Thuật ngữ - culture

Cao Xuân Hiếu

Administrator
Staff member
1)
T/A: culture
T/V: 1- canh trường
2- cun tua
3- môi trường

Bạn đã sử dụng term này bao giờ chưa?? :D
 
vietbio said:
1)
T/A: culture
T/V: 1- canh trường
2- cun tua
3- môi trường

Bạn đã sử dụng term này bao giờ chưa?? :D


Tôi chỉ dùng từ môi trường (nuôi cấy) chứ ít khi dùng từ canh trường. Còn cun tua thì lần đầu tiên mới nghe 8O :evil:
 
vietbio said:
1)
T/A: culture
T/V: 1- canh trường
2- cun tua
3- môi trường

Bạn đã sử dụng term này bao giờ chưa?? :D

1- Minh nghi la` tu` "canh tru`o`ng" la` tu` phien am viet hoa cua culture! lan dau tien nghe.
2- Cuntua la cach doc tieng Phap cua culture
3- Minh dung nghia nay "moi truong/ nuoi cay"
 
culture: Từ này có thể dịch là canh trường nuôi cấy cũng được mà môi trường cũng không sao. Theo tôi dịch là canh trường thì đúng hơn vì môi trường đã có thuật ngữ media rồi.

Tác giả đầu tiên việt hoá thuật ngữ này theo tôi đã chọn từ canh trường không phải dựa theo phiên âm rồi Việt hoá. Canh = canh tác, trường = môi trường hoặc trường trong điện trường, từ trường. Canh trường là nơi ta nuôi cấy vi sinh vật để sau đó có thể thao tác, thu nhận chúng giống như cấy hái. Có một thuật ngữ chỉ sự thu nhận tế bào là haverst. Từ này thường dịch là gặt tế bào.

Còn một nghĩa hay dùng: pure culture nghĩa là chủng đơn hay chủng thuần hay canh trường thuần khiết chứ trong trường hợp này ít khi dùng là môi trường tinh khiết.

Còn cun tua thì nghe lần đầu, chả biết ở đâu ra, đúng là tiếng Pháp culture đọc là cun tua nhưng tôi chưa thấy ở đâu dịch như thế. Vietbio xem lại xem.
 
casper said:
Môi trường đã có thuật ngữ media rồi.

Tác giả đầu tiên việt hoá thuật ngữ này theo tôi đã chọn từ canh trường không phải dựa theo phiên âm rồi Việt hoá. Canh = canh tác, trường = môi trường hoặc trường trong điện trường, từ trường. Canh trường là nơi ta nuôi cấy vi sinh vật để sau đó có thể thao tác, thu nhận chúng giống như cấy hái. Có một thuật ngữ chỉ sự thu nhận tế bào là haverst. Từ này thường dịch là gặt tế bào.

Còn cun tua thì nghe lần đầu, chả biết ở đâu ra, đúng là tiếng Pháp culture đọc là cun tua nhưng tôi chưa thấy ở đâu dịch như thế. Vietbio xem lại xem.

:) Casper có kinh nghiệm về thuật ngữ này quá. Một trong những xu hướng Việt hóa các thuật ngữ là sử dụng các từ gốc Hán Việt như thế sẽ giảm bớt số lượng từ mà vẫn bảo đảm nghĩa, có thể phân biệt với các thuật ngữ có quan hệ gần. Ví dụ từ culture và media.

Đúng là từ cun tua là tôi đưa ra hơi bậy, nên ko để rõ ràng phạm vi sử dụng đâu :D. Tôi chỉ muốn nói để trường phái Việt hóa bằng con đường phiên âm mà ko quan tâm đến ngữ nghĩa.

Từ "canh trường" mang khá đủ ngữ nghĩa nhưng chưa được sử dụng rộng rãi vì chưa được chuẩn hóa. Mọi ng có xu hướng dùng từ tiếng Anh là culture luôn. Nhưng theo ý kiến của bản thân tôi, những từ nào mà từ Việt hóa mang đủ nghĩa thì vẫn nên sử dụng để dễ dàng phổ thông hóa kiến thức sinh học.
 
