trúc tùm lum, miễn dịch tài liệu đúng, nói + viết người nghe / đọc hiểu được là được)

Trên đây là một vài chia sẻ dựa trên kinh nghiệm mình.
Mình giờ làm trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị phòng thí nghiệm nhé ! Cũng được 5 năm rồi, nếu bạn nào yêu thích kinh doanh lĩnh vực này có thể trao đổi mình nhé.
 
Trên một số diễn dàn mình thấy các bạn có hỏi: học ngành công nghệ sinh học ra trường làm gì? Nhân dịp 60 năm thành lập trường, mình muốn viết đôi dòng chia sẻ từ kinh nghiệm của bản thân cho các bạn sinh viên đang học ngành công nghệ sinh học, hoặc chuẩn bị chọn ngành công nghệ sinh học của Đại học Bách khoa Hà Nội để tiếp tục theo học. Mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn chút về việc làm công nghệ sinh học.

Công nghệ sinh học Bách khoa hồi mình học ( 2006- 2011) chia làm 2: công nghệ sinh học về công nghệ xử lý môi trường và công nghệ sinh học về sinh học phân tử, vi sinh. Chia làm 2 thực ra là kỳ cuối tách ra học riêng một số môn. Còn lại thì học chung nhau hết.
Mình nhớ hồi đó lúc mà chọn học về sinh học phân tử hay về môi trường, bọn mình rất phân vân.

Kinh nghiệm của mình là các bạn học các bạn lên học về công nghệ sinh học chuyên về phân tử, vi sinh. Còn nếu muốn học chuyên về công nghệ sinh học môi trường thì các bạn lên học thêm về mấy phần mềm vẽ vời kiểu như AutoCad. (có mấy lần đi phỏng vấn ở công ty xử lý môi trường, đánh giá tác động môi trường…) thì gặp toàn dân nó chuyên môi trường vd như: môi trường bách khoa, môi trường của ĐH xây dựng. Gặp mấy công việc này thì công nghệ sinh học cạnh tranh kém hơn, vì mấy công việc này yêu cầu vẽ, thi công + thiết kế. Mà xử lý môi trường thuộc công nghệ sinh học BK đa số nắm công nghệ là chính, thiết kế, thi công.. yếu hơn các trường khác. Tuy nhiên học CNSH môi trường sau này làm việc trong các viện nghiên cứu môi trường thì tốt.

Các bạn nên đăng ký làm đồ án tốt nghiệp theo hướng nghiên cứu (gọi tắt là đồ án nghiên cứu). Việc làm đồ án nghiên cứu xuất phát từ việc xin làm đề tài nghiên cứu của thầy cô. Thông thường việc làm đề tài nghiên cứu bắt đầu từ kỳ 2 năm thứ 4 hoặc từ kỳ 1 năm thứ 5. Các thành phần sau hay được nhận: học giỏi, khá / chăm chỉ, ngoan ngoãn/ hoặc có biểu hiện chăm chỉ, ngoan ngoãn. Còn lại thì xác định là làm đồ án tốt nghiệp vẽ vời (gọi là “ đồ án thiết kế”). Cơ bản mỗi thầy cô giáo chỉ nhận tối đa 5- 7 sinh viên, mà cũng chỉ có 5- 7 thầy cô hướng dẫn là cùng lên nếu lớp đông ( lớp mình hồi đó 50 người, thành ra tranh nhau để xin đi làm đề tài ở phòng thí nghiệm). Những người còn lại thì làm đồ án thiết kế (nôm na thiết kế nhà máy bia, nhà máy xử lý nước thải nhà máy bia, nhà máy chế biến thịt, lò mổ, bệnh viện … và vân vân).

Vì sao nên xin làm đề tài nghiên cứu với các thầy cô giáo?
Thứ 1: học được nhiều kiến thức thực tế hơn – mà kiến thức thì lúc nào chẳng quan trọng. Làm đồ án thiết kế đa phần đi cưỡi ngựa xem hoa thôi ( thực tập nhà máy bia, thực tập nhà máy rượu, thực tập hệ thống xử lý nước thải nhà máy bia…)

Thứ 2: làm đề tài nghiên cứu thì sau này làm đồ án tốt nghiệp sẽ lấy luôn đề tài đấy để làm. Điểm bảo vệ tốt nghiệp của những sinh viên làm đề tài nghiên cứu thường không dưới 9, còn các chú làm đồ án thiết kế thì 9 điểm đã là cao rồi.

Thứ 3: làm đề tài nghiên cứu thì CV đi xin việc đẹp hơn. ( CV là cái gì thì mọi người tự gút gồ nhé), đồng nghĩa với việc dễ dàng xin việc hơn ( đừng bố nào nhảy vào bảo CV chưa phải quan trọng nhé, có 1001 yếu tố để xin được việc. CV ít nhất là tấm vé để các bố gặp được nhà tuyển dụng đấy ạ). À, nếu học xong mở công ty luôn thì không cần CV luôn!

