2 câu hỏi nhỏ

nguyenminhduc

Senior Member
Mọi người làm giúp e 2 câu này với. Đáp án nó ra khác :D
1) Cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng được F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, điều kiện để F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 đỏ: 1 trắng :
1.tính trạng do một cặp gen quy định 2.số lượng cá thể F2 phải đủ lớn
3.mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST 4.tính trạng phải trội hoàn toàn
Phương án đúng:
A.1,2
B.1,3
C.2,3
D.1,2,3.

2) Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A và đều có kiểu gen dị hợp về tính trạng nhóm máu. Nếu họ sinh hai đứa con thì xác suất để một đứa có nhóm máu A và một đứa có nhóm máu O là
A.3/8
B.3/16
C.1/2
D.1/4
:mrgreen:
 
Mọi người làm giúp e 2 câu này với. Đáp án nó ra khác :D
1) Cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng được F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, điều kiện để F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 đỏ: 1 trắng :
1.tính trạng do một cặp gen quy định 2.số lượng cá thể F2 phải đủ lớn
3.mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST 4.tính trạng phải trội hoàn toàn
Phương án đúng:
A.1,2
B.1,3
C.2,3
D.1,2,3.

Câu này mình thấy không có đáp án :sexy:

2) Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A và đều có kiểu gen dị hợp về tính trạng nhóm máu. Nếu họ sinh hai đứa con thì xác suất để một đứa có nhóm máu A và một đứa có nhóm máu O là
A.3/8
B.3/16
C.1/2
D.1/4
:mrgreen:

XS sinh một con nhóm máu A và một con nhóm máu O là:
3/4 x 1/4 x 2C1 = 3/8
=> Chọn A

:)
 
Câu 2 sao phải nhân thêm 2C1 hả cậu. Mình thắc mắc chỗ này, cứ nghĩ chỉ nhân 3/4 với 1/4 thôi
. Còn câu 1 theo mình là D.
 
Last edited:
Câu này mình thấy không có đáp án :sexy:



XS sinh một con nhóm máu A và một con nhóm máu O là:
3/4 x 1/4 x 2C1 = 3/8
=> Chọn A

:)

Cái này có 2 cách chọn. một là sinh đứa máu A trước rồi sinh đứa máu O. 2 là sinh đứa nhóm O trước rồi sinh đứa nhóm A
 
Mọi người làm giúp e 2 câu này với. Đáp án nó ra khác :D
1) Cho cây hoa đỏ lai với cây hoa trắng được F1 đồng loạt hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, điều kiện để F2 có tỉ lệ kiểu hình 3 đỏ: 1 trắng :
1.tính trạng do một cặp gen quy định 2.số lượng cá thể F2 phải đủ lớn
3.mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST 4.tính trạng phải trội hoàn toàn
Phương án đúng:
A.1,2
B.1,3
C.2,3
D.1,2,3.

Bài này cũng hay, suy luận chút sẽ thấy. Theo Mendel thì cần các điều kiện: số cá thể F1 lớn, trội hoàn toàn, tính trạng do 1 cặp gen trên NST thường quy định, tức các điều kiện 1, 2, 4.

Giả sử 1 và 2 đã thỏa mãn, 4 không cần thêm bởi F1 đồng loạt đỏ thì tính trạng trội đã là trội hoàn toàn rồi. Thứ 2, điều kiện 3 không cần vì tính trạng do 1 cặp gen thì không cần mỗi gen trên 1 cặp NST (vì chỉ có 1 cặp gen).

Đáp án là A: 1,2
 
Bài này cũng hay, suy luận chút sẽ thấy. Theo Mendel thì cần các điều kiện: số cá thể F1 lớn, trội hoàn toàn, tính trạng do 1 cặp gen trên NST thường quy định, tức các điều kiện 1, 2, 4.

Giả sử 1 và 2 đã thỏa mãn, 4 không cần thêm bởi F1 đồng loạt đỏ thì tính trạng trội đã là trội hoàn toàn rồi. Thứ 2, điều kiện 3 không cần vì tính trạng do 1 cặp gen thì không cần mỗi gen trên 1 cặp NST (vì chỉ có 1 cặp gen).

Đáp án là A: 1,2

nhờ bạn giải thích giùm thế nào là "1 cặp gen"? Có khi tôi hiểu sai vì tôi nghĩ 1 cặp gen = 2 gen (gen A và gen B nào đó, hai gen này có thể trên cùng một NST hay đi cùng nhau trong quá trình phân bào giảm phân nên người ta gọi là một cặp chăng)?
 
Chính xác hơn là cặp alen, anh khoihuynhi8 nói thế chắc do chịu ảnh hưởng của cái đề bài thôi ạ!
 
nhờ bạn giải thích giùm thế nào là "1 cặp gen"? Có khi tôi hiểu sai vì tôi nghĩ 1 cặp gen = 2 gen (gen A và gen B nào đó, hai gen này có thể trên cùng một NST hay đi cùng nhau trong quá trình phân bào giảm phân nên người ta gọi là một cặp chăng)?

