Phát biểu 1: Định luật Bergman không chỉ đúng với các loài đẳng nhiệt mà cả với biến nhiệt. Tuy nhiên, hiện nay người ta đang nghiên cứu sâu hơn về tại sao có những loài thì tuân theo Bergman's rule trong khi một số khác thì lại tuân theo "converse Bergmann". Ban đầu Berman giới hạn việc so sánh kích thước của các cá thể trong phạm vi giới hạn của 1 Genus nhưng hiện nay người ta đang nghiên cứu sự khác biệt về kích thước trưởng thành ở các cá thể thuộc các quần thể trong cùng 1 loài. Đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, thời gian cho 1 chu kỳ thế hệ dài hơn do đó, trong cùng 1 loài, các quần thể ở vùng vĩ độ thấp có thể có nhiều generation/year (Multivoltine) hơn so với các loài vĩ độ cao (univoltine hoặc semivoltine). Sự khác nhau về voltinism này có ý nghĩa thích nghi rất lớn như sau:
1) Ở vĩ độ thấp, tận dụng điều kiện nhiệt độ cao, mùa sinh trưởng dài hơn, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn chiến lước thích nghi: tăng số lượng thế hệ/năm dẫn tới tăng nhanh kích thước quần thể để chiếm lĩnh không gian, môi trường sống và ra tăng cơ hội sống sót khi đối chọi với mật độ và cường độ săn mồi từ vật dữ (high intensity and diversity of predators at lower latitudes).
2) Ở vĩ độ cao, chiến lược này tỏ ra kém hiệu quả hơn vì mùa sinh trưởng ngắn, nhiệt độ trung bình vào mùa sinh trưởng cũng thấp hơn (so với vĩ độ thấp): Tăng kích thước cơ thể là kết quả của thời gian sinh trưởng cho đến trưởng thành ở đây dài hơn so với các quần thể vùng nhiệt đới. Tăng kích thước cơ thể ở giai đoạn trưởng thành cũng là một chiến lược thích ứng khi chúng có thể mang nhiều trứng/ 1 cá thể cái....
Phát biểu 2:
"Quy luật Bergman trong sinh học khẳng định: Nhiệt độ môi trường càng cao thì kích thước của động vật càng giảm. Vì thế mà những loài sống ở các vĩ độ bắc thường có kích thước lớn hơn những loài sống ở các vĩ độ thấp".
Phát biểu này là một suy luận sai từ ĐL Bergmann vì ông ấy không đưa ra mối tương quan giữa nhiệt độ và kích thước "TRƯỞNG THÀNH" của sinh vật. (Sẽ phân tích thêm sau vì đã hết giờ tào lao bí đao).