thi thử ĐHKHTN[12]

quocdo

Senior Member
1.Lai cây hoa đỏ với cây có hoa trăng và thu được F1 toàn cây có hoa đỏ. Cho các cây F1 tự phấn người ta thu được đời F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Sau đó ngươi ta lấy ngẫu nhiên 3 cây F2 hoa đỏ cho tự thụ phấn. Xác xuất để cây này cho thế hệ sau gồm toàn cây hoa đỏ là bao nhiêu?
A. 0,269 B. 0,1477 C. 0,0765 D. 0,0369
2.Lai 2 dòng cây thuần chủng đều có hoa trắng với nhau ngừoi ta thu được thế hệ sau 100% số cây con có hoa màu đỏ. Từ kết quả lai này ta có thể rút ra được kết kuận gì?
A. Các alen quy định hoa trắng ở cả 2 dòng cây bố mẹ là alen với nhau
B. Màu đỏ xuất hiện là do kết quả của sự tương tác cộng gộp.
C. Các alen quy định hoa trắng ở cả 2 dòng bố mẹ là không alen với nhau.
D. Chưa thể rút ra được kết luận gì.
 
3. Ở một quần thể thực vật thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9/16 hoa có màu: 7/16 hoa có màu trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa cso màu đem tự thụ phấn thì xác suất thu được thế hệ con lai không có sự phân li về kiểu hình là bao nhiêu:
A. 1/9 B 1/3 C. 9/7 D. 9/16
 
cau 2 mình nghĩ là D
câu 1 thì (2/3)^2 x(3/4)^3 nhưng không có đáp án...hic
bạn nào làm câu 1 nói chậm chút chút nhé...
câu 3 : lấy 1 cây hoa có Màu ??( ý là sao hả bạn ). ý bạn nói lầ có Màu đỏ hả?
 
3 câu này cũng không khó cho lắm :mrgreen: Cũng may nằm trong phạm trù làm đc.
Câu 1: D. Cây hoa đỏ gồm : AA và Aa
xác suất lấy 1 cây hoa đỏ => con toàn đỏ = 1/3 ( AA )
=> xác suất lấy 3 cây = 1/3 x 1/3 x 1/3 = 1/27 = 0.037.

Câu 2: C. Do 2 gen ko alen quy định hoa màu đỏ.
AAbb ( trắng) x aaBB ( trắng ) => 100% AaBb ( đỏ )

Câu 3: Hoa màu ở đây có KG A-B- => chỉ có KG AABB tự thụ là cho đời con toàn đỏ
=> xác suất = 1/9 => A.
 
câu 2,3 đúng rồi nhưng 1 có vẻ chưa ổn lắm.
t/h Aa xAa nữa chi bạn
tính luôn xác suất của cái này nữa chứ
câu này hỏi thầy mà ổng kêu câu này " còn lấn cấn " chỗ nào đó.....
 
câu 4: Bệnh mù màu đỏ-lục do gen lặn trên NST giới tính X quy định. Giả sử trong một quần thể cân bằng có 10000 người tìm thấy 64 phụ nữ mắc bệnh.Nếu giao phối là ngãu nhiên thì số nam giới mắc bệnh được tìm thấy là :
A.800 B. 80 C. 64 D. 640
câu 5: Người ta tiến hành lai giữa hai giống ngô đồng hợp tử khác nhau ở 6 cặp gen để thu các cây F1. Biết rằng tất cả những cây này đều nằm trên các NST khác nhau và quy định các tính trạng độc lập với nhau. Các cá thể F sau khi được đem lai thu F2. Số kiểu gen tối đa có thể có ở F2 và số kiểu geb đồng hợp tử ở cả 6 kiểu gen nêu trên là:
A. 243 và 32 B. 243 Và 64 C. 729 và 32 D. 729 và 64
câu 6: Một phân tử ARN ở vi khuẩn sau quá trình phiên mã có 15% A, 20% G,30%U và 35% X. Cho biết đoạn phân tử ADN sợi kép mã hóa phân tử ARN này có thành phần như thê nào
A. 22,5%T, 22,5% A,27,5%G,27,5%X
B. 15% G , 20% A,30%X,35%T
C. 17,5%G,17,5%X,32,5%A,32,5%T
D. 25%T,25%X,25%A,25%G
 
câu 3 : % A=%T =(15% +30%)/2=22.5%
%G=%X =(100%-45%)/2=27.5%
1.tỉ lệ mẹ bịnh =64/10000 => a = căn bậc 2 (64/10000)=0.08
XaY =0.08 x10000=800
2.Bí , thấy rối quá. tùm lum F x tùm lum F2.....hic
 
số kiểu gen được tính theo công thức 3^n =729
số kiểu gen đồng hợp theo công thức 2^n
=64
D (cảm ơn bạn của tôi J)
 
