Vì sao tim người hoạt động suốt đời không mệt mỏi?

steven19vn

Senior Member
Để trả lời câu hỏi này, mình tìm thấy 2 cách trả lời:
1/ Vì trong chu kỳ hoạt động của tim, tổng thời gian tim hoạt động (pha nhĩ co (0.1s) + pha thất co (0.3s) = thời gian tim nghỉ ngơi (pha dãn chung 0.4s)

2/ Trong chu kỳ hoạt động của tim kéo dài 0.8s thì tâm nhĩ làm việc 0.1s, còn nghỉ ngơi 0.7s ; tâm thất làm việc 0.3s, còn nghỉ ngơi 0.5s ==> nhờ tim được nghỉ ngơi mà tim làm việc không mệt mỏi.

Cho mình hỏi cách trả lời nào hợp lí hơn?
 
Chuyện đó cũng chưa giải thích đc gì cả. VD như cơ tay mình khi tập tạ vẫn có thời gian co giãn như vẫn mỏi đấy thôi.
Cơ tim có cấu trúc hơi đặc biệt một chút. Nó sản xuất ra ít lactate vì có rất nhiều ti thể, cho nên nó sử dụng năng lượng bằng oxidative và OXPHOS chư kg phải bằng glycolysis như các cơ tay/chân. Mà cơ mỏi nguyên nhân chính là do lactate.
Hơn nữa nó có rất nhiều các Myoglobulin - giống như Haemoglobin nhưng dùng để dự trữ oxy. Chúng nạp oxy khi nghỉ, sau đó dùng dần nên tránh đc tình trạng thiếu oxy. Hơn nữa mạng lưới máu cung cấp cho tim rất tốt, luôn đảm bảo đầy đủ oxy-chất dinh dưỡng....
 
Chuyện đó cũng chưa giải thích đc gì cả. VD như cơ tay mình khi tập tạ vẫn có thời gian co giãn như vẫn mỏi đấy thôi.
Cơ tim có cấu trúc hơi đặc biệt một chút. Nó sản xuất ra ít lactate vì có rất nhiều ti thể, cho nên nó sử dụng năng lượng bằng oxidative và OXPHOS chư kg phải bằng glycolysis như các cơ tay/chân. Mà cơ mỏi nguyên nhân chính là do lactate.
Hơn nữa nó có rất nhiều các Myoglobulin - giống như Haemoglobin nhưng dùng để dự trữ oxy. Chúng nạp oxy khi nghỉ, sau đó dùng dần nên tránh đc tình trạng thiếu oxy. Hơn nữa mạng lưới máu cung cấp cho tim rất tốt, luôn đảm bảo đầy đủ oxy-chất dinh dưỡng....

Nếu giải thích cho HS lớp 8 theo cách của bạn thì phá sản rồi, làm sao để giải thích ngắn gọn mà phù hợp trình độ đấy
 
=)) a đâu biết ng hỏi học lớp mấy.
Nếu là lớp 8 thì e có thể giải thích là:
1. Chu kì nghỉ của tim đc chia đủ thời gian cho tim nghỉ.
2. Tim sử dụng rất nhiều oxy và chất dinh dưỡng (1/10 tổng năng lượng thì phải)
3. Tim sản xuất ra rất ít acid latic (nguyên nhân chính gây mỏi cơ)
 
Các e lớp 8 chắc cũng biết hemoglobin r mà, học hóa r nên cũng biết oxidative, acid lactic chứ :mrgreen:
 
lớp 8 quả thật là có học hoá như kiểu đồng tên hoá học là Cu, sắt là Fe:buonchuyen:
 
Lớp 8 nhớ đc mấy cái nguyên tố thường gặp đc coi là kiệt xuất rôi =))
 
Trả lời như chủ Thread chưa giải thích đc. Vd: Tại sao cho cơ tay hoạt động như cơ tim (co-nghỉ-co-nghi) nó vẫn mỏi!????
 
Chuyện đó cũng chưa giải thích đc gì cả. VD như cơ tay mình khi tập tạ vẫn có thời gian co giãn như vẫn mỏi đấy thôi.
Cơ tim có cấu trúc hơi đặc biệt một chút. Nó sản xuất ra ít lactate vì có rất nhiều ti thể, cho nên nó sử dụng năng lượng bằng oxidative và OXPHOS chư kg phải bằng glycolysis như các cơ tay/chân. Mà cơ mỏi nguyên nhân chính là do lactate.
Hơn nữa nó có rất nhiều các Myoglobulin - giống như Haemoglobin nhưng dùng để dự trữ oxy. Chúng nạp oxy khi nghỉ, sau đó dùng dần nên tránh đc tình trạng thiếu oxy. Hơn nữa mạng lưới máu cung cấp cho tim rất tốt, luôn đảm bảo đầy đủ oxy-chất dinh dưỡng....
a giải thích rõ hơn đc ko?:D
e tưởng cơ tay/chân cũng tạo NL nhờ OXPHOS chứ :-SS
Mà e tưởng càng nhiều ti thể thì khi thiếu oxi càng có nguy cơ tạo ra nhiều lactac :-S
 
