[KHÓA HỌC] Phân tích trình tự DNA trong phân loại học phân tử

Cho em xin đăng kí 1 chân dự thính!
Name: Thy Ngọc - ĐHBKHN
Trình độ : Basic

Cònịa điểm và hình thức học thì như thế nào ạ! Xin anh Hiếu thông tin thêm

Vì nhiều bạn chưa quen với hình thức tổ chức khóa học, như thế nào gọi là khóa học tự học trực tuyến nên tôi giải thích thêm ở đây.

  • Không có lễ khai giảng, diễn văn khai giảng, gặp mặt toàn bộ học viên cả online lẫn offline. Khóa học khai giảng vào thứ 2 (07/03/2011) dù bạn có mặt hôm đó hay không. Hãy bắt đầu tự học ngay bây giờ.
  • Hình thức học, nói đơn giản, bạn đăng nhập vào tài khoản trên Tủ sách VLOS và thực hiện lần lượt các nhiệm vụ được giao. Bạn có thể vượt tiến độ (làm nhiệm vụ tuần tới) nhưng đừng chậm tiến độ. Hãy nhớ đánh dấu ngay những nhiệm vụ đã hoàn thành trong bảng theo dõi.
  • Hiện nay nhiệm vụ chi tiết cho đến tuần thứ 5 đã sẵn sàng (vẫn có khả năng sẽ có thay đổi nhỏ để phù hợp với sức học chung của lớp). Những văn bản hướng dẫn đã hoàn tất. Bạn cần sử dụng công cụ theo dõi những văn bản này để cập nhật thông tin tốt nhất.
  • Kinh nghiệm của các khóa học trước. Tận dụng tối đa thời gian để tập trung trực tiếp vào nhiệm vụ được giao. Giải quyết nhiệm vụ dễ nhất và đơn giản trước. Những nhiệm vụ có thể phải làm nhiều ngày thì viết ra kế hoạch hoàn thành vào trang chung của nhóm. Những nhiệm vụ có thể phải cần sự hỗ trợ, hợp tác của các thành viên khác trong nhóm thì bạn viết rõ ràng đề xuất phân công nhiệm vụ ra trang của nhóm. Đừng chờ sự đồng ý của các thành viên khác, hay nhanh chóng làm xong phần việc mà bạn phân công cho mình. Mặc khác, luôn lắng nghe và tham gia hỗ trợ các thành viên của nhóm cũng như học viên các nhóm khác. Tiến độ của khóa học phụ thuộc vào tiến độ chung của toàn học viên. (Trang riêng các nhóm: Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 3)
  • Viết ngay lập tức những kiến thức bạn đọc được, suy luận, các đường link hữu ích, những khó khăn, thắc mắc lên các trang wiki trên VLOS (có thể sử dụng công cụ viết note). Sau đó, đừng chờ đợi sự trợ giúp mà tiếp tục đào sâu suy nghĩ, phân tích tìm cách giải quyết vấn đề. Khi có sự hỗ trợ từ người hướng dẫn hoặc học viên khác, liên tục đặt nghi vấn và tìm cách thức hiệu quả hơn.
  • Khóa học được thiết kế theo cách mà các bạn sẽ không chắc tìm được lời giải hoặc giải quyết hoàn toàn những vấn đề nêu ra ở những tuần đầu tiên (điều đó không có nghĩa là các bạn không cần phải nỗ lực tự học). Những vấn đề và luồng thảo luận này sẽ còn được quay trở lại mổ xẻ và phân tích sau khi tự bạn tìm được những tri thức mới trong quá trình học tập của bản thân.
  • Đừng ngại đặt câu hỏi, yêu cầu trợ giúp hay nói rằng nhiệm vụ này quá khó đối với tôi. Khóa học này dành cho những người mới bắt đầu và những khó khăn này là hết sức bình thường.
Việc ghi danh của bạn pththao, anh Lương và bạn Thy Ngọc vẫn để ngỏ chờ mọi người confirm.
 
Gần đây, cụ Rùa Hồ Gươm bị thương và yếu nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân như rùa tai đỏ xâm thực, môi trường trong hồ Hoàn Kiếm bị ô nhiễm và cũng có thể do tuổi cao sức yếu và tình trạng cô đơn không bầu bạn. Vấn đề cứu chữa và bảo tồn cụ lại được đặt ra và thảo luận sôi nổi. Trong đó vấn đề rùa Hồ Gươm là Rùa hay Ba ba (Giải) và rùa Hồ Gươm là 1 loài mới Rafetus vietnamensis, Rafetus leloii, Rafetus hoankiemensis hayvẫn thuộc loài Rafetus swinhoei hoặc Pelochelys cantorii?

Trong số các công bố đáng chú ý gần đây có:

Định loại các loài giải (Reptilia: Tetudines: Trionychidae: Pelochelys, Rafetus) ở Việt Nam (Nguyễn Quảng Trường, Nguyễn Văn Sáng et al. Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật)

Le, T.B., Le, Q.H., Tran, M.L., Phan, T.H., Phan, M.T., Tran, T.T.H., Pham, T.T., Nguyen, D.T., Nong, V.H., Phan, V.C., Dinh, D.K., Truong