Hệ thống biểu hiện nhân thực và nhân sơ (câu hỏi ôn thi HSG Quốc gia)

Nguyễn Tuấn Anh

Senior Member
Mình có câu hỏi thế này:" Tại sao trong kĩ thuật di truyền trước đây người ta dùng vi khuẩn (nhân sơ) để đưa ADN lai vào rồi nhân giống, nhưng hiện nay lại thường dùng nhân thực ( nấm)?"
Nhờ anh em giải dùm! ^^
 

Tôi không hiểu rõ lắm khái niệm "trước đây" và "bây giờ" trong câu hỏi của bạn là cách đây bao lâu, nhưng theo tôi biết thì từ lâu người ta đã dùng sinh vật tiền nhân (prokaryotae) như vi khuẩn và sinh vật nhân thật (eukaryotae) như nấm men để tạo dòng và biểu hiện DNA.

Để hiểu khi nào thì dùng đồ chơi nào, bạn cần phải biết mục tiêu của việc tạo dòng và biểu hiện, cái này phải từng trường hợp cụ thể và tùy điều kiện cụ thể mới quyết định được là nên dùng cái nào. Quan trọng nhất là câu hỏi: "Biểu hiện hay không biểu hiện?"

Ví dụ như:
- Nếu bạn có một đoạn trình tự DNA quý hơn vàng, hiện thời chỉ muốn nhân lên để mang đi cất khắp nơi vì sợ mất, bạn chỉ cần chuyển vào một vector (thường là plasmid), rồi biến nạp vào vi khuẩn (tiền nhân), nhân số lượng vi khuẩn lên, rồi mang vi khuẩn cất ở nhiều nơi. Khi nào cần thì lại mang vi khuẩn ra, tách chiết lấy DNA và xài tiếp.
- Nếu bạn muốn giải trình tự một đoạn DNA, bạn cũng chỉ cần cho vào vi khuẩn, nhân lên, tách chiết lại và mang đi giải trình tự.
- Nếu bạn muốn biểu hiện một đoạn DNA thì tùy vào bản chất của đoạn DNA đó. Nếu đó là DNA từ sinh vật tiền nhân, bạn nên biểu hiện ở vi khuẩn; nếu đó là DNA từ sinh vật nhân thật, bạn phải dùng một hệ thống biểu hiện của sinh vật nhân thật (như nấm men) để biểu hiện.

 
Bạn ko hiểu ý của tôi rồi, đúng là trước đây người ta thường xuyên dùng VK E.Coli (nhân sơ) để nhân dòng có chứa ADN tái tổ hợp( sau khi đã tạo ra ADN Lai) vì vi khuẩn sinh sản nhanh, tạo sinh khối lớn. Nhưng hiện nay người ta đã ít dùng vi khuẩn mà lại thường suyên dùng Nấm ( Tức là nhân chuẩn), ý tôi là hiện nay người ta ít dùng nhân sơ nữa mà hay dùng nhân chuẩn để nhân dòng có chứa ADN tái tổ hợp! Và tại sao lại như vậy! Nhân chuẩn có đặc điểm gì hơn nhân sơ nhỉ!
 
Bạn ko hiểu ý của tôi rồi, đúng là trước đây người ta thường xuyên dùng VK E.Coli (nhân sơ) để nhân dòng có chứa ADN tái tổ hợp( sau khi đã tạo ra ADN Lai) vì vi khuẩn sinh sản nhanh, tạo sinh khối lớn. Nhưng hiện nay người ta đã ít dùng vi khuẩn mà lại thường suyên dùng Nấm ( Tức là nhân chuẩn), ý tôi là hiện nay người ta ít dùng nhân sơ nữa mà hay dùng nhân chuẩn để nhân dòng có chứa ADN tái tổ hợp! Và tại sao lại như vậy! Nhân chuẩn có đặc điểm gì hơn nhân sơ nhỉ!

Bạn tự nghĩ ra nhận định này hay đọc ở đâu hay ai nói cho?
 
