chim bồ câu

Chim bồ câu

Chim bồ câu được xem là loại thịt bổ dưỡng và quí, hiếm. Thịt chim bồ câu được chế biến nhiều món ăn trong các nhà hàng, quán ăn sang trọng, rất đắt tiền mà hầu như giới bình dân ít khi dám nghĩ tới. Như bồ câu rô ti, bồ câu quay, bồ câu nấu cháo đậu xanh… Ngoài ra, trong y học cổ truyền chim bồ câu còn dùng như một loại thức ăn vị thuốc. Bao gồm cả thịt chim gọi là cáp điểu nhục, huyết chim gọi là cáp điểu huyết, trứng chim gọi là cáp điểu noãn… Tùy vào bệnh trạng nên dùng bộ phận nào và nấu với gia vị gì cho hợp lý.
1. Một số đặc tính sinh học
Bồ câu ưa thích sống nơi rộng, thoáng đãng, sạch đẹp, yên tĩnh. Vì thế, khi chuồng bẩn thiểu, ồn ào, có nhiều kiến…. chúng thường bỏ chuồng bay đi nơi khác.
Sự sinh trưởng của bồ câu có thể chia làm 2 thời kỳ sớm và muộn. Thời kỳ đầu từ mới nở đến 12 ngày tuổi tốc độ lớn rất nhanh, tăng từ 12 hay 16g đến 216g. Thời kỳ thứ hai từ sau 12 ngày tuổi tốc độ lớn chậm lại.
Bồ câu khi trưởng thành thường sống thành từng cặp đôi một trống một mái, kể cả khi nuôi chuồng hoặc sống tự do bầy đàn. Khi lẻ đôi do con trống hoặc con mái chết, con còn lại sẽ bỏ chuồng bay đi nơi khác tìm bạn. Do đó khi bị lẻ bạn ta phải chọn ghép đôi cho chúng nhưng phải hết sức kiên trì mới có thể thành công. Tuy nhiên cũng có trường hợp con mái quyến rũ con trống nơi khác về chuồng nó ở.
Bồ câu có khả năng tự kiếm mồi, nhặt thóc ngoài ruộng đồng hoặc cơm, gạo rơi vãi trong các khu chợ, khu dân cư… Bồ câu rất thích ăn các loại hạt ngũ cốc, nhất là các loại đậu chứa hàm lượng đạm cao.
Bồ câu trống thường to hơn bồ câu mái, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xư­ơng chậu hẹp. Con mái thường có khối l­ượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.
Chim bồ câu mái có thể đẻ trải dài trong năm, lứa nọ tiếp lứa kia, khoảng cách giữa hai lứa khoảng 40 ngày. Một cặp bồ câu có thể sản sinh ra 12 đến 14 lứa trong một năm. Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, nên thay chim bố mẹ mới.
Muốn Chim bồ câu bố mẹ đẻ nhiều, nuôi con tốt đ­ược chọn làm giống, cần đảm bảo các yêu cầu như chim khỏe mạnh, mỏ xẻ, đuôi nhọn, lông toàn thân ống mượt, lông bụng dầy không bệnh tật, dị tật, lanh lợi… và chim đã được ghép đôi.
2. Chọn con giống
Để chăn nuôi chim bồ câu cho hiệu quả kinh tế cao, khâu chọn giống đóng vai trò quan trọng và vì bồ câu là loài đơn phối, khi nuôi chim nên mua loại chim từ 4-5 tháng tuổi.
- Bồ câu nuôi thịt
Chọn loại bồ câu nuôi thịt thường có trọng lượng lớn, nhiều thịt, lớn nhanh, một năm cho nhiều lứa đẻ. Thông thường chim câu màu trắng có nhiều ưu thế nổi trội vì cơ bắp phát triển, thân dài, khối lượng cơ thể lớn, nhanh đạt độ trưởng thành.
- Nuôi bồ câu cảnh
Thường có màu sắc phong phú, đa dạng, dáng chim ngộ nghĩnh như có chóp lông đầu, đuôi xòe như chim công, có viền mỏ… Hiện nay có rất nhiều giống nuôi cảnh khác nhau của nhiều nước.
- Nuôi bồ câu đưa thư
Thường có khối lượng cơ thể nhỏ, sãi cánh dài và nhỏ, ít lông cánh thứ cấp. Độ bay cao đạt 100 - 150 mét, tốc độ trung bình của một chuyến bay 50 - 50 km/giờ. Để đưa thư với khoảng cách 70km thường sử dụng chim 1 tuổi, nếu khoảng cách xa hơn sử dụng chim 2 tuổi. Thư được xếp gọn, có kích thước 8 - 14 cm và buộc vào chân chim. Chim đưa thư được luyện tập tốt có thể nhớ đường về với khoảng cách 1.300km.
- Nuôi bồ câu bay thi
Chọn chim bay thi thường chọn giống địa phương, nhỏ con, có tập quán bay cao, bay theo đàn, chịu đựng được khí hậu thời tiết bất thường, nhớ chuồng. Chọn chim bay thi thường có kinh nghiệm giỏi hoặc có bí quyết gia truyền.
Những năm gần đây, đa dạng đối tượng gia cầm nuôi, chúng ta đã nhập về các dòng bồ câu năng suất cao nhằm nhân thuần và lai với bồ câu nội để tăng năng suất thịt. Các dòng bồ câu pháp VN1, TiTan và MiMas đã được nghiên cứu và thích nghi với điều kiện nước ta.
3. Tập cho bồ câu ăn
- Thời gian và số lần cho ăn: 2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8h, buổi chiều lúc 15h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.Cho ăn đúng giờtạo thói quen, dù có đi ăn xa khi đến giờ ăn chim rủ nhau về nhà để ăn thức ăn quen thuộc của chủ.
- Định lượng: Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể
- Chim dò (2-5 tháng tuổi): 40-50g thức ăn/con/ngày
- Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi)
+ Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày
+ Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày
- Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50kg
Sau khi được nuôi tập trung ở giai đoạn chim dò đến 5 tháng tuổi và đã ghép đôi tự nhiên, mỗi đôi đó được chuyển sang 1 ô chuồng riêng đã được chuẩn bị sẵn sàng về máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung như đã hướng dẫn ở trên. Giai đoạn này có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng riêng.
Chuồng phải có máng nước đổ đầy uống cả ngày. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hằng ngày, mực nước vừa phải tránh gây tràn ra ngoài làm ẩm ướt. Có thể bổ sung vào trong nước Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml/ngày.
4. Chăm sóc và tập chim non làm quen
Tập cho chim làm quen với mèo và rắn: mỗi lần cho chim ăn mang kèm theo con mèo bên cạnh, tập cho ăn chung, gần nhau, mèo không vồ chim, chim không sợ mèo. Với rắn: dùng con rắn nhựa cho làm quen với chim, rồi cho rắn vào chuồng chim. Chim sẽ dạn dĩ dần với động vật lạ.
