trường đào tạo khoa y đa khoa nào thấp điểm sàng nhất ?

Nghiên cứu thì ko cần chăm chỉ, ko cần thông minh, ko cần cẩn thận, ko cần kiên nhẫn, ko cần y đức hả mọi người @@
 
Y không có hệ cao đẳng, có thể học trung cấp rồi liên thông lên (cơ mà không biết tương lai còn có thể liên thông không)

Với lại 1 điều nữa là thi đậu Y phải giỏi từ trong trứng :)

anh ơi anh có nghe câu..."1 thiên tài chỉ có trong người 1% thiên tài và 99% cô gắng..." chưa????....em cũn thíc làm Bác sĩ..nhưng nói cái từ "thíc" thì nó nhẹ nhàng quá...mà phải nói là cực kì đam mê...1 đam mê cháy bỏng lun...nhưng em ko học giỏi :)....mà rất khao khát làm bác sĩ...ko phải vì tiền đâu a....vì e thấy thương cho cái cảnh những người nghèo ko có tiền đi bs...phải nằm la lếch lạnh lẽo ngoài đường kìa....người ta bây h` sợ 4 từ "bác sĩ" và "bệnh viện" lắm anh..anh bik sao ko???...vì bây h`...ngta chỉ cần tiền mà ko còn wtrọng đên lợi ít cá nhân của người dân nữa...anh coi báo thường xuyên sẽ thấy bức xúc lắm đó...
giá viện phí tăng...bảo hiểm tăng...còn chưa biết chất lượng như thế nào nữa...những người học y...có 25% ng` đam mê..25% vì gd ép..25% do mún vựot lên hoàn cảnh...5% do thi thử 20% tiền...
"giỏi từ trong trứng" e thấy ko đúng đâu ^^... giỏi toàn bộ...z trên đời này thiếu bs trầm trọng rùi đó anh ^^

 
anh ơi anh có nghe câu..."1 thiên tài chỉ có trong người 1% thiên tài và 99% cô gắng..." chưa????....em cũn thíc làm Bác sĩ..nhưng nói cái từ "thíc" thì nó nhẹ nhàng quá...mà phải nói là cực kì đam mê...1 đam mê cháy bỏng lun...nhưng em ko học giỏi :)....mà rất khao khát làm bác sĩ...ko phải vì tiền đâu a....vì e thấy thương cho cái cảnh những người nghèo ko có tiền đi bs...phải nằm la lếch lạnh lẽo ngoài đường kìa....người ta bây h` sợ 4 từ "bác sĩ" và "bệnh viện" lắm anh..anh bik sao ko???...vì bây h`...ngta chỉ cần tiền mà ko còn wtrọng đên lợi ít cá nhân của người dân nữa...anh coi báo thường xuyên sẽ thấy bức xúc lắm đó...
giá viện phí tăng...bảo hiểm tăng...còn chưa biết chất lượng như thế nào nữa...những người học y...có 25% ng` đam mê..25% vì gd ép..25% do mún vựot lên hoàn cảnh...5% do thi thử 20% tiền...
"giỏi từ trong trứng" e thấy ko đúng đâu ^^... giỏi toàn bộ...z trên đời này thiếu bs trầm trọng rùi đó anh ^^

like bạn :mrgreen: mình cũng chẳng giỏi giang gì, chỉ có niềm đam mê sinh học thui
 
Em cũng biết 99% là cố gắng vậy e hỏi trường thấp điểm nhất làm gì! Anh thấy vô lý thế nào!
Nếu đó là "khát khao" của em thì đáng lý ra em đã sớm có mục đích, có lộ trình và biết rõ những gì mình làm và sẽ làm , chứ kg phải vẫn loay hoay tìm kiếm!
Nghề BS có thể kg giống như em tưởng tưởng, em phải học gấp đôi hoặc gấp 3 những SV khác (lý do tại sao câu hỏi của em trở nên quá thừa thãi). Phải thức đêm, phải vừa học vừa làm và thậm chí là làm ngoài giờ. Phải tiếp xúc với da thịt và hàng đống thứ kinh dị hàng ngày, phải có cái đầu lạnh và thần kinh vững...
Nếu em đáp ứng đc những yêu cầu trên thì chúc em thi đậu ĐH Y. Hy vọng e biết đang làm gì!
 