Hi hi, lại mấy câu hỏi do các bác ra đề học sinh giỏi ngồi 'tự ngẫm' ra. "Thú vị thật".
Bạn Tuấn Anh, bất kể đề ra đúng hay sai, bạn vẫn có thể dễ dàng trả lời câu hỏi này mà. Xem xét các vấn đề như kích thước đoạn gene ngoại lai cần đưa vào, và tốc độ sinh sản của con nô lệ clone đoạn DNA đó lên.
Mới lại, bạn nên tự hỏi 'cloning' để làm gì trước đã nhé?
 
Mình có câu hỏi thế này:" Tại sao trong kĩ thuật di truyền trước đây người ta dùng vi khuẩn (nhân sơ) để đưa ADN lai vào rồi nhân giống, nhưng hiện nay lại thường dùng nhân thực ( nấm)?"
Nhờ anh em giải dùm! ^^
Nếu bạn nói dùng vi khuẩn để đưa DNA vào là hoàn toàn sai lầm. Việc chuyển Gen người ta thường dùng là các Vector chuyển Gen.
Điểm mà một vetor cần có là:
Chúng là những phân tử DNA nhỏ.
CÓ những điểm khởi đầu sao chép (Ori of replication).
Phải có các Marker để cho vector đượcdễ dàng phát hiện.
Và có những điểm nhận biết các enzyme cắt hạn chế (RE).
VẬy khi đó bạn so sánh plasmid của vi khuẩn ví dụ pBR322 với YAC(yeast artificial chromosome) thữem .Khi đó bạn sẽ có câu trả lời.
 

Attachments

  • pBR.jpg
    pBR.jpg
    5.3 KB · Views: 305
  • Exam1YAC4.jpg
    Exam1YAC4.jpg
    13.2 KB · Views: 302
O la la, lại một bé cái nhầm nữa.
Bạn ấy biết rõ nhà máy để nhân DNA là con E.Coli, và cái xe đưa DNA vào nhà máy là vector mà.
 
Nếu thế thì câu hỏi phải là ":" Tại sao trong kĩ thuật di truyền trước đây người ta đưa ADN lai vào vi khuẩn rồi nhân giống...".(nhân giống????)
Chứ nếu giữnguyên văn thì câu này không ổn .Nếu Anh Lương cho đó là của những người ra đề thi học sinh giỏi thì tôi thấy có lẽ chắc tuyển được nhiều học sinh giỏi lắm nhỉ.
 
Ha ha! Mình có đáp án rồi các bạn ơi! Đáp án là thế này( nguyên văn luôn đó nghe):
_ Do trong tế bào nhân chuẩn có đủ các loại enzim để loại bỏ các đoạn intron và exon nên khi đưa ADN lai vào tế bào thì sẽ tạo ra đúng loại protein mong muốn!
_ Khi dùng nhân sơ làm vật chủ thì có những nhược điểm như có tế bào nhân sơ đơn giản, chưa có màng nhân nên khi đưa ADN tái tổ hợp vào để thì nhiều khi sẽ ko tạo ra được loại protein mong muốn . Vì protein đó là protein của nhân chuẩn nên có thể sẽ ko được biểu hiện ở nhân sơ hoặc do môi trường ko thích hợp!
Đáp án là thế đây các bạn ạ.
Câu này là mình lấy ở trong cuốn vở của mấy anh chị khóa trước ra Hà Nội để GS Vũ Đức Lưu ôn chuẩn bị thi QG , chứ ko phải là bịa ra đâu bạn H­ưng ạ, còn mình ko nói là dùng VK làm vectơ đâu bạn Đại ạ.!^^, bạn đọc ở đâu mà noi' mình bảo là dùng VK làm vectơ đấy! ^^
 

Nếu đáp án là như thế thì bạn có thể xem lại những trao đổi ở trên. Trong đó mọi người đã nhấn mạnh việc quyết định sử dụng vi sinh vật prokaryotae (vi khuẩn) hay eukaryotae (nấm men) để tạo dòng là tùy vào mục đích, yêu cầu cụ thể. Trong đó quan trọng nhất vẫn là "biểu hiện hay không biểu hiện".
- Nếu bạn muốn biểu hiện một gene từ sinh vật eukaryotae (động vật, thực vật, nấm, v.v...), bạn phải sử dụng nấm men. Chi tiết thì như câu trả lời bạn vừa tìm ra.
- Nếu bạn chỉ muốn giải trình tự hoặc lưu trữ thì vi sinh vật prokaryotae hay eukaryotae đều tốt cả. Người ta thường dùng vi khuẩn (E. coli) cho tiện.