À đúng là bạn hiểu sai rồi. Mình vừa xem lại lần nữa, các alen thuộc cùng một gen vẫn được gọi là các gen, và 1 gen có 2 alen (ví dụ I và I') vẫn được gọi là cặp gen. Và thông thường, trong sách GK hoặc đề thi ĐH, khi nói cặp gen tức là ngụ ý 2 alen thuộc cùng một gen (hay 1 lôcut trên NST) chứ ko phải 2 gen thuộc 2 lôcut khác nhau. Nãy mình trả lời rằng đó là cách nói theo chương trình cũ, nhưng chương trình mới hóa ra vẫn dùng như vậy.

Thân,

KH.
 
Last edited:
À đúng là bạn hiểu sai rồi. Mình vừa xem lại lần nữa, các alen thuộc cùng một gen vẫn được gọi là các gen, và 1 gen có 2 alen (ví dụ I và I') vẫn được gọi là cặp gen. Và thông thường, trong sách GK hoặc đề thi ĐH, khi nói cặp gen tức là ngụ ý 2 alen thuộc cùng một gen (hay 1 lôcut trên NST) chứ ko phải 2 gen thuộc 2 lôcut khác nhau. Nãy mình trả lời rằng đó là cách nói theo chương trình cũ, nhưng chương trình mới hóa ra vẫn dùng như vậy.

Thân,

KH.

Có lẽ tôi nên nhắn lại với GS của tôi về VN làm học trò cho bạn. Chắc hẳn ông ấy phải thi lại ĐH của VN thôi :(
 
Có lẽ tôi nên nhắn lại với GS của tôi về VN làm học trò cho bạn. Chắc hẳn ông ấy phải thi lại ĐH của VN thôi :(

Thầy bạn định thi lại ĐH để làm gì, với cả thi ĐH ở VN nếu không ôn cẩn thận thì khó đỗ lắm vì dùng nhiều mẹo mà. Nhưng mình ko dạy người ở trình độ GS đâu, bạn tìm người khác nhé. Mong bạn thông cảm!
 
vì ông ấy không phân biệt được thế nào là gene và alleles, rớt chắc chứ còn gì nữa :((

Kể cả phân biệt được thì khả năng đỗ cũng không cao dù chuyên môn của thày bạn rất giỏi đi nữa... Với cả nếu chỉ để phân biệt cái đó mà ôn thi ĐH thì uổng lắm, mình nghĩ bạn không nên khuyên thày bạn đi thi chỉ vì chuyện này...
 
Bài này cũng hay, suy luận chút sẽ thấy. Theo Mendel thì cần các điều kiện: số cá thể F1 lớn, trội hoàn toàn, tính trạng do 1 cặp gen trên NST thường quy định, tức các điều kiện 1, 2, 4.

Giả sử 1 và 2 đã thỏa mãn, 4 không cần thêm bởi F1 đồng loạt đỏ thì tính trạng trội đã là trội hoàn toàn rồi. Thứ 2, điều kiện 3 không cần vì tính trạng do 1 cặp gen thì không cần mỗi gen trên 1 cặp NST (vì chỉ có 1 cặp gen).

Đáp án là A: 1,2

đọc lại thì lại thắc mắc tiếp, khổ thế cơ chứ. Nếu bạn cảm thấy có thể trả lời tiếp thì cứ trả lời, không thì thôi.

F1 tự thụ phấn thì cần số lượng cá thể lớn để làm gì?
 
nếu bạn nhầm F1 với F2, tức là F2 mới cần số lượng cá thể lớn thì bạn cho biết thêm số lượng cá thể "lớn" ở đây tối thiểu phải là bao nhiêu để được gọi là lớn và tại sao lại cần số lượng cá thể F2 "lớn"?
 
Cả F1, F2 đều phải lớn để cho các kết luận thống kê có ý nghĩa (tức để cho F2 xấp xỉ 3 : 1 và từ kết quả F1 đỏ mới kết luận trội hoàn toàn). Giống như kiểu xét 1000 đứa trẻ thì tỉ lệ mỗi giới sẽ xấp xỉ 50% nhưng nếu 1 gia đình có 2 đứa con thì ko thể kết luận sẽ có 1 trai, 1 gái trong đó.

Còn bao nhiêu là đủ lớn thì mình quên xừ mất rồi, nhớ mang máng như với độ chính xác xxx% thì cần cỡ mẫu là yyy, bao giờ cần dùng thì tìm hiểu lại. Còn cậu muốn biết rõ ngay và luôn thì hỏi giáo viên dạy statistic ý, chứ mình không thể trả lời được. Ở đây mình toàn giải đáp thắc mắc cho các em THPT nên chưa cần tìm hiểu về những cái đó ngay, mong bạn thông cảm. Còn câu cặp gen và cặp alen thì bạn còn thắc mắc gì nữa không?
 
Nội dung của QLPLĐL có nêu: "Các cặp nhân tố di truyền qui định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử".