:sad: Việc liên thông hiện tại cũng đã rất khó khăn roài. Vì các trường muốn liên thông thì bạn phải có kinh nghiệm ít nhất 3 năm, sau đó học ôn các môn theo yêu cầu của trường nhận liên thông. Chắc chắn có môn chuyên ngành. Có thể có toán, hóa hoặc môn nào đó tùy theo. Ôn thi lại cũng vất vả do nghỉ lâu, thường kiến thức quên hết, hiếm người có đủ kiên nhẫn ôn lại để thi.
Hơn nữa, trong vài năm nữa việc thi cử thay đổi nhiều, có lẽ không còn hệ trung cấp nữa. Và người nào muốn thi liên thông, phải ôn lại giống như 1 thí sinh thi Đh từ đầu. Lý lẽ đc đưa ra là không chấp nhận kiểu đi vòng như vậy, sẽ ko công bằng cho các bạn lớp 12!:rose:

Theo ý kiến chủ quan của tôi thì việc thi cử sẽ còn thay đổi nhưng không biết là cải tiến hay cải lùi thôi. Lòng vòng khoảng 20 năm sẽ quay lai theo kiểu như cũ. Cách đây vài năm thì nghe tưởng như bỏ kỳ thi đại học đến nơi, mỗi năm huy động biết bao nhiêu giảng viên ĐH đi làm giám sát kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, tỉ lệ đậu tốt nghiệp tụt chóng mặt. Tưởng mọi thứ sẽ đi về giá trị thực của nó được phần nào. Đùng một cái lại bỏ việc giám sát từ các trường ĐH, tỉ lệ tốt nghiệp tăng lên chóng mặt trở lại. Cách đây vài bữa đọc trên báo thấy có phát biểu của lãnh đạo nói ít nhất cũng phải 2020 thì mới bỏ thi ĐH được (đến lúc đó thì bác phát biểu ngày hôm nay đã nghỉ hưu lâu rồi, ai chịu trách nhiệm?). Riêng chuyện thi cử thôi đã xoay tua đủ kiểu rồi.

Về việc bỏ trung cấp, cao đẳng, liên thông thì tôi nghĩ việc này sẽ không xảy ra. Tôi cũng đang cố gắng xem bạn muốn nói gì về việc công bằng cho các bạn học sinh lớp 12? Tôi không nghĩ rằng việc đi lòng vòng là không chấp nhận được. Những gì tôi biết ở các nước phương Tây, Úc họ vẫn có những hình thức như thế và khá linh động. Điều quan trọng không phải là vấn đề về hình thức liên thông, chính qui hay tại chức mà vấn đề là kiểm soát chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo. Tôi lấy ví dụ dựa trên những gì thực tế tôi đã được chứng kiến trong đời mình, rồi bạn tự đánh giá:

1) Một người bạn của tôi học cấp 3 rất giỏi, cũng thi học sinh giỏi quốc gia, việc thi vào đại học với bạn ấy hiển nhiên là quá đơn giản rồi. Vào ĐH bạn ấy coi trời bằng vung và kết quả sau 4 năm không ra được trường.
2) Một người bạn khác của tôi, lớn tuổi hơn, thi trượt ĐH, đi học trung cấp, rồi liên thông, rồi ĐH tại chức, rồi sau đó qua Úc học bổ túc tiếp mấy năm, rồi làm nghiên cứu sinh và đã nhận bằng TS của Úc (3 công trình công bố quốc tế tại thời điểm bảo vệ).

Vậy thì đi vòng hay đi thẳng ở đây ai hơn ai? Tất nhiên 2 trường hợp đó không thể đại diện cho tất cả và phần lớn những người có khả năng đi thẳng đều có những điều kiện tốt hơn và về mặt cá nhân tôi cũng thường thiếu cảm tình với phần lớn những người học tại chức. NHƯNG (lại phải nói là nhưng) chúng ta đã bị cuốn quá sâu vào vòng xoáy của những gì bóng bẩy, hào nhoáng bên ngoài mà không tìm đến những giá trị thật. Quan điểm của tôi về công bằng = cơ hội chia đều cho mọi người, bất kể đào tạo dưới hình thức nào thì chất lượng làm tiêu chuẩn cho đầu ra. Tôi đã từng cho một số học trò 56 tuổi rớt và thi lại khi các bác ấy học cùng với những bạn mới tốt nghiệp phổ thông.

--
những người học y...có 25% ng` đam mê..25% vì gd ép..25% do mún vựot lên hoàn cảnh...5% do thi thử 20% tiền...
--
Tôi không biết bạn lấy được con số thống kê này ở đâu ra nhưng nếu bạn nằm trong số 25% đam mê hoặc 25% muốn vượt lên hoàn cảnh thì tôi ủng hộ bạn thi Y (mặc dù tôi có phản đối thì cũng chẳng có nghĩa lý gì với bạn).