Theo em hiểu, thắc mắc của anh Hưng về độ chuẩn xác của câu hỏi không phải ở chỗ là vì sao lại dùng vi khuẩn hay nấm men, mà tại sao lại có chữ "ngày xưa" và "bây giờ". Em đồng tình với anh Hưng ở chỗ này.
Như đã nói, tùy loại gene nào bạn nghiên cứu mà dùng hệ thống nhân dòng cho phù hợp. Hiện nay, các vi sinh vật prokaryotae (vi khuẩn, virus) vẫn đang được sử dụng vô cùng rộng rãi bao la để nhân dòng và biểu hiện (đôi khi được dùng để biểu hiện cả gene của sinh vật eukaryotae).

Câu hỏi nên được đặt ra thế này: "Bên cạnh vi khuẩn, vì sao hiện nay người ta sử dụng thêm vi sinh vật nhân thật (nấm men) để nhân dòng và biểu hiện gene? Ưu và nhược điểm của từng loại hệ thống?". (Hy vọng câu hỏi này dễ trả lời hơn).
 
Ha ha! Mình có đáp án rồi các bạn ơi! Đáp án là thế này( nguyên văn luôn đó nghe):
_ Do trong tế bào nhân chuẩn có đủ các loại enzim để loại bỏ các đoạn intron và exon nên khi đưa ADN lai vào tế bào thì sẽ tạo ra đúng loại protein mong muốn!
_ Khi dùng nhân sơ làm vật chủ thì có những nhược điểm như có tế bào nhân sơ đơn giản, chưa có màng nhân nên khi đưa ADN tái tổ hợp vào để thì nhiều khi sẽ ko tạo ra được loại protein mong muốn . Vì protein đó là protein của nhân chuẩn nên có thể sẽ ko được biểu hiện ở nhân sơ hoặc do môi trường ko thích hợp!
Đáp án là thế đây các bạn ạ.
Câu này là mình lấy ở trong cuốn vở của mấy anh chị khóa trước ra Hà Nội để GS Vũ Đức Lưu ôn chuẩn bị thi QG , chứ ko phải là bịa ra đâu bạn H­ưng ạ, còn mình ko nói là dùng VK làm vectơ đâu bạn Đại ạ.!^^, bạn đọc ở đâu mà noi' mình bảo là dùng VK làm vectơ đấy! ^^

Sợ rồi. Câu hỏi và câu trả lời dành cho thi Quốc Gia thì sợ quá rồi. Em ngu dốt cũng xin nói vài lời các bạn nghe cho vui.

Về câu hỏi:

Mình có câu hỏi thế này:" Tại sao trong kĩ thuật di truyền trước đây người ta dùng vi khuẩn (nhân sơ) để đưa ADN lai vào rồi nhân giống, nhưng hiện nay lại thường dùng nhân thực ( nấm)?"
Nhờ anh em giải dùm! ^^

1. DNA lai: dùng từ không rõ ràng và đúng nghĩa.

- DNA có thể là 1 đoạn mạch thẳng, có thể là plasmid... Hiểu sao đây.
- Thường dùng từ DNA tái tổ hợp chứ DNA lai thì sợ là không biết hiểu thế nào, hybridization cũng dịch là lai. Trước hồi sinh viên em gắn DNA tách dòng vào plasmid (ligation) và dùng từ lai DNA với plasmid. Bị sếp chửi cho tối mắt tối mũi, đến giờ còn nhớ. Chẳng là trước kia sếp là chuyên gia FISH nên dùng cái từ "lai" là bị phạm húy ngay, đáng kiếp!!!.