Thứ 4: Làm đề tài nghiên cứu thì có quen biết thầy cô hơn, vì gặp các thầy cô thường xuyên tại phòng thí nghiệm, có một số mà làm tốt hoặc (và ) các thầy cô giáo có cảm tình thì các thầy cô sẽ giới thiệu công việc cho nhé! Vì sao hả. Vì các thầy cô đa số đều làm tư vấn hoặc có quan hệ với các công ty sản xuất, kinh doanh, viện nghiên cứu trong ngành. Các công ty khi cần tuyển dụng thường nhờ thầy cô giới thiệu. Được các thầy cô giới thiệu thì chắc đến 99% là sẽ được nhận.

Thứ 5: ngày xưa vừa lười vừa ngu, đến tận sau khi ra trường vác bi, à nhầm, vác CV đi xin việc mới nhận ra các điều trên. Các bạn chú ý nhé: lên làm đồ án tốt nghiệp nghiên cứu.
Tuy vất vả hơn so với làm đồ án thiết kế vì đồ án nghiên cứu thì đa số ngày nào cũng lên phòng thí nghiệm làm, có thằng trâu bò nó còn làm đến đêm. Còn làm đồ án thiết kế thì kỳ 2 năm thứ 5 mới đi thực tập. Thời gian thực tập thì nhiều nhất 15 ngày là xong.

Nãy giờ lan man, giờ sẽ đi vào phần chính: ngành công nghệ sinh học ra trường làm gì.
Phần này ngắn thôi. thời gian đọc tính bằng con gà trống *** 5 con gà mái là cùng.
Mình tóm lược dựa trên thực tế lớp mình, lớp thằng bạn mình, và gặp trong khi đi làm việc. Đây là những ngành nghề chính còn đương nhiên có một số bạn làm việc theo chuyên ngành khác, mình xin phép không liệt kê.
1: Làm giảng viên ( trường giữ lại, hoặc các trường khác… ở hay không ở là tùy bạn. Lớp mình trước có 1 bạn được giữ lại nhưng ko ở)
2: Làm cho các trung tâm, các viện nghiên cứu về sinh học, môi trường, thực phẩm ( viện công nghệ sinh học, viện công nghệ môi trường…). Đa số các bạn nữ lớp mình làm ở đây.
3: Làm QC, QA, R& D cho các công ty về sx, chế biến thực phẩm, nước giải khát, sữa ..: vd như: các nhà máy bia, bánh kẹo Kinh đô, Hải Hà, Hải Châu, Pesi, Coca, mấy công ty mỳ tôm, sx nước mắm, xúc xích … Nói chung là rất nhiều công ty như thế này. Mà mấy công ty này chuộng bách khoa lắm.
4: Làm kinh doanh.
Vụ này hay ho này, giờ con trai lớp mình có đến 1 nửa làm trong mảng này:
- Kinh doanh phụ gia thực phẩm, bia, nước giải khát, sữa, chế phẩm sinh học ...
- Kinh doanh hóa chất phòng thí nghiệm
- Kinh doanh hóa chất công nghiệp
- Kinh doanh thiết bị phòng thí nghiệm: hóa, sinh học, môi trường,...

Hiện nay lĩnh vực kinh doanh mà ngành công nghệ sinh học làm được rất nhiều. Nhiều nhất là tham gia kinh doanh hóa chất và thiết bị phòng thí nghiệm. Các bạn cứ nghĩ đơn giản trong phòng thí nghiệm của bạn có gì thì sau này khách hàng cũng cần cái đó. Nhỏ thì như mấy đồ thủy tinh, đồ nhựa, lớn thì vô cùng lắm...


Đánh giá như sau:
1: Giữ lại làm giảng viên. Không dám đánh giá, bạn bè chưa ai làm.

2: Làm cho các trung tâm, viện nghiên cứu: nói chung thích hợp với các bạn nữ vì công việc nhẹ nhàng, giờ giấc cũng thoải mái. Hoặc các bạn đam mê nghiên cứu. Ngặt 1 nỗi làm ở đây vài năm đầu tiền hơi ít ( cỡ 3 - 5 tr/ tháng). Các năm sau thì chưa biết, vì mình cũng mới ra trường được 5 năm, lẻ vài tháng. Tóm lại chú nào mà không vì đam mê khoa học, không yêu thích việc nhẹ nhàng, ko cần giờ giấc thoải mái thì đừng lên làm ở đây. Tuy nhiên ở viện nghiên cứu có 1 cái hay là được làm chuyên môn nhiều, kiến thức chuyên ngành cũng được update thường xuyên. Có một số trường hợp làm được vài năm, lấy kiến thức + kinh nghiệm chim cút ra ngoài làm.