--Nghiên cứu thì ko cần chăm chỉ, ko cần thông minh, ko cần cẩn thận, ko cần kiên nhẫn, ko cần y đức hả mọi người @@
--
Có một cái mà nghiên cứu không cần là "Y đức", người nghiên cứu có lẽ cần cái đầu tiên là trung thực, kết quả nghiên cứu không trung thực của bạn có thể mang đến thảm họa cho người khác sử dụng kết quả đó. Hiện nay, trên bình diện quốc tế thì Trung quốc đang bị phê phán mạnh mẽ vì vấn đề này. Ở góc độ VN thì nó cũng là một điều nhức nhối như căn bệnh ung thư giai đoạn cuối vậy.

cái thứ hai là cần chịu đựng bởi bạn sẽ không hy vọng giàu có nếu làm nghiên cứu chân chính nhưng lại phải kiên định một cách khoa học với những nghiên cứu của mình. Tránh ảo tưởng và hiệu ứng đám đông, chả bao giờ có lợi cho người nghiên cứu. Ngày trước, các nhà khoa học chọn tiếng Latin để ghi các công trình của mình cũng là một cách để tránh sự soi mói của xã hội làm ảnh hưởng tới tư duy của họ khi mọi thứ đang còn dang dở. Trong rất nhiều hoàn cảnh nhà khoa học bị rơi vào tình trạng cô lập và cô độc khi những khám phá của họ đi ngược lại với những gì mà chính quyền hoặc tôn giáo, xã hội vẫn nghĩ.
 
:chuan: Tôi không phủ nhận cái chuyện đi vòng là tốt. Nhưng tốt là tốt ở đâu? Nếu là ở Việt Nam này, e rằng đi vòng hơi khó. Trong cái thời điểm giáo dục còn mập mờ chưa rõ ở các hệ đào tạo thì việc đi vòng càng... khó hiểu. Nói riêng Việt Nam và 1 số nước Châu Á, tôi thấy không đâu mà thi ĐH nặng nề bằng. Đặt nặng quá mức. So ra các nước Châu Âu, Mỹ... họ rất nhẹ nhàng, thi bằng cả quá trình, xét mọi phương diện:hum:. Số giờ học chưa chắc nhiều bằng VN. Thời gian sau giờ học là làm gì? => Là party, là nhảy múa, là ca hát, là đọc sách... tùy! Đâu có tình trạng học thêm học bớt như ở đây?
Thành ra, nếu nói muốn thi Y, học Y ở VN, sẽ phải cố gắng trong 3 năm cuối. Tôi chỉ nói là 3 năm cuối, chí ít lắm là năm 12, chứ chẳng thể nào nói "giỏi từ trong trứng"! :sad: Cái khái niệm ngu - thông minh, giỏi - dở - dốt nát gì đó hoàn toàn không có! Đâu có ai sinh ra là ngu sẵn? Cũng đâu có ai sinh ra đã là thiên tài? Ngày xưa, Newton hay Pasteur đâu phải phát minh ra những điều vĩ đại đó từ khi còn trong trứng hay từ khi còn bé? Ai cũng cần phải học cả. Rồi tùy mỗi ng chọn hướng cho mình.
:rose: Nói túm lại, ngồi đây cãi nhau chẳng được gì. Chúng ta đưa ra lời khuyên 1 - 3 lần, thằng nghe cảm thấy không ổn, không tốt thì nó có quyền không làm theo! Mình đâu có ép nó làm theo điều mình khuyên? Người chủ topic: Em hãy chọn thứ, hướng mà em cho là tốt nhất! Nhưng hãy nhớ, sinh mạng con người không bao giờ mua bằng thứ rẻ tiền hay rất rất đắt tiền. Nó là thứ vô giá mà con người ta đang có!
 
:chuan: Nói riêng Việt Nam và 1 số nước Châu Á, tôi thấy không đâu mà thi ĐH nặng nề bằng. Đặt nặng quá mức. So ra các nước Châu Âu, Mỹ... họ rất nhẹ nhàng, thi bằng cả quá trình, xét mọi phương diện:hum:. Số giờ học chưa chắc nhiều bằng VN. Thời gian sau giờ học là làm gì? => Là party, là nhảy múa, là ca hát, là đọc sách... tùy! Đâu có tình trạng học thêm học bớt như ở đây?
[/COLOR]

Cái này bạn lại tưởng tượng rồi, cũng hơi phong phú và một chút cực đoan.
 
