Một bài tập về di truyền quẩn thể!

ngnam91

Junior Member
Bài tập cũng như lý thuyết về Di truyền quần thể có thể nói là phần dễ xơi hơn nhiều so với bài tập & lý thuyết của phần Các quy luật di truyền. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta lại chủ quan với dạng bài tập này, vì nếu như biết cách khai thác, đánh trúng vào tâm lý "chủ quan" của các bạn học sinh thì dạng bài tập này hoàn toàn có thể gây lúng túng cho chúng ta! Hãy cùng xem 1 bài tập như thế:

a./ Các gen di truyền liên kết với giới tính có thể đạt trạng thái cân bằng hay không? Giải thích?
b./ Ở mèo, xét một gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y. Gen A quy định lông đen, a quy định lông hung, mèo cái dị hợp về cặp gen này sẽ có màu lông tam thể (mèo tam thể) Một quần thể mèo đã qua giao phối tự do, có 18 mèo đực lông hung trong 200 mèo đực của quần thể. Hãy xác định tần số kiểu gen và kiểu hình màu lông của mèo đực và mèo cái trong quần thể?

Các bạn có thể đưa ra lời giải thật ĐẦY ĐỦ và CHI TIẾT để mọi người cùng theo dõi!
 
Bài tập cũng như lý thuyết về Di truyền quần thể có thể nói là phần dễ xơi hơn nhiều so với bài tập & lý thuyết của phần Các quy luật di truyền. Tuy nhiên, không vì thế mà chúng ta lại chủ quan với dạng bài tập này, vì nếu như biết cách khai thác, đánh trúng vào tâm lý "chủ quan" của các bạn học sinh thì dạng bài tập này hoàn toàn có thể gây lúng túng cho chúng ta! Hãy cùng xem 1 bài tập như thế:

a./ Các gen di truyền liên kết với giới tính có thể đạt trạng thái cân bằng hay không? Giải thích?
b./ Ở mèo, xét một gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y. Gen A quy định lông đen, a quy định lông hung, mèo cái dị hợp về cặp gen này sẽ có màu lông tam thể (mèo tam thể) Một quần thể mèo đã qua giao phối tự do, có 18 mèo đực lông hung trong 200 mèo đực của quần thể. Hãy xác định tần số kiểu gen và kiểu hình màu lông của mèo đực và mèo cái trong quần thể?

Các bạn có thể đưa ra lời giải thật ĐẦY ĐỦ và CHI TIẾT để mọi người cùng theo dõi!


a./ Dĩ nhiên là có:
- Nếu gen năm trên NST X vùng tương đồng với NST Y thì không nói làm gì vẫn đạt trạng thái cân bằng như trên NST thường (do alen tồn tại thành cặp)
- Nếu gen nằm trên NST X vùng không tương đồng với Y thì xét 2 trường hợp:
+ Ở giới đồng giao tử XX: như trên NST thường rồi.
+ Ở giới dị giao tử XY (XO) thì trạng thái cần bằng là: p+q=1 (chính bằng tần số alen luôn)
- Nếu gen nằm trên NST Y vùng không tương đồng với X thì
+ Ở giới đồng giao tử XX không có tính trạng do gen này quy định
+ Ở giới dị giao tử XY: thì trạng thái cân bằng là p+q=1

b./
Kiểu gen của mèo đực lông hung là XaY
Tỉ lệ mèo đực lông hung là 18/200=0.09
Gọi p là tần số alen A
q là tần số alen a
p+q=1
=>q=0.09 ; p=1-0.09=0.91
Mèo đực có 18 con lông hung và 200-18=172 con lông đen
Thành phần kiểu gen của mèo cái:
p^2 XAXA +2*p*q XAXa + q^2 XaXa = 1
<=> 0.8281XAXA + 0.1638XAXa + 0.0081 XaXa = 1
=> số mèo cái mỗi loại là
Mèo đen: 0.8281*200 ~ 165 con
Mèo tam thể: 0.1638*200 ~ 33 con
Mèo hung: 0.0081*200 ~ 2 con

