Kháng thể

Lê Hồng Đức

Senior Member
Trịnh Thành Trung said:
Tiện đây, anh cho em hỏi thêm câu nữa: thời gian tồn tại 'hafl-life' của các loại kháng thể là bao lâu? Nó có giống nhau giữa các lớp IgA, IgG...? có khác nhau ở tính đặc hiệu kháng nguyên (VD: cùng một loại IgG nhưng kháng các loại kháng nguyên khác nhau), có phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe cơ thể?
Mình tách câu hỏi này thành chủ đề mới.

Thời gian bán hủy của kháng thể trong máu (ngày)
IgA1 (5.9)
IgA2 (4.5)
IgD (2-8)
IgE (1-5)
IgG1 (21-24)
IgG2 (21-24)
IgG3 (7-8)
IgG4 (21-24)
IgM (5-10)

Leffell MS, Donnenberg AD, Rose NR. Handbook of Human Immunology. CRC Press, Boca Raton, FL, USA (1997)

Thời gian tồn tại của kháng thể phụ thuộc nhiều vào tốc độ chuyển hóa của cơ thể (cái này có liên quan đến sức khỏe) và khác nhau lớn giữa các loài sinh vật.

Mình không thấy tài liệu nào nói về tính đặc hiệu của kháng nguyên ảnh hưởng đến thời gian bán hủy cả (tất nhiên đang nói đến kháng nguyên tồn dư trong máu và không phản ứng với kháng thể). Mình nghĩ tính đặc hiệu của kháng nguyên không ảnh hưởng đến thời gian tồn dư của kháng nguyên trong máu. Bạn nào biết xin tham gia.
 
Cám ơn rất nhiều về những thông tin anh đã cung cấp.

Mình không thấy tài liệu nào nói về tính đặc hiệu của kháng nguyên ảnh hưởng đến thời gian bán hủy cả (tất nhiên đang nói đến kháng nguyên tồn dư trong máu và không phản ứng với kháng thể). Mình nghĩ tính đặc hiệu của kháng nguyên không ảnh hưởng đến thời gian tồn dư của kháng nguyên trong máu. Bạn nào biết xin tham gia.

Quả thực, cái này em cũng chưa được nghe đến, Nhưng theo các suy luận của mình, trên cùng một lớp, các loại kháng thể đặc hiệu khác nhau thì khác nhau ở vùng biến đổi 'variable region'. Chính vùng này tạo nên 'ái lực' gắn kết với epitop, qua đó, giúp cho các tế bào miễn dịch tham gia vào thực hiện chức năng của mình. Vậy ái lực đó có ảnh hưởng đến quá trình phân hủy của kháng thể khi đất nước không còn giặc ngoại xâm (khi cơ thể không còn kháng nguyên lạ đặc hiệu với kháng thể đó tồn tại)?

Xin mời các bạn tham gia vào giải đáp!
 
Thời gian bán hủy của kháng thể trong máu (ngày)
IgA1 (5.9)
IgA2 (4.5)
IgD (2-8)
IgE (1-5)
IgG1 (21-24)
IgG2 (21-24)
IgG3 (7-8)
IgG4 (21-24)
IgM (5-10)

Cho em hỏi thêm một chút đây là kháng thể đặc hiệu hay các lớp kháng thể tổng số trong máu.

Leffell MS, Donnenberg AD, Rose NR. Handbook of Human Immunology. CRC Press, Boca Raton, FL, USA (1997)

Anh (chị) nào có quyển này ko? Làm ơn cho em xin để tham khảo một chút.
 
