Đàm Trọng Hiếu
Senior Member
Sinh vât duy nhât có .....10 nhiễm sắc thể giới t
""'Sinh vật duy nhất có... 10 nhiễm sắc thể giới tính
Thú mỏ vịt là loài thú có túi nguyên thủy, đẻ trứng nhưng lại cho con bú, sống ở Australia.
Không chỉ khác thường ở việc đẻ trứng mà lại có sữa, thú mỏ vịt còn có một cái mỏ giống như của chim và một bộ xương mang hình dạng của bò sát. Mới đây, các nhà khoa học nhận thấy loài thú này còn khá lạ lùng trong việc phân định giới tính.
Ở hầu hết các loài thú, trong đó có con người, giới tính được xác định bởi hai nhiễm sắc thể X và Y: mang XX sẽ là con cái, trong khi XY sẽ thành con đực. Ở loài chim, hệ thống giới tính cũng tương tự: ZW tạo ra giống cái và ZZ là giống đực.
Nhưng Frank Grützner và Jenny Graves tại Đại học quốc gia Australia ở Canberra, cùng cộng sự đã phát hiện thấy ở thú mỏ vịt, XXXXXXXXXX cho ra con cái, và XYXYXYXYXY tạo ra con đực. Nói một cách khác, thay vì chỉ có một cặp nhiễm sắc thể, thú mỏ vị có cả chuỗi tới 10 chiếc để quyết định đặc điểm giới tính của mình.
Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy khi tinh trùng được con đực tạo ra, nhiễm sắc thể trong chuỗi được phân chia chính xác thành dạng mang XXXXX và dạng mang YYYYY. Khi tinh trùng mang XXXXX thụ tinh cho trứng, nó sẽ tạo ra thú mỏ vịt cái. Tinh trùng mang bộ YYYYY cho ra một con đực.
"Đó chắc chắn là bất bình thường. Bạn chỉ cần một gene duy nhất quy định giới tính nằm trên một nhiễm sắc thể của một cặp. Vậy có đáng tò mò không khi thú mỏ vịt lại tiến hóa một hệ phức tạp đến thế", nhà di truyền học tế bào Jon Martin tại Đại học Melbourne, nhận xét.
Rất ít loài thú được biết tới nay có nhiều hơn 2 nhiễm sắc thể giới tính. Chẳng hạn, loài khỉ rú đen có 4 chiếc - vốn được xem là nhiều nhất cho tới trước phát hiện này. Các chuyên gia tin rằng hai nhiễm sắc thể mà khỉ rú có thêm là sản phẩm của một sự trục trặc tiến hóa, trong đó các nhiễm sắc thể phi giới tính bị đột biến và trở nên có vai trò tương tự như nhiễm sắc thể giới tính.
Sự giống nhau đó khiến cho cả hai cặp về sau đều được di truyền qua quá trình sinh sản. Và có thể, quá trình tương tự cũng diễn ra như ở thú mỏ vịt, khiến chúng có đến 10 nhiễm sắc thể giới tính, song điều này còn đang gây tranh cãi trong giới khoa học.
Một phát hiện nữa gây tò mò cho các nhà nghiên cứu là một đầu trong chuỗi nhiễm sắc thể giới tính của thú mỏ vịt có đặc điểm tương tự của thú, trong khi đầu kia chung nhiều đặc điểm với chim.
Thuận An (theo NewScientist"""
Từ:
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2004/10/3B9D7D65/
Em thâý cái này râts thú vị , mọi người cùng thảo luânj nhé!!
""'Sinh vật duy nhất có... 10 nhiễm sắc thể giới tính
Thú mỏ vịt là loài thú có túi nguyên thủy, đẻ trứng nhưng lại cho con bú, sống ở Australia.
Không chỉ khác thường ở việc đẻ trứng mà lại có sữa, thú mỏ vịt còn có một cái mỏ giống như của chim và một bộ xương mang hình dạng của bò sát. Mới đây, các nhà khoa học nhận thấy loài thú này còn khá lạ lùng trong việc phân định giới tính.
Ở hầu hết các loài thú, trong đó có con người, giới tính được xác định bởi hai nhiễm sắc thể X và Y: mang XX sẽ là con cái, trong khi XY sẽ thành con đực. Ở loài chim, hệ thống giới tính cũng tương tự: ZW tạo ra giống cái và ZZ là giống đực.
Nhưng Frank Grützner và Jenny Graves tại Đại học quốc gia Australia ở Canberra, cùng cộng sự đã phát hiện thấy ở thú mỏ vịt, XXXXXXXXXX cho ra con cái, và XYXYXYXYXY tạo ra con đực. Nói một cách khác, thay vì chỉ có một cặp nhiễm sắc thể, thú mỏ vị có cả chuỗi tới 10 chiếc để quyết định đặc điểm giới tính của mình.
Nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy khi tinh trùng được con đực tạo ra, nhiễm sắc thể trong chuỗi được phân chia chính xác thành dạng mang XXXXX và dạng mang YYYYY. Khi tinh trùng mang XXXXX thụ tinh cho trứng, nó sẽ tạo ra thú mỏ vịt cái. Tinh trùng mang bộ YYYYY cho ra một con đực.
"Đó chắc chắn là bất bình thường. Bạn chỉ cần một gene duy nhất quy định giới tính nằm trên một nhiễm sắc thể của một cặp. Vậy có đáng tò mò không khi thú mỏ vịt lại tiến hóa một hệ phức tạp đến thế", nhà di truyền học tế bào Jon Martin tại Đại học Melbourne, nhận xét.
Rất ít loài thú được biết tới nay có nhiều hơn 2 nhiễm sắc thể giới tính. Chẳng hạn, loài khỉ rú đen có 4 chiếc - vốn được xem là nhiều nhất cho tới trước phát hiện này. Các chuyên gia tin rằng hai nhiễm sắc thể mà khỉ rú có thêm là sản phẩm của một sự trục trặc tiến hóa, trong đó các nhiễm sắc thể phi giới tính bị đột biến và trở nên có vai trò tương tự như nhiễm sắc thể giới tính.
Sự giống nhau đó khiến cho cả hai cặp về sau đều được di truyền qua quá trình sinh sản. Và có thể, quá trình tương tự cũng diễn ra như ở thú mỏ vịt, khiến chúng có đến 10 nhiễm sắc thể giới tính, song điều này còn đang gây tranh cãi trong giới khoa học.
Một phát hiện nữa gây tò mò cho các nhà nghiên cứu là một đầu trong chuỗi nhiễm sắc thể giới tính của thú mỏ vịt có đặc điểm tương tự của thú, trong khi đầu kia chung nhiều đặc điểm với chim.
Thuận An (theo NewScientist"""
Từ:
http://vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2004/10/3B9D7D65/
Em thâý cái này râts thú vị , mọi người cùng thảo luânj nhé!!