Giữ chim ở lại chuồng tránh tình trạng chim bay bỏ chủ mà đi chủ khác: Tập cho chim quen hơi chủ bằng cách nuôi chim càng non càng tốt. Thường xuyên thăm nom các ổ chim mới nở, làm chim trở nên “dạn" gần gũi với chủ hơn.
5. Chế độ chiếu sáng
Chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng. Sự đẻ trứng chỉ phụ thuộc vào một phần ánh sáng nhưng sự ấp trứng lại phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố ánh sáng. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng ban ngày tối thiểu là 13 giờ. Do đó chuồng trại thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Tuy nhiên, ở miền Bắc, ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40W chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5W/m2 nền chuồng với thời gian 3-4h ngày
6. Chăm sóc chim sinh sản
Khi ghép đôi xong, quen với chuồng và ổ, chim sẽ đẻ. Trước khi chim đẻ, chuẩn bị ổ (chỉ dùng 1 ổ). Dùng rơm khô, sạch sẽ và dài để lót ổ. ở những lứa đầu tiên chim thường có hiện tượng làm vãi rơm gây vỡ trứng, do đó nên bện 1 vòng rơm lót vừa khít đường kính của ổ.
- Nơi ấp trứng phải yên tĩnh, đặc biệt với chim ấp lần đầu nên giảm bớt tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp trứng. Chim bồ câu thường đẻ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều do vậy cần hạn chế vào chuồng chim và khống chế chuột, mèo, rắn...vật lạ, bởi vì sẽ làm cho chim hoảng loạn, không đẻ hoặc ngưng đẻ ngay lập tức.
- Theo dõi ngày chim đẻ bằng sổ sách ghi chép cụ thể hoặc nếu máng ăn được làm bằng tôn thì dùng bút dạ ghi trực tiếp lên máng số chuồng, ngày đẻ. Nhờ vậy chúng ta có thể ghép ấp những quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 2-3 ngày (số lượng trứng ghép ấp tối đa 1 ổ 3 quả )
- Trứng đẻ 5 – 7 ngày phải soi kiểm tra, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Có thể dựa vào kinh nghiệm để nhận biết được trứng có phôi hay không thông qua màu sắc của vỏ trứng. Những đôi chỉ nở 1 con thì chúng ta cũng có thể ghép nuôi con vào những ổ 1 con khác với ngày nở chênh lệch nhau 2-3 ngày (có cùng ngày nở là tốt nhất), số lượng con ghép tối đa 1 ổ 3 con.
- Khi chim ấp được 18 -20 ngày sẽ nở, nếu quả trứng nào mổ vỏ lâu mà chim không đạp vỏ trứng chui ra thì người nuôi cần trợ giúp bằng cách bóc vỏ trứng để chim non không chết ngạt trong trứng.
7. Thời kỳ nuôi con
Trong thời kỳ nuôi con (từ khi nở đến 28 ngày tuổi), cần thay lót ổ thường xuyên (2-3 ngày/lần), để tránh sự tích tụ phân trong ổ vì đó là nơi lý tưởng cho ký sinh trùng, vi khuẩn và virus.
- Nuôi dưỡng chim non
Khi chim non được 7-10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi tách mẹ, ổ đẻ tương ứng được bỏ ra rửa sạch, phơi khô để bố trí lứa đẻ tiếp theo.
- Chim dò nuôi hậu bị sinh sản(2-5 tháng tuổi)
Sau khi được 28-30 ngày tuổi chúng ta tiến hành tách chim non khỏi mẹ.
Chim dò được nuôi thả ở chuồng quần thể với lứa tuổi tương đương nhau. Sau khi rời ổ, chim non chuyển sang một giai đoạn mới phải tự đi lại, tự ăn. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ sinh bệnh. Do đó cần chú ý công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Giai đoạn này nên bổ sung Vitamin A, B, D, các chất khoáng...vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hoá và chống các bệnh khác. Trong giai đoạn đầu có một số con chưa quen cuộc sống tự lập không biết ăn, uống do đó người nuôi phải kiên nhẫn tập cho chim non.
8. Dồn trứng, dồn con
Kiểm tra nghiêm ngặt, tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Trứng đẻ 5 ngày phải soi, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp chim nở, sẽ tách một cặp con dồn cho hai cặp nuôi. Cặp còn lại 7 ngày sau đẻ tiếp.
9. Phân biệt trống mái
Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt. Nên mua loại chim từ 4-5 tháng tuổi và đã được ghép đôi.
Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, nên thay chim bố mẹ mới.
10. Dinh dưỡng và thức ăn
Nhu cầu về dinh dưỡng tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim. Thức ăn cho chim có thể dùng ngô, đậu xanh, thóc... Ngoài ra chim còn có thể tự tìm kiếm những thức ăn trong tự nhiên nếu không nuôi nhốt.
Thức ăn cho chim còn nhỏ là gạo xay trộn, còn với chim bồ câu đã trưởng thành thì thức ăn là thóc trộn với ngô (hay các hạt khác) xay vỡ.
Bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, đặc biệt là muối ăn, do đó phải bổ sung thường xuyên vào các máng thức ăn bổ sung riêng cho chim ăn tự do. Thức ăn khoáng bổ sung được trộn theo công thức Khoáng Premix 85%, muối ăn 5%, sỏi nhỏ 10 %.
Nước rất cần thiết cho chim bồ câu. Trong các loại chim, chim bồ câu là một trong những loài tiêu thụ nhiều nước. Một cặp chim tiêu thụ trung bình 200ml nước mỗi ngày, có lúc tăng lên 300ml vào ngày nóng và ít nhất 150ml vào lúc lạnh. Chim bồ câu thường nhúng mỏ vào nước trong suốt thời gian chúng uống nước. Đặc biệt, chim bồ câu rất thích tắm, nhất là trong thời gian thay lông, chim non thích tắm quanh năm.
- Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho chim sinh sản:
+ Năng lượng ( kcal/ME ): 2.900 - 3.000
+ Protein thô ( % ): 13,4 - 14,4
+ Canxi ( % ): 2 - 3
+ Phốt pho ( % ): 0,6 - 0,8
+ Muối NaCl ( % ): 0,3 - 0,35
+ Methionin ( % ): 0,3
+ Lizine ( % ): 0,3 - 0,7
 