Hoàng Đức Minh said:
Thời gian bán hủy của kháng thể trong máu (ngày)
IgA1 (5.9)
IgA2 (4.5)
IgD (2-8)
IgE (1-5)
IgG1 (21-24)
IgG2 (21-24)
IgG3 (7-8)
IgG4 (21-24)
IgM (5-10)

Cho em hỏi thêm một chút đây là kháng thể đặc hiệu hay các lớp kháng thể tổng số trong máu.
Đây là kháng thể tổng số trong máu người trưởng thành. Mình bổ sung thêm số liệu % trên Ig tổng số của các phân type Ig trên như sau (% trên Ig huyết tương tổng số):
IgA1 (11-14)
IgA2 (1-4)
IgD (0.2)
IgE (0.004)
IgG1 (45-53)
IgG2 (11-15)
IgG3 (0.03-0.06)
IgG4 (0.015-0.045)
IgM (10)
 
Lê Hồng Đức said:
Đây là kháng thể tổng số trong máu người trưởng thành. Mình bổ sung thêm số liệu % trên Ig tổng số của các phân type Ig trên như sau (% trên Ig huyết tương tổng số):
IgA1 (11-14)
IgA2 (1-4)
IgD (0.2)
IgE (0.004)
IgG1 (45-53)
IgG2 (11-15)
IgG3 (0.03-0.06)
IgG4 (0.015-0.045)
IgM (10)

IgA là kháng thể tồn tại trong các tuyến ngoại tiết, anh giải thích sao về điều này?
 
Trịnh Thành Trung said:
Lê Hồng Đức said:
Đây là kháng thể tổng số trong máu người trưởng thành. Mình bổ sung thêm số liệu % trên Ig tổng số của các phân type Ig trên như sau (% trên Ig huyết tương tổng số):
IgA1 (11-14)
IgA2 (1-4)
IgD (0.2)
IgE (0.004)
IgG1 (45-53)
IgG2 (11-15)
IgG3 (0.03-0.06)
IgG4 (0.015-0.045)
IgM (10)
IgA là kháng thể tồn tại trong các tuyến ngoại tiết, anh giải thích sao về điều này?
Câu hỏi rất hay. IgA chiếm khoảng 15-20% Ig tổng số trong máu (như trên), chủ yếu ở dạng đơn [monomer]. IgA1 giống các Ig khác và được tạo bởi tế bào B trong máu, trong khi đó IgA2 được tạo bởi tế bào B niêm mạc và thường được tiết theo các dịch tiết như nước mắt, sữa, nước bọt hay dịch tiết trong ruột. Chuỗi nặng và chuỗi nhẹ của IgA2 được kết nối bởi các liên kết không cộng hóa trị (chứ không phải cầu nối S-S như IgA1 và các Ig khác). Thêm nữa, IgA2 tồn tại ở dạng dimer với 2 đơn phân IgA2 liên kết với nhau bằng chuỗi J (join). Đến đây thì hết nhiệm vụ của tế bào B.

IgA2 (dimer) qua máu đến tế bào lót niêm mạc (epithelial cell), kết hợp với thụ thể đa Ig (poly-Ig) trên màng tế bào này và được "nhập khẩu", sau đó "xuất khẩu" theo nước mắt, sữa, nước bọt hay dịch tiết trong ruột. Một phần của thụ thể đa Ig đi theo IgA ngoại tiết (secretory IgA [sIgA]) và trở thành bổ thể ngoại tiết (secretory component) của sIgA, có vai trò bảo vệ sIgA khỏi bị phân hủy bởi các protease trong dịch tiết.

Con đường tự nhiên của phần lớn các tác nhân gây bệnh đều qua niêm mạc, nên sIgA rất quan trọng trong phòng chống bệnh. sIgA cũng là loại kháng thể được sản xuất với số lượng nhiều nhất trong tất cả các Ig của cơ thể.
 
Cám ơn rất nhiều về câu trả lời của anh. Qua đây, anh cho em hỏi thêm 1 số câu nữa nhằm kích thích tính yêu thích hơn nữa về môn miễn dịch cho các bạn sinh viên (môn này hay lắm đấy).

1. Điều gì đã tạo nên sự khác nhau cơ bản giữa IgA1 và IgA2 trong quá trình 'xuất - nhập khẩu'?

2. Anh giải thích thế nào khi vẫn còn một lượng nhỏ IgA2 trong máu?

3. Phương pháp nào đã được sử dụng để đo hàm lượng tổng số các lớp kháng thể khác nhau trong máu?

Thanks alot!
 
