Làm sao tìm được vấn đề để nghiên cứu

Nguyễn Ngọc Lương

Administrator
Staff member
Một vấn đề rất nóng của VN hiện nay là "nghiên cứu tào lao" rất nhiều. Trên thế giới tất nhiên cũng có trường hợp đó nhưng nói chung rất ít.

Các TS của VN khi đi ra nước ngoài hầu hết đều được thầy giỏi kèm cặp nên việc tìm đề tài hay không khó. Tuy nhiên liệu sau khi về nước, mất đi cái ngọn đèn soi sáng của ông thầy thì liệu ông TS Việt Nam có đủ sức tìm ra cái gì mới để học trò mình làm hay không? Liệu có một phương pháp luận để "tìm ra vấn đề" để nghiên cứu không? (Cái này có học trong nhà trường ở VN nhưng chủ yếu là sáo rỗng). Nếu không thì VN trong nhiều năm nữa vẫn đi sau thế giới.

Vấn nạn tiếp theo của đề tài nghiên cứu là kinh phí nghiên cứu. Một ban bệ không làm về một lĩnh vực đó lại đi duyệt đề tài cho lĩnh vực đó liệu có hợp lý không? Các đề tài luôn đòi hỏi "tính ứng dụng cao", làm các nhà khoa học thành anh kỹ sư hết vì nhiệm vụ của kỹ sư là chế tạo ra thứ để dùng ngay mà. Xem ra VN vẫn còn lẫn lộn chỗ này.

Học không suy nghĩ thì u tối mà suy nghĩ không học thì luôn nghi ngờ. Ông làm khoa học thì cặm cụi làm khoa học chẳng biết nó để làm gì, còn ông lãnh đạo thì muốn làm cái gì đó nhưng lại thiếu tri thức. Làm sao để hai ông này thông hiểu nhau để cùng tìm ra vấn đề nghiên cứu.
 
Hoan hô bác Drosophila, nghiên cứu tào lao có thể nhận giải IG Nobel :D

Dạo này công ty lừa quá nhiều,
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?SearchQuery="lô+hội"&searchSubmit:cboInputMethod=2

Nghiên cứu xong lô hội có chất x y z này nọ. Nhà nghiên cứu đã dửng dưng để mặc các công ty siêu lừa hoành hành. Nghiên cứu xong rồi không phải để đó. Dù rằng nghiên cứu mở ra triển vọng này nọ, nhưng dưới tay nhà sản xuất nó bị bóp méo không thương tiếc.

Hội nhập sản phẩm giá trời ơi đổ xô vào VN, chỉ tội bà con giắt lưng cho nắng, ngửa mặt nhìn trời bị lừa đảo. SHVN nên làm gì đó giúp bà con, mở mục tiếp dân trong box trao đổi mua bán chẳng hạn.
 
Có nhiều chuyện để nói trong chuyện này lắm.

- Ông sinh viên mới ra trường, học rất giỏi, được lôi đi làm tiến sĩ ngay. Ông ấy thích một lĩnh vực nào đó mà hồi học ông ấy học giỏi hoặc say mê. Thế rồi có khả năng ông ấy sẽ gắn cả đời với lĩnh vực ấy. May thì nó rất phát triển. Không may thì coi như đời khoa học bỏ đi, hoặc có đủ dũng khí làm lại cuộc đời mới. Loại này gọi là "Tảo hôn"

- Ông sinh viên học giỏi, nhưng chỉ biết học và không mê ngành nào. Được đi học tiến sĩ ông bám ông thầy giỏi chọn lấy một hướng nghiên cứu. Sau này cứ thế tiếp tục. Rồi đến một ngày ông chợt nhận ra có những thứ hay hơn vậy, và khi đó hối hận cũng đã muộn. Loại này gọi là "cha mẹ đặt đâu ngồi đấy".

F. Crick có nói: ở tuổi rất trẻ ta đi sâu vào một lĩnh vực rồi thì tất nhiên có nhiều cái lợi (giống lấy vợ sớm vậy). Nhưng đến tuổi chín chắn, khi ta biết cảm nhận cái đẹp rồi thì đa số đã đi quá sâu (đã có vợ hôn thú hẳn hoi nhưng bắt đầu thấy vợ già và xấu). F. Crick xem tuổi 30 của mình đi vào khoa học tuy khá muộn, nhưng có lợi điểm là do tuổi đã già nên rất cân nhắc trong chuyện theo đuổi hướng nghiên cứu gì, cuối cùng đã đạt được thành tựu như ngày nay.