thư gửi moderator:

Tôi giật mình với cái bài trả lời của bạn. Với một câu hỏi rất sinh học như vậy mà bạn đưa ngay ra một không khí giết chóc, chặt chém. Tôi nghĩ rằng bài trả lời này của bạn đã đi ngược lại với những tiêu chí ban đầu của chúng tôi khi xây dựng diễn đàn đó là thảo luận về các vấn đề khoa học, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường. Bằng kiến thức của mình, tôi mong các bài trả lời sau của bạn sẽ hướng tới những mục tiêu đó. Tôi, tuy không còn là người quản lý ở đây những với danh nghĩa là người đầu tiên chịu trách nhiệm về nội dung và định hướng của diễn đàn này sẽ phản đối bất cứ bài viết nào mang tựa đề nấu nướng, khuyến khích việc giết các sinh vật. Tất cả các bài viết nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, làm tăng tình yêu của con người với thiên nhiên sẽ được tôi ủng hộ tuyệt đối.

Hy vọng bạn hiểu những gì tôi muốn nói. Cám ơn bạn vì đã có nhiều đóng góp cho diễn đàn này!
ĐK
 
:rose: Xin lỗi bạn, tôi k có ý giết chóc chim muông gì ở đây, bài báo có sao, tôi đăng vậy. Không lẽ, bạn định bảo xóa đi phần ấy rồi ghi tên tác giả là ... mình? Hãy đừng chú trọng những tiểu tiết mà tập trung vào phần chính của nó ở phía dưới, nơi mà bạn có những kiến thức quan trọng! Khuyên 1 lời là thế! Và có lẽ nào, bạn chắc chắn, những nhà sinh vật học bảo vệ môi trường, họ không bao giờ ăn thịt chim? Bảo vệ, nhưng ở mức độ nào? Nếu bảo vệ đến mức như bạn, tôi e là loài ng này không còn gì để ăn mà sống. Chúng ta bảo vệ chúng, không chỉ để cho cân bằng tốt mà còn nuôi để làm nguồn cung cấp cho con người. Giết chóc cái gì? Chặt chém cái gì ở đây thì tôi k đồng ý!
 
Thực ra nếu mình là người hỏi, mình sẽ rất trân trọng những bài góp ý, trả lời của mọi người và sẽ đọc cẩn thận từng chữ một. Nhưng nếu đọc một bài dài dài... dài... như thế mà đến cuối cùng phát hiện chẳng có chi tiết nào trực tiếp liên quan tới câu hỏi của mình thì cũng hơi buồn một tí. Hic
 
chào bạn,
có một số vấn đề mà tôi cần làm rõ ở đây:
Giữa tôi với bạn: không ai có lỗi với ai, chúng ta chỉ đang tranh luận về một vấn đề.
Vấn đề về bài mà bạn copy bài viết của ai đó và đưa vào đây, tôi không phản đối, một bài viết chi tiết về nuôi chim bồ câu, nó vẫn có thể được ủng hộ, mặc dù tôi thích nhìn thấy những con chim bồ câu sống tự do hơn, giống như sau mỗi buồi chiểu đi làm về tôi thấy chúng nó ăn bánh mỳ dọc theo con kênh và sống tự do trong thành phố vậy.
Vấn đề bạn nói rằng tôi tập trung vào tiểu tiết, có thể. Nhưng tôi cũng kính thưa bạn rằng chính cái tiểu tiết ban đầu đó nó có sức nặng bằng cả một quả búa đập vào đầu các sinh vật đang sống tự do ngoài thiên nhiên. Sự kích thích về mặt ăn uống như thế này là một điều tồi tệ từ người lớn đến trẻ con ở VN, nó làm cho nhiều nơi nhà nhà đi săn bắt các loài chim thú hoang dã, nó làm cho các nhà hàng đặc sản mọc lên như nấm sau cơn mưa, nó làm cho những sinh vật tội nghiệp kia chẳng còn đường mà sống. Nó làm cho cá thể tê giác một sừng cuối cùng ở Cát Tiên cũng chết rồi, là vì sao vì họ tin vào những điều quái gở về cái gọi là bổ dưỡng hay chữa bệnh, những niềm tin mù quáng đó có được từ đâu, tất cả từ những sự bắt đầu như thế đấy.