2. Nhân giống: từ này đúng là không thể chấp nhận được. Bạn Đại cũng nói rồi đấy.
- Nhân giống thường là từ dùng cho sinh vật chứ không phải DNA. Vậy đưa "DNA lai" vào nhằm nhân giống con vi khuẩn hay nhân DNA này vậy?
- Cho dù cố gắng áp từ "nhân giống" vào đây thì cũng cần chỉ ra "nhân giống" cái gì?
- "Nhân giống" ở đây nên hiểu theo nghĩa nào? Như Đôn có nói, theo nghĩa tách dòng hay biểu hiện. Đó là mấu chốt để trả lời câu hỏi. Nhưng chỉ với từ "nhân giống" này thì chả ai hiểu gì.

Bạn ko hiểu ý của tôi rồi, đúng là trước đây người ta thường xuyên dùng VK E.Coli (nhân sơ) để nhân dòng có chứa ADN tái tổ hợp( sau khi đã tạo ra ADN Lai) vì vi khuẩn sinh sản nhanh, tạo sinh khối lớn. Nhưng hiện nay người ta đã ít dùng vi khuẩn mà lại thường suyên dùng Nấm ( Tức là nhân chuẩn), ý tôi là hiện nay người ta ít dùng nhân sơ nữa mà hay dùng nhân chuẩn để nhân dòng có chứa ADN tái tổ hợp! Và tại sao lại như vậy! Nhân chuẩn có đặc điểm gì hơn nhân sơ nhỉ!

Cũng chính vì dùng từ mập mờ như vậy mà bạn Tuấn Anh đã hiểu sai bét be câu hỏi. (đó là tôi dựa vào nguyên văn câu trả lời thì suy ra câu hỏi nhắm đến biểu hiện chứ không phải tách dòng). Cũng chính vì câu hỏi vậy mà giờ ra đường sinh viên nói chuyện "nhân chuẩn, nhân sơ" có trời mới hiểu họ nói cái gì.

3. Dùng nhân thực (nấm)": đọc đến chỗ này thì cười chảy cả nước mắt.

4. Vấn đề từ trước đây và hiện nay. Bạn Đôn đã chỉ ra mập mờ. Nhưng tôi xin nói thêm. Hiện nay người ta vẫn dùng E. coli để biểu hiện ầm ầm. Quan trọng là biểu hiện protein gì, mục đích để làm gì. Giờ bạn muốn biểu hiện protein của mấy con nhân sơ lại đi đưa nó vào nhân thật làm chi cho mệt thế? Chưa nói về mặt kỹ thuật.

Đến đây thì thưa bạn Tuấn Anh kính mến, mong bạn có thể hiểu câu hỏi này nó vớ vẩn thế nào. Mong rằng câu hỏi này không phải bận "chép nguyên văn" mà nhớ lộn thế nào đó. Đôn đã sửa lại câu hỏi rất hay, theo tôi cũng có thể sửa lại như sau:

Vì sao gần đây trong kỹ thuật di truyền người ta thường dùng nấm (vi sinh vật nhân thực) để biểu hiện protein có nguồn gốc nhân thực mà không dùng vi khuẩn (vi sinh vật nhân sơ).

Chú ý là Đôn có đưa ra một ý mà các bạn đáng suy ngẫm

Hiện nay, các vi sinh vật prokaryotae (vi khuẩn, virus) vẫn đang được sử dụng vô cùng rộng rãi bao la để nhân dòng và biểu hiện (đôi khi được dùng để biểu hiện cả gene của sinh vật eukaryotae).

Không biết các bạn sinh viên có giãy nảy lên khi nghe Đôn nói dùng virus để nhân dòng và biểu hiện không :D. Nhưng xin thưa là có dùng đấy.

Về câu trả lời: Câu trả lời này cho dù là của một GS thì cũng không thể chấp nhận được.

Đáp án là thế này( nguyên văn luôn đó nghe):
_ Do trong tế bào nhân chuẩn có đủ các loại enzim để loại bỏ các đoạn intron và exon nên khi đưa ADN lai vào tế bào thì sẽ tạo ra đúng loại protein mong muốn!

Câu hỏi ở đây không nói rõ mục tiêu là biểu hiện hay tách dòng. Cho dù cố hiểu câu hỏi hướng tới biểu hiện thì vẫn cần phân biệt biểu hiện protein của nhân thật hay nhân sơ và mục đích làm gì.