Việt Nam gia nhập WTO, dần dần khoa học VN sẽ hòa mình vào dòng chảy khoa học thế giới. Những nghiên cứu tào lao sẽ càng ngày ít đi. Tuy nhiên các bạn trẻ VN vãn sẽ đối mặt với những vấn đề mà cha anh đi trước gặp phải: Chọn ngành nào, hướng nghiên cứu nào để dành cả đời đi sâu vào đó. Việc này chẳng khác chọn "vợ". Nghe nói GS Nguyễn Văn Hiệu không giỏi lắm nhưng ông đã chọn đúng ngành nên thành danh như ngày nay. Còn có rất nhiều GS Toán, Vật Lý & Sinh học tôi được biết do "chọn nhầm vợ" nên rất giỏi nhưng vẫn ít công trình và "fade into oblivion".

Tất nhiên làm khoa học là say mê, nhưng có ai đủ kiên trì để theo đuổi một hướng nghiên cứu mà không có kết quả khả quan chứ (giống như lấy vợ ai chẳng muốn có con, dù trai dù gái). Ít nhất những kết quả nhỏ cũng động viên ta trong những lúc tuyệt vọng vì bế tắc. Con người làm khoa học chứ không phải khoa học làm ra con người làm khoa học. ?

Rồi trong vấn đề chọn hướng nghiên cứu: việc đầu tiên là xác định vấn đề nghiên cứu. Không phải ai cũng làm được dễ dàng mặc dù lý thuyết thì : observation -> hypothesis -> design experiment to falsify it -> new knowledge...

Cuối cùng kết quả nghiên cứu có ứng dụng được gì không? Cái nay xem ra là bệnh "phi thực tế" của việc học ở VN, thâm căn từ lớp 1 đến lớp 12. Các bạn nhìn vào sách Toán, Lý, Hóa, Sinh của Tây sẽ thấy vô số "thực tế" trong sách. Sách VN thường rất cô đọng, súc tích...và "chỉ thích hợp để học thuộc lòng".
 
dạ em xin phép được chen ngang một tẹo, hi vọng các anh chị không giận.
- em thấy anh Lương nói đúng cái khoản là người tài VN hay bị động trước đề tài nghiên cứu khoa học. có một số anh chị theo em biết thì không đỗ cái j, không biết vào ngành nào, khoa nào trong trường ĐH chỉ biết thi sao cho được cái danh đỗ ĐH thui, khi vào thì nhắm mắt chọn bừa.....cụ thể là nhiều người đã chọn đại lĩnh vực sinh học của chúng ta. nhưng họ vẫn rất giỏi, rất cố gắng. mặc dù em cảm thấy hơi buồn khi thấy họ tuyệt vời như thế mà lại không có tình yêu với môn sinh học từ đầu, từ trong cõi lòng và trái tim. họ giỏi chỉ qua là đã chọn thì phải làm giống như " đâm lao phải theo lao" vậy.
cái thứ 2 là em thấy sách giáo khoa của bọn em viết lắm lúc cũng chẳng biết nó ứng dụng, làm cái j trong đời sống tương lai cả, đặc biệt là Toán vầy. em có theo dõi được vài thông tin rằng nước ngoài ở cấp 3 họ chỉ học có 5-7 môn học thui, họ chỉ tập chung chủ yếu vào 3 môn đại học. các GS, TS viết sách thì luôn lĩnh hội được những đổi mới tinh túy nhất của thế giới để đưa vào cho học sinh của đất nước. nhưng theo em nghĩ nó không phù hợp mặc dù mỗi lần thay sách là có ý theo sau là "đã giảm tải", cứ mắng chúng em là nước ngoài họ còn học nặng hơn mình, không nên than phiền. vì thứ 1 là nước ngoài họ học ít môn hơn ta, thứ 2 là điều kiện vật chất họ thì chẳng phải bàn thêm.....
hỏi thử có nhiều cái bất lời như vầy, thì tâm huyết cũng xê dịch chứ bộ. cụ thể là chúng em đây, đang bàn tròn để bình phẩm và hướng cho nhau vào những trường nào ở kì thi ĐH năm 2009. có đứa thì kêu "ui trời tao cứ thi cả hai khối tao không đỗ khối A thì liệng sang khối B một tẹo là được, lọt sàng còn xuống nia mà". hay có đứa khác lại nói, vội j nói chung môn nào lớp 12 học vẫn kịp...... thử hỏi những ý kiến chủ quan như vậy sao có thể tạo cho con người ta một lòng kiên định và ý thức, hay xác định rõ được cái mình đam mê và tâm huyết cho công việc trong tương lai. theo ý kiến chủ quan của em thì tuy mình còn trẻ nhưng cũng nên tạo giữ cho mình một nền tảng về kiến thức, hoạch định trong tương lai để tạo một lối mòn trong tư duy và suy nghĩ
Rất hi vọng các anh chị không thấy phiền khi em bày tỏ quan điểm của mình. thank everybody:)
 
