Xử lý nước thải bằng thực vật như thế nào?

Phạm Huy Quang

Junior Member

xin chào các bạn!
mình là thành viên mới của diễn đàn, rất mong được giao lưu cùng các bạn.
mình muốn hỏi bạn NGUYỄN HỮU HOÀNG  một chuyện.
mình nghe nói hoàng đã làm một đề tài khoa học về "xử lý nước thải bằng thực vật". mình muốn hoàng nếu có thể hãy cho mình những thông tin cơ bản về quá trình này. những tài liệu về vấn đề này mình có thể tìm thấy ở đâu?. nếu các ?bạn biết xin chỉ giùm. mình đang rất cần. cám ơn bạn trước nhé!
mong ?sớm nhận được tin của hoàng cùng ?tất cả các bạn.
 
vậy bạn có tài liệu gì liên quan tới vấn đề ?này không? nếu có mình có thể liên lạc với bạn để xin tài liệu chứ?
mình biết xử lý nước thải có thể bằng nhiều phương pháp khác nhau, có thể đồng thời kết hợp cả phương pháp sinh,hóa, lý...để đem lại hiệu quả cao hơn, tuy nhiên, điều bọn ?mình quan tâm là bọn mình muốn xử lý nước sinh hoạt kết hợp cả nhiều phương pháp , trong đó dùng thực vật là chính.
theo mình ?biết thì phương pháp xử lý nước thải bằng thực vật đã được nghiên cứu nhiều, và đã được ứng dụng nhiều trên thế giới. nó rất có triển vọng vì rẻ tiền,dễ vận hành, hiệu xuất lọc cao.
bạn đã từng làm đề tài này nhưng chưa thành công, mình nghĩ do nhiều lý do nhưng nhất định không phải vì phương pháp này không hiệu quả. quan trọng là phải tìm ra loại thực vật phù hợp nhất cho công việc này.
bọn mình mới bắt tay vào tìm hiểu phương pháp này ,nhưng mình tin là nó có ?triển vọng, hiện tại bọn mình đang ra sức thu thập đủ tài liệu để viết ra một đề cương chi tiết, cũng có thể coi như phương pháp luận để tiến hành đề tài.
nếu bạn có thể giúp bọn mình được, mình sẽ rất biết ơn.
? dưới đây là một bài mà mình cop được trên mạng, bạn đọc thử và cho nhận xét nhé!
<
XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG BÃI LỌC TRỒNG CÂY - CÔNG NGHỆ MỚI ĐEM LẠI

NHIỀU LỢI ÍCH CHO MÔI TRƯỜNG



Hoàng Đàn



Xử lý nước thải bằng bãi lọc trồng các loại thực vật sống dưới nước đã và đang được áp dụng tại nhiều nước trên thế giới với ưu điểm là rẻ tiền, dễ vận hành, đồng thời mức độ xử lý ô nhiễm cao.

Bãi lọc trồng cây là những vùng đất trong đó có mức nước cao hơn hoặc ngang bằng so với mặt đất trong thời gian dài, đủ để duy trì tình trạng bão hòa của đất và sự phát triển của các vi sinh vật và thực vật sống trong môi trường đó. Các vùng đất ngập nước tự nhiên cũng có thể được sử dụng để làm sạch nước thải, nhưng chúng có một số hạn chế trong quá trình vận hành do khó kiểm soát được chế độ thủy lực và có khả năng gây ảnh hưởng xấu bởi thành phần nước thải tới môi trường sống của động vật hoang dã và hệ sinh thái trong đó.

Đất ngập nước nhân tạo hay bãi lọc trồng cây chính là công nghệ xử lý sinh thái mới, được xây dựng nhằm khắc phục những nhược điểm của bãi đất ngập nước tự nhiên mà vẫn có được những ưu điểm của đất ngập nước tự nhiên. Các nghiên cứu cho thấy, bãi lọc nhân tạo trồng cây hoạt động tốt hơn so với đất ngập nước tự nhiên cùng diện tích, nhờ đáy của bãi lọc nhân tạo có độ dốc hợp lý và chế độ thủy lực được kiểm soát. Độ tin cậy trong hoạt động của bãi lọc nhân tạo cũng được nâng cao do thực vật và những thành phần khác trong bãi lọc nhân tạo có thể quản lý được như mong muốn.