Trong điều kiện cơ tay, chân hoạt động nhiều, khác với ở tim, lượng oxi không cung cấp kịp cho cơ, lượng ATP sản xuất theo con đường photphoril hóa-oxi hóa bị ngưng trệ. Để tiếp tục bảo đảm năng lượng cho cơ hoạt động, năng lượng được tổng hợp trên con đường phân giải kị khí (ở đây là lên men) tạo ra axit lactic, đầu độc cơ.
Việc có nhiều hay ít ti thể thì cũng không liên quan đến việc sẽ có nguy cơ tạo nhiều hay ít lactic, vì quá trình phân giải kị khí diễn ra ở chất nền TB, hầu như không liên quan đến sự có mặt của ti thể. Sự có mặt nhiều ti thể ở cơ tim nói lên tim hoạt động cần nhiều năng lượng, có đủ oxi cho quá trình phân giải hiếu khí ở ti thể.
@orion8x: em vẫn chưa hiểu vấn đề này, lactic gây mỏi cơ và lactic trong sữa chua (không gây mỏi cơ) là 2 đồng phân hình học của nhau. Vậy thì tại sao khi thì qá trình lên men tạo lactic này mà không tạo lactic khác? Hay là do hệ enzim? Khác nhau như thế nào?
 
Trả lời như của Tuevu gần đúng rồi đó. Đường đc phân giải như sau
Glucose => pyruvate (quá trình nay sinh ra 2 ATP)
Ở điều kiện bình thường pyruvate sẽ đc oxy hóa bằng OXPHOS để sinh ra thêm 36 ATP nữa (cần oxy). Nhưng khi thiếu oxy hoặc nhu cầu năng lượng cao, OXPHOS hoạt động kg hiệu quả nữa nên gây ra tích đọng pyruvate. Pyruvate do đó phải đc chuyển thành lactate (hay gọi là lactic cũng đc) => mỏi cơ.
Tưởng tượng thế này. Mía (glucose) trước hết sẽ chuyển thành đường mật (Pyruvate). Đường mật sau đó sẽ đc chế biến ở nhà máy (ti thể) để tạo ra sản phâm (ATP). Như khi nhà máy đã hoạt động hết công suất, mật mía sẽ tồn đọng lại sẽ bị hỏng (lactic). Còn ở tim, có rất nhiều nhà máy để giải quyết đống Pyruvate ấy nên kg sinh ra lactic => kg đầu độc cơ.
 
em vẫn chưa hiểu vấn đề này, lactic gây mỏi cơ và lactic trong sữa chua (không gây mỏi cơ) là 2 đồng phân hình học của nhau. Vậy thì tại sao khi thì qá trình lên men tạo lactic này mà không tạo lactic khác? Hay là do hệ enzim? Khác nhau như thế nào?
A kg rành lắm về cái này. Các phân tử hữu cơ tồn tại dưới dạng đồng phân hình học như tay phải và tay trái, chúng cơ bản là giống nhau, một cái gọi là đồng phân L, cái khác là đồng phân D. (A gọi là (Life-form và Death-form cho dễ nhớ vì cơ thể chỉ dùng L-form).
Hệ enzyme thì đặc hiệu giống như chìa khóa và ổ khóa, chỉ hoạt động trên cơ chất của nó. vd như e kg thể cho tay phải và găng trái hay ngược lại, do đó, 1 cơ chất, khác enzyme sẽ tạo ra sản phẩm khác nhau, ở đây là 2 đồng phân hình học.
 
Em cũng biết rứa, nhưng em muốn biết cụ thể hơm: từ pyruvic, qua enzim gì thì tạo ra lactic này, qua enzim gì thì tạo ra lactic kia :|
 
Tính đặc hiệu của enzim không phải là kiểu "chìa khóa-ổ khóa", mà tính đặc hiệu của enzim là đề cập tới 2 vấn đề:
+đặc hiệu cho phản ứng (mỗi enzim chỉ xúc tác cho 1 kiểu phản ứng)
+đặc hiệu cơ chất (bao gồm đặc hiệu tuyệt đối và đặc hiệu tương đối)
Kiểu hoạt động theo kiểu chìa khóa-ổ khóa hiện nay không còn đc chấp nhận rộng rãi, thay vào đó là kiểu hoạt động theo mô "hình khớp cảm ứng" (Daniel Koshland)
 
Tính đặc hiệu của enzim không phải là kiểu "chìa khóa-ổ khóa", mà tính đặc hiệu của enzim là đề cập tới 2 vấn đề:
+đặc hiệu cho phản ứng (mỗi enzim chỉ xúc tác cho 1 kiểu phản ứng)
+đặc hiệu cơ chất (bao gồm đặc hiệu tuyệt đối và đặc hiệu tương đối)
Kiểu hoạt động theo kiểu chìa khóa-ổ khóa hiện nay không còn đc chấp nhận rộng rãi, thay vào đó là kiểu hoạt động theo mô "hình khớp cảm ứng" (Daniel Koshland)

Mô hình khớp cảm ứng nó thế nào thế bạn ơi?
 
