Xin tài liệu về cơ chế sửa sai của DNA và RNA

kybritney

Junior Member
Xin chào các bạn. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về cơ chế sửa sai của DNA và RNA. Nếu bạn nào có tài liệu về vấn đề này có thể cho tôi xin được không.
Tôi cảm ơn rất nhiều

Email: thekysaman@gmail.com
 
Dna

Các hệ thống bảo vệ DNA

Trong tế bào có một loạt hệ thống để bảo vệ DNA:

- Các sinh vật tiền nhân và nhân thực đều chứa các enzyme có nhiệm vụ methyl hóa ở những điểm nhất định. Các enzyme cắt hạn chế của mỗi dòng vi khuẩn không cắt DNA của chúng vì đã được methyl hóa ở những điểm cần thiết, còn DNA ngoại lai vì không được methyl hóa ở những điểm nhất định nên bị cắt.

Tế bào còn có các hệ thống sửa sai (repair system):

+ Sửa sai bắng cách cắt bỏ rồi tổng hợp sợi mới

Các enzyme DNA polymerase I, II, III đều có hoạt tính polymerase hóa, còn có hoạt tính exonuclease theo hướng 5-3.
untitled_500_03.jpg


+ Sửa sai nhờ cơ chế tái tổ hợp

Ngay cả khi không có sao chép vẫn có hệ thống bảo vệ: do DNA có hai mạch, khi sai hỏng trên một mạch, có thể dựa vào mạch còn lại để tổng hợp đoạn sai hỏng.

Một số enzyme đặc hiệu phát hiện sự bắt cặp sai, như trong trường hợp mất purin. Có khoảng 50 enzyme chuyên phát hiện và sửa các sai hỏng trên phân tử DNA.

untitled_500_04.jpg




4. Sửa sai do phục quang hồi

Dưới tác dụng của tia tử ngoại, làm các timin đứng gần nhau sẽ gắn lại tạo thành dimertimin.

Khi trở lại ánh sáng, ánh sáng sẽ kích thích một enzyme cắt bỏ dimerthymin tạo timin bình thường. Hiện tượng ánh sáng kích thích một enzyme cắt bỏ dimerthymin gọi là quang phục hồi.
Ở tế bào vi khuẩn hoặc tế bào eukaryote bị sai hỏng nặng do chiếu tia UV, tia X hoặc do tác dụng của các hóa chất gây đột biến, hệ thống sửa sai khẩn cấp được khởi động, tăng cường sửa sai. Ở E.coli, hệ thống này có liên quan với 2 protein được mã hóa bởi gene LexA và RecA. Protein LexA là một chất ức chế, nó gắn vào hộp SOS, chồng lấp các promotor của các gene SOS, ngăn cản sự mã nhóm các gen của hệ thống SOS. Một vài sản phẩm của DNA bị tổn thương sẽ làm hoạt hóa protease recA. Protein recA bị hoạt hóa sẽ cắt bỏ protein lexA, cho phép các gen của hệ thống SOS phiên mã. Phẩn ứng của hệ thống SOS xảy ra trong thời gian ngắn nhưng phức tạp. Nó bao gồm các quá trình làm tăng hoạt tính tái tổ hợp, thay đổi trong khởi sự sao chép, ức chế nuclease và kích thích phục hồi sao chép và chuyển sai hỏng thành sửa sai úp sấp (error-prone replication). Tế bào bây giờ sẽ xảy ra sự sao chép nhanh hơn bình thường.

+ Nếu sửa sai kịp, tế bào ổn định, sinh trưởng trở lại

+ Nếu không sửa sai kịp thì tế bào phải chấp nhận hoặc chết hoặc bị đột biến
 
http://tulieu.violet.vn/document/show/entry_id/801586 - xem thêm clip!:socool:
CƠ CHẾ SỬA SAI DNA GIÚP SẢN XUẤT THUỐC CHỮA UNG THƯ TỐT HƠN
Nghiên cứu ban đầu đã xác định được một phân tử protein có tên Srs2 điều khiển tái tổ hợp tương đồng bằng việc ức chế hoạt động của protein Rad51. Một báo cáo trong tạp chí Molecular Cell đã cho biết bằng cơ chế nào Srs2 loại bỏ Rad51 khỏi DNA và vì thế ngăn chặn hoạt động sửa sai DNA của Rad51. Giáo sư Wittcoff, trưởng phòng sinh hóa cho rằng những tác nhân hóa học hoạt động bằng cách phá hủy DNA trong tế bào ung thư dẫn đến sự chết tế bào. Tuy nhiên những tế bào ung thư có thể trở nên đề kháng đối với các tác nhân hóa học này thông qua cơ chế sửa sai DNA, giúp tế bào ung thư sống sót. Những loại thuốc làm ức chế quá trình sửa sai DNA có thể giúp tăng hiệu quả của hóa trị liệu.
Srs2 là một protein vận động có khả năng lướt dọc theo một nhánh của DNA để loại bỏ những protein khác khỏi DNA hoặc tách hai nhánh DNA mạch đôi. Công việc của Rad 51 trong tế bào là để cải thiện việc trao đổi chuỗi giữa hai phân tử DNA có liên quan mà có thể được sử dụng để sửa chữa những phá vỡ trong DNA, nơi cả hai mạch của chuỗi DNA bị tổn thương. Như một tác nhân sửa sai DNA, Rad 51 hình thành những sợi tơ dài trên DNA. Srs2 có thể loại bỏ những sợi tơ này để ngăn chặn những trao đổi không mong muốn của những chuỗi DNA. Khi không có Srs2, tế bào mất khả năng duy trì cấu trúc bình thường của chromosome.
Các nhà hóa sinh đã nhận ra rằng Srs2 sở hữu một nhánh nhỏ mà tương tác với Rad51 và gây ra một phản ứng hóa học bên trong protein Rad51 khiến nó tách khỏi mạch DNA. Các nhà khoa học hiện nay hiểu chính xác hơn về bản chất của sự tương tác giữa Srs2 và Rad51, do đó có thể thu hẹp những nghiên cứu về thuốc có chức năng cản trở sự sửa sai DNA trong tế bào ung thư. Hiện nay các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra một chất tương đồng với Srs2 trong tế bào người và sẽ nghiên cứu cấu trúc của nó trong sự kết hợp với Rad51. Điều đó sẽ cho phép một khuynh hướng chính xác hơn để hiểu bằng cách nào tế bào đối đầu với sự phá hủy DNA và cách nào tế bào ung thư thoát khỏi các liệu pháp chữa trị.
Lược dịch: KS. Đậu Thị Kim Dung:yeah:

 
Cảm ơn bạn nhiều nha. Mình sẽ xem kỹ hơn. Nếu có vấn đề gì khó mình hy vọng sẽ tiếp tục được mọi người giải đáp
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,650
Messages
71,549
Members
56,915
Latest member
fgfdghgfngmnjhhjm
Back
Top