- Nhằm biểu hiện Protein nhân sơ thì lấy đâu ra intron mà lo ngại thế. Cho dù biểu hiện protein nhân thật thì đương nhiên người ta tách dòng từ mRNA nên cũng không phải lo đến intron. Vì vậy ý trên của đáp án là sai bét be. Chẳng ai dở hơi đưa cả đoạn gene chứa intron và exon đi biểu hiện làm gì. Nhất là "hiện nay".

_ Khi dùng nhân sơ làm vật chủ thì có những nhược điểm như có tế bào nhân sơ đơn giản, chưa có màng nhân nên khi đưa ADN tái tổ hợp vào để thì nhiều khi sẽ ko tạo ra được loại protein mong muốn .

Bạn Tuấn Anh thứ cho mình dốt, không hiểu màng nhân thì liên quan gì đến việc "biểu hiện được loại protein mong muốn"???

Vì protein đó là protein của nhân chuẩn nên có thể sẽ ko được biểu hiện ở nhân sơ hoặc do môi trường ko thích hợp!

Câu hỏi đâu có nói biểu hiện protein nhân sơ, nhân chuẩn gì đâu mà trả lời vậy mới kỳ. Cho dù vậy, một số loại protein nhân chuẩn vẫn được biểu hiện trong vi khuẩn. Mà cũng không hiểu "hoặc do môi trường không thích hợp" ở đây là nghĩa gì nữa. Bó tay.

Tóm lại, câu trả lời này đúng theo dạng .... đáp án. Tức biết trước đáp án rồi áp vào trả lời chứ không dựa vào câu hỏi. Như kiểu giải toán bất đẳng thức của Phan Huy Khải. Đùng cái ta chứng minh bổ đề sau blah....blah. Xong cái bổ đề thì 2 dòng ra đáp án :D.

Về hàm lượng khoa học và tính chính xác của câu trả lời (theo câu hỏi mà tôi đã sửa lại) thì xin thưa là tôi cho 2/10 điểm. Vị GS trả lời câu này chắc trên 60 tuổi và dùng kiến thức từ độ 30 năm trước để trả lời. Ừ, mà chắc kiến thức đó cũng là đủ để bạn Tuấn Anh đi thi Quốc Gia và không coi mọi người vào đâu.
 
Câu trả lời nguyên văn là như thế ! Nếu bạn thắc mắc thì có thể tìm ông Lưu mà trao đổi thêm!
Còn trong lúc đưa ra câu hỏi thì tôi có thể nói sai 1 số thuật ngữ nhưng cũng chả ảnh hưởng gì đến cái ý chung của câu hỏi, đọc xong câu hỏi thì vẫn hiểu được là đang hỏi gì, cũng ko cần bạn phải soi mói từng câu từng chữ như thế!
Nếu bạn ko biết đáp án hoặc đóng góp ý kiến thì tùy, chứ đi nói kháy người khác như thế là không được. Đáp án như thế theo tôi là quá rõ ràng rồi, có thể bạn nên đọc kĩ lại trước khi nói chứ, GS Vũ Đức Lưu thì ai cũng đã biết rồi, chỉ có những người ko biết gì mới nói: "Vị GS trả lời câu này chắc trên 60 tuổi và dùng kiến thức từ độ 30 năm trước để trả lời "., nghe thật nực cười, 1 nghiên cứu sinh bình thường mà lại dám nói 1 GS đầu ngành như thế! Ha ha ha ! ^^
Còn việc dùng nhân chuẩn có thể nói đại khái thế này, thông thường loại protein mà người ta muốn tổng hợp thì nhiều, hiện nay đa số là loại protein của nhân chuẩn( Nghĩ xem đúng ko^^), mà như thế thì theo đáp án là rất hợp lí! Bạn cũng có thể tham khao bộ sách Công Nghệ Sinh Học( Cái bộ 4 tập ấy) mà xem, trong đấy các tác giả cũng viết y như thế! ^^( Cái màng nhân họ cũng viết trong đó đấy, thử hỏi lại họ xem! Ha ha ha).
Tôi ko nói là kiến thức mình nhiều, tôi chỉ muốn đưa 1 câu hỏi hay cho mọi người góp ý! ^^
Ừ đấy, kiến thức tôi vậy là đủ để thi QG rồi đấy, có ý kiến gì không!^^
Nói chung là biết thì nói, ko biết thì núp!^^
 