Mình không thấy tài liệu nào nói về tính đặc hiệu của kháng nguyên ảnh hưởng đến thời gian bán hủy cả (tất nhiên đang nói đến kháng nguyên tồn dư trong máu và không phản ứng với kháng thể). Mình nghĩ tính đặc hiệu của kháng nguyên không ảnh hưởng đến thời gian tồn dư của kháng nguyên trong máu. Bạn nào biết xin tham gia.

Có ảnh hưởng bằng chứng là một số loại vắc xin thì chỉ cần tiêm 1 lần hoặc 1 đợt là ok, còn một số loại phải tiêm hàng năm hoặc 3-5 năm phải nhắc lại một lần. Người ta sau khi tiêm cho người thử nghiệm sau một khoảng thời gian nào đó (thường là 6 tháng hoặc 1 năm, lấy trong 3 hoặc 5 năm) lấy máu để đánh giá hàm lượng kháng thể đặc hiệu để dựa trên cơ sở đó xếp lịch tiêm và liều tiêm cho các loại vắc xin.


IgM chiếm một lượng lớn như vậy nghĩa là vai trò chống lại các tác nhân ngoại lai của nó rất mạnh và nó thường xuất hiện đầu tiên. Vậy cho em hỏi:

Các kháng thể đặc hiệu IgM khác nhau có dễ dàng phát hiện được bằng các kỹ thuật nào?

Hàm lượng kháng thể IgM liên quan thế nào đến đáp ứng miễn dịch đối với virus.

Các loại IgM đặc hiệu khác biệt nhau ở các điểm nào? Cấu trúc của nó có liên quan tới tính đặc hiệu và thời gian xuất hiện như IgG ko?
 
Trịnh Thành Trung said:
1. Điều gì đã tạo nên sự khác nhau cơ bản giữa IgA1 và IgA2 trong quá trình 'xuất - nhập khẩu'?
Như mình đề cập ở trên, IgA1 cũng như các Ig khác, lưu hành nội bộ trong máu, chủ yếu ở dạng đơn phân. IgA2 được sản xuất để xuất khẩu trong dịch tiết, thường ở dạng dimer, và được bảo vệ bởi bổ thể ngoại tiết do các tế bào ngoại tiết cung cấp (không phải tế bào B nơi sinh ra IgA2 nói riêng và tất cả các Ig nói chung). sIgA có đặc tính kháng được với các protease, điều này rât quan trọng khi nó phải hoạt động trong một môi trường như dịch ruột.
2. Anh giải thích thế nào khi vẫn còn một lượng nhỏ IgA2 trong máu?
Cái này có lẽ giống như hàng làm ra để xuất khẩu nhưng lại "lọt lưới" thế nào đó nên vòng lại lưu hành trong nước.

3. Phương pháp nào đã được sử dụng để đo hàm lượng tổng số các lớp kháng thể khác nhau trong máu?
Mình chịu, xin mời các bạn chuyên sâu hơn.
 
Thực ra ở trên Anh cũng trả lời câu này rồi

1. Điều gì đã tạo nên sự khác nhau cơ bản giữa IgA1 và IgA2 trong quá trình 'xuất - nhập khẩu'?

Nhưng em muốn nhấn mạnh hơn một chút nữa đó chính là chuỗi J. Chính chuỗi J nó đã giúp cho dạng dimers gắn kết với 'transmembrane secretory component'. Qua đó, quá trình xuất-nhập khẩu xảy ra.

Còn 2 câu dưới thì em chịu thật. ?:?:

2. Anh giải thích thế nào khi vẫn còn một lượng nhỏ IgA2 trong máu?

3. Phương pháp nào đã được sử dụng để đo hàm lượng tổng số các lớp kháng thể khác nhau trong máu?
 
3. Phương pháp nào đã được sử dụng để đo hàm lượng tổng số các lớp kháng thể khác nhau trong máu?

Kháng thể thực chất là protein. Chỉ cần tách được các lớp kháng thể khác nhau trong máu ra rồi đo OD là được ngay. Phương pháp tách các lớp thì nhiều protocol đề cập. Hiện trên thị trường cũng có kit.

Hoặc có thể dùng ELISA vì hiện tại các kháng kháng thể (cho từng lớp riêng biệt) cho người hay động vật thí nghiệm phổ biến đều có bán rộng rãi trên thị trường.