Bạn đã từng thức dậy chào đón một ngày mới trong một khu rừng hoang sơ, nghe tiếng đàn vượn đen hót bên kia vách núi đá vôi, tiếng chim líu lo trong các bụi cây quanh lều, bạn rửa mặt ở dòng suối mát lạnh làm bạn tỉnh hẳn rồi sau đó lên xe ô tô và về lại thành phố, khi đó bạn sẽ hiểu bạn đang mất gì?
 
:rose: Và có lẽ nào, bạn chắc chắn, những nhà sinh vật học bảo vệ môi trường, họ không bao giờ ăn thịt chim? Bảo vệ, nhưng ở mức độ nào? Nếu bảo vệ đến mức như bạn, tôi e là loài ng này không còn gì để ăn mà sống. Chúng ta bảo vệ chúng, không chỉ để cho cân bằng tốt mà còn nuôi để làm nguồn cung cấp cho con người. Giết chóc cái gì? Chặt chém cái gì ở đây thì tôi k đồng ý!

1) Tôi không chắc chắn bất cứ điều gì về các nhà sinh học hay bảo vệ môi trường họ không bao giờ ăn thịt chim.

2) Loài người hoàn toàn có thể sống khỏe dựa trên những thứ lương thực cơ bản hiện nay từ: lúa gạo, lúa mì, thịt heo, gà, bò, và một số loài vật nuôi thông dụng khác.

3) Sự săn bắt cạn kiệt các loài hoang dã hiện nay chỉ đóng góp vào cái thú tiêu khiển quái gở của con người về ăn uống chứ không đóng góp gì cho an toàn lương thực của loài người.

4) Gốc rễ của các thú ăn uống quái gở đó xuất phát từ những kiểu giáo dục từ trong gia đình, từ ngoài xã hội, từ đời này qua đời khác của người Trung Quốc và VN. Tôi không phải là người từ trên trời rơi xuống để nói rằng tôi chưa từng chịu những ảnh hưởng như vậy.

5) Sự thay đổi một tập tính xấu nào đó khó gấp ngàn lần dạy cho một đứa trẻ bắt đầu một thói quen tốt.
 
Tôi biết thế thì rất bình yên. Ngay cả nghề nghiệp của tôi, tính chất nghề của nó là luôn mong cho con người có 1 chút bệnh tật gì đó, 1 vết thương nào đó để còn có việc mà làm. Nếu ng thợ săn cũng nghĩ như bạn, có lẽ rằng ông ta phải bỏ nghề mất?:divien:, 1 người nghệ nhân nghĩ rằng con tê giác kia cần được sống, con hổ này cần được chăm nuôi, liệu, ông ta làm gì để sống với những thứ trên kia là vật liệu của ông ta? Biết, bảo vệ là tốt, bản thân tôi cũng k muốn giết 1 con gà nhưng bạn nên phân biệt được, bồ câu nào là bồ câu nuôi để THỊT và loại nào là loại đi hoang.
Loài nuôi để thịt thì tất nhiên, dù biết là ác:sad: nhưng vẫn phải giết nó để mà ăn, mà làm thức ăn bổ dưỡng cho BN mà thôi. Còn việc chém giết động vật hoang dã để biến chúng thành món ở bàn nhậu, hãy còn dựa vào ý thức của mỗi ng mà thôi! Nếu bạn có thể hóa phép cho tất cả những cái đầu trên thế gian này hiểu rằng cần phải bảo vệ nó thật chặt, để chúng nó còn làm đẹp thiên nhiên thì có lẽ, nó sẽ đc như ý bạn muốn.
 
tôi nghĩ tôi và bạn đang đi gần đến điểm cuối cùng còn lại của vấn đề:

1) việc giết thịt các loại vật nuôi nào đó là bình thường.
2) tôi chỉ hoàn toàn phản đối việc gây kích thích, tò mò về ăn uống ở một nơi được lập ra với mục đích ban đầu của chúng tôi là để tuyên truyền về bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường. Tôi mong bạn sẽ chú ý hơn tới nguyện vọng của một người đã từng rất tâm huyết về vấn đề này. Giờ đây, tôi không còn đủ thời gian để có thể ngày ngày vào đây mà viết bài như thế này. Tôi không nghĩ đến điều ước để hóa phép đầu ai đó vì nó là viển vông. Những hành động cụ thể nào có thể làm được thì làm.