Câu trả lời nguyên văn là như thế ! Nếu bạn thắc mắc thì có thể tìm ông Lưu mà trao đổi thêm!
Còn trong lúc đưa ra câu hỏi thì tôi có thể nói sai 1 số thuật ngữ nhưng cũng chả ảnh hưởng gì đến cái ý chung của câu hỏi, đọc xong câu hỏi thì vẫn hiểu được là đang hỏi gì, cũng ko cần bạn phải soi mói từng câu từng chữ như thế!
Nếu bạn ko biết đáp án hoặc đóng góp ý kiến thì tùy, chứ đi nói kháy người khác như thế là không được. Đáp án như thế theo tôi là quá rõ ràng rồi, có thể bạn nên đọc kĩ lại trước khi nói chứ, GS Vũ Đức Lưu thì ai cũng đã biết rồi, chỉ có những người ko biết gì mới nói: "Vị GS trả lời câu này chắc trên 60 tuổi và dùng kiến thức từ độ 30 năm trước để trả lời "., nghe thật nực cười, 1 nghiên cứu sinh bình thường mà lại dám nói 1 GS đầu ngành như thế! Ha ha ha ! ^^
Còn việc dùng nhân chuẩn có thể nói đại khái thế này, thông thường loại protein mà người ta muốn tổng hợp thì nhiều, hiện nay đa số là loại protein của nhân chuẩn( Nghĩ xem đúng ko^^), mà như thế thì theo đáp án là rất hợp lí! Bạn cũng có thể tham khao bộ sách Công Nghệ Sinh Học( Cái bộ 4 tập ấy) mà xem, trong đấy các tác giả cũng viết y như thế! ^^( Cái màng nhân họ cũng viết trong đó đấy, thử hỏi lại họ xem! Ha ha ha).
Tôi ko nói là kiến thức mình nhiều, tôi chỉ muốn đưa 1 câu hỏi hay cho mọi người góp ý! ^^
Ừ đấy, kiến thức tôi vậy là đủ để thi QG rồi đấy, có ý kiến gì không!^^
Nói chung là biết thì nói, ko biết thì núp!^^

Uiui sợ quá, đi núp ngay đây......
 
Hi all,

Bài này post ở mục Sinh học Phổ thông nên có định hướng dành cho các HS cấp 3. Tuy nhiên, nếu Ng Tuấn Anh có sở thích về SHPT và muốn sau này học sâu về ngành này thì nên có một thái độ học hỏi cầu thì.

Về vấn đề câu hỏi và câu trả lời thì đúng là đáp án của GS Lưu có vấn đề như Hưng đã phân tích. Tôi nhấn mạnh việc tại sao trong một số trường hợp biểu hiện protein lại nên chọn hệ thống biểu hiện nhân thực vì:

1) các cơ chế biến đổi sau dịch mã (post translation modification)
2) codon usage

PS. Các sách về SHPT ở VN hiện giờ đã có quá nhiều kiến thức lỗi thời và sai lệch. Người đọc nên tìm hiểu thêm kiến thức trên internet và luyện cho mình óc hoài nghi khoa học và khả năng phân tích, tổng hợp tài liệu chứ ko dựa vào 1 nguồn tài liệu thông thường.
 
