Đó là nhận xét của ông Dean Lee, Giám đốc nhân sự Công ty Compal sau buổi tuyển dụng tại ĐH Bách khoa Hà Nội. Để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao, theo ông Lee, công ty phải tham gia đầu tư vào quá trình đào tạo SV tại các trường ĐH.
<TABLE class="" cellSpacing=0 cellPadding=3 width=150 align=right fck_template="imagecontener"><TBODY><TR><TD></TD></TR><TR style="COLOR: rgb(0,0,255)" align=justify><TD class=image_desc>Ông Dean Lee: "Mỗi năm, chúng tôi dành 100 triệu USD nghiên cứu và phát triển nhân lực...". Ảnh: L.H</TD></TR></TBODY></TABLE>- Ở Đài Loan, công ty của ông có chính sách liên kết với các trường học để đào tạo nguồn nhân lực không?
- Mỗi năm chúng tôi dành 1% tổng số doanh thu toàn cầu của tập đoàn, tương đương 100 triệu USD cho công tác R&D (Research and Development - nghiên cứu và phát triển), trong đó có 1 phần lớn được đầu tư vào các trường ĐH để đào tạo nhân lực.
Các thiết bị trong lĩnh vực công nghệ thông tin của tất cả các trường ĐH ở Đài Loan đều do tập đoàn chúng tôi và 10 công ty đối tác cung cấp. Chúng tôi còn đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm, phòng thực hành và SV ngay từ năm thứ 1 đã được đào tạo bồi dưỡng kiến thức kỹ năng thực tế theo đúng phương châm "học đi đôi với hành".
Các giáo viên của những trường mà chúng tôi liên kết đều có sự hiểu biết sâu sắc về công ty chúng tôi nên họ cung cấp thông tin về công ty cho SV, đồng thời định hướng lựa chọn công việc sau tốt nghiệp. Công ty thường xuyên cử nhân viên tới các trường để chia sẻ kinh nghiệm thực tế với SV.
Sự hợp tác chặt chẽ này mang lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp bởi chúng tôi đảm bảo sẽ tuyển được đội ngũ nhân viên chất lượng cao và "chăm sóc" họ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Chính phủ rất ủng hộ và dành ưu đãi cho các doanh nghiệp chú trọng vào đào tạo như chúng tôi.
- Qua quá trình tuyển dụng lao động tại các trường ĐH ở VN, ông nhận thấy SVVN sau khi ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu của các công ty không?
- Công ty tôi mong muốn tuyển được khoảng 200 lao động, chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng sau buổi đầu tiên tại ĐH Bách khoa Hà Nội mới tuyển được 20 bạn.
Sau khi trúng tuyển, các SV này sẽ được đi đào tạo thêm 1 năm ở Trung Quốc.
Theo nhận xét của cá nhân tôi, SVVN khi đi xin việc chưa có ý thức tìm hiểu sâu về công ty trong khi đây là 1 trong những yêu cầu rất quan trọng. Bên cạnh đó, chỉ có SV năm cuối mới quan tâm tới tìm việc còn SV các năm trước có vẻ thờ ơ.
Trình độ ngoại ngữ hạn chế cũng là một trong các vấn đề của SVVN. Chỉ có 1 số SV có thể trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh, còn lại vẫn cần phiên dịch.
Khoảng cách giữa kiến thức học ở trường và thực tế khá xa vời. Dường như trường học đào tạo thiếu cả những kiến thức và kỹ năng cơ bản thuộc về chuyên ngành. Vì thế, hiện nay, chúng tôi đã liên kết với ĐH Bách khoa Hà Nội và 1 số trường nghề ở Vĩnh Phúc để xây dựng phòng thí nghiệm và cung cấp vật tư. Chúng tôi sẽ đầu tư cả cơ sở vật chất và truyền đạt cả kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho SV.
Hiện nay, công ty chúng tôi ở Trung Quốc cũng có hơn 40 nhân công VN. Họ thật thà, chất phác, làm việc khá chăm chỉ, nhưng không cần mẫn bằng người lao động Đài Loan. Cảm nhận của tôi là tính tự tôn của người lao động VN hơi cao, nhiều lúc có những chuyện có thể góp ý riêng nhẹ nhàng với nhau nhưng vẫn làm ầm lên để ai cũng biết.
Nguồn (http://vietnamnet.vn/giaoduc/2007/11/754722/)
Thật đáng buồn. Trong khi ai cũng hô hào giáo dục là quốc sách, thế mà nhận định trên vẫn tồn tại, ngay ở trường ĐH danh giá nhất Việt Nam. Thế thì còn nói gì đại học vùng, đại học tỉnh, đại học huyện đang mọc như nấm mùa thu.
Mà suy cho cùng, ĐH không có lỗi; lỗi là do trường cấp 3: đáng ra tốt nghiệp cấp 3 phải đọc thông viết thạo tiếng Anh rồi chứ. Nhưng ngẫm lại có lẽ do mất gốc từ cấp 2, hay cấp 1, hay mẫu giáo cũng nên.
Hồi xưa thấy có vụ cãi nhau về đề án nâng cấp tiếng Anh cho người Việt gì đó cãi nhau hăng lắm. Sao các bác ấy không ngồi lại cùng nhau chỉ đích danh ra đâu là vấn đề mà cứ thích ai thắng ai thế nhỉ?
