Chăn nuôi động vật hoang dã!

Bạn có đồng tình với việc chăn nuôi động vật hoang dã này không?

  • Ủng hộ hoàn toàn.

    Votes: 0 0.0%

  • Total voters
    1
Có một thực tế là rất nhiều loài thú (và nhiều nhóm loài khác) sống hoang dã đã bị săn bắn, rồi đựơc nuôi nhằm các mục đích thương mại khác nhau, thực ra đây là vấn đề khá nhạy cảm. Xin các bạn cho ý kiến riêng của mình về vấn đề này.
 
nếu bắt 1 con đv hoang dã rồi bề nuôi vài bữa cho béo béo xong làm thịt thì kô gọi là nuôi, có lẽ là vỗ béo hay chăm sóc hay 1 từ nào khác thì đúng hơn

còn bắt ít nhất 1 cặp đực-cái đv hoang dã về nuôi, đẻ con, qua vài thế hệ thì cũng không gọi là nuôi mà là thuần dưỡng hay thuần hóa.

còn nếu có 1 khu vực rộng rãi, ta quay nó lại bằng cách nào đó và đề nó tự do sinh sống, tự do sinh sản; con người ít hoặc thậm chí kô can thiệp vào hoạt động sống thì nên gọi là bảo vệ hay bảo tồn đv hoang dã. Khi số lượng cá thể vượt mức cho phép, có thể gọi mấy tay thợ săn cho nó vô tỉa bớt vài con.

Do vậy theo tôi không thể có khái niệm chăn nuôi động vật hoang để bàn luận ở đây.

tuy thế nếu ủng hộ thì tôi ủng hộ phương án bảo tồn hơn.
 
Theo một số thông tin mà mình có được trước đây, Cục Kiểm Lâm thuộc Bộ NN&PTNT chưa cho phép việc nhân nuôi động vật hoang dã để kinh doanh thương mại. Tuy nhiên, vì một số lý do mà vẫn chưa giải quyết tận gốc vấn đề này.

Một điểm nổi bật trong vấn đề nhân nuôi động vật hoang dã (động vật có nguồn gốc hoang dã) ở Việt Nam là việc nuôi gấu lấy mật. Theo quan điểm của cá nhân tôi, việc này hoàn toàn nên cấm và cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc, đặc biệt là các chủ buôn đầu mối.
Theo kết quả điều tra của nhóm chúng tôi trong một dự án tại một tỉnh miền trung VN, các thợ săn chủ yếu hoạt động theo yêu cầu của các chủ buôn. Họ cung cấp tiền, lương thực và đặt hàng các thợ săn các loài thú mà họ cần. Các thợ săn, bản chất là những người dân tộc thiểu số ít người chân chất, hiền lành, bị sự lôi kéo của đồng tiền và những nhu cầu cho cuộc sống tốt đẹp hơn, đã dần dần rơi vào hoàn cảnh "tay nhúng chàm". Nếu không săn được thú để trả nợ cho chủ buôn (thường chỉ mua với giá rất giẻ), họ được nợ tiền cho các lần săn tiếp theo. Cứ như vậy, thợ săn bản địa bị lôi kéo vào con đường mà họ không thể quay đầu lại.
Gần đây, đặt ra một vấn đề nhạy cảm hơn, một số tổ chức đặt vấn đề với Cục kiểm lâm xin được phép nhân nuôi các loài động vật hoang dã, đặc biệt là gấu, nhằm cố gắng cho chúng sinh sản trong môi trường nhân tạo và bán nhân tạo (Gấu hiện tại chưa thể sinh sản trong các môi trường này ở VN). Điều này sẽ rất tốt nếu được triển khai một cách nghiêm túc và có kế hoạch chi tiết, dài hơi, cần những nhà khoa học có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Gấu là loài động vật không phải khó nuôi, và nếu chỉ chăm sóc những con gấu bị tịch thu trong các phi vụ buôn bán rồi thả về tự nhiên thì những chú gấu này cũng khó có thể có một chỗ trú ngụ an toàn trong tự nhiên. Việc thành lập một khu vực bảo tồn, nghiên cứu và nhân nuôi các loài gấu (như mô hình trung tâm cứu hộ linh trưởng trong Cúc Phương chẳng hạn) là hết sức cần thiết.
Bên cạnh gấu, nhiều loài động vật hoang dã khác cũng đứng trước nguy cơ biến mất khỏi VN như một số loài Cầy, tê tê, Báo gấm, Hổ... Những đề tài nghiên cứu từ trước đến nay đã đưa ra rất nhiều biện pháp và kế hoạch bảo tồn dài hơi, nhưng vẫn chưa có nhiều nhà quản lý để ý thực hiện các kế hoạch này.
Một vài nét cơ bản về vấn đề động vật hoang dã như vậy, sẽ còn thảo luận tiếp với các bạn trong các bài viết sau.