ý kiến các bạn rất hay, tuy nhiên . Mỗi người có cách nghĩ khác nhau, kô thể dịch tất cả sang Việt Ngữ

thiết nghĩ culture trong biology, in vivo hoặc vitro, nó có nghĩa sự sinh sôi, phát triển của cell/colony hay bacteria trong điều kiện thích ứng .

Thân
 
Từ "canh trường" mang khá đủ ngữ nghĩa nhưng chưa được sử dụng rộng rãi vì chưa được chuẩn hóa.

Em ko hiểu nghĩa ko được chuẩn hóa này là thế nào? Theo em được biết trong quyển Kỹ thuật xét nghiệm, nxb: y học, 1972 đã dùng thuật ngữ này. Trong đó nói rất đầy đủ về cách pha một số loại môi trường phổ biến thời đó canh thang, thịt bò, cao thịt, ...

Trong quyển Vi sinh ?y học của các tác giả là giảng viên Đại học Y HN xuất bản năm 1966 cũng đã dùng thuật ngữ này.

Giờ em ko ở nhà nên ko nhớ tên tác giả. Về xem lại là biết ngay.
 
Tiếng Anh trong cách viết không có sự phân biệt giữa động từ và danh từ nhưng culture .v =nuôi cấy chắc là dễ hiểu và quen dùng rồi.
Tôi nghĩ môi trường thì có từ media rồi
Còn một nghĩa hay dùng: pure culture nghĩa là chủng đơn hay chủng thuần hay canh trường thuần khiết chứ trong trường hợp này ít khi dùng là môi trường tinh khiết.
thì culture cũng có thể dịch là chủng (ở tiếng Nga cũng thường hiểu theo nghĩa này).Cũng có thể nếu media mà có culture rồi thì cũng đượic gọi là culture chăng?(đúng theo nghĩa canh trường)
 
Tôi cười tý nữa thì sặc vì các bạn vui tính quá với nghĩa Canh trường, Cun tun, Môi trường. Hay các nhà khoa học Việt Nam luôn phức tạp hóa vấn đề thì không biết. Chuyên ngành của tôi là Plant Cell and ?Tissue Culture ?đem cho các bạn dịch nghĩa chắc oải quá.
Tôi cứ dịch là Nuôi cấy mô và tế bào thực vật thì chưa có một thầy cô nào phản đối cả. Tôi nghĩ thuần túy Culture dịch là nuôi cấy (danh, động từ đều hợp lý). Nếu dịch là môi trường thì câu Culture media dịch thế nào? Bản thân Media đã có nghĩa là môi trường rồi mà. Khi đó có ý nghĩa là môi trường nuôi cấy là hợp lý. Ví dụ như pure culture ?nhiều lúc tôi dịch là Nuôi cấy dòng thuần tùy từng trường hợp.
Thiết nghĩ nhiều từ chuyên ngành anh em ta học, để nguyên tiếng Anh có khi anh em ta lai dễ hình dung hơn. Thiết nghĩ chúng ta phải chấp nhận một ?từ chuyên ngành ngoại lai để làm phong phú thêm tiếng Việt và để tránh hiểu lầm và hiểu sát nghĩa hơn.
 
culture còn để chỉ quần thể tế bào nuôi trong điều kiện thí nghiệm cụ thể nào đó (thường là nuôi trong môi trường dịch thể) như một ý kiến ở trên có dịch là "chủng"

Vẫn còn một điều băn khoăn nho nhỏ là:
Khi được Việt hóa, culture thường được dịch là nuôi cấy; tuy nhiên, tôi cảm thấy chưa thỏa đáng: vì nuôi là nuôi, còn cấy là cấy - hành động xảy ra trước khi nuôi, nên có thể tạm dịch là môi trường (dịch thể) nuôi.
 
Anh Nguyễn Xuân Hưng! như lời anh nói culture là canh trường và media là môi trường. Như vậy nếu "culture media" có được dịch là môi trường nuôi cấy không hả anh?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top