:chuan: Nói riêng Việt Nam và 1 số nước Châu Á, tôi thấy không đâu mà thi ĐH nặng nề bằng. Đặt nặng quá mức. So ra các nước Châu Âu, Mỹ... họ rất nhẹ nhàng, thi bằng cả quá trình, xét mọi phương diện:hum:. Số giờ học chưa chắc nhiều bằng VN. Thời gian sau giờ học là làm gì? => Là party, là nhảy múa, là ca hát, là đọc sách... tùy! Đâu có tình trạng học thêm học bớt như ở đây?
Cũng đúng mà! Lên lớp ít thật nhưng chưa chắc học đã ít hơn VN. Vd như Orion học 1 tuần 2-3 ngày, ngày 3 tiếng :oops:.
Nhưng mà học hành thì kg chắc là nhẹ nhàng hơn VN đâu nha! Mỗi nước có cái nặng nề riêng!
 
Theo ý kiến chủ quan của tôi thì việc thi cử sẽ còn thay đổi nhưng không biết là cải tiến hay cải lùi thôi. Lòng vòng khoảng 20 năm sẽ quay lai theo kiểu như cũ. Cách đây vài năm thì nghe tưởng như bỏ kỳ thi đại học đến nơi, mỗi năm huy động biết bao nhiêu giảng viên ĐH đi làm giám sát kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, tỉ lệ đậu tốt nghiệp tụt chóng mặt. Tưởng mọi thứ sẽ đi về giá trị thực của nó được phần nào. Đùng một cái lại bỏ việc giám sát từ các trường ĐH, tỉ lệ tốt nghiệp tăng lên chóng mặt trở lại. Cách đây vài bữa đọc trên báo thấy có phát biểu của lãnh đạo nói ít nhất cũng phải 2020 thì mới bỏ thi ĐH được (đến lúc đó thì bác phát biểu ngày hôm nay đã nghỉ hưu lâu rồi, ai chịu trách nhiệm?). Riêng chuyện thi cử thôi đã xoay tua đủ kiểu rồi.

Về việc bỏ trung cấp, cao đẳng, liên thông thì tôi nghĩ việc này sẽ không xảy ra. Tôi cũng đang cố gắng xem bạn muốn nói gì về việc công bằng cho các bạn học sinh lớp 12? Tôi không nghĩ rằng việc đi lòng vòng là không chấp nhận được. Những gì tôi biết ở các nước phương Tây, Úc họ vẫn có những hình thức như thế và khá linh động. Điều quan trọng không phải là vấn đề về hình thức liên thông, chính qui hay tại chức mà vấn đề là kiểm soát chất lượng đầu ra của quá trình đào tạo. Tôi lấy ví dụ dựa trên những gì thực tế tôi đã được chứng kiến trong đời mình, rồi bạn tự đánh giá:

1) Một người bạn của tôi học cấp 3 rất giỏi, cũng thi học sinh giỏi quốc gia, việc thi vào đại học với bạn ấy hiển nhiên là quá đơn giản rồi. Vào ĐH bạn ấy coi trời bằng vung và kết quả sau 4 năm không ra được trường.
2) Một người bạn khác của tôi, lớn tuổi hơn, thi trượt ĐH, đi học trung cấp, rồi liên thông, rồi ĐH tại chức, rồi sau đó qua Úc học bổ túc tiếp mấy năm, rồi làm nghiên cứu sinh và đã nhận bằng TS của Úc (3 công trình công bố quốc tế tại thời điểm bảo vệ).

Vậy thì đi vòng hay đi thẳng ở đây ai hơn ai? Tất nhiên 2 trường hợp đó không thể đại diện cho tất cả và phần lớn những người có khả năng đi thẳng đều có những điều kiện tốt hơn và về mặt cá nhân tôi cũng thường thiếu cảm tình với phần lớn những người học tại chức. NHƯNG (lại phải nói là nhưng) chúng ta đã bị cuốn quá sâu vào vòng xoáy của những gì bóng bẩy, hào nhoáng bên ngoài mà không tìm đến những giá trị thật. Quan điểm của tôi về công bằng = cơ hội chia đều cho mọi người, bất kể đào tạo dưới hình thức nào thì chất lượng làm tiêu chuẩn cho đầu ra. Tôi đã từng cho một số học trò 56 tuổi rớt và thi lại khi các bác ấy học cùng với những bạn mới tốt nghiệp phổ thông.

