Phát hiện hóa thạch rắn có chân
Các nhà khoa học Pháp và Đức vừa tìm ra bằng chứng củng cố thêm giả thuyết cho rằng rắn tiến hóa trực tiếp từ thằn lằn nhờ tiêu giảm chân.
Hóa thạch của một loài rắn có tên khoa học Eupodophis descouensi từng sống ở kỷ Phấn trắng được tìm thấy ở Li Băng. Loài rắn này đã tiêu giảm hai chân trước. Hai chân sau còn lại rất nhỏ, có bốn xương cổ chân nhưng không có dấu vết của xương bàn chân hay các xương ngón.
Phát hiện này làm chắc chắn thêm giả thuyết cho rằng từ một nhóm thằn lằn sống chui rúc trong hang hốc ở biển hoặc trên cạn có chân trở nên mất tác dụng và tiêu biến đã tiến hóa thành rắn.
Hình: A: mặt bụng của hóa thạch. B: Cận cảnh chân sau phải. C: đốt xương háng. D: chân sau phải (Ảnh:: Houssaye và cộng sự, 2011)
Kết quả trên vừa được công bố trên tạp chí Cổ động vật có xương sống, tháng 1/2011.
Trần Thanh
Các nhà khoa học Pháp và Đức vừa tìm ra bằng chứng củng cố thêm giả thuyết cho rằng rắn tiến hóa trực tiếp từ thằn lằn nhờ tiêu giảm chân.
Hóa thạch của một loài rắn có tên khoa học Eupodophis descouensi từng sống ở kỷ Phấn trắng được tìm thấy ở Li Băng. Loài rắn này đã tiêu giảm hai chân trước. Hai chân sau còn lại rất nhỏ, có bốn xương cổ chân nhưng không có dấu vết của xương bàn chân hay các xương ngón.
Phát hiện này làm chắc chắn thêm giả thuyết cho rằng từ một nhóm thằn lằn sống chui rúc trong hang hốc ở biển hoặc trên cạn có chân trở nên mất tác dụng và tiêu biến đã tiến hóa thành rắn.
Hình: A: mặt bụng của hóa thạch. B: Cận cảnh chân sau phải. C: đốt xương háng. D: chân sau phải (Ảnh:: Houssaye và cộng sự, 2011)
Kết quả trên vừa được công bố trên tạp chí Cổ động vật có xương sống, tháng 1/2011.
Trần Thanh