Nếu em có làm sai mong mọi người chỉ giùm :)
 
a./ Dĩ nhiên là có:
- Nếu gen năm trên NST X vùng tương đồng với NST Y thì không nói làm gì vẫn đạt trạng thái cân bằng như trên NST thường (do alen tồn tại thành cặp)
- Nếu gen nằm trên NST X vùng không tương đồng với Y thì xét 2 trường hợp:
+ Ở giới đồng giao tử XX: như trên NST thường rồi.
+ Ở giới dị giao tử XY (XO) thì trạng thái cần bằng là: p+q=1 (chính bằng tần số alen luôn)
- Nếu gen nằm trên NST Y vùng không tương đồng với X thì
+ Ở giới đồng giao tử XX không có tính trạng do gen này quy định
+ Ở giới dị giao tử XY: thì trạng thái cân bằng là p+q=1

b./
Kiểu gen của mèo đực lông hung là XaY
Tỉ lệ mèo đực lông hung là 18/200=0.09
Gọi p là tần số alen A
q là tần số alen a
p+q=1
=>q=0.09 ; p=1-0.09=0.91
Mèo đực có 18 con lông hung và 200-18=172 con lông đen
Thành phần kiểu gen của mèo cái:
p^2 XAXA +2*p*q XAXa + q^2 XaXa = 1
<=> 0.8281XAXA + 0.1638XAXa + 0.0081 XaXa = 1
=> số mèo cái mỗi loại là
Mèo đen: 0.8281*200 ~ 165 con
Mèo tam thể: 0.1638*200 ~ 33 con
Mèo hung: 0.0081*200 ~ 2 con

Nếu em có làm sai mong mọi người chỉ giùm :)
Câu này mình nghĩ khác.
1/ Với gen nằm trên NST giới tính thỉ vẫn đạt trạng thái cân bằng
Khi: p(cái)=p(đực)=p/2
q(cái)=q(đực)=q/2
=> Theo vanberg:CTDT là:
(p/2)^2X^AX^A+pq/2X^AX^a+(q/2)^2X^aX^a+p/2X^AY+q/2X^aY
b/
Với mèo đực trong những con mèo đực:
pA=0,91
qa=0,09
=>Tần số anlen của giới cái trong quần thể là
PA=0,91/2=0,455
qa=0,09/2=0,045
=>P:0,207025XAXA +0,04095XAXa+ 0,002025XaXa
Gioi đực:0,455XAY+0,045XaY
 
Câu này mình nghĩ khác.
1/ Với gen nằm trên NST giới tính thỉ vẫn đạt trạng thái cân bằng
Khi: p(cái)=p(đực)=p/2
q(cái)=q(đực)=q/2
=> Theo vanberg:CTDT là:
(p/2)^2X^AX^A+pq/2X^AX^a+(q/2)^2X^aX^a+p/2X^AY+q/2X^aY=1
b/
Với mèo đực trong những con mèo đực:
pA=0,91
qa=0,09
=>Tần số anlen của giới cái trong quần thể là
PA=0,91/2=0,455
qa=0,05
=>P:0,0207025XAXA +0,0455 XAXa+ 0,0025XaXa
Gioi đực:0,455XAY+0,05XaY

câu 1: mình có 1 câu hỏi cho bạn. Nếu đầu bài k cho p đực bằng p cái thì bạn tính sao?
Câu 2:
q=0.05 bạn lấy ở đâu ra vậy?
Và hình như khi cộng tỉ lệ kiểu gen của quần thể vào nó k bằng 1 bạn ạ.
 
câu 1: mình có 1 câu hỏi cho bạn. Nếu đầu bài k cho p đực bằng p cái thì bạn tính sao?
Câu 2:
q=0.05 bạn lấy ở đâu ra vậy?
Và hình như khi cộng tỉ lệ kiểu gen của quần thể vào nó k bằng 1 bạn ạ.
Xin lỗi. Nãy mình tính toán ko kỹ nên ra nhằm.
Khi quần thể ngẫu phối thì quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng.=> ta có quyền p đực= p cái
Mình dựa vào quần thể đạt cb để tính. Nếu ko cân bằng thì bạn tính sao?
 