3: Làm QC, QA, R&D cho các công ty sản xuất:
Lương thì cũng tạm tạm thôi. Nếu mới làm nhân viên đa phần cũng nhỏ hơn 10tr

4. Làm nhân viên kinh doanh:
- Nếu làm ngành này các bạn lên chọn các hãng nước ngoài mở văn phòng đại diện tại Việt Nam mà làm. Các hãng thì yêu cầu cao hơn so vs các công ty trong nước, ít nhất là tiếng anh phải đọc dịch tài liệu về sản phẩm được. Làm nhân viên kinh doanh thì sức ép về doanh số rất lớn. Phải vượt qua nó thì mới có thể làm lâu dài được.

Đặc biệt các bạn mà đã làm đồ án nghiên cứu, các bạn mà có kinh nghiệm phòng thí nghiệm nhiều thì khi làm nhân viên kinh doanh có lợi thế hơn nhiều! ( kiến thức ít khi sử dụng, nhưng kiến thức sẽ giúp ta tự tin hơn khi đi gặp khách hàng)
Mình cũng khuyên các bạn lên học tốt tiếng anh nữa. Các bạn học tiếng anh tốt, khi đi phỏng vấn thì lợi thế lắm ( tốt = đọc, dịch tài liệu, giao tiếp đơn giản, viết/ nói sai cấu trúc tùm lum, miễn dịch tài liệu đúng, nói + viết người nghe / đọc hiểu được là được)

Trên đây là một vài chia sẻ dựa trên kinh nghiệm mình.
Mình giờ làm trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị phòng thí nghiệm nhé ! Cũng được 5 năm rồi, nếu bạn nào yêu thích kinh doanh lĩnh vực này có thể trao đổi mình nhé.
quá hay anh ạ. em đang là sv nam 2. muốn a tu vấn nhiều điều hon
 
Mình xin được bổ sung....
Ngành công nghệ sinh học là một lĩnh vực rộng lớn với nhiều hướng phát triển và cơ hội việc làm. Dưới đây là một số thông tin chi tiết về hướng nghiệp, công việc, mức lương và cách xin việc trong ngành này.

1. Các Lĩnh Vực Làm Việc​

Sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ sinh học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

  • Nghiên cứu và Phát triển (R&D): Làm việc trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu, phát triển các sản phẩm sinh học mới, cải tiến kỹ thuật sản xuất.
  • Sản xuất và Chế biến: Làm việc trong các nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, mỹ phẩm có sử dụng công nghệ sinh học.
  • Y tế và Dược phẩm: Làm việc trong các bệnh viện, trung tâm y tế, công ty dược phẩm, nghiên cứu về các loại thuốc, vaccine.
  • Nông nghiệp và Thủy sản: Phát triển các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản cải tiến, an toàn thực phẩm.
  • Môi trường: Làm việc trong các dự án bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, cải thiện chất lượng nước và không khí.

2. Hướng Nghiệp​

  • Nghiên cứu Sinh học và Y học: Các viện nghiên cứu, trung tâm y tế.
  • Sản xuất Công nghiệp: Nhà máy sản xuất thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm.
  • Giảng dạy: Trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo.

3. Mức Lương​

Mức lương của người làm trong ngành công nghệ sinh học có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí, kinh nghiệm, và địa điểm làm việc:

  • Nhân viên mới ra trường: Thường từ 7-12 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên có kinh nghiệm (3-5 năm): Thường từ 12-20 triệu đồng/tháng.
  • Quản lý, chuyên gia: Trên 20 triệu đồng/tháng, có thể lên tới 50 triệu đồng/tháng hoặc hơn đối với các vị trí cao cấp và làm việc tại các công ty nước ngoài.

4. Cách Xin Việc​

  • Chuẩn bị Hồ Sơ: Bao gồm CV, đơn xin việc, các chứng chỉ liên quan, thư giới thiệu (nếu có).
  • Tìm kiếm Cơ Hội Việc Làm: Qua các trang tuyển dụng trực tuyến (VietnamWorks, CareerBuilder, JobStreet), mạng xã hội LinkedIn, các hội chợ việc làm.
  • Nộp Đơn Trực Tiếp: Đến các công ty, viện nghiên cứu, trung tâm y tế có nhu cầu tuyển dụng.
  • Tham Gia Các Khóa Đào Tạo, Hội Thảo: Để mở rộng kiến thức và mạng lưới quan hệ.
  • Thực Tập: Tham gia thực tập tại các công ty, viện nghiên cứu để tích lũy kinh nghiệm và tăng cơ hội được tuyển dụng chính thức.

 
Last edited:

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top