I7)Nếu một chỗi polipeptit được tổng hợp từ trình tự mARN dưới đây, thì số axit amin của nó sẽ là bao nhiêu:
5' - XGAUGUUXXAAGUGAUGXAUAAAGAGUAGX- 3 '
A. 8 B. 6 C. 5 D. 9

I8) Các gen a,b nằm trên NST số 20 và cách nhau 20cM;các gen c và d nằm trên một NST khác và cách nhau 10cM;trong khi đó các gen e và f nằm trên một NST thứ ba và cách nhau 30cM. Tiến hành lai một các thể đồng hợp tử về các gen ABCDEF với một các thể đồng hợp tử về các gen abcdef,sau đó tiến hành lai ngược cá thể F1 với cá thể đồng hợp tử aBCdef và abcDeF lần lượt là:
A. 0,175 và 0,63 B. 0,75% và 0,3 C .0,175% và 0,3% D. 0,75 và 0,63
 
9/ cấu trúc quần thể như sau: 0,4AABb: 0,4AaBb: 0,2aabb
người ta tiến hành cho quần thể trên tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ. tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp trội là.

A. 49/256 B. 7/640 C. 161/640 D. 112/640

10/ cấu trúc quần thể như sau: 0,2AABb: 0,2AaBb: 0,3aaBB: 0,3aabb.
nếu quần thể trên giao giao phối tự do thì tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau 1 thế hệ là:
 
câu 4: Bệnh mù màu đỏ-lục do gen lặn trên NST giới tính X quy định. Giả sử trong một quần thể cân bằng có 10000 người tìm thấy 64 phụ nữ mắc bệnh.Nếu giao phối là ngãu nhiên thì số nam giới mắc bệnh được tìm thấy là :
A.800 B. 80 C. 64 D. 640
câu 5: Người ta tiến hành lai giữa hai giống ngô đồng hợp tử khác nhau ở 6 cặp gen để thu các cây F1. Biết rằng tất cả những cây này đều nằm trên các NST khác nhau và quy định các tính trạng độc lập với nhau. Các cá thể F sau khi được đem lai thu F2. Số kiểu gen tối đa có thể có ở F2 và số kiểu geb đồng hợp tử ở cả 6 kiểu gen nêu trên là:
A. 243 và 32 B. 243 Và 64 C. 729 và 32 D. 729 và 64
câu 6: Một phân tử ARN ở vi khuẩn sau quá trình phiên mã có 15% A, 20% G,30%U và 35% X. Cho biết đoạn phân tử ADN sợi kép mã hóa phân tử ARN này có thành phần như thê nào
A. 22,5%T, 22,5% A,27,5%G,27,5%X
B. 15% G , 20% A,30%X,35%T
C. 17,5%G,17,5%X,32,5%A,32,5%T
D. 25%T,25%X,25%A,25%G
Câu 4: QT cân bằng nên số nam bệnh = số nữ bệnh = 64 ( chắc thế )

Câu 5 như Quoc do

Câu 6: như mrthang_rhm
 
I7)Nếu một chỗi polipeptit được tổng hợp từ trình tự mARN dưới đây, thì số axit amin của nó sẽ là bao nhiêu:
5' - XGAUGUUXXAAGUGAUGXAUAAAGAGUAGX- 3 '
A. 8 B. 6 C. 5 D. 9

I8) Các gen a,b nằm trên NST số 20 và cách nhau 20cM;các gen c và d nằm trên một NST khác và cách nhau 10cM;trong khi đó các gen e và f nằm trên một NST thứ ba và cách nhau 30cM. Tiến hành lai một các thể đồng hợp tử về các gen ABCDEF với một các thể đồng hợp tử về các gen abcdef,sau đó tiến hành lai ngược cá thể F1 với cá thể đồng hợp tử aBCdef và abcDeF lần lượt là:
A. 0,175 và 0,63 B. 0,75% và 0,3 C .0,175% và 0,3% D. 0,75 và 0,63
câu 7: đầu tiên ta tìm mã mở đầu trong đó đã
5' XGAUG UUX XAA GUG AUG XAU AAA GAG UAG X 3'
có 2 mã mở đầu nên ta lấy cái đâu tiên, như thế sẽ có 8 axit amin kể cả mã mở đầu
sau khi cắt đi sẽ có 7 axit amin trên Pr hoàn chỉnh.
=> đáp án A.8

Câu 8: cái này cậu chưa nêu câu hỏi, nhưng cứ xét riêng từng cặp rùi nhân vào là ok.
ở đây F1 sẽ là (AB/ab)(CD/cd)(EF/ef)
sẽ lai với 2 loại cây. (aB/aB)(Cd/Cd)(ef/ef)
xét riêng từng cặp như sau: (AB/ab)x(aB/aB)
ở đây chỉ có (AB/ab) hoán vị với tần số = 20cM = 20%
cứ như thế xét từng cặp ra rùi nhân vào là ra đáp án.
 