Một vài nhà bảo tồn quốc tế, trong một vài lần mình tiếp xúc, có bộc lộ quan điểm về các loài động vật hoang dã bị buôn bán như sau:
"Nếu chúng ta có thể nhân nuôi chúng để chúng không bị tuyệt chủng, thì chúng ta có thể buôn bán và sử dụng chúng"
Tuy nhiên, một số nhà bảo tồn cũng có ý kiến khác:
"Động vật cũng có quyền sinh tồn và phát triển như con người, chúng ta không có quyền xâm hại chúng"

Tôi nghiêng về ý kiến thứ nhất. Các bạn thì sao? Chúng ta sẽ cùng thảo luận.
 
Theo mình hiểu, công tác bảo tồn sinh vật là nhằm giữ nguyên hay một phần môi trường hoang dã cùng các hệ sinh thái trong nó. Theo mình, có 2 cách đơn giản là: 1. Phát triển việc chăn nuôi và khai thác chúng, tức là ở mức thuần hóa như anh lonxon đã nói; 2. Quây chúng lại và giữ gìn các mối liên hệ sinh thái thành một hệ hòan chỉnh và ổn định đúng như tự nhiên vốn có.

Ngày nay người ta đang nỗ lực làm theo cách thứ 2, là cách hòan chỉnh hơn. Nhưng có một số lòai đang trên đà biến mất do chính bàn tay con người gây nên chứ không phải do sự tiến hóa của bản thân lòai đó. Theo mình, chúng ta nên chấp nhận biến mất một số lòai "không thể cứu vãn" để dồn sức cho những giống lòai "có nguy cơ" theo hướng lập khu bảo tồn. :)
 
Mình bổ sung một chút về khía cạnh này:

Hai xu hướng bảo tồn từ trước đến nay là bảo tồn nguyên vị (in situ) và bảo tồn chuyển vị (ex situ).

Với bảo tồn nguyên vị, sinh vật được giữ nguyên trong môi trường sống nguyên thủy của nó và môi trường sống đó sẽ được bảo vệ, cộng với một số biện pháp nhằm giúp cho loài sinh vật cần bảo tồn có thể tồn tại và phát triển mạnh hơn trong môi trường sống của chúng, ví dụ như tạo một số tổ/nơi sống mới, phát triển nguồn thức ăn, khống chế các loài địch hại của loài cần bảo tồn...Phương pháp bảo tồn này đồng nghĩa với việc thành lập các khu bảo tồn, các vườn Quốc gia...Phương pháp này khá tốt đối với những khu vực cần bảo tồn có mức đa dạng sinh học cao vì khi khoanh vùng bảo vệ, người ta phải xét đến các giá trị về kinh tế vs đa dạng sinh học, giải quyết các mâu thuẫn với sự phát triển kinh tế địa phương. Trước khi thành lập một khu bảo tồn/Vườn Quốc gia, bao giờ cũng có những nghiên cứu đánh giá mức độ đa dạng và tầm quan trọng của các loài sinh vật trong khu vực cộng với mức ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế địa phương.

Với bảo tồn chuyển vị, sinh vật sẽ được di dời tới một khu vực khác ngoài môi trường sống tự nhiên của chúng để được chăm sóc, phát triển. Sau đó, tùy vào tình hình mà người ta có thể trả chúng về thiên nhiên hay tiếp tục nuôi giữ trong môi trường nhân tạo hay bán tự nhiên. Phương pháp này phù hợp với việc bảo tồn một số loài trong khu vực không có độ đa dạng sinh học cao (đủ để thành lập một khu bảo tồn) hay một số loài cực kỳ nguy cấp, khó có thể phát triển trong tự nhiên kể cả khi có sự giúp đỡ của con người/hay sự giúp đỡ của con người không đủ để bảo vệ chúng. Một số mô hình như trung tâm cứu hộ linh trưởng trong VQG Cúc Phương, trung tâm nghiên cứu Cầy Vằn, trung tâm nghiên cứu Rùa, trung tâm cứu hộ Sóc Sơn, trạm đa dạng sinh học Viện Sinh thái và TNSV-Mê Linh... Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người ta có thể thành lập một khu bảo tồn cho một loài cực kỳ nguy cấp và quý hiếm cho dù khu vực đó không có độ đa dạng cao.
 