Điện di protein 2 chiều thì sao nhỉ?
 
Kháng thể thực chất là protein. Chỉ cần tách được các lớp kháng thể khác nhau trong máu ra rồi đo OD là được ngay. Phương pháp tách các lớp thì nhiều protocol đề cập. Hiện trên thị trường cũng có kit.

Bạn có thể cho mình biết nguyên lý của việc tách các lớp kháng thể dựa trên đặc điểm gì của nó không? Trọng lượng hay là cái một cái gì đó khác nhau trong cấu trúc của phần 'constant region'?

Hoặc có thể dùng ELISA vì hiện tại các kháng kháng thể (cho từng lớp riêng biệt) cho người hay động vật thí nghiệm phổ biến đều có bán rộng rãi trên thị trường.

Cái này chỉ dùng để định tính và định lượng các kháng thể đặc hiệu. Có đúng không bạn ? Liệu phương pháp này có thể dùng được trong xác định lượng tổng số kháng thể của các lớp không? Nếu được, thì theo nguyên lý nào?

Thanks!
 
Hoàng Đức Minh said:
Mình không thấy tài liệu nào nói về tính đặc hiệu của kháng nguyên ảnh hưởng đến thời gian bán hủy cả (tất nhiên đang nói đến kháng nguyên tồn dư trong máu và không phản ứng với kháng thể). Mình nghĩ tính đặc hiệu của kháng nguyên không ảnh hưởng đến thời gian tồn dư của kháng nguyên trong máu. Bạn nào biết xin tham gia.
Có ảnh hưởng bằng chứng là một số loại vắc xin thì chỉ cần tiêm 1 lần hoặc 1 đợt là ok, còn một số loại phải tiêm hàng năm hoặc 3-5 năm phải nhắc lại một lần. Người ta sau khi tiêm cho người thử nghiệm sau một khoảng thời gian nào đó (thường là 6 tháng hoặc 1 năm, lấy trong 3 hoặc 5 năm) lấy máu để đánh giá hàm lượng kháng thể đặc hiệu để dựa trên cơ sở đó xếp lịch tiêm và liều tiêm cho các loại vắc xin.
Mình không nghĩ đó là do tính đặc hiệu của kháng thể. Đúng là một số loại vaccine chỉ cần tiêm một đợt, một số loại khác cần nhắc lại nhiều lần, đó là do vaccine có "tốt" hay không. IgG chỉ tồn tại được trong máu tối đa là 2 tháng dù vaccine có tốt đến mấy. Sự tồn tại kéo dài của kháng thể đặc hiệu trong máu phụ thuộc vào tế bào B trưởng thành (plasma cell) lưu hành trong máu sản xuất được chúng trong thời gian bao lâu.

IgM chiếm một lượng lớn như vậy nghĩa là vai trò chống lại các tác nhân ngoại lai của nó rất mạnh và nó thường xuất hiện đầu tiên. Vậy cho em hỏi:
Các kháng thể đặc hiệu IgM khác nhau có dễ dàng phát hiện được bằng các kỹ thuật nào?
Các kháng thể đặc hiệu IgM tất nhiên khác nhau ở tính đặc hiệu. Điều này có thể dễ dàng nhận biết bằng ELISA với kháng nguyên đặc hiệu.
Hàm lượng kháng thể IgM liên quan thế nào đến đáp ứng miễn dịch đối với virus.
IgM được sản xuất ở dạng pentamer (5 đơn phân IgM gắn với nhau). IgM từng được gọi là đại kháng thể (macroglobulin) do cấu trúc to lớn của nó. Tất cả IgM được tạo ra đều chỉ lưu hành trong máu cũng vì lí do đó (trừ một phần rất rất nhỏ được tiết trong dịch tiết theo cơ chế của sIgA). Cũng vì thế, IgM là kháng thể bám kháng nguyên hiệu quả nhất (do có những 10 "tay" so với 2 "tay" của IgG đơn phân) và trung hòa kháng nguyên hiệu quả nhất (do cấu trúc 5 vùng cố đinh ([C region] của IgM pentamer gắn tốt với bổ thể C1).