Cảm ơn bạn,
 
cảm ơn bài viết của bạn, nhưng mình muốn biết chính xác câu trả lời cho câu hỏi hơn. thank
 
xin lỗi bạn windyeriko, tôi không có chuyên môn về chim nên không trả lời bạn ngay được. Với lại, hôm trước sa đà vào chuyện khác nên quên mất (và sau đó quên hẳn về việc mình đã đọc một câu hỏi như thế) chưa kịp hỏi lại việc này với một số đồng nghiệp. Theo những suy luận dựa trên kiến thức vô cùng hạn hẹp của tôi thì việc chim bồ câu đẻ 2 trứng một lần "có lẽ" liên quan đến khả năng nuôi dưỡng chim con trong một mùa sinh sản khi chúng còn sống hoang dã. Thông thường, số lượng trứng một loài chim đẻ trong tự nhiên nhỏ hơn so với khả năng và khá ổn định ở các loài. Nó phụ thuộc vào khả năng nuôi dưỡng của bố mẹ dựa trên nguồn thức ăn sẵn có trong môi trường. Nếu đẻ ít hơn một số lượng nhất định sẽ làm giảm giá trị thích nghi (fitness) và tương tự khi đẻ nhiều hơn. Tại sao? Trong thế giới sinh vật thì các loài chim nuôi con khá vất vả vì thân nhiệt của chúng cao, tốc độ trao đổi chất nhanh và nhu cầu thức ăn lớn. Do đó, các cặp chim Bố Mẹ thường phải làm việc rất vất vả để nuôi được chim con (và nhiều loài đẻ nhờ để trốn công việc cực nhọc này). Nếu đẻ quá nhiều con thì chất lượng đàn con sẽ giảm và sẽ làm giảm khả năng sống sót và sinh sản của đàn con trong tương lai do đó giá trị thích nghi (fitness) hầu như không tăng lên mà còn giảm đi. Nguy hại hơn, nhiều con cũng đồng nghĩa với việc chim bố mẹ phải làm việc vất vả hơn, và có thể đàn con chưa lớn kịp trước mùa di cư do không đủ thức ăn nên sẽ dẫn tới KHẢ NĂNG bị chết trong mùa đông cả chim con và chim bố mẹ, và CHẮC CHẮN làm giảm tuổi thọ của chim bố mẹ và cơ hội sinh sản của chim bố mẹ trong tương lai --> fitness giảm.

Về giới tính, con đực là đồng giao tử (ZZ) nên không có vai trò trong việc sinh ra chim con là đực hay cái. Chim cái là dị giao tử (WZ) nên giới tính của chim con chắc chắn do chim mẹ quyết định. Theo lý thuyết, tỉ lệ sinh ra một cặp chim con 1 đực + 1 cái chỉ là 50%, nhưng trên thực tế quan sát thì tỉ lệ này rất cao. Thậm chí, trên 70% các lần đẻ thì trứng đầu tiên sẽ nở ra con đực và trứng thứ hai (được đẻ sau đó khoảng 40h) sẽ nở ra con cái. Cơ chế cho hiện tượng này vẫn chưa rõ (theo thông tin hành lang mà tôi đọc được), nhưng chắc chắn một điều rằng vai trò cho việc này thuộc về con chim mẹ.
 
Vừa ăn trưa với một anh bạn đồng nghiệp nghiên cứu về chim và chợt nhớ đến câu hỏi này, cũng đã hỏi anh ấy nhưng không nhận được câu trả lời thỏa mãn.
 
Thậm chí, trên 70% các lần đẻ thì trứng đầu tiên sẽ nở ra con đực và trứng thứ hai (được đẻ sau đó khoảng 40h) sẽ nở ra con cái
Tức là còn có 30% là ngoại lệ chứ ko phải luôn như thế à anh?
 
tỉ lệ >70% này là cho khả năng trứng đầu tiên nở ra con đực và trứng thứ 2 nở ra con cái. Tức là khoảng dưới 30% trường hợp trứng đầu tiên nở ra con cái và trứng thứ 2 nở ra con đực và những trường hợp khác.
 
chào bạn,
có một số vấn đề mà tôi cần làm rõ ở đây:
Giữa tôi với bạn: không ai có lỗi với ai, chúng ta chỉ đang tranh luận về một vấn đề.
Vấn đề về bài mà bạn copy bài viết của ai đó và đưa vào đây, tôi không phản đối, một bài viết chi tiết về nuôi chim bồ câu, nó vẫn có thể được ủng hộ, mặc dù tôi thích nhìn thấy những con chim bồ câu sống tự do hơn, giống như sau mỗi buồi chiểu đi làm về tôi thấy chúng nó ăn bánh mỳ dọc theo con kênh và sống tự do trong thành phố vậy.
Vấn đề bạn nói rằng tôi tập trung vào tiểu tiết, có thể. Nhưng tôi cũng kính thưa bạn rằng chính cái tiểu tiết ban đầu đó nó có sức nặng bằng cả một quả búa đập vào đầu các sinh vật đang sống tự do ngoài thiên nhiên. Sự kích thích về mặt ăn uống như thế này là một điều tồi tệ từ người lớn đến trẻ con ở VN, nó làm cho nhiều nơi nhà nhà đi săn bắt các loài chim thú hoang dã, nó làm cho các nhà hàng đặc sản mọc lên như nấm sau cơn mưa, nó làm cho những sinh vật tội nghiệp kia chẳng còn đường mà sống. Nó làm cho cá thể tê giác một sừng cuối cùng ở Cát Tiên cũng chết rồi, là vì sao vì họ tin vào những điều quái gở về cái gọi là bổ dưỡng hay chữa bệnh, những niềm tin mù quáng đó có được từ đâu, tất cả từ những sự bắt đầu như thế đấy.