đúng là còn rất nhiều điều phải nói về vấn đêf này, nhưng chúng ta nên xem xét tình hình hiện tại của việt nam và thế giới. thực ra ko hẳn nhw vậy, chúng ta cũng có rất nhiều dề tài mang tầm cỡ mà. Năm nay tớ cũng muốn làm 1 cái đề tài để thi học viện nhưng vẫn chưa có 1 ý tưởng nào cả. mình rất mong các bạn giúp đỡ
 
anh Hoàng Hiệp và mọi người thân mến, em không có ý muốn sao nhãng j cả nhưng đã chót xin phép tham gia topic nè thì em cũng xin đóng góp đến cuối luôn ( nếu được thì em nhiệt liệt cả tay lẫn chân). em mới là học sinh phổ thông thui, nhưng đọc lời đề nghị của anh Hiệp ở trên thì em thấy em có thể đưa ra một đề tài nho nhỏ nè, nếu giúp được cho anh thì hay quá mà không thì " trung tính" nhé.
em thấy anh có thể nghiên cứu đề tài về Máu hay lắm đó, em không biết sở trường của anh là j nhưng theo em thì cái đó tuyệt mà. cá nhân em thì chỉ cần đỗ được ĐH rùi sẽ phát triển cái đam mê đó luôn.:)
 
các bạn có muốn thử thực tập với cái topic này không, nhất là các bạn sinh viên? Nếu có hứng thú thì cứ thử đưa ra một cái researchable topic rồi mọi người thử chung sức vào để develop nó xem nó ra cái thứ tào lao gì?
 
Năm lớp 10 em đi làm thêm, 3 lần: 1 lần làm tư vấn viên, 1 lần làm bán hàng, 1 lần làm part-time. Em chỉ làm cho vui, lấy tiền xài vớ vẩn thôi, chứ nhà em thì không đến nỗi bắt em phải ra đường làm lụng như vậy. :mrgreen:
Nhưng nhờ vậy mà em phát hiện ra rằng, nếu không phải là công việc mình thích thì không thể nào theo được, mặc dù đồng lương không tồi (sơ sơ 200.000 đ/ 1 người được tư vấn thành công là dễ ăn quá chứ) và không quá vất vả

Nên vừa rồi lớp 12 em cũng đã suy nghĩ rất kỹ trước khi đặt bút ghi cái tên trường mình vô phiếu đăng ký thi tuyển sinh. Em biết là nếu chọn sai, thì phải trả giá bằng rất nhiều năm trong tương lai, thậm chí em không thể rút chân ra được nữa (thầy dạy Toán của em tâm sự rằng nếu được học lại thầy sẽ học về Kiến Trúc, nhưng giờ thầy có gia đình và đủ thứ trách nhiệm trên vai, học lại đối với thầy là không thể, thầy nói "thầy sẽ định hướng tốt hơn cho con của thầy")

Mình thì đã lỡ đăng ký rồi, lỡ đậu luôn rồi, cho đến giờ phút này, thì chưa có gì làm mình phải hối tiếc về lựa chọn của mình. Nhưng mình tin, tin 1 cái Bio-passion, mình sẽ vượt qua 4 năm ĐH và nhảy ra khỏi 2 cái nhóm "Tảo hôn"& "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" của Bác Lương

Bài này của Bác Lương khá hay, mới đọc xong thì mình đã giật thột rồi. Cái "thanks" đầu tiên được Click :mrgreen:

Hy vọng là Lan với bạn của Lan sẽ có 1 lựa chọn tốt cho kỳ thi sắp tới. :cool:
 
. cá nhân em thì chỉ cần đỗ được ĐH rùi sẽ phát triển cái đam mê đó luôn.:)

Bạn này ạ. PhanAnh muốn nói là bạn này không được chọn lại đâu vì lúc bạn này nhận ra mình nhầm thì đủ thứ áp lực đè lên vai bạn này rồi.

Ủa mà cho mình hỏi. Có ai ở đây muốn làm 1 công việc nhàn hạ, sung sướng, kiếm ra nhiều tiền (ví dụ như 50. 000. 000/ 1 tháng) có điều công việc đó không phải là sở thích của mình. ???
 
Luật đất đai

Hi. Chao mọi người! Mọi người có thể giúp mình câu hỏi này nhé!
Hãy phân tích các nội dung trong hoạt đông nắm chắc tình hình đất đai thuộc địa giới hành chínhcấp huyện, cấp tỉnh.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top