Miễn dịch với virus chỉ được coi là hiệu quả nếu có sự tham gia của tế bào T gây độc tế bào (Tc). Sự sản xuất kháng thể nói chung (IgM nói riêng) chỉ là bước khởi đầu, tất nhiên cũng quan trọng trong việc trung hòa virus (ngoại bào) nhưng không phải yếu tố quyết định. Về khía cạnh này, tất nhiên hàm lượng IgM đặc hiệu kháng virus càng cao thì càng tốt.
Các loại IgM đặc hiệu khác biệt nhau ở các điểm nào? Cấu trúc của nó có liên quan tới tính đặc hiệu và thời gian xuất hiện như IgG ko?
Mình sẽ gửi một bài chung về cấu trúc kháng thể sau.
 
Bạn có thể cho mình biết nguyên lý của việc tách các lớp kháng thể dựa trên đặc điểm gì của nó không? Trọng lượng hay là cái một cái gì đó khác nhau trong cấu trúc của phần 'constant region'?

Bạn kiếm cuốn Current Protocol in Immunology của Willey đọc xem nhé.

Cái này chỉ dùng để định tính và định lượng các kháng thể đặc hiệu. Có đúng không bạn ? Liệu phương pháp này có thể dùng được trong xác định lượng tổng số kháng thể của các lớp không? Nếu được, thì theo nguyên lý nào?

vì hiện tại các kháng kháng thể (cho từng lớp riêng biệt) cho người hay động vật thí nghiệm phổ biến đều có bán rộng rãi trên thị trường.

Bạn chưa đọc kỹ cái tôi viết. Bạn thử tìm anti-human IgG hoặc anti-human IgM xem nó ra cái gì.
 
Trời ơi.

Nếu mà biết, xin hãy trả lời cho nhau 2 dòng thôi, thế là đủ hiểu. Việc gì phải bảo nhau đi tìm cuốn đấy để đọc nữa.
Với lại, mình thích đọc từ bạn viết cơ mà. đọc tiếng Việt cho nó dễ hiểu, đọc tiếng Anh, đau đầu lắm, ?ac ac ac.....

Xin hãy trả lời cho mình hiểu nhé!

Thanks alot!
 
Trời ơi.

Nếu mà biết, xin hãy trả lời cho nhau 2 dòng thôi, thế là đủ hiểu. Việc gì phải bảo nhau đi tìm cuốn đấy để đọc nữa.
Với lại, mình thích đọc từ bạn viết cơ mà. đọc tiếng Việt cho nó dễ hiểu, đọc tiếng Anh, đau đầu lắm,  ac ac ac.....

Xin hãy trả lời cho mình hiểu nhé!

Thanks alot!

Khổ nỗi mình đang bận với lại lười viết bài lắm. Thông thường với sinh viên do tôi hướng dẫn tôi cũng chỉ gợi ý cho suy nghĩ, nếu nghĩ không ra thì tôi chỉ tài liệu cho đọc.

Thôi thì mình và bạn cùng lười, nhờ em nào chịu khó giở cuốn Current Protocol in Immunology của Willey, đọc chapter 2 rồi viết lại bằng tiếng Việt cho anh Trung nhé. Hoàng Đức Minh có thời gian thì làm giúp anh nhé.
 
Thôi mà.
Bạn cứ trả lời hộ mình đi, cứ coi như mình là học sinh phổ thông cũng được, chứ được như sinh viên thì còn gì bằng.

Nếu trả lời thì xin hãy trả lời trên cơ sở hiểu biết nhé, đừng trả lời kiểu phang y nguyên từ cuốn XYZ nào đó mà người đọc lại cười cho và bảo là 'Evetrans - máy dịch củ chuối', và chỉ xin 2 dòng thôi.

Chỉ sợ như em Lâm ở bên mục kia, bảo sử dụng ELISA trong kiểm tra kháng sinh. Đến lúc hỏi cái kháng sinh ấy là loại nào thì bỏ đi không thấy nói 1 câu.