Các hệ thống bãi lọc khác nhau bởi dạng dòng chảy, môi trường và các loại thực vật trồng trong bãi lọc... Có thể phân loại bãi lọc trồng cây thành hai loại: bãi lọc trồng cây ngập nước và bãi lọc ngầm trồng cây. Các loài thực vật được trồng phổ biến nhất trong bãi lọc là Cỏ nến, Sậy, Cói, Bấc, Lách...

Đối với bãi lọc trồng cây ngập nước, dưới đáy của bãi lọc là một lớp đất sét tự nhiên hay nhân tạo, hoặc người ta rải một lớp vải nhựa trống thấm. Trên lớp trống thấm là đất hoặc vật liệu lọc phù hợp cho sự phát triển cảu thực vật có thân nhô lên mặt nước. Dòng nước thải chảy ngang trên bề mặt lớp vật liệu lọc. Hình dạng của bãi lọc này thường là kênh dài và hẹp, chiều sâu lớp nước nhỏ, vận tốc dòng chảy chậm và thân cây trồng nhô lên khỏi bãi lọc là những điều kiện cần thiết để tạo nên chế độ thủy lực kiểu dòng chảy đẩy.

Bãi lọc ngầm trồng cây mới xuất hiện gần đây. Cấu tạo của Bãi lọc này về cơ bản cũng gồm các thành phần tương tự như bãi lọc trồng cây ngập nước, nhưng nước thải chảy ngầm trong lớp lọc của bãi lọc. Lớp lọc, nơi thực vật phát triển trên đó thường có đất, cát, sỏi và đá, được xếp thứ tự từ trên xuống dưới, giữ độ xốp của lớp lọc. Dòng chảy có thể có dạng chảy từ dưới lên, từ trên xuống hay chảy theo phương nằm ngang. Kiểu dòng chảy phổ biến nhất ở bãi lọc ngầm là dòng chảy ngang. Hầu hết các hệ thống này được thiết kế với độ dốc 1% hoặc hơn. Khi chảy qua lớp vật liệu lọc, nước thải được lọc sạch nhờ tiếp xúc với bề mặt của các hạt vật liệu lọc va vùng rễ của thực vật trồng trong bãi lọc. Vùng ngập nước thường thiếu ôxy, nhưng thực vật của bãi lọc có thể vận chuyển một lượng ô xy đáng kể tới hệ thống rễ, tạo nên tiểu vùng hiếu khí cạnh rễ và vùng rễ. Cũng có một vùng hiếu khí trong lớp lọc sát bề mặt tiếp giáp giữa đất và không khí.

Qua các thí nghiệm và ứng dụng thực tế cho thấy. Bãi lọc trồng cây có thể loại bỏ các chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học, chất rắn, Nitơ, Phốtpho, kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ, kể cả vi khuẩn và vi rút. ?Các chất ô nhiễm trên được loại bỏ nhờ nhiều cơ chế đồng thời trong bãi lọc như lắng, kết tủa, hấp phụ hóa học, trao đổi chất của vi sinh vật và sự hấp thụ của thực vật.

Tại miền Bắc Thụy Điển, bãi lọc trồng cây ngập nước được sử dụng để xử lý bổ sung nước thải sau các trạm xử lý nước thải đô thị với mục đích chính là khử nitơ, mặc dù hiệu quả xử lý tổng Phốtpho và BOD cũng khá cao.

Năm 1991, bãi lọc trồng cây dòng chảy ngầm xử lý ?nước thải sinh hoạt đầu tiên đã được xây dựng ở Na Uy. Ngày nay, tại những vùng nông thôn ở Na Uy, phương pháp này đã trở nên rất phổ biến để xử lý nước thải sinh hoạt, nhờ các bãi lọc vận hành với hiệu suất cao thậm chí cả vào mùa đông và yêu cầu bảo dưỡng thấp. Có thể xây dựng bãi lọc trong bất kỳ điều kiện nào về vị trí. Mô hình quy mô nhỏ được áp dụng phổ biến ở Na Uy là hệ thống bao gồm bể tự hoại, tiếp đó là bể lọc sinh học hiếu khí dòng chảy thẳng đứng và một bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy ngang. Bể lọc sinh học hiếu khí trước bãi lọc ngầm để loại bỏ BOD và thực hiện quá trình nitrat hóa trong điều kiện khí hậu lạnh, nơi thực vật "ngủ" vào mùa đông.