9/ cấu trúc quần thể như sau: 0,4AABb: 0,4AaBb: 0,2aabb
người ta tiến hành cho quần thể trên tự thụ phấn bắt buộc qua 3 thế hệ. tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp trội là.

A. 49/256 B. 7/640 C. 161/640 D. 112/640

10/ cấu trúc quần thể như sau: 0,2AABb: 0,2AaBb: 0,3aaBB: 0,3aabb.
nếu quần thể trên giao giao phối tự do thì tỉ lệ cơ thể mang 2 cặp gen đồng hợp lặn sau 1 thế hệ là:
Câu 9: Do đây là QT tự thụ phấn nên
AABb qua 3 thế hệ tỉ lệ AABB = 0.4x7/16 = 7/40
AaBb qua 3 thế hệ tỉ lệ AABB = 0.4 x 7/16 x 7/16 = 49/640
=> tỉ lệ AABB qua 3 thế hệ = 7/40 + 49/640 = 161/640 => C.161/640

Câu 10: Tương tự ta lại xét riêng:
Khi đó f(A) =0.3 f(a)= 0.7. Do ngẫu phối => AA = (0.3)^2 = 0.09
f(B) = 0.5 f(b)= 0.5. => BB = (0.5)^2 = 0.25
=> tỉ lệ kiểu gen đông hợp = 0.09 x 0.25 = 0.0225 = 9/400.

Đây là lần đầu mình gặp dạng này, có gì sai sót thì lượng thứ nhé :mrgreen:
 
còn đây là lần đầu mình post bài kiểu này...
thấy lạ lạ post lên xem thử mọi người giải sao thôi
mình ko hiểu chỗ
AABb qua 3 thế hệ tỉ lệ AABB = 0.4x7/16 = 7/40
bạn tính sao được 7/16 thế,chỉ mình với.....
 
12.một gen có trình tự sắp xếp các nu như sau:
3' TAX XGA TXG AGA....5'
5' ATG GXT AGX TXT ...3'
CHIỀU và trình tự các ribonu trong phân tử ARN Được tổng hợp từ gen trên là:
13.chiều và trình tự các ribonu của các phân tử trên mARN la
5' AUG XGU AUX...3'
chiều và trình tự các cặp nu của gen đã tổng hợp ra mARN nói tên là
14. 5' GXUAUGXGXUUAXGAUAGXUAGGAAGXXX 3'
U được chèn vào vị trí thứ 9 và thứ 10 (tính theo hường 5' -3') của đoạn mARN dưới đây thì quá trình dịch mã thành chuỗi polipeptit đã lắp ghép được số a.amin là :
a.4 b.8 c.10 d.9
15. những biến đổi nào sau đây trong phạm vi mã di truyền -AAT-GXX- là nguyên trọng nhất đối với cấu trúc của gen:
a. AXTGAX b.AATAGXX c.AAXGXX d.AATXXXGXX
hòi thêm : vd: gen,hay mARN, có cấu trúc 5'.AATGXG.......3' (vd thôi) thì có nhất thiết nó có chiều từ trái sang phải hay ko (5'-3') ?:xinkieu:
 
Một gen đột biến đã tạo ả một chuỗi nucleotit dài hơn bình thuwongf. Nguyên nhân có thể là:
A.Đột biến thêm cặp Nu B. Đột biến thay thế cặp Nu
C. Đột biến thay thế cặp Nu D. tất cả các loại đột biến trên
cảm ơn bạn mr thắng đã tham gia cùng viết nhiều bài nhé cậu
 
mình sửa lại đề hôm qua
I8) Các gen a,b nằm trên NST số 20 và cách nhau 20cM;các gen c và d nằm trên một NST khác và cách nhau 10cM;trong khi đó các gen e và f nằm trên một NST thứ ba và cách nhau 30cM. Tiến hành lai một các thể đồng hợp tử về các gen ABCDEF với một các thể đồng hợp tử về các gen abcdef,sau đó tiến hành lai ngược cá thể F1 với cá thể đồng hợp tử aBCdef.Xác suât thu được cá thể có kiểu hình tương ứng với các gen aBCdef và abcDeF lần lượt là:
A. 0,175 và 0,63 B. 0,75% và 0,3 C .0,175% và 0,3% D. 0,75 và 0,63
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top