Bạn đã từng thức dậy chào đón một ngày mới trong một khu rừng hoang sơ, nghe tiếng đàn vượn đen hót bên kia vách núi đá vôi, tiếng chim líu lo trong các bụi cây quanh lều, bạn rửa mặt ở dòng suối mát lạnh làm bạn tỉnh hẳn rồi sau đó lên xe ô tô và về lại thành phố, khi đó bạn sẽ hiểu bạn đang mất gì?

1) Tôi không chắc chắn bất cứ điều gì về các nhà sinh học hay bảo vệ môi trường họ không bao giờ ăn thịt chim.

2) Loài người hoàn toàn có thể sống khỏe dựa trên những thứ lương thực cơ bản hiện nay từ: lúa gạo, lúa mì, thịt heo, gà, bò, và một số loài vật nuôi thông dụng khác.

3) Sự săn bắt cạn kiệt các loài hoang dã hiện nay chỉ đóng góp vào cái thú tiêu khiển quái gở của con người về ăn uống chứ không đóng góp gì cho an toàn lương thực của loài người.

4) Gốc rễ của các thú ăn uống quái gở đó xuất phát từ những kiểu giáo dục từ trong gia đình, từ ngoài xã hội, từ đời này qua đời khác của người Trung Quốc và VN. Tôi không phải là người từ trên trời rơi xuống để nói rằng tôi chưa từng chịu những ảnh hưởng như vậy.

5) Sự thay đổi một tập tính xấu nào đó khó gấp ngàn lần dạy cho một đứa trẻ bắt đầu một thói quen tốt.

+1, tuy hơi trễ :mrgreen:
À cho em hỏi cái là anh Khương học ngành gì thế ạ, em đang học Sinh Học ĐHCT :)
@00792: em rất thích và đánh giá chị rất cao, nhưng mà nếu ai có thắc mắc gì thì chị nên trả lời ngắn gọn, rõ ràng, rành mạch, đừng "Google thần chưởng" như vậy :mrgreen:
 