<![endif]>Tại Đan Mạch, Hướng dẫn chính thức mới gần đây về xử lý tại chỗ nước thải sinh hoạt đã được Bộ Môi trường Đan Mạch công bố, áp dụng bắt buộc đối với các nhà riêng ở nông thôn. Trong hướng dẫn này, người ta đã đưa vào hệ thống bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy thẳng đứng, cho phép đạt hiệu suất loại bỏ BOD tới 95% và nitrat hóa đạt 90%. Hệ thống này bao gồm cả quá trình kết tủa hóa học để tách Phốtpho trong bể phản ứng -lắng, cho phép loại bỏ 90% Phốtpho.

Ngoài các công năng như đã kể trên, các nghiên cứu khác tại Đức, Thái Lan, Thụy Sỹ, Bồ Đào Nha ?còn cho thấy bãi lọc trồng cây có thể loại bỏ vi sinh vật gây bệnh trong nước thải sinh hoạt và nước thải đô thị; xử lý phân bùn bể phốt và xử lý nước thải công nghiệp, nước rò rỉ bãi rác... Không những thế, thực vật nước từ bãi lọc trồng cây còn có thể được chế biến, sử dụng để thức ăn cho gia súc, phân bón cho đất, làm bột giấy, làm nguyên liệu cho sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ và là nguồn năng lượng thân thiện với môi trường.

Tại Việt Nam, phương pháp xử lý nước thải bằng các bãi lọc ngầm trồng cây còn khá mới mẻ, bước đầu đang được một số trung tâm công nghệ môi trường và trường đại học áp dụng thử nghiệm. Các đề tài nghiên cứu mới đây nhất về áp dụng phương pháp này tại Việt Nam như "Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy thẳng đứng trong điều kiện Việt Nam" của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đô thị và khu công nghiệp (Trường Đại học Xây dựng Hà Nội); "Xây dựng mô hình hệ thống đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải sinh hoạt tại các xã Minh Nông, Bến Gót, Việt Trì" của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội... đã cho thấy hoàn toàn có thể áp dụng phương pháp này trong điều kiện của Việt Nam. Theo GS.TSKH Nguyễn Nghĩa Thìn (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội) thì Việt Nam có đến 34 loại cây có thể sử dụng để làm sạch môi trường nước. Các loài cây này hoàn toàn dễ kiếm tìm ngoài tự nhiên và chúng cũng có sức sống khá mạnh mẽ.

PGS. TS Nguyễn Việt Anh, Chủ nhiệm Đề tài hợp tác nghiên cứu giữa Trường Đại học Tổng hợp Linkoeping (Thụy Điển) và Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đô thị và khu công nghiệp về "Xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc trồng cây" cho biết: "Chúng tôi đang tiến hành thử nghiệm Bãi lọc ngầm trồng cây có dòng chảy thẳng đứng sử dụng các vật liệu sỏi, gạch để xử lý nước thải sau bể tự hoại, trồng các loại thực vật dễ kiếm, phổ biến ở nước ta như Cỏ nến, Thủy trúc, Sậy, Phát lộc, Mai nước... Kết quả rất khả quan, nước thải ra đạt tiêu chuẩn xả ra môi trường hay tái sử dụng lại. Đây là công nghệ xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên, thân thiện với môi trường, cho phép đạt hiệu suất cao, chi phí thấp và ổn định, đồng thời làm tăng giá trị đa dạng sinh học, cải tạo cảnh quan môi trường, hệ sinh thái của địa phương. Sinh khối thực vật, bùn phân hủy, nước thải sau xử lý từ bãi lọc trồng cây còn có giá trị kinh tế. Công nghệ này rất phù hợp với điều kiện của Việt Nam, nhất là cho quy mô hộ, nhóm hộ gia đình, các điểm du lịch, dịch vụ, các trang trại, làng nghề...".
 
