Đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu thị trường

Nguyễn Ngọc Lương

Administrator
Staff member
Đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu thị trườ

Bài 1: Thừa “ngọn”, thiếu “gốc”

Chưa bao giờ, vấn đề giáo dục – đào tạo (GD - ĐT) lại “nóng” như thời điểm hiện tại, bởi chính sự bất cập trong cung- cầu nguồn nhân lực với chất lượng “cung” không đáp ứng được đòi hỏi của “cầu”. Đó chính là ẩn số của bài toán cân bằng cần có lời giải trọn vẹn từ phía “người bán” – nhà trường và “người mua” – chủ yếu là nhà doanh nghiệp. Và gia nhập WTO, yêu cầu này càng trở nên bức bách – giống như chúng ta đã ngồi lên chiếc xe đạp – muốn giữ được thăng bằng chỉ còn cách lao về phía trước…

Người cần việc hay việc cần người…

images175304_4b.jpg

Lớp trẻ ngành công nghệ sinh học, học đã khó nhưng ra trường kiếm việc làm còn khó hơn, nhất là trong khu vực nhà nước.

Từ trang trại của Hoàng “heo” nằm cách TP Sóc Trăng hơn chục cây số, người ta có thể thấy rõ những thửa ruộng lúa vụn vặt, những hầm cá ngổn ngang và những chiếc máy ủi đang ngoặm đất cho một khu công nghiệp đã qua giai đoạn “tiền khả thi”.

Sự giao thoa “xưa” và “nay” trong không khí ngột ngạt của mảnh đất trước nay chỉ có tiếng động duy nhất là tiếng tụng kinh từ những ngôi chùa, càng khiến người ta trăn trở về hướng phát triển tiếp theo của cả khu vực ĐBSCL: Phải hòa nhập ra sao để vẫn giữ được thế mạnh đặc trưng? Bản thân Hoàng – một cựu chiến binh – từ vùng quê đất Bắc phiêu bạt theo khói lửa chiến tranh để cắm rễ trên mảnh đất này – có cách nhìn hoàn toàn khác về thời cuộc khi tự mình trải nghiệm thứ triết lý “mình phải làm chủ chứ không thể là người làm thuê vĩ đại”.

Anh có lý của mình khi dõi mắt nhìn về cột mốc bên kia trang trại, nơi cả trăm người đang cúi gầm mặt sát những cây lúa oằn mình trong cái nóng mùa khô để buông lời than: “Đa phần người dân mình lười suy nghĩ và nhất là thiếu khát vọng”. Nhưng đâu phải ai sinh ra cũng được làm ông chủ, được làm “ông CEO” thời thượng? Đâu phải ai – dù làm quần quật suốt ngày – cũng có được một cơ ngơi trị giá vài chục tỷ đồng như ông chủ Hoàng? Hoàng cười thầm thì bên tai: “Không dễ mà cũng chẳng khó.

Ra ngoài tôi đi chiếc xe Ford Ranger, nhưng về trang trại tôi lại khác. Tôi phải tinh thông đủ nghề từ cơ khí, lái xe ủi, thợ mộc… rồi cả thú y và công nghệ sinh học”. Cuộc sống – đối với Hoàng – giống như một cái thang cuộn đưa người ta tới các nấc khác nhau về độ giàu sang, thứ bậc xã hội. Có thể mình đứng yên để thang máy đưa lên tầng muốn lên mà cũng có thể “nhảy cóc” qua mặt người khác vẫn nhẫn nại xếp hàng chờ đến lượt, miễn là mình có chí hướng và đủ nghị lực theo đuổi.

Và Hoàng thuộc tuýp người thứ hai khi anh phân định rõ đích đến để rèn kỹ năng độc nhất vô nhị trong nghề nuôi heo (cái tên Hoàng “heo” từ đó mà có) và nuôi cá cung cấp cho thị trường nội địa. “Tôi nuôi và cung cấp cá chủ yếu cho các suất ăn công nghiệp với giá rẻ”, - Hoàng nói. Khác với phong trào nuôi cá tra xuất khẩu – mà thắng thua cách nhau lằn ranh mỏng manh, - Hoàng chỉ chọn “phân khúc nội địa” mà anh am hiểu ngọn ngành. “Nhất nghệ tinh…” vẫn quan trọng bậc nhất khi Hoàng chọn ngã rẽ cuộc đời. Điều này thật sự lạ lẫm khi nhìn quanh toàn thấy người “cái gì cũng biết một chút” để rốt cuộc vẫn cứ bơ vơ: Chọn nghề gì để hướng tới? Và phải chăng mọi lý thuyết đều “xám xịt” trước thực tế cuộc sống?

