@Minh: Anh thấy anh Đức trả lời vấn đề này khá rõ rãng rồi. Em tập trung trong cái đoạn chữ in đậm. Không nên vặn vẹo những cái không cần thiết.
Mình không nghĩ đó là do tính đặc hiệu của kháng thể. Đúng là một số loại vaccine chỉ cần tiêm một đợt, một số loại khác cần nhắc lại nhiều lần, đó là do vaccine có "tốt" hay không. IgG chỉ tồn tại được trong máu tối đa là 2 tháng dù vaccine có tốt đến mấy. Sự tồn tại kéo dài của kháng thể đặc hiệu trong máu phụ thuộc vào tế bào B trưởng thành (plasma cell) lưu hành trong máu sản xuất được chúng trong thời gian bao lâu.
Muốn cho kháng thể đặc hiệu nào đó luôn luôn duy trì trong cơ thể thì cần phải duy trì tế bào B nhớ (memory B cells).
Vấn đề này nữa:
Kháng thể IgG đặc hiệu còn tồn tại lâu hơn, theo em biết thời gian tồn tại của IgM tối đa mới là 2 tháng, sau đó IgG sẽ thay thế IgM, vì sau khi sử dụng vắc xin thì người ta còn công đoạn đánh giá kháng thể tồn lưu trong máu trong thời gian 1 năm, 2 năm, và 3 năm sau khi sử dụng vắc xin.
Em tìm đọc trong các sách về miễn dịch (nên là sách tiếng Anh). Sau đó, cố gắng giải thích vì sao IgM lại sinh ra đầu tiên, tiếp theo đó, vì sao lại có sự chuyển lớp sang các lớp khác IgG, IgA...
Người ta làm thế nào để biết và nên chọn như thế nào để sàng lọc các loại kháng thể đặc hiệu từ những loại máu chưa rõ nguồn gốc bệnh. Bởi kit ELISA chỉ đặc hiệu với 1 loại hoặc chứa 1 phần, một mảnh nào đó của một số chủng virus, hoặc vi sinh xác định thôi. ?
Em muốn phát hiện ra kháng thể đặc hiệu theo phương pháp ELISA thì em phải có kháng nguyên đặc hiệu (VD như chỉ có LPS của vi khuẩn), chứ không phải bỏ cả con virus hoặc vi khuẩn vào rồi lại bảo là pp xác định kháng thể đặc hiệu trong ELISA.
o.k?