em nói tiếp nha . A em không hiểu lắm nếu lọc nước theo kiểu trồng thực vật thủy sinh như thả các thực vật thủy sinh thành mảng chuyện này phổ biến ở Việt Nam , thì đòi hỏi phải tương đối mất thời gian trung bình là 1 tháng có khi còn lâu hơn . Nhưng nếu lọc theo kiểu bãi lọc mà anh nói chuyện này là mới mẻ ở Việt Nam thì thời gian lọc liệu có thể nhanh hơn không . Bởi theo em nghĩ thì ở Nhật người ta còn bơm nước lên để sử lí kiểu này . Đòi hỏi tốn kém hơn .Nhưng vấn đề không chỉ dừng lại ở đó , có vẻ như vấn đề bãi lọc anh post lên nó không thể thực hiện được nhiệm vụ tốt lắm vì theo em nghĩ có lẽ nó chỉ để lọc những thứ nước thải đã qua sử lí nhưng vẫn còn bẩn ấy. Anh có ý kiến gì không . mong có ý kiến của anh về vấn đề nay em rất quan tâm
 
À nhân tiện em có ý kiến nếu ta không trồng cây ở "bãi lọc" trên giá thể mà trồng theo phương pháp thủy canh được không nhỉ? liệu nó có đảm bảo chất lượng lọc nước như cũ không nhỉ.
 
Em cần con chuột anh đưa cho con bò . Cần 1 xu anh đưa 2 tỷ. thế thì sướng quá còn gì. Chỉ tội chưa biết nhiều tiếng anh thôi đành cố vậy . Mà mở file này bằng autobat phải không . Dù sao có cũng hơn không .Cảm ơn nhiều nha
 
Tôi đọc bài báo viết về tinh lọc nước phế thải bằng thực vật thủy sinh từ lâu rồi. Cách mới mẻ nhất đang được khuyến khích là cách dùng cây bèo lục bình (hay còn gọi là bèo Nhật Bản) [Eichhornia crassipes[FONT=&quot]][/FONT]. Bài tiếng Viêt về cây này trên Wikipedia có nhắc tới công dụng này.

Người ta nghĩ ra cách dùng bèo lục bình để tinh lọc nước sau khi nhận xét là bèo này mọc mạnh ở trong nước dơ.

Nguyên tắc đại khái của việc tinh lọc nước phế thải với bèo lục bình là như sau 1) bèo dùng thặng dư P (phosphorus) và N (nitrogen) để mọc; 2) bèo hấp thụ những kim loại nặng ở trong nước phế thải.

Một dự án tinh lọc nước phế thải bằng bèo lục bình gốm bốn giai đoạn.

a) nước phế thải đuơc trữ trong một hồ trồng bèo lục bình. Bèo ăn hết thặng dư P và N và hấp thụ những kim loại nặng. Sau một thời gian bèo sẽ được vớt đi và dùng trong nhiều ngành công kỹ nghệ (kể cả nhiên liệu cho máy biến điện)

b) nước đã được "lọc" bằng bèo sẽ đi qua hai gian đoạn nuôi vi trùng nhu-khí (aerobic) và yếm khí ( anaerobic); vi trùng sẽ ăn hết những thặng chất sinh hóa học.

c) giai đoạn cuối thêm sắt (Fe) vào trong nươc hồ để khuyến khích rêu mọc và tái tạo nồng độ dưỡng khí.

Tôi đã đọc là nườc tinh lọc kiểu này đủ tinh khiết để uống khỏi cần nấu.

Cách tinh lọc này tốn rất ít năng lượng (điện hay ga để chạy máy bơm) và nhiên liệu (một chút sắt trong giai đoạn cuối cùng).

Nếu muốn, tôi có thể gửi kèm vài cái links tiếng Anh.

http://vi.wikipedia.org/wiki/Lục_bình
 
Nhưng cho em hỏi về thời gian lọc nước thì phương pháp nào hơn . Theo em thì phương pháp bãi lọc nhanh hơn . Bởi vì phương pháp dùng bèo thì thời gian lọc không được nhanh .Mà tốc độ lọc góp phần quyết định ở các nơi có lượng nước thải cao và không có không gian rộng . Nếu ta áp dụng vào hồ nước hay kênh đang bị ô nhiễm thường xuyên như sông Tô Lịch chẳng hạn thì cái này không ăn thua bởi người ta vứt rác thường xuyên . Thả bèo vào thì càng làm cho sông chở thành 1 bãi rác .
 