--
những người học y...có 25% ng` đam mê..25% vì gd ép..25% do mún vựot lên hoàn cảnh...5% do thi thử 20% tiền...
--
Tôi không biết bạn lấy được con số thống kê này ở đâu ra nhưng nếu bạn nằm trong số 25% đam mê hoặc 25% muốn vượt lên hoàn cảnh thì tôi ủng hộ bạn thi Y (mặc dù tôi có phản đối thì cũng chẳng có nghĩa lý gì với bạn).

--Nghiên cứu thì ko cần chăm chỉ, ko cần thông minh, ko cần cẩn thận, ko cần kiên nhẫn, ko cần y đức hả mọi người @@
--
Có một cái mà nghiên cứu không cần là "Y đức", người nghiên cứu có lẽ cần cái đầu tiên là trung thực, kết quả nghiên cứu không trung thực của bạn có thể mang đến thảm họa cho người khác sử dụng kết quả đó. Hiện nay, trên bình diện quốc tế thì Trung quốc đang bị phê phán mạnh mẽ vì vấn đề này. Ở góc độ VN thì nó cũng là một điều nhức nhối như căn bệnh ung thư giai đoạn cuối vậy.

cái thứ hai là cần chịu đựng bởi bạn sẽ không hy vọng giàu có nếu làm nghiên cứu chân chính nhưng lại phải kiên định một cách khoa học với những nghiên cứu của mình. Tránh ảo tưởng và hiệu ứng đám đông, chả bao giờ có lợi cho người nghiên cứu. Ngày trước, các nhà khoa học chọn tiếng Latin để ghi các công trình của mình cũng là một cách để tránh sự soi mói của xã hội làm ảnh hưởng tới tư duy của họ khi mọi thứ đang còn dang dở. Trong rất nhiều hoàn cảnh nhà khoa học bị rơi vào tình trạng cô lập và cô độc khi những khám phá của họ đi ngược lại với những gì mà chính quyền hoặc tôn giáo, xã hội vẫn nghĩ.
like anh :mrgreen: theo nghiên cứu mà cứ làm theo số đông thì suốt đời nghèo :lol: cũng may em đc cái tính ko thích theo số đông. Nhưng theo em, cái "y đức" ở đây của em mang tính là nhân đạo nhiều hơn, 1 phát minh như lấy tế bào gốc từ phôi (ngày xưa) , ở động vật thì ko nói làm gì, nhưng ở người thì nó đã phạm đến y đức rùi.
 
Cũng đúng mà! Lên lớp ít thật nhưng chưa chắc học đã ít hơn VN. Vd như Orion học 1 tuần 2-3 ngày, ngày 3 tiếng :oops:.
Nhưng mà học hành thì kg chắc là nhẹ nhàng hơn VN đâu nha! Mỗi nước có cái nặng nề riêng!
like anh :mrgreen: em nghe thầy dạy Lý lớp em nói, hồi thầy học bên Nga, thầy toàn phải ngồi ở thư viện cả ngày cả đêm để học. Và làm thí nghiệm cũng vậy. Thỉnh thoảng nửa đêm tỉnh dậy, nghĩ ra cái gì, lại chạy đến phòng thí nghiệm để làm. @@ Ở Việt Nam, thi vào ĐH thì hơi mệt chút thui, chứ chuyện học ĐH thì chẳng bằng học ở nước ngoài đâu, bên đó học ĐH nặng lắm.
 
like anh :mrgreen: em nghe thầy dạy Lý lớp em nói, hồi thầy học bên Nga, thầy toàn phải ngồi ở thư viện cả ngày cả đêm để học. Và làm thí nghiệm cũng vậy. Thỉnh thoảng nửa đêm tỉnh dậy, nghĩ ra cái gì, lại chạy đến phòng thí nghiệm để làm. @@ Ở Việt Nam, thi vào ĐH thì hơi mệt chút thui, chứ chuyện học ĐH thì chẳng bằng học ở nước ngoài đâu, bên đó học ĐH nặng lắm.