Chim bồ câu được xem là loại thịt bổ dưỡng và quí, hiếm. Thịt chim bồ câu được chế biến nhiều món ăn trong các nhà hàng, quán ăn sang trọng, rất đắt tiền mà hầu như giới bình dân ít khi dám nghĩ tới. Như bồ câu rô ti, bồ câu quay, bồ câu nấu cháo đậu xanh… Ngoài ra, trong y học cổ truyền chim bồ câu còn dùng như một loại thức ăn vị thuốc. Bao gồm cả thịt chim gọi là cáp điểu nhục, huyết chim gọi là cáp điểu huyết, trứng chim gọi là cáp điểu noãn… Tùy vào bệnh trạng nên dùng bộ phận nào và nấu với gia vị gì cho hợp lý.
1. Một số đặc tính sinh học
Bồ câu ưa thích sống nơi rộng, thoáng đãng, sạch đẹp, yên tĩnh. Vì thế, khi chuồng bẩn thiểu, ồn ào, có nhiều kiến…. chúng thường bỏ chuồng bay đi nơi khác.
Sự sinh trưởng của bồ câu có thể chia làm 2 thời kỳ sớm và muộn. Thời kỳ đầu từ mới nở đến 12 ngày tuổi tốc độ lớn rất nhanh, tăng từ 12 hay 16g đến 216g. Thời kỳ thứ hai từ sau 12 ngày tuổi tốc độ lớn chậm lại.
Bồ câu khi trưởng thành thường sống thành từng cặp đôi một trống một mái, kể cả khi nuôi chuồng hoặc sống tự do bầy đàn. Khi lẻ đôi do con trống hoặc con mái chết, con còn lại sẽ bỏ chuồng bay đi nơi khác tìm bạn. Do đó khi bị lẻ bạn ta phải chọn ghép đôi cho chúng nhưng phải hết sức kiên trì mới có thể thành công. Tuy nhiên cũng có trường hợp con mái quyến rũ con trống nơi khác về chuồng nó ở.
Bồ câu có khả năng tự kiếm mồi, nhặt thóc ngoài ruộng đồng hoặc cơm, gạo rơi vãi trong các khu chợ, khu dân cư… Bồ câu rất thích ăn các loại hạt ngũ cốc, nhất là các loại đậu chứa hàm lượng đạm cao.
Bồ câu trống thường to hơn bồ câu mái, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xư­ơng chậu hẹp. Con mái thường có khối l­ượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.
Chim bồ câu mái có thể đẻ trải dài trong năm, lứa nọ tiếp lứa kia, khoảng cách giữa hai lứa khoảng 40 ngày. Một cặp bồ câu có thể sản sinh ra 12 đến 14 lứa trong một năm. Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, nên thay chim bố mẹ mới.
Muốn Chim bồ câu bố mẹ đẻ nhiều, nuôi con tốt đ­ược chọn làm giống, cần đảm bảo các yêu cầu như chim khỏe mạnh, mỏ xẻ, đuôi nhọn, lông toàn thân ống mượt, lông bụng dầy không bệnh tật, dị tật, lanh lợi… và chim đã được ghép đôi.
2. Chọn con giống
Để chăn nuôi chim bồ câu cho hiệu quả kinh tế cao, khâu chọn giống đóng vai trò quan trọng và vì bồ câu là loài đơn phối, khi nuôi chim nên mua loại chim từ 4-5 tháng tuổi.
- Bồ câu nuôi thịt
Chọn loại bồ câu nuôi thịt thường có trọng lượng lớn, nhiều thịt, lớn nhanh, một năm cho nhiều lứa đẻ. Thông thường chim câu màu trắng có nhiều ưu thế nổi trội vì cơ bắp phát triển, thân dài, khối lượng cơ thể lớn, nhanh đạt độ trưởng thành.
- Nuôi bồ câu cảnh
Thường có màu sắc phong phú, đa dạng, dáng chim ngộ nghĩnh như có chóp lông đầu, đuôi xòe như chim công, có viền mỏ… Hiện nay có rất nhiều giống nuôi cảnh khác nhau của nhiều nước.
- Nuôi bồ câu đưa thư
Thường có khối lượng cơ thể nhỏ, sãi cánh dài và nhỏ, ít lông cánh thứ cấp. Độ bay cao đạt 100 - 150 mét, tốc độ trung bình của một chuyến bay 50 - 50 km/giờ. Để đưa thư với khoảng cách 70km thường sử dụng chim 1 tuổi, nếu khoảng cách xa hơn sử dụng chim 2 tuổi. Thư được xếp gọn, có kích thước 8 - 14 cm và buộc vào chân chim. Chim đưa thư được luyện tập tốt có thể nhớ đường về với khoảng cách 1.300km.
- Nuôi bồ câu bay thi
Chọn chim bay thi thường chọn giống địa phương, nhỏ con, có tập quán bay cao, bay theo đàn, chịu đựng được khí hậu thời tiết bất thường, nhớ chuồng. Chọn chim bay thi thường có kinh nghiệm giỏi hoặc có bí quyết gia truyền.
Những năm gần đây, đa dạng đối tượng gia cầm nuôi, chúng ta đã nhập về các dòng bồ câu năng suất cao nhằm nhân thuần và lai với bồ câu nội để tăng năng suất thịt. Các dòng bồ câu pháp VN1, TiTan và MiMas đã được nghiên cứu và thích nghi với điều kiện nước ta.
3. Tập cho bồ câu ăn
- Thời gian và số lần cho ăn: 2 lần trong ngày buổi sáng lúc 8h, buổi chiều lúc 15h, nên cho ăn vào một thời gian cố định trong ngày.Cho ăn đúng giờtạo thói quen, dù có đi ăn xa khi đến giờ ăn chim rủ nhau về nhà để ăn thức ăn quen thuộc của chủ.
- Định lượng: Tuỳ theo từng loại chim mà chúng ta cho ăn với số lượng thức ăn khác nhau, thông thường lượng thức ăn bằng 1/10 trọng lượng cơ thể
- Chim dò (2-5 tháng tuổi): 40-50g thức ăn/con/ngày
- Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi)
+ Khi nuôi con: 125-130g thức ăn/đôi/ngày
+ Không nuôi con: 90-100g thức ăn/đôi/ngày
- Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50kg
Sau khi được nuôi tập trung ở giai đoạn chim dò đến 5 tháng tuổi và đã ghép đôi tự nhiên, mỗi đôi đó được chuyển sang 1 ô chuồng riêng đã được chuẩn bị sẵn sàng về máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung như đã hướng dẫn ở trên. Giai đoạn này có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng riêng.
Chuồng phải có máng nước đổ đầy uống cả ngày. Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hằng ngày, mực nước vừa phải tránh gây tràn ra ngoài làm ẩm ướt. Có thể bổ sung vào trong nước Vitamin và kháng sinh để phòng bệnh khi cần thiết, trung bình mỗi chim bồ câu cần 50-90ml/ngày.
4. Chăm sóc và tập chim non làm quen
Tập cho chim làm quen với mèo và rắn: mỗi lần cho chim ăn mang kèm theo con mèo bên cạnh, tập cho ăn chung, gần nhau, mèo không vồ chim, chim không sợ mèo. Với rắn: dùng con rắn nhựa cho làm quen với chim, rồi cho rắn vào chuồng chim. Chim sẽ dạn dĩ dần với động vật lạ.