Ta có thể so sánh đơn giản 2 giả thuyết này cho bạn dễ hiểu:
+Giả thuyết mô hình "ổ khóa và chìa khóa" ta hiểu nôm na là 1 cơ chất - 1 enzim (mỗi ổ khóa có 1 chìa khóa)
+Giả thuyết "khớp cảm ứng" thì một enzim có thể xúc tác cho 1 hoặc 1 số phản ứng tương tự.
Nếu chi tiết hơn, cơ sở của mô hình "thuyết cảm ứng" là do cấu hình trung tâm hoạt động của enzim không phải cố định mà có thể biến đổi phù hợp với cơ chất liên kết với cơ chất đó. Vị trí hoạt động của mỗi enzim khác nhau có hình dạng sao cho chỉ khớp với 1 hoặc 1 số cơ chất nhất định.
 
A kg biết tới 2 thuyết trên thế nào, a chỉ tin rằng hệ enzyme tùy vào nhiều thứ. Nó có thể đặc hiệu theo kỉu lock and key (specific) hoặc là có thể tác dụng lên 1 hoặc nhiều cơ chất (selective). VD: Glucose mình sử dụng là D-glucose, nó dc phân giải bàng hexokinase enzyme. Tuy nhiên hexokinase kg tác dụng lên L-glucose(!!??).
A chỉ biết là lactic trong cơ đc chuyển hóa bằng lactate Dehydroxylase (LDH), LDH cũng có đồng phân hình học, L-LDH tác dụng lên L-lactate, D-LDH tác dụng lên D-lactate. Nhưng trong cơ thể của chúng ta chỉ có L-LDH.
Ở sữa chua thì a kg rảnh, Lactic acid ở sữa chua có thể tổng hợp theo một con đường khác từ CO2 và Alcohol, kg nhất thiết là phải từ glucose mà ra.
 
Ta có thể so sánh đơn giản 2 giả thuyết này cho bạn dễ hiểu:
+Giả thuyết mô hình "ổ khóa và chìa khóa" ta hiểu nôm na là 1 cơ chất - 1 enzim (mỗi ổ khóa có 1 chìa khóa)
+Giả thuyết "khớp cảm ứng" thì một enzim có thể xúc tác cho 1 hoặc 1 số phản ứng tương tự.
Nếu chi tiết hơn, cơ sở của mô hình "thuyết cảm ứng" là do cấu hình trung tâm hoạt động của enzim không phải cố định mà có thể biến đổi phù hợp với cơ chất liên kết với cơ chất đó. Vị trí hoạt động của mỗi enzim khác nhau có hình dạng sao cho chỉ khớp với 1 hoặc 1 số cơ chất nhất định.

Mình quan tâm đến bản chất hơn là hiện tượng, bạn mô tả giúp tại sao nó hoạt động như thế được không. Có phải bạn định nói đến sự kiện sau:

"Trước đây người ta tin rằng protein cần phải có cấu hình không gian phù hợp với cơ chất để có thể tác động đến nó giống như chìa khóa cắm vào ổ khóa. Tuy nhiên thực tế người ta phát hiện nhiều trường hợp protein không có hình dạng nhất định, mà khi hoạt động và vẫn giữ cấu trúc bậc thấp. Điều đó dẫn đến giả thiết protein, một cách mềm mại fit vào các ổ khóa khác nhau (biến dạng theo hình dạng cần thiết của ổ khóa ở mức độ nhất định) để thực hiện chức năng của nó."

Mình nghĩ cái đó là giả thiết gần gần đây (không nhớ tên tác giả) mà đã được đưa vào sách giáo khoa rồi sao?
 
Thế này nhé.
*thuyết chìa khóa-ổ khóa. Đọc đến tên thuyết, mình đã hình dung đc mối quan hệ ổ khóa (enzim) và chìa khóa (cơ chất), và tức nhiên, mỗi ổ khóa chỉ có 1 chìa khóa - 1 enzim xúc tác cho 1 cơ chất. Qua các giai đoạn...
*thuyết khớp cảm ứng: sau này, người ta nghiên cứu, có những bằng chứng thực nghiệm cho thấy cấu hình trung tâm hoạt động của enzim KHÔNG PHẢI CỐ ĐỊNH VÀ CÓ THỂ BIẾN ĐỔI PHÙ HỢP VỚI CƠ CHẤT KHI LIÊN KẾT VỚI CƠ CHẤT ĐÓ => 1 enzim có thể xúc tác 1 số cơ chất có cấu tạo gần giống nhau => thuyết khớp cảm ứng.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top