Thầy của bạn đã xây dựng hình ảnh một người thầy hoàn hảo và khả năng là không có thật. Không ai có thể làm việc theo cường độ như thế cả. Tôi thấy hơi buồn cười về việc nửa đêm giật mình, nghĩ ra cái gì và chạy đến phòng thí nghiệm để làm. Câu chuyện về Archimedes (Ac si met) chỉ là một sự tình cờ hiếm gặp trong thực tế, đặc biệt là khoa học hiện đại. Khi người ta nghĩ quá nhiều đến một việc gì thì có thể đưa nó vào trong cả giấc mơ và có thể giải pháp (solution) xuất hiện. Nhưng việc chạy ngay lên lab để thực hiện vào giữa đêm là gần như không tưởng vì đâu phải có thể khởi động được ngay toàn bộ các hệ thống thiết bị, chuẩn bị hóa chất, mẫu vật etc và nó là cách làm phản khoa học. Tôi chưa rơi vào hoàn cảnh nửa đêm giật mình tìm ra một giải pháp nào mới nhưng nếu nó xảy ra thì việc đầu tiên tôi làm lúc đó là bật laptop và kiểm tra thông tin thông qua các tài liệu khoa học.

Với tôi, trường hợp nửa đêm chạy lên phòng thí nghiệm chỉ xảy ra khi:
1) Tình trạng khẩn cấp do phòng thí nghiệm gặp sự cố (tôi nằm trong nhóm cấp cứu các thí nghiệm khi xảy ra sự cố).
2) Đang chạy dở một qui trình nào đó mà phải chờ đợi đến giữa đêm thì xong, trường hợp này cũng thường ở lab canh luôn cho đến khi xong chứ ít khi mà về nhà rồi lại quay lại.
3) Quên một việc gì đó rất quan trọng mà không lên phòng thí nghiệm không được.
 
like anh :mrgreen: Nhưng theo em, cái "y đức" ở đây của em mang tính là nhân đạo nhiều hơn, 1 phát minh như lấy tế bào gốc từ phôi (ngày xưa) , ở động vật thì ko nói làm gì, nhưng ở người thì nó đã phạm đến y đức rùi.

Đó là vấn đề đạo đức chung trong nghiên cứu như vấn đề đã từng xảy ra với GS người Nam Hàn cách đây vài năm mà tôi không nhớ chính xác tên ông ấy. Việc này không chỉ áp dụng khi nghiên cứu trên người mà còn cả động vật nữa. Các tổ chức về animal welfare họ kiểm tra khá gắt gao chuyện này ở các nước phát triển. Nếu thiếu giấy phép của họ thì bạn sẽ không được tiến hành thí nghiệm trên động vật. Nếu có giấy phép của họ thì bạn phải đảm bảo tiến hành thí nghiệm theo cách ít "đau" nhất cho chúng.
 
Thầy của bạn đã xây dựng hình ảnh một người thầy hoàn hảo và khả năng là không có thật. Không ai có thể làm việc theo cường độ như thế cả. Tôi thấy hơi buồn cười về việc nửa đêm giật mình, nghĩ ra cái gì và chạy đến phòng thí nghiệm để làm. Câu chuyện về Archimedes (Ac si met) chỉ là một sự tình cờ hiếm gặp trong thực tế, đặc biệt là khoa học hiện đại. Khi người ta nghĩ quá nhiều đến một việc gì thì có thể đưa nó vào trong cả giấc mơ và có thể giải pháp (solution) xuất hiện. Nhưng việc chạy ngay lên lab để thực hiện vào giữa đêm là gần như không tưởng vì đâu phải có thể khởi động được ngay toàn bộ các hệ thống thiết bị, chuẩn bị hóa chất, mẫu vật etc và nó là cách làm phản khoa học. Tôi chưa rơi vào hoàn cảnh nửa đêm giật mình tìm ra một giải pháp nào mới nhưng nếu nó xảy ra thì việc đầu tiên tôi làm lúc đó là bật laptop và kiểm tra thông tin thông qua các tài liệu khoa học.

Với tôi, trường hợp nửa đêm chạy lên phòng thí nghiệm chỉ xảy ra khi:
1) Tình trạng khẩn cấp do phòng thí nghiệm gặp sự cố (tôi nằm trong nhóm cấp cứu các thí nghiệm khi xảy ra sự cố).
2) Đang chạy dở một qui trình nào đó mà phải chờ đợi đến giữa đêm thì xong, trường hợp này cũng thường ở lab canh luôn cho đến khi xong chứ ít khi mà về nhà rồi lại quay lại.
3) Quên một việc gì đó rất quan trọng mà không lên phòng thí nghiệm không được.
Thầy cũng là giáo sư rùi mà anh. Thời kì trc ấy.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top