Phương pháp dùng bèo lục bình (và bèo tấm) không áp dụng cho trường hợp sông bị ô nhiễm (bèo mọc mạnh trên nước ứ đọng và ô nhiễm, không sống lâu trên giòng nước chảy). Những dự án dùng bèo được thực hiện trong hồ, ao hay rảnh nhân tạo để chữa trị nước cống rảnh hay nước thoát từ các trại chăn nuôi trâu bò. (Ví dụ; một 17 m<sup>3</sup>biodigester và 130 m<sup>2</sup> cây bèo lục bình để chữa nước phế thải từ 80 con heo.) Thời gian trữ nước phế thải cần từ 5 tới 15 ngày tùy theo tính chất của nước phế thải, thời tiết, v.v...Có trên 60,000 hits trên Google cho câu hỏi này. Tôi phải đọc khoảng hai giờ để tìm câu trả lời cho Quyết. Để chữa trị một con sông bị ô nhiễm, một cách thực tiễn là đổi chiều giòng sông để giòng nước của nó trải rộng trên một cánh đồng trồng sậy, giữ mực nước sông từ nửa mét tới một mét. Quyết có thể thử đoán bề dài cuả cánh đồng cần phải bao xa. Tôi không biết Quyết có đủ khả năng Anh ngữ để đọc những tài liệu tôi tham khảo nên tôi không gởi links.
 
Cái này bắt đầu rắc rối rồi ha . Nếu ta uh nếu dùng cây sậy chắc là khá dài đó . Vì bên nhật đã làm thì chiều dài khoảng từ trên đỉnh đồi xuống dưới đồi . Uh anh đoán đúng rồi trình độ tiếng anh của em còn kém , và đang nỗ lực hoàn thiện hihi . Anh cứ gửi links đi chắc chắn là em sẽ cố gắng đọc . Nhưng chắc không đọc được nhiều đâu . Khoảng 1 thời gian nữa chắc được . Vậy về vấn đề này thì chẳng lẽ chỉ áp dụng cho sông tù, ao tù thôi à .Nếu là dòng nước chảy thì áp dụng thực vật vào khó đây . Anh có cao kiến gì không
 
Càchh tốt nhất đẻ chữa ô nhiễm của sông là dẹp bỏ hay chặn nguồn gồc của sự ô nhiễm.

Chẳng hạn như dạy ngươì ta bỏ thói quen "đi sông" hay "đi cầu" Cái tiếng Việt đáng yêu nhưng rắc rối cuả mình có bao nhiêu tiếng "thanh bai" để tả một trong những chức phận thiên nhiên căn bản: Ị, ỉa, đi cầu, đi sông, đi bụi,đi bờ, đi rừng....!

Nói đùa thôi. Ta còn phải tính chuyện sử sang công rảnh và làm nhà máy tinh lọc nước cống rảnh trước khi cho chảy vào sông; bắt xí nghiệp phải lập hệ thống tinh lọc nước phế thải của họ, hay tích trữ những hóa chất độc đúng cách; giúp các trại heo bò giải quyết vấn đề phế thải phân và nước tiểu; giúp nông dân lựa chọn và phát triển những lối trồng trọt ít lệ thuộc vào phân hóa học, v.v....

Nếu làm được những điều đó, Việt Nam sẽ tránh được hiểm họa ô nhiễm sinh môi trầm trọng của Trung Hoa và ẤnĐộ

Ngừa bệnh bao giờ cũng tốt hơn là chữa bệnh.
 