"Nếu chúng ta có thể nhân nuôi chúng để chúng không bị tuyệt chủng, thì chúng ta có thể buôn bán và sử dụng chúng"
Tuy nhiên, một số nhà bảo tồn cũng có ý kiến khác:
"Động vật cũng có quyền sinh tồn và phát triển như con người, chúng ta không có quyền xâm hại chúng"

Trừ các sinh vật tự dưỡng, trong tự nhiên các loài muốn tồn tại đều phải sử dụng loài khác làm thức ăn, vì vậy việc con người không khai thác loài khác chỉ có thể thực hiện được nếu như chúng ta có thêm diệp lục và bộ rễ.........

Vấn đề khai thác là không thể tránh khỏi, nhưng khai thác như thế nào mới là quan trọng.

Tôi cũng nghiêng về ý kiến thứ nhất bởi lẽ: Sử dụng một phần bằng việc nhân nuôi là biện pháp tốt nhất để tránh việc phải khai thác từ tự nhiên. Nếu không có cấm thì người ta vẫn khai thác trái phép.

Tuy nhiên, việc cho phép nhân nuôi và cho phép buôn bán phải tính cho kỹ từng đối tượng và phải kiểm soát được nếu không sẽ còn nguy hiểm hơn vì:

+ Các đối tượng chăn nuôi sẽ tìm ngay nguồn giống trong tự nhiên và hậu quả thì.........
+ Họ giả danh chăn nuôi, nhưng thực chất vẫn bắt từ tự nhiên rồi lợi dụng trang trại như một nơi hợp pháp hóa.

Hơn nữa với các đối tượng đang trong tình trạng nguy cấp thì nên tuyệt đối cấm buôn bán dưới mọi hình thức.

Việc sách đỏ ra đời theo một người bạn mình nói vui là: "Chỉ giúp cho bọn buôn lậu biết con nào quý hiếm để mà bắt, chẳng bao lâu thì sách đỏ sẽ trở thành sách trắng".
 
Với bảo tồn nguyên vị, sinh vật được giữ nguyên trong môi trường sống nguyên thủy của nó và môi trường sống đó sẽ được bảo vệ, cộng với một số biện pháp nhằm giúp cho loài sinh vật cần bảo tồn có thể tồn tại và phát triển mạnh hơn trong môi trường sống của chúng, ví dụ như tạo một số tổ/nơi sống mới, phát triển nguồn thức ăn, khống chế các loài địch hại của loài cần bảo tồn...Phương pháp bảo tồn này đồng nghĩa với việc thành lập các khu bảo tồn, các vườn Quốc gia...Phương pháp này khá tốt đối với những khu vực cần bảo tồn có mức đa dạng sinh học cao vì khi khoanh vùng bảo vệ, người ta phải xét đến các giá trị về kinh tế vs đa dạng sinh học, giải quyết các mâu thuẫn với sự phát triển kinh tế địa phương. Trước khi thành lập một khu bảo tồn/Vườn Quốc gia, bao giờ cũng có những nghiên cứu đánh giá mức độ đa dạng và tầm quan trọng của các loài sinh vật trong khu vực cộng với mức ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế địa phương.

để bảo tồn nguyên vị, đặc biệt là khu vực Bắc Trường Sơn - một hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên và các Vườn Quốc gia đã được thành lập trong những năm qua như Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã....... và phía bên nước bạn Lào như Hin Nậm Nô cùng với các vùng đệm của nó đã tạo nên một hành lang tương đối rộng. Tuy vậy, hiện nay đường Hồ Chí Minh đã đi xuyên qua hầu hết các VQG cũng như khu bảo tồn, chẳng biết rừng sẽ tồn tại được bao lâu nữa.
 
Dĩ nhiên là tùy đặc điểm từng loài và hoàn cảnh cụ thể mà có hướng bảo tồn phù hợp . Nhưng theo em thì tán đồng kiểu bảo tồn nguyên vị hơn . Chẳng gì bằng sự tự nhiên . Nhưng rất khó , bởi ngày nay thì ở Vn có mấy nơi là rừng thực sự là rừng nguyên sinh ? Đâu đâu cũng có sự can thiệp của con người , đâu đâu cũng khai phá ( chẳng nhiều thì ít ) . Hồi hè em có đi thực tế Tam đảo . nói thực là động vật chẳng có là mấy . hở con nào ra thì cũng bị tóm luôn ( chúng em còn mua được từ thợ săn 1 con sóc làm mẫu vật - khi con sóc đã bị bắn hạ rồi ) hik ...
Con người càng tiến bộ bao nhiêu thì càng đào mồ chôn mình sớm bấy nhiêu .Đúng thật :mrgreen:
 