Theo mình nghĩ, trong sinh giới, liệu có tồn tại cá thể có Bộ NST chứa 2 cặp alen của cùng 1 gen( tức 4 alen, trong đó 2 alen thành 1 cặp) cùng qui định 1 tính trạng, trong đó 4 alen qui định 4 tính trạng tương ứng và 1 cặp alen của gen khác qui định 1 tính trạng khác và các cặp alen khác nữa (Chì xét 3 cặp alen trên). Lúc này qui luật phân li còn nghiệm đúng (tồn tại 2 cặp nhân tố di truyền cùng qui định 1 tính trạng).

Mình hỏi vì cô mình bảo Đk nghiệm đúng QLPTĐL chỉ là các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do các alen.
 
Nội dung của QLPLĐL có nêu: "Các cặp nhân tố di truyền qui định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử".

Theo mình nghĩ, trong sinh giới, liệu có tồn tại cá thể có Bộ NST chứa 2 cặp alen của cùng 1 gen( tức 4 alen, trong đó 2 alen thành 1 cặp) cùng qui định 1 tính trạng, trong đó 4 alen qui định 4 tính trạng tương ứng và 1 cặp alen của gen khác qui định 1 tính trạng khác và các cặp alen khác nữa (Chì xét 3 cặp alen trên). Lúc này qui luật phân li độc lập còn nghiệm đúng (tồn tại 2 cặp nhân tố di truyền cùng qui định 1 tính trạng).

Mình hỏi vì cô mình bảo Đk nghiệm đúng QLPTĐL chỉ là các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do các alen.
Thực sự là cách diễn đạt nội dung của bạn rất khó hiểu, bạn nên chỉnh lại...
Vấn đề của bạn thì mình nghĩ thế này, nội dung quy luật PLĐL như bạn trích ra trong SGK cơ bản, nguyên văn là ... Menđen đã nhận ra rằng các cặp nhân tố di truyền qui định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.
Còn trong SGK nâng cao viết: ... quy luật PLĐL được hiểu theo thuật ngữ khoa học là '' Các cặp alen phân li độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử''
Vì vậy theo mình bản chất của QL PLĐL là như SGK nâng cao nói, và k nhất thiết phải quan tâm tới vấn đề gen nào quy định tính trạng nào, như trường hợp tương tác gen mà chúng ta hay xét, tính trạng do các gen k alen nằm trên các NST khác nhau PLĐL tương tác với nhau hình thành nên kiểu hình.
Theo mình thì ví dụ bạn đưa ra ám chỉ trường hợp tương tác mình vừa nói, còn k chỉ có thể hiểu bạn đang đề cập tới thể bốn 2n+2 AAaaBb
 
Cả F1, F2 đều phải lớn để cho các kết luận thống kê có ý nghĩa (tức để cho F2 xấp xỉ 3 : 1 và từ kết quả F1 đỏ mới kết luận trội hoàn toàn). Giống như kiểu xét 1000 đứa trẻ thì tỉ lệ mỗi giới sẽ xấp xỉ 50% nhưng nếu 1 gia đình có 2 đứa con thì ko thể kết luận sẽ có 1 trai, 1 gái trong đó.

Đoạn này thì tớ hiểu, nhưng tớ không biết các bạn cấp 3 có hiểu không? Ví dụ tại sao lại cần đến "kết luận thống kê" là gì, và "kết luận thống kê có ý nghĩa là gì", tại sao kết luận sinh học lại cần đến ý nghĩa thống kê mà không phải là ý nghĩa sinh học? Ví dụ sau khi đếm toàn bộ 2 hạt đậu trong cái ống bơ, anh bạn học sinh cấp 3 đưa ra kết luận: hai hạt đậu trong cái bơ đó có màu đỏ: kết luận như vậy có được gọi là kết luận thống kê không và có ý nghĩa thống kê hay không?




Còn câu cặp gen và cặp alen thì bạn còn thắc mắc gì nữa không?

Câu này thì không, chỉ có GS của tớ nghe xong mặt xanh lét vì xấu hổ, GS mà còn sai :))
 
Đoạn này thì tớ hiểu, nhưng tớ không biết các bạn cấp 3 có hiểu không? Ví dụ tại sao lại cần đến "kết luận thống kê" là gì, và "kết luận thống kê có ý nghĩa là gì", tại sao kết luận sinh học lại cần đến ý nghĩa thống kê mà không phải là ý nghĩa sinh học? Ví dụ sau khi đếm toàn bộ 2 hạt đậu trong cái ống bơ, anh bạn học sinh cấp 3 đưa ra kết luận: hai hạt đậu trong cái bơ đó có màu đỏ: kết luận như vậy có được gọi là kết luận thống kê không và có ý nghĩa thống kê hay không?

Các bạn cấp 3 thì chưa cần sâu đến vậy đâu, các bạn ý chỉ cần dừng ở chỗ số lượng lớn là được. Như mình nói rùi mà, lâu không đụng đến nên mình quên hết phần thống kê rồi, Sinh 12 chỉ liên quan đến xác suất là chính nên mình cũng chỉ xem lại phần đó. Bạn muốn biết thêm thì hỏi người làm bên thống kê ý. Mong bạn thông cảm vì mình ko thể giúp gì thêm.

Thân,

KH
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top