Khi quần thể ngẫu phối thì quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng.=> ta có quyền p đực= p cái
Mình dựa vào quần thể đạt cb để tính. Nếu ko cân bằng thì bạn tính sao?

mình k phản đối việc cho p đực = p cái. Mình chỉ đưa ra trường hợp là nếu nó k bằng nhau. Thực tế là trong rất nhiều bài người ta cho như vậy. À thêm, khi viết thành phần kiểu gen của quần thể chả ai viết cả đực và cái vào với nhau như bạn cả. Tính toán vừa rắc rối mà người khác cũng khó nhìn.
Trong trường hợp quần thể k đạt trạng thái cân bằng đề bài sẽ cho thành phần kiểu gen và bắt ta tính tần số alen của thế hệ tiếp theo. Và còn 1 dạng bài khác người ta sẽ cho sức sống của các kiểu gen là khác nhau yêu cầu tìm thành phần kiểu gen và tần số alen ở các thế hệ sau.
 
a./ Dĩ nhiên là có:
- Nếu gen năm trên NST X vùng tương đồng với NST Y thì không nói làm gì vẫn đạt trạng thái cân bằng như trên NST thường (do alen tồn tại thành cặp)
- Nếu gen nằm trên NST X vùng không tương đồng với Y thì xét 2 trường hợp:
+ Ở giới đồng giao tử XX: như trên NST thường rồi.
+ Ở giới dị giao tử XY (XO) thì trạng thái cần bằng là: p+q=1 (chính bằng tần số alen luôn)
- Nếu gen nằm trên NST Y vùng không tương đồng với X thì
+ Ở giới đồng giao tử XX không có tính trạng do gen này quy định
+ Ở giới dị giao tử XY: thì trạng thái cân bằng là p+q=1

b./
Kiểu gen của mèo đực lông hung là XaY
Tỉ lệ mèo đực lông hung là 18/200=0.09
Gọi p là tần số alen A
q là tần số alen a
p+q=1
=>q=0.09 ; p=1-0.09=0.91
Mèo đực có 18 con lông hung và 200-18=172 con lông đen
Thành phần kiểu gen của mèo cái:
p^2 XAXA +2*p*q XAXa + q^2 XaXa = 1
<=> 0.8281XAXA + 0.1638XAXa + 0.0081 XaXa = 1

Theo mình nghĩ kết quả của bạn này là đúng (giống mình)! Tuy nhiên cần giải thích thêm sở dĩ ta lấy tần số alen của mèo đực dùng cho mèo cái là vì đề cho QUẦN THỂ ĐÃ QUA QUÁ TRÌNH NGẪU PHỐI => Quần thể đã ở trạng thái cân bằng mới được phép tính tiếp (một số thầy cô khi chấm bài tự luận rất quan trọng chuyện đó) nhưng nếu thi trắc nghiệm thì không sao cả!

Về câu hỏi thứ nhất gen trên NST giới tính có đạt trạng thái cân bằng di truyền hay không thì theo mình nghĩ đều có thể đạt căn bằng. Tuy nhiên có sự khác nhau là nếu như tần số alen ở 2 giới tính là giống nhau thì quẩn thể có thể đạt cân bằng chỉ sau 1 lần ngẫu phối còn nếu như tần số alen ở 2 giới tính là khác nhau (ở thế hệ bố mẹ ban đầu) thì phải sau 2 lần ngẫu phối quần thể mới đạt trạng thái cân bằng!
 
Thực ra mình thấy thường khi xác định thành phần kiểu gen của quần thế người ta thường tính riêng 2 giới và mình nghĩ quần thể đạt trạng thái cân bằng thì cũng không cần thiết tần số alen ở giới đực và giới cái là bằng nhau.
Khi đề bài cho tần số alen ở 2 giới là khác nhau, để tính tần số alen của cả quần thể ta chỉ việc lấy trung bình thôi.
(đấy là kinh nghiệm làm bài của mình)
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top