DNA, RNA hay ADN, ARN

Dùng thế nào cho hợp với văn bản, thống nhất với văn bản và cách đọc của mọi người là được rồi, mọi người cứ đề cao ngôn ngữ này, ngôn ngữ nọ; đều vay mượn của nhau và tự làm phong phú thêm thôi. Miễn là mọi người hiểu và chấp nhận là được
?Bạn nói đúng đấy nhưng mình nghĩ là chưa đủ vì văn nói khác văn viết và đặc biệt là văn bản khoa học nhất nhất phải tuân theo một khuân khổ nhất định .văn bản của bạn bằng tiếng Anh mà bạn lại viết DNA,RNA thì chit.vì nguyên thụât ngữ tiếng Anh là deoxiribo nucleotic acid(DNA)hay Ribo nucleotic acid (RNA).
? ?Trong một văn bản tiếng Việt thì bạn có thể dùng cả hai cách vì ai cũng hiểu cả và cũng không gò bó .
?Nhưng mình nghĩ một thuật ngữ khoa học phải thống nhất không nên việt hóa làm gì ,MẤy ai hiểu được tên riêng này nào:Hy mã lạp sơn ,Tân tây lan ,...
 
Hiện nay mình thấy hệ thống tiếng latinh dùng trong phân lọai là hay nhất ,vì mỗi loài cây hay con vật đều có tên riêng ở mỗi địa phương nhưng trong văn bản bắt buộc ngoài tên địa phương ra còn phải có tên khoa học của nó và tên này chỉ có một mà thôi .
 
Các bạn bàn nhiều về kiến thức đi, thuật ngữ là cái quy định chung rồi giống như luật pháp (hay ngôn ngữ) nên tuân thủ. Bạn nào sau này tham khảo tài liệu nước ngoài thì dùng cho quen, nếu không sau này vất vả lắm.

Cái gì mình không thay đổi được thì không nên bàn !
 
Hơ hơ !!! pác nói đúng vậy em xin vỗ tay hưởng ứng. Người ta đã quy định rùi thì cứ thế mà làm đừng thắc mắc nhiều quá.
 
Quy định, ai quy định? Chỉ là quy ước với nhau thôi, nếu quy ước ko còn đúng nữa thì cần hiểu rộng hơn, cần ngồi lại và thống nhất với nhau. Chỗ nào chưa được, chưa thể hiện đúng, chưa lột tả bản chất cho đúng thì sửa lại cho đúng, cần thì vay mượn ngôn ngữ, vay mượn các từ khác, hay sáng tạo thì càng hay (các thuật ngữ nói chung, thế bạn nghĩ rằng các thuật ngữ tiếng việt ngày nay về sinh học ko phải là sáng tạo của các bậc tiền bối trong việc chuyển ngữ từ tiếng nước ngoài ra tiếng ta à) miễn là khi nói đến nó mọi người đều hiểu như nhau, thế là đủ.
 
Tui vừa dùng Google để tra thì thấy nếu đánh vào từ "DNA" , rồi tiếp theo đánh từ ADN thì thấy kết quả ra khác nhau nhiều lắm, phần lớn nếu dùng từ ADN thì tòan bài tiếng Pháp và như vậy thì tui tịt ngòi , không hiểu được
Vậy làm sao bây giờ đây
 
ADN là tiếng Pháp nên kết quả như thế là đúng rồi. Bạn muốn tìm tiếng việt thì đánh thêm một chữ nào tiếng việt ví dụ Công nghệ ADN hoặc phân tử ADN thì sẽ tìm thấy tiếng Việt.

Nếu muốn test trên Google thì hãy thử với những keyword sau: gene, gien, gen :D.
 
Đây cũng là ví dụ về chọn lọc tự nhiên thôi. Mình nghĩ là dần dần với sự phát triển của khoa học Việt Nam hòa nhập với thế giới, chẳng muốn thì chúng ta cũng sẽ dùng các thuật ngữ chuyên môn (DNA, RNA, tên các protein [bao gồm cả các enzyme], và tên một số kỹ thuật cơ bản [ví dụ Western blot]) bằng tiếng Anh.

Khoa học là một lĩnh vực không thể chia biên giới quốc gia, và "sự bảo tồn gìn giữ tiếng Việt" trong trường hợp này không thể áp dụng được.
 
Tiếng Pháp ADN (ácido desoxirribonucleico).

Theo tôi nghĩ trong những kì thi không nên viết tắt là DNA, vì nếu tính theo tiếng Việt là ADN, nhưng tiếng Anh là DNA.

Mà trong văn bản thi cử, hầu hết toàn sử dụng Tiếng Việt nên phải ghi là ADN.

Ghi DNA không phải là sai, mà vì thế hội đồng chấm thi bắt bẽ.
 
Hội đồng nào dám bắt bẻ tạp chí Nature ?

Ngay cả sách tiếng Pháp bây giờ cũng ghi là DNA ( PGS.TS Phạm Thành Hổ ).

Ngay cả Miescher, người khám phá ra ADN cũng gọi nó là DNA.

Dù sao cũng ghi nhận ý kiến đóng góp của bạn.
 
Hội đồng nào dám bắt bẻ tạp chí Nature ?

Ngay cả sách tiếng Pháp bây giờ cũng ghi là DNA ( PGS.TS Phạm Thành Hổ ).

Ngay cả Miescher, người khám phá ra ADN cũng gọi nó là DNA.

Dù sao cũng ghi nhận ý kiến đóng góp của bạn.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top