Nói thế nhưng các sông hồ chứa nước thải thường ở gần khu dân cư họ không đổ nước thải vào đây thì vào đâu . Vả lại là khu dân cư ( đông đúc ) lấy đâu ra đất mà xây nhà máy . Mà mấy ông quản lí có quan tâm gì đâu . Đầy nhà khoa học đã đưa ra những đề tài làm sạch nước thế nhưng có thực hiện được đâu. Dự án khả thi nhất là ta không thể làm cho nước sạch như nước lọc chỉ mong nó bớt bẩn và bốc mùi thôi và có vẻ như là thực vật đáp ứng được vấn đề này .Tuy là nó còn khó khăn nhưng mấy năm gần đây có rất nhiều công trình đưa ra . Và tại sao ta không phát triển cao hơn (hoặc vận dụng hiệu quả hơn, đúng hơn) .
Em buồn quá tình trạng môi trường ngày một xấu đi rõ rệt . Cái I. ia .đi bậy ấy thì xưa rồi cái bây giờ là nhà máy là đời sống ổ chuột, mà người ta đang vận động có mấy ai nghe đâu .Mấy cái thằng hiện đại Trung Quốc ,Mĩ nó vẫn ô nhiễm đầy ra đấy.Nó bây giờ nó có các công trình thực hiện ra thì người dân mới để ý đến môi trường và thực hiện . Cả anh cả em cũng thế tuy có ý thức đấy nhưng vẫn làm môi trường ô nhiễm thường xuyên đấy thôi . Cái ý thức đúng là quan trọng đấy ,nhưng không có các giải pháp thì có ý thức cũng như không. Quan trọng là giải pháp thì mới dẫn tới ý thức
cái riêng nếu không khuyến khích , không đúng lúc thì không thể trở thành cái chung được
 
Tổ tiên, ông bà, cha mẹ ta sống trong hay gần thiên nhiên và trả lại cho thiên nhiên những gì ta lấy từ thiên nhiên. Từ đó ta đặt ra những tiếng đi sông, cầu, buị, rừng. Nhưng ta không thễ kéo dài mãi như thế. Xã hội trở thành phức tạp và lối sống của con người phải thay đổi. Nếu ta bỏ đuợc thói quen đi sông, cầu, v.v..., hiểm họa dịch tả (cholera) và kiết lỵ (dysentery) sẽ không còn lý do tái diển hàng năm vào mùa nóng. Nói chuyện hờợp lý thì vậy nhưng làm sao chính quyền địa phương có đủ tài nguyên và nhân lực để xây hệ thống cống rảnh cho từng làng xóm? Không có cống rảnh, không có nhà hay phòng vệ sinh nơi nước phế thải bắt đầu lối đi tới một hệ thống tinh luyện. Còn lâu ta mới có thể bảo người nông dân Việt Nam tại sao không nên dùng phân người làm phân bón.

Tờ báo Los Angeles Times đang đăng tải một loạt ba bài viết về vấn đề ô nhiễm của Thái Hồ, Trung Hoa. Chung quanh Thái Hồ là 2,400 cái nhà máy lớn nhỏ. Nước phế thải từ hai triệu người sống quanh hồ và từ các nhà máy đã biến Thái Hộ từ nột trung tâm du lịch thơ mộng trong thơ văn Tàu thành một ví dụ điển hình của tình trạng ô nhiễm sinh môi trầm trọng trong một kế nhoạch kingh tế dựa trên tiêu chuẩn sản xuất thay vì nhân bản và trách nhiệm cho toàn quốc và cho những thế hệ tới.

Tương lai cua Việt Nam dựa trên những ngườì có thiện chí, tâm huyết và trách nhiệm như quý vị.
 
Chẳng lẽ ta đứng nhìn bà mẹ tự nhiên đang trở nên cáu gắt như vậy sao. Chúng ta phải làm gì đi chứ bằng hành động bằng lí trí , bây giờ em nói cái này mọi người chỉ nghe thôi .Phải thể hiện bằng hành động kìa anh có số điện thoại không anh em mình còn đàm đạo với nhau lâu dài . Em nghĩ chúng ta không thể chỉ đứng nhìn và chúng ta tuyên chuyền cho mọi người thôi đâu mà phải bằng hành động thiết thực.
Bây giờ 1 nhà có thùng rác phân loại rác (cái thùng phân loai rác hữu cơ đó).Người đến chơi học hỏi thế là dần dần chuyện đó thành phổ biến. Nhưng vấn đề ở đây là kĩ thuật biết nhưng không lam được thì làm gì. Chúng ta phải tuyên chuyền kĩ thuật môi trường cho mọi người.
tại sao ta không đưa lên đây 1 số vấn đề kĩ thuật đơn giản nhưng có thể nhiều người chưa biết để ứng dụng trong gia đình nhỉ cái này em nghĩ hay đấy.
chẳng hạn nói thật là thực vật thủy sinh làm trong sạch nước thì có thể nhiều người biết nhưng vấn đề phân loại rác hữu cơ trong thùng rác rồi lên men hay ủ gì đó biến chúng thành phân xanh thì ít người biết cách làm cụ thể nó như thế nào và người em thấy chưa có chỗ nào bán thùng rác này . Ngay cả thùng rác công cộng ở hà nội cũng chưa có kiểu này.
thử hỏi nhiều người làm kiểu này thì môi trường bớt ô nhiễm bao nhiêu
 