Giữ chim ở lại chuồng tránh tình trạng chim bay bỏ chủ mà đi chủ khác: Tập cho chim quen hơi chủ bằng cách nuôi chim càng non càng tốt. Thường xuyên thăm nom các ổ chim mới nở, làm chim trở nên “dạn" gần gũi với chủ hơn.
5. Chế độ chiếu sáng
Chim bồ câu rất nhạy cảm với ánh sáng. Sự đẻ trứng chỉ phụ thuộc vào một phần ánh sáng nhưng sự ấp trứng lại phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố ánh sáng. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng ban ngày tối thiểu là 13 giờ. Do đó chuồng trại thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim. Tuy nhiên, ở miền Bắc, ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40W chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5W/m2 nền chuồng với thời gian 3-4h ngày
6. Chăm sóc chim sinh sản
Khi ghép đôi xong, quen với chuồng và ổ, chim sẽ đẻ. Trước khi chim đẻ, chuẩn bị ổ (chỉ dùng 1 ổ). Dùng rơm khô, sạch sẽ và dài để lót ổ. ở những lứa đầu tiên chim thường có hiện tượng làm vãi rơm gây vỡ trứng, do đó nên bện 1 vòng rơm lót vừa khít đường kính của ổ.
- Nơi ấp trứng phải yên tĩnh, đặc biệt với chim ấp lần đầu nên giảm bớt tầm nhìn, âm thanh, ánh sáng để chim chuyên tâm ấp trứng. Chim bồ câu thường đẻ trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 giờ chiều do vậy cần hạn chế vào chuồng chim và khống chế chuột, mèo, rắn...vật lạ, bởi vì sẽ làm cho chim hoảng loạn, không đẻ hoặc ngưng đẻ ngay lập tức.
- Theo dõi ngày chim đẻ bằng sổ sách ghi chép cụ thể hoặc nếu máng ăn được làm bằng tôn thì dùng bút dạ ghi trực tiếp lên máng số chuồng, ngày đẻ. Nhờ vậy chúng ta có thể ghép ấp những quả trứng có cùng ngày đẻ hoặc chênh lệch nhau 2-3 ngày (số lượng trứng ghép ấp tối đa 1 ổ 3 quả )
- Trứng đẻ 5 – 7 ngày phải soi kiểm tra, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Có thể dựa vào kinh nghiệm để nhận biết được trứng có phôi hay không thông qua màu sắc của vỏ trứng. Những đôi chỉ nở 1 con thì chúng ta cũng có thể ghép nuôi con vào những ổ 1 con khác với ngày nở chênh lệch nhau 2-3 ngày (có cùng ngày nở là tốt nhất), số lượng con ghép tối đa 1 ổ 3 con.
- Khi chim ấp được 18 -20 ngày sẽ nở, nếu quả trứng nào mổ vỏ lâu mà chim không đạp vỏ trứng chui ra thì người nuôi cần trợ giúp bằng cách bóc vỏ trứng để chim non không chết ngạt trong trứng.
7. Thời kỳ nuôi con
Trong thời kỳ nuôi con (từ khi nở đến 28 ngày tuổi), cần thay lót ổ thường xuyên (2-3 ngày/lần), để tránh sự tích tụ phân trong ổ vì đó là nơi lý tưởng cho ký sinh trùng, vi khuẩn và virus.
- Nuôi dưỡng chim non
Khi chim non được 7-10 ngày mới tiến hành cho ổ đẻ thứ hai vào. Sau khi tách mẹ, ổ đẻ tương ứng được bỏ ra rửa sạch, phơi khô để bố trí lứa đẻ tiếp theo.
- Chim dò nuôi hậu bị sinh sản(2-5 tháng tuổi)
Sau khi được 28-30 ngày tuổi chúng ta tiến hành tách chim non khỏi mẹ.
Chim dò được nuôi thả ở chuồng quần thể với lứa tuổi tương đương nhau. Sau khi rời ổ, chim non chuyển sang một giai đoạn mới phải tự đi lại, tự ăn. Giai đoạn này chim còn yếu, khả năng đề kháng và khả năng tiêu hoá kém dễ sinh bệnh. Do đó cần chú ý công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Giai đoạn này nên bổ sung Vitamin A, B, D, các chất khoáng...vào nước uống để chống mềm xương, trợ giúp tiêu hoá và chống các bệnh khác. Trong giai đoạn đầu có một số con chưa quen cuộc sống tự lập không biết ăn, uống do đó người nuôi phải kiên nhẫn tập cho chim non.
8. Dồn trứng, dồn con
Kiểm tra nghiêm ngặt, tuyển lựa trứng, ghi chép số chuồng, ngày đẻ. Trứng đẻ 5 ngày phải soi, nếu trứng không có trống loại bỏ ngay, trứng còn lại chuyển qua cặp đẻ cùng ngày để ấp. Khi 3 cặp chim nở, sẽ tách một cặp con dồn cho hai cặp nuôi. Cặp còn lại 7 ngày sau đẻ tiếp.
9. Phân biệt trống mái
Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp; con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng. Tuy nhiên, lúc bé rất khó phân biệt. Nên mua loại chim từ 4-5 tháng tuổi và đã được ghép đôi.
Một cặp bồ câu có thể sinh sản trong 5 năm, nhưng sau 3 năm đẻ, khả năng sinh sản giảm, nên thay chim bố mẹ mới.
10. Dinh dưỡng và thức ăn
Nhu cầu về dinh dưỡng tùy theo từng giai đoạn phát triển của chim. Thức ăn cho chim có thể dùng ngô, đậu xanh, thóc... Ngoài ra chim còn có thể tự tìm kiếm những thức ăn trong tự nhiên nếu không nuôi nhốt.
Thức ăn cho chim còn nhỏ là gạo xay trộn, còn với chim bồ câu đã trưởng thành thì thức ăn là thóc trộn với ngô (hay các hạt khác) xay vỡ.
Bồ câu nuôi nhốt rất cần chất khoáng, đặc biệt là muối ăn, do đó phải bổ sung thường xuyên vào các máng thức ăn bổ sung riêng cho chim ăn tự do. Thức ăn khoáng bổ sung được trộn theo công thức Khoáng Premix 85%, muối ăn 5%, sỏi nhỏ 10 %.
Nước rất cần thiết cho chim bồ câu. Trong các loại chim, chim bồ câu là một trong những loài tiêu thụ nhiều nước. Một cặp chim tiêu thụ trung bình 200ml nước mỗi ngày, có lúc tăng lên 300ml vào ngày nóng và ít nhất 150ml vào lúc lạnh. Chim bồ câu thường nhúng mỏ vào nước trong suốt thời gian chúng uống nước. Đặc biệt, chim bồ câu rất thích tắm, nhất là trong thời gian thay lông, chim non thích tắm quanh năm.
- Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho chim sinh sản:
+ Năng lượng ( kcal/ME ): 2.900 - 3.000
+ Protein thô ( % ): 13,4 - 14,4
+ Canxi ( % ): 2 - 3
+ Phốt pho ( % ): 0,6 - 0,8
+ Muối NaCl ( % ): 0,3 - 0,35
+ Methionin ( % ): 0,3
+ Lizine ( % ): 0,3 - 0,7
Bài của chị rất bổ ích nhưng nó chẳng liên quan gì đến câu trả lời vậy @@
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,650
Messages
71,549
Members
56,915
Latest member
fgfdghgfngmnjhhjm
Back
Top