Có vài nhời với bạn Tuấn Anh.
1. Bạn đưa câu hỏi lên diễn đàn để cho vui hay để học hỏi ?
- Chắc chắn ai cũng nói là để học hỏi nghiêm túc rồi. Nhưng thật lòng tôi thấy post lên cho vui thì phải, vì sử dụng thuật ngữ khoa học không chuẩn, không chuẩn thì không bao giờ đến được "chân lý" cả - thầy Việt Nam dậy tôi thế đây. Mục đích của cuối cùng của nghiên cứu khoa học là chân lý. OK ? Mấy bác kia chịu khó phản biện bạn là giúp bạn đấy, không nên tự ái.
2. Bạn nghĩ mình giỏi - OK vào tuyển Quốc Gia là giỏi rồi, học từ giáo sư "đầu ngành" cũng là rất tốt, nhưng bạn thử tự hỏi mình đã đi đến tận cùng của vấn đề chưa? học từ nhưng người giỏi hơn ông GS đầu ngành này chưa ? tìm ra tài liệu mới hơn, hay ít nhất là kiểm chứng được độ chính xác của bộ sách Công Nghệ Sinh học chưa ? kiến thức thay đổi ầm ầm bạn ạ, mình vừa tậu được báo cáo khoa học "update" nhất về, đọc chưa kịp ngấm hết thì ra một đống mới tinh, nếu mà vấn đề mình đọc đúng thì không sao, chứ người ta lại chứng minh là chưa chuẩn, chưa đến chân lý thì ... buồn.
3. Nói vui ngoài lề nhé : Ông bác sỹ tương lai ơi, ông định làm ở viện nào để tôi còn ... tránh :) :) :)
 
À, về câu hỏi này thì em đã có thêm các tài liệu tham khảo như: Công nghệ sinh học mới xuất bản năm trước đây, trong đó các tác giả cũng ghi rất rõ ràng!
À mà cũng chẳng cần đi đâu xa cả, chả cần tìm sách làm gì cho mệt. Đáp án câu hỏi trên cũng có ngay trong câu 18 và câu 2 mươi mấy đó( em cũng ko nhớ rõ^^) , phần trắc nghiệm của đề thi chọn đội tuyển thi olympic quốc tế năm 2002. Mọi người có thể xem lại! ^^
Em hứa sẽ rút kinh nghiệm là lần sau sẽ đưa ra các thuật ngữ chính xác hơn . Em cũng muốn học hỏi thêm kiến thức từ 4rum chứ ko có ý là trổ tài đâu ạ! ^^
À quên, anh Hưng cho em sorry nha! ^^
 
À, về câu hỏi này thì em đã có thêm các tài liệu tham khảo như: Công nghệ sinh học mới xuất bản năm trước đây, trong đó các tác giả cũng ghi rất rõ ràng!
À mà cũng chẳng cần đi đâu xa cả, chả cần tìm sách làm gì cho mệt. Đáp án câu hỏi trên cũng có ngay trong câu 18 và câu 2 mươi mấy đó( em cũng ko nhớ rõ^^) , phần trắc nghiệm của đề thi chọn đội tuyển thi olympic quốc tế năm 2002. Mọi người có thể xem lại! ^^
Em hứa sẽ rút kinh nghiệm là lần sau sẽ đưa ra các thuật ngữ chính xác hơn . Em cũng muốn học hỏi thêm kiến thức từ 4rum chứ ko có ý là trổ tài đâu ạ! ^^
À quên, anh Hưng cho em sorry nha! ^^


Bạn đi ôn thi thì phải theo đáp án là đúng rồi. Nhưng sau này nếu bạn có dịp gặp GS thì nhắn giùm là đáp án sai rồi. Mà đáp án đã sai thì cũng cần phải thông báo để HS năm sau ko sử dụng nó như là 1 thứ chân kinh để rồi đi thi Quốc tế hoặc về sau lên Đại học sai hết kiến thức. Đây là câu hỏi liên quan đến một công việc thường trực ở các lab về SHPT trên thế giới nên SV VN ko thể ko hiểu nếu muốn đi vào lĩnh vực nghiên cứu này.

Đáp án này được xây dựng ko phải từ những kiến thức thực tế trong phòng thí nghiệm và dựa trên tư duy logic của người thầy giáo. GS chắc chắn chưa từng clone và biểu hiện 1 gene nào trên nấm men cả. Một điều tôi muốn nhắc lại là Sinh học là môn khoa học thực nghiệm chứ ko phải là khoa học lý thuyết như toán. Do đó kiến thức sinh học là xuất phát từ phòng thí nghiệm chứ ko phải tư duy trừu tượng.

Với lại luyện thi Quốc tế nước mình là kiểu ép kiến thức trên ĐH xuống cấp 3 cộng với luyện tư duy logic và IQ. Đây là việc cần làm của cả 3 năm THPT chứ ko chỉ vài tháng tập sự, nhồi nhét. Chán.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top