Mỗi năm, ở nước ta, những người như Hoàng – tạm gọi là người ở độ tuổi lao động – có tới 1,5 triệu người, nhưng số có việc làm ổn định, có thu nhập khả dĩ nuôi sống bản thân thì thật sự không chiếm quá phân nửa tổng số. Đấy cũng chỉ là mạnh dạn nói, bởi ngay chính Bộ GD-ĐT cũng đang lơ mơ không biết hình hài “đầu ra” của mình ra sao: Kết quả khảo sát của dự án giáo dục đại học 1 cho thấy trên 90% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, nhưng theo thống kê của Hội Sinh viên VN, chỉ có 50% sinh viên tốt nghiệp ra trường có việc làm, trong đó 30% trong số này làm đúng ngành nghề đào tạo! Và câu hỏi đặt ra: Lỗi tại ai? Tại bộ chủ quản hay tại các ông chủ như Hoàng không mặn mà lắm với “sản phẩm giáo dục”?

Thật ra quy lỗi cụ thể trong hoàn cảnh nước ta cũng khó như “chống bệnh thành tích và chống tiêu cực trong thi cử” mà Bộ GD-ĐT đang thực hiện rốt ráo. Trước nhất, phải nói là cách đào tạo và hướng nghiệp của chúng ta vẫn chỉ theo kiểu “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” với trách nhiệm cá nhân ở mức tối thiểu. Hai ông “Bộ” có chức năng quản lý nhà nước lãnh vực này là Bộ GD-ĐT và Bộ LĐTB-XH chỉ biết có mở thêm trường để dạy, dạy và dạy.

Càng mở lớp, càng dạy nhiều thì càng tốt, còn chuyện “người cần việc, việc cần người” lại là… chuyện của “xã hội hóa”. TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL thừa nhận: “Cái bí nhất là ai sử dụng người lao động. Giống như chuyện nhà máy đường, chúng ta đang đưa ra con số ảo về dạy nghề. Và có thể nói trong chuyện này ta đang làm thái quá, từ tả khuynh chuyển qua hữu khuynh”. Ông kể chuyện cả ngàn công nhân được đào tạo nghề bài bản ở Trường Dạy nghề Nam Bộ, nhưng xin vào làm ở Khu Công nghiệp Trà Nóc 1 thì người ta chỉ cười… nhận vài chục người vì “nể chỗ quen biết”.

Không thể trách cứ các doanh nghiệp – như ông chủ Hoàng – ở chỗ cái họ cần chỉ là những công việc giản đơn như lóc thịt con cá tra, may vá bộ đồ hay “bưng bê” cho đủ lệ bộ. Và cái “khó” chưa làm “ló” công việc nữa là tâm lý “công ty gia đình ngự trị” trong đầu óc các chủ doanh nghiệp – như TS Lê Xuân Thám, Phó Giám đốc Phân viện Hạt nhân TPHCM phân tích: “Các ông chủ bỏ tiền ra để thuê người làm thật sự chứ không phải người chỉ biết nói đến ù tai những kiến thức cao siêu. Và nếu cần một phương pháp hay công nghệ mới có thể áp dụng thì họ chỉ cần bỏ ra vài triệu đồng thuê chuyên gia hàng đầu hướng dẫn cho ít ngày là xong. Vừa rẻ, vừa hiệu quả!”.