<TABLE class="" cellSpacing=0 cellPadding=3 width=150 align=right fck_template="imagecontener"><TBODY><TR><TD></TD></TR><TR style="COLOR: rgb(0,0,255)" align=justify><TD class=image_desc>Ông Dean Lee: "Mỗi năm, chúng tôi dành 100 triệu USD nghiên cứu và phát triển nhân lực...". Ảnh: L.H</TD></TR></TBODY></TABLE>- Ở Đài Loan, công ty của ông có chính sách liên kết với các trường học để đào tạo nguồn nhân lực không?
- Mỗi năm chúng tôi dành 1% tổng số doanh thu toàn cầu của tập đoàn, tương đương 100 triệu USD cho công tác R&D (Research and Development - nghiên cứu và phát triển), trong đó có 1 phần lớn được đầu tư vào các trường ĐH để đào tạo nhân lực.
Các thiết bị trong lĩnh vực công nghệ thông tin của tất cả các trường ĐH ở Đài Loan đều do tập đoàn chúng tôi và 10 công ty đối tác cung cấp. Chúng tôi còn đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm, phòng thực hành và SV ngay từ năm thứ 1 đã được đào tạo bồi dưỡng kiến thức kỹ năng thực tế theo đúng phương châm "học đi đôi với hành".
Các giáo viên của những trường mà chúng tôi liên kết đều có sự hiểu biết sâu sắc về công ty chúng tôi nên họ cung cấp thông tin về công ty cho SV, đồng thời định hướng lựa chọn công việc sau tốt nghiệp. Công ty thường xuyên cử nhân viên tới các trường để chia sẻ kinh nghiệm thực tế với SV.
Sự hợp tác chặt chẽ này mang lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp bởi chúng tôi đảm bảo sẽ tuyển được đội ngũ nhân viên chất lượng cao và "chăm sóc" họ từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Chính phủ rất ủng hộ và dành ưu đãi cho các doanh nghiệp chú trọng vào đào tạo như chúng tôi.
- Qua quá trình tuyển dụng lao động tại các trường ĐH ở VN, ông nhận thấy SVVN sau khi ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu của các công ty không?
- Công ty tôi mong muốn tuyển được khoảng 200 lao động, chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng sau buổi đầu tiên tại ĐH Bách khoa Hà Nội mới tuyển được 20 bạn.
Sau khi trúng tuyển, các SV này sẽ được đi đào tạo thêm 1 năm ở Trung Quốc.
Theo nhận xét của cá nhân tôi, SVVN khi đi xin việc chưa có ý thức tìm hiểu sâu về công ty trong khi đây là 1 trong những yêu cầu rất quan trọng. Bên cạnh đó, chỉ có SV năm cuối mới quan tâm tới tìm việc còn SV các năm trước có vẻ thờ ơ.
Trình độ ngoại ngữ hạn chế cũng là một trong các vấn đề của SVVN. Chỉ có 1 số SV có thể trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh, còn lại vẫn cần phiên dịch.
Khoảng cách giữa kiến thức học ở trường và thực tế khá xa vời. Dường như trường học đào tạo thiếu cả những kiến thức và kỹ năng cơ bản thuộc về chuyên ngành. Vì thế, hiện nay, chúng tôi đã liên kết với ĐH Bách khoa Hà Nội và 1 số trường nghề ở Vĩnh Phúc để xây dựng phòng thí nghiệm và cung cấp vật tư. Chúng tôi sẽ đầu tư cả cơ sở vật chất và truyền đạt cả kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho SV.
Hiện nay, công ty chúng tôi ở Trung Quốc cũng có hơn 40 nhân công VN. Họ thật thà, chất phác, làm việc khá chăm chỉ, nhưng không cần mẫn bằng người lao động Đài Loan. Cảm nhận của tôi là tính tự tôn của người lao động VN hơi cao, nhiều lúc có những chuyện có thể góp ý riêng nhẹ nhàng với nhau nhưng vẫn làm ầm lên để ai cũng biết.
Nguồn (http://vietnamnet.vn/giaoduc/2007/11/754722/)
Thật đáng buồn. Trong khi ai cũng hô hào giáo dục là quốc sách, thế mà nhận định trên vẫn tồn tại, ngay ở trường ĐH danh giá nhất Việt Nam. Thế thì còn nói gì đại học vùng, đại học tỉnh, đại học huyện đang mọc như nấm mùa thu.
Mà suy cho cùng, ĐH không có lỗi; lỗi là do trường cấp 3: đáng ra tốt nghiệp cấp 3 phải đọc thông viết thạo tiếng Anh rồi chứ. Nhưng ngẫm lại có lẽ do mất gốc từ cấp 2, hay cấp 1, hay mẫu giáo cũng nên.
Hồi xưa thấy có vụ cãi nhau về đề án nâng cấp tiếng Anh cho người Việt gì đó cãi nhau hăng lắm. Sao các bác ấy không ngồi lại cùng nhau chỉ đích danh ra đâu là vấn đề mà cứ thích ai thắng ai thế nhỉ?