các bạn không hỏi là động vật nào được coi là hoang dã
mai tui bắt vài cụ Rùa haonkiem về nui rùi vài tháng sau thit xỏi xem cụ thế nao?
:idea: hee
vậy nuôi ba ba , hoặc rắn hổ mang, gấu,,,,có phải là nuôi đọng vật hoang dã không?
cho khai niện hoang dã đã thì bàn luận
ok
:?: :D
 
tui là dân Sinh lí thực thì làm gì có khái niệm gi?
chăng qua thấy mấy ông bàn xôm wuas tui ghé qua choi thui :!:
vậy cưong bít rằng Gấu là động vật hoang da chú ok :idea:
đúng như khuong nói đó gắn cho chúng bộ rễ và Diệp lục he :idea:
 
Vậy nuôi ba ba , hoặc rắn hổ mang, gấu,,,,có phải là nuôi đọng vật hoang dã không?

Gấu hay một số loài khác chưa sinh sản được trong môi trường tự nhiên, nguồn gốc của các vật nuôi hoàn toàn lấy từ môi trường hoang dã

Tuy nhiên, baba, và một số loài khác có khả năng sinh sản trong môi trường nhân tạo như nhím, các thế hệ F2.F3... thì có thể không được coi là "Động vật hoang dã" nữa.
 
vậy a?
thế mà tui chẳng bit
hi vọng rằng hôm nao bắt được thằng người tuyết về nui cho bõ ghét hihi
:mrgreen: khi nào nó lấy vọ bắt đẻ để sau đó nhân lên ép ép n,n,n,n, :D :)
 
Nhưng rất khó , bởi ngày nay thì ở Vn có mấy nơi là rừng thực sự là rừng nguyên sinh ? Đâu đâu cũng có sự can thiệp của con người , đâu đâu cũng khai phá ( chẳng nhiều thì ít ) .

anh không biết là em đã đi được nhiều vùng chưa nhỉ!

Hồi hè em có đi thực tế Tam đảo . nói thực là động vật chẳng có là mấy . hở con nào ra thì cũng bị tóm luôn ( chúng em còn mua được từ thợ săn 1 con sóc làm mẫu vật - khi con sóc đã bị bắn hạ rồi ) hik ...

anh thì lại ngược lại, anh gặp không biết bao nhiêu là động vật, anh còn nhớ là anh được 9 điểm vì cái tội bắt được nhiều động vật quá, hì hì :mrgreen: .

chắc động cái loại động vật mà em nhắc đến là cái bọn mammalia đúng không? Nếu em mà hỏi thầy nào đó làm về thú thì sẽ biết rằng việc quan sát thú ngoài tự nhiên ở những vùng nhiệt đới là không hề đơn giản, họ phải vào rừng ban đêm, đi cùng với những thợ săn địa phương có kinh nghiệm hoặc đi từ sáng sớm mới mong gặp được chúng. có lần anh đi với PGS. Hà Đình Đức tới Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình), thầy đã phải mất mấy ngày chờ đợi mới quay phim được bọn vooc Mông Trằng, thật là gian nan! anh chỉ thấy nhiều khi anh vào tới khu vực Đông Nam Bộ, đặc biệt là vào Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên, còn lại các khu vực khác rất hiếm gặp các loại thú.

Tam Đảo thì ngày trước anh nghe nói là chia ra làm 3 cho 3 tỉnh quản lý, chẳng biết có thật không nữa. Nếu chia 3 ra thì chắc là khó mà bảo vệ được!

Con người càng tiến bộ bao nhiêu thì càng đào mồ chôn mình sớm bấy nhiêu .Đúng thật

anh không dám nói những câu triết lý to tát như vậy, khiếp lắm, nghe đã thấy run run rồi :o

các bạn không hỏi là động vật nào được coi là hoang dã
mai tui bắt vài cụ Rùa haonkiem về nui rùi vài tháng sau thit xỏi xem cụ thế nao?

chỉ trừ một số domestic animals như là: Chó, mèo, gà nhà, cừu, ngựa.... còn lại đều là động vật hoang dã!

cụ rùa Hoàn Kiếm chỉ còn một cụ thôi!

vậy nuôi ba ba , hoặc rắn hổ mang, gấu,,,,có phải là nuôi đọng vật hoang dã không?
cho khai niện hoang dã đã thì bàn luận

có!

Bạn nên phân biệt khái niệm "hoang dã" và "có nguồn gốc hoang dã"

kể cả con người (Homo sapiens) cũng có nguồn gốc hoang dã!

Nếu có gì thiếu sót thì các bác bổ xung nhé!
 
kể cả con người (Homo sapiens) cũng có nguồn gốc hoang dã!