“Hot” quá hóa thừa

Cái kiểu “buôn có bạn, bán có phường” thể hiện rõ nét trong đào tạo nguồn nhân lực khi mà người ta đổ xô lao vào “dạy” và “học” những ngành nghề “hot” để dễ kiếm việc làm có thu nhập cao. Nếu như những năm trước, các thí sinh chen chúc đua tranh “nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa…” rồi lại “nhất kinh, nhì thương,…” thì nay ưu tiên số 1 được chuyển qua các ngành “thị trường chứng khoán”, “đầu tư chứng khoán”. Và “sàn” tuyển sinh năm nay dưới áp lực của “sàn chứng khoán” đã chuyển hướng qua “nguyện vọng cổ phiếu” với mong muốn… đáp ứng nhu cầu xã hội. Khi dân tình nô nức “lên sàn” thì các cơ sở đào tạo cũng vội vã trưng biển, dán thông báo đào tạo “cấp tốc” để sau 8 tuần học… là có thể đầu tư chứng khoán có lãi!

Và dưới sức “hot” này, trong những chương trình tư vấn tuyển sinh vừa qua, các trường ĐH, CĐ bỗng giật mình lo ngại một mùa hướng nghiệp mất cân đối khi số học sinh hỏi về ngành chứng khoán nhiều hơn các ngành học khác. Còn nhớ 5-7 năm về trước, một số trường kinh tế với quan điểm “đi tắt, đón đầu” đã cho mở các chuyên ngành đào tạo chứng khoán, song ngay lập tức bị xếp vào hạng “kém hấp dẫn” và phải “khớp lệnh đóng” vì không có hoặc có rất ít người học.

Nhưng giờ gió đã chuyển hướng, thổi phấp phới cái tam giác màu xanh trên “sàn giao dịch”. Và các trường – không có một sách lược nhất quán từ nhiều năm trước – đã “thức thời” mở ngay chuyên ngành này dù giảng viên vừa thiếu lại vừa yếu. Thế nhưng liệu cảnh đua chen thi vào ngành chứng khoán có kịp bổ khuyết nguồn nhân lực đang bị hụt hẫng? PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Trưởng khoa Ngân hàng Trường ĐH Kinh tế TPHCM cho rằng chỉ trong 3 năm nữa, các công ty chứng khoán sẽ đủ nhân lực, nhu cầu sẽ chững lại. Bây giờ là “sốt” nhưng sau đó rất có thể xuất hiện tình trạng “thừa ảo” nhân lực.

Và điều này cũng từng xảy ra đối với các ngành “hot” một thời như quản trị kinh doanh, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học… dẫn đến kết cục bão hòa thị trường nhân lực. Theo đuổi ngành công nghệ sinh học trên cơ sở kỹ thuật hạt nhân, TS Lê Xuân Thám cho rằng, cái sự “làng nhàng” của cử nhân lãnh vực sinh học hiện giờ là bởi có độ vênh giữa kiến thức thu nhận và thực tiễn phải cập nhật khi mà chúng ta chỉ lo phần “ngọn” với sự nhồi nhét, chồng chất thông tin trong khi phần “gốc” là khả năng tiếp cận, ứng dụng trong cuộc sống lại gần như không có. Đó cũng chính là cách lấy lượng đè chất và hậu quả là nguồn nhân lực thừa thì vẫn thừa mà thiếu vẫn hoàn thiếu: Nhân lực chất lượng cao thì thiếu trong khi dạng “bình dân” lại quá dư thừa.

Trích (Sài Gòn Giải Phóng) ngày 16/4/2007
 
Em không đồng ý. CNSH và SH là ngành TS năm nay theo đuổi chỉ sau chứng khoán. Bài báo này có số liệu thống kê tuyển sinh không sao mạnh miệng vậy ?
 
Tôi đâu có số liệu gì để back, nhưng thấy đó là cảm giác riêng của mình.
Tại sao nhà nước không "can thiệp" vào chuyện này, giống như những chuyện khác.
Người Việt theo tôi cảm nhận chưa thực dụng, hoặc còn thói "ì"...
Giống như khi đi khám bác sĩ, có bác sĩ sẽ đè nghiến tôi ra khám, bắt uống một loạt thuốc không cần thiết...còn có những bác sĩ nói thật lòng "anh không có bênh đâu, về nghỉ ngơi là hết à". Ai bắt bẻ được ai đúng sai đâu, nhưng sẽ có người cảm nhận là một ông không có y đức. Cái vụ này nó cũng vậy, đừng đổ lỗi cho thị trường, người dân. Nếu có quản lý, can thiệp, định hướng, sẽ không có chuyện trên xảy ra.
 