Nếu không biết thì xin hãy nói là không biết, không ai chê trách gì đâu, vì đơn giản là 'kiến thức là biển cả, đầu óc con người chỉ là cái kim'. Đừng mang quyển Protocol ra để dạy người khác nguyên lý của phương pháp, sai lầm hoàn toàn đấy.

Rất mong chờ câu trả lời từ phía bạn!
 
Thôi mà.
Bạn cứ trả lời hộ mình đi, cứ coi như mình là học sinh phổ thông cũng được, chứ được như sinh viên thì còn gì bằng.

Nếu trả lời thì xin hãy trả lời trên cơ sở hiểu biết nhé, đừng trả lời kiểu phang y nguyên từ cuốn XYZ nào đó mà người đọc lại cười cho và bảo là 'Evetrans - máy dịch củ chuối', và chỉ xin 2 dòng thôi.

Chỉ sợ như em Lâm ở bên mục kia, bảo sử dụng ELISA trong kiểm tra kháng sinh. Đến lúc hỏi cái kháng sinh ấy là loại nào thì bỏ đi không thấy nói 1 câu.

Nếu không biết thì xin hãy nói là không biết, không ai chê trách gì đâu, vì đơn giản là 'kiến thức là biển cả, đầu óc con người chỉ là cái kim'. Đừng mang quyển Protocol ra để dạy người khác nguyên lý của phương pháp, sai lầm hoàn toàn đấy.

Rất mong chờ câu trả lời từ phía bạn!

Bạn có vẻ ham học hỏi nhưng lại thích ăn sẵn. Nếu là một bạn sinh viên khác ít ra cũng biết kiếm cuốn sách đó mà đọc. Rồi nếu thấy quá dễ nhận ra nguyên lý thì lẳng lặng rút lui hoặc tử tế thì cho tiếng cám ơn. Hoặc chí ít nếu bạn có dở ra đọc thì bạn cũng nhận ra là cuốn đó đâu phải chỉ có Protocol. Mở đầu của một mục bao giờ cũng là giới thiệu phương pháp. Tiếp theo là phần protocol với các chú thích. Cuối cùng bao giờ cũng là phần "Background Information" nói về nguyên lý bạn ạ, tiếp đến là "Critical Parameters" và "Troubleshooting".

Khổ quá, hôm nay tự nhiên rảnh rỗi lại đi giảng giải cấu trúc sách vở, bó tay với mình.

Quay lại câu hỏi chính, chỉ cần biết suy luận là biết ngay để phân tách protein thì dựa trên cấu trúc, trọng lượng phân tử đều có cách cả. Tùy vào từng phương pháp và mỗi phương pháp lại có ưu, nhược điểm riêng. Người ta còn dựa cả vào tính tan trong nước của kháng thể nữa mới hay chứ.

Bạn đã nghe dùng Ammonium sulfate để tủa kháng thể chưa? Nếu chưa thì tìm protocol đọc nhé, đừng bắt tôi giải thích nguyên lý nữa mệt lắm. Một số cách khác: thẩm tích cut-off theo trọng lượng phân tử, sắc ký ái lực (dùng protein A, protein G, lectin, IgA-bp....)

Còn phương pháp ELISA để định lượng các lớp kháng thể thì không biết bạn hiểu chưa?

đúng là
'kiến thức là biển cả, đầu óc con người chỉ là cái kim'

Nhưng chí ít khi người ta chỉ cho bạn tọa độ của một kho báu mà bạn muốn có giữa đại dương mênh mông ấy thì trước hết bạn hãy tìm theo tọa độ đó. Đừng vội bảo người ta bốc phét, nếu thật thì mày đi đào mang về đây cho tao thì tao mới tin.

Khuyên bạn một điều nữa, tôi có thể đảm bảo 99% những trao đổi thực nghiệm trên diễn đàn này bạn có thể tìm thấy trong tài liệu. Hãy chịu khó tìm và đọc. Không nên ăn sẵn.

Thân ái.
 
Vẫn chưa hiểu, bạn trả lời cho mình hiểu đi!

Bạn cứ vào google, tìm với từ khóa anti human IgG rồi chọn đại một hãng nào bán cái đó. Đọc thông tin của nó. Rồi bạn sẽ biết ngay cách làm.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top