Nếu có gì thiếu sót thì các bác bổ xung nhé!

Tất nhiên, nói như Kh thì chẳng có cái gì là không có nguồn gốc hoang dã, ở đây đang phân tích trong khía cạnh chăn nuôi động vật hoang dã và có nguồn gốc hoang dã nên khái niệm này chỉ gói gọn lại trong khoảng vài thế hệ kể từ P thôi, còn khi đã thuần hóa và nhân nuôi qua nhiều thế hệ, thì có thể đã thành loài bản địa và "vật nuôi" rồi.

@ lamvt: Nếu thích nuôi người tuyết thì bảo tui :mrgreen: , đang có mấy con trong nhà, chẳng biết để làm gì, đang định thả về ...tự nhiên. Anyway, nếu tranh luận mang tính khoa học thì okie, còn spam thì ta vào mục giải trí nhé. Tránh spam trong những topic tranh luận mang tính khoa học nhé.

Cheers
 
em có một thắc mắc nho nhỏ:

Hiện nay ở VN, tôm hùm đang là đối tượng thủy sản được nuôi khá nhiều nơi. Tuy vậy, người ta vẫn chưa thể sản xuất thành công con giống mà nguồn giống vẫn phải khai thác từ tự nhiên. Như vậy, đây có phải là một hình thức của chăn nuôi các loài hoang dã không ạ!
 
Đúng đấy, đấy chính là một hình thức chăn nuôi động vật hoang dã, và hiện tượng này ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của các loài tôm hùm trong tự nhiên. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng thì không phải ai cũng nhận thức được. Ngư dân thì nghĩ là biển khơi vô tận, năm nay không bắt được nhiều bằng năm ngoái thì là do... thời tiết.
 
thực ra thì với cái giá trên dưới 100 ngàn đồng một con tôm giống thì khó mà ngăn cản được việc họ khai thác. Hơn nữa, họ đâu có khai thác mỗi tôm giống! Tôm mẹ cũng có tha đâu! Bên cạnh đó là việc khai thác san hô, phá hủy các rạn san hô thì làm gì còn chỗ cho nó đẻ nữa.

Nếu mà người ta chưa sản xuất thành công được con giống thì chẳng mong việc khai thác ngoài tự nhiên dừng lại khi mà nó vẫn đang là một đối tượng nuôi trồng có giá trị kinh tế cao!

Từ trước tới giờ, khi nói tới việc sử dụng các động vật hoang dã để nuôi vì mục đích thương mại người ta thường nghĩ ngay đến các loài thú, lưỡng cư, bò sát trong rừng.......... Còn biển thì sao? Với những loài mà đã có tên trong sách đỏ thì có được khai thác hay không vậy?
 
Cụ rùa hồ gươm

Chào mọi người !!

Chú em casper lại hỏi câu ngớ ngẩn thật "Đố biết cụ rùa Hoàn Kiếm là cụ ông hay cụ bà?" chú hỏi thế chẳng khác nào đánh đố cả làng hả ? Chú muốn biết nó đực hay cái cứ bắt nó lật ngửa lên chụp hình và đưa cho anh xem anh sẽ chỉ cho chú là Đực hay cái ngay ... nhưng để mà lật ngửa nó lên được thì ... chắc chú hiểu và còn 1 hay ... 3 ... 4 .. 5 .. 1000 con thì chẳng ai biết ca,̉ hơn nữa chắc chắn là chẳng chóng thì chầy các cụ sẽ tuyệt chủng thôi.

Hôm trước đi Hà nội nhận cái Vifotec ra thăm cụ rùa được trưng bày trong tủ kính thấy cái tên khoa học HOA CẢ MẮT ... chẳng biết ai định danh nữa. Có chú nào ở Hà Nội kiểm tra các tên sau đây xem nó có giống cái tên nào không ?? Báo cho anh Biết Luôn nhé

Pelochelys bibronii
Triony (Gymnopus) bibronii
Chitra indica
Pelochelys cantoris

Việc chăn nuôi động vật hoang dã hả ... HÃY ĐỢI ĐẤY ... CÁC VĂN BẢN PHÁP QUI PHÁP LUẬT NHÀ NƯỚC CẢ TỶ nhưng ở Việt Nam cái LỆ LÀNG nó to lắm ... hic hic ... chú nào quan tâm đến các văn bản náy bấm vào cái linh này ... tha hồ mà NGÂM CỨU.
http://www.vncreatures.net/documents.php

Anh rất đồng tính với chú khuongaquatic về việc khai thác ĐVHD như một vấn nạn ở Việt Nam
CHÚC KHỎE
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top