... anh có số điện thoại không anh em mình còn đàm đạo với nhau lâu dài . Em nghĩ chúng ta không thể chỉ đứng nhìn và chúng ta tuyên chuyền cho mọi người thôi đâu mà phải bằng hành động thiết thực...Chúng ta phải tuyên chuyền kĩ thuật môi trường cho mọi người.

Số điện tnoaị của tôi ở Mỹ. Trả vài cái long-distance bills xong chắc là bà xã tôi để tôi luôn. Chúng ta có thể liên lạc bằng email (mirrordor@gmail.com).

Khoa học gia , và nhất là sinh học gia có ba trách nhiệm chính. Trách mhiệm thứ nhất là tìm ra câu trả lời cho những hiện tượng thiên nhiên, và những bí ẩn cuả đời sống. Trách nhiệm thứ nhì là phổ biến những kiến thức khoa học cho quần chúng để mọi người có cơ hội hiểu chính chắn về mình và về sinh môi mình đang sống. Kết quả gián tiếp của những kiến thức đó là cơ hội thay đổi cách sống và cách giao tế với xã hội loài người và với sinh môi quanh ta. Trách nhiệm thứ ba là cổ động cộng đồng quanh mình, chính quyền địa phương và chính quyền trung ương áp dụng những kiến thức thực tiển cuả khoa học đễ giúp đời sống mọi người tươi đẹp và an toàn hơn, và để bảo vệ sinh môi. Sinh học gia nào học thành tài cũng có khả năng để chu toàn trách nhiệm thứ nhất. Trách nhiệm thứ nhì tuơng đối dể thực hiện nếu ta có thiện chí và thương đồng loại.

Trách nhiệm thứ ba đòi hỏi những khả năng đặc biệt không phải người nào cũng có. Người muốn làm environmental activist phải có khả năng hoạt động chính trị, phải thức thời và biết khi nào nên làm, khi nào nên tránh. Còn phải nhớ câu "phép vua thua lệ làng". Người environmental activist trong bài báo của Los Angeles Times được chính phủ trung ương Trung Quốc gọi là chiến sĩ sinh môi (environmental warrior) trong năm 2005 nhưng bị chính phủ địa phương ép cho mấy cái tội tống tiền đảng, tống tiền cơ sở kỹ nghệ, và lường gạt. Ông bị bỏ tù ba năm từ tháng tám 2007.

Muốn gíup đời và có khả năng giúp đời cũng chưa đủ. Ta còn phải có can đảm hy sinh nếu cần và đầu óc thực tiển để sống sót mà chu toàn chuyện mình muốn làm. Sáu tháng trước khi tôi xuất ngoại năm 1974, Mỹ muốn thành lâp một cơ quan tương đương với cơ quan Thực dược phẩm (Food and Drug Agency) của Mỹ và bắt liên lạc với ông sếp của tôi. Mỹ muốn cạnh tranh với Pháp trong lảnh vực dược phẩm và cạnh tranh với Tàu trong lảnh vực thực phẩm. Ông ta mời tôi cọng tác. Nếu tôi muốn làm giàu hay làm lớn thì đó là cơ hội bằng vàng, Tôi từ chối và bảo với sếp là nếu tôi nhận làm, tôi không sống sót quá ba tháng và xác tôi sẽ nổi dưới một kênh Chợ Lớn. Tình trạng tham nhũng đất nước mình đáng buồn như vậy đó.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,542
Members
55,774
Latest member
nhacaiuytingripe
Back
Top