Quản lý lỏng leỏ, can thiệp hạn chế, dịnh hướng tương lai mù mịt. Ngoài thị trường ?ngoài mấy đầu sách nghề nghiệp của NXB Kim đồng, thật không thể truy tầm cho được môt cuốn viết về nghề nghiệp có thể tham khảo. Hướng dẫn chọn nghề chung chung, chẳng biết nghề đó sau này ra làm gì nữa. Thay vì tranh thủ quảng cáo cho trường rằng ngành này mới, ngành nọ ngon, các trừơng viết hẳn một cuốn về nghể nghiệp sau khi ra trường ?phải hay hơn không.

Ai bước chân vào khoa học cũng nên biết đến những thử thách của nó. SH hay CNSH không có ích. Ai muốn phản bác mời đứng ra. Câu nói giải thích hiện tượng SH, CNSH, CNTT rớt giá như bài báo phía trên đề cập

Em có lý để biện minh cho câu nói trên, theo Konrad Lorenz:"It's goodmorning's exercise to discard a pet hypothesis everyday before breakfast: it help to keep us young". Càng lớn suy nghĩ càng khô cứng, cái nhìn cũng hằn học hơn. Hỏi CNSH là gì thì những người đươc học cứ thoái thác một khái niệm hết sức rộng lớn, anh không biết hết. Có thể đặt vấn đề hoặc anh này học CNSH mà chẳng biết dùng làm gì, cái kiểu dân tộc VN vốn có truyền thống hiếu học hay lớn lên con sẽ hiểu, cũng có thể là chạy theo mốt.

Báo chí rần rần tuyển sinh chưa bao giờ đầy ắp thông tin như hiện nay. Thông tin nhiều nhưng chung chung, không có tác dụng định hướng gì cả.
 
Nguyễn Ngọc Lương said:
Tôi đâu có số liệu gì để back, nhưng thấy đó là cảm giác riêng của mình.
Tại sao nhà nước không "can thiệp" vào chuyện này, giống như những chuyện khác.
Người Việt theo tôi cảm nhận chưa thực dụng, hoặc còn thói "ì"...
Giống như khi đi khám bác sĩ, có bác sĩ sẽ đè nghiến tôi ra khám, bắt uống một loạt thuốc không cần thiết...còn có những bác sĩ nói thật lòng "anh không có bênh đâu, về nghỉ ngơi là hết à". Ai bắt bẻ được ai đúng sai đâu, nhưng sẽ có người cảm nhận là một ông không có y đức. Cái vụ này nó cũng vậy, đừng đổ lỗi cho thị trường, người dân. Nếu có quản lý, can thiệp, định hướng, sẽ không có chuyện trên xảy ra.[/quote

Giá thuốc leo thang, thuốc dỏm,...Đành rằng khó ai bắt bẻ được ai đúng ai sai nhưng trong khả năng của mình cũng gắng chỉ ra chỗ nào phải hay quấy, ngó mắt làm lơ coi sao đặng. Một sai lầm xâm nhập vào ý thức người dân bắt nguồn từ thời thơ ấu. Chuyện gì cũng phải đi khám bác sỹ cho dủ đó là một vết bỏng nhỏ ? HS tiểu học còn quá nhỏ để tranh luận với thầy cô. Họ phán một câu con nít biết gì, đi chỗ khác chơi. Nếu em HS đó trả lời không đúng với pháp lệnh nhà nước bị cô phạt cho ăn thước, bắt quỳ gối. Ui chao, rốt cuộc người  bệnh là người thỏa thuận sáng suốt hay mù quáng đây ? Cũng vậy, HS chọn nghề theo tiếng nói trái tim hay theo trào lưu nhất thời ?

Không thể đổ lỗi cho thị trường, người dân. Nhất trí. Chỉ cái việc Bộ GD thất hứa nói rằng đầu tháng 3 ra bộ đề TN mãi tới gần ngày miền nam giải phóng vẫn chưa thấy tăm hơi ? Nếu bộ nói rằng cần kiểm duyệt này nọ vậy tại sao bộ đợt đầu không gia hạn tuyển sinh cho trường ? Cứ hối người ta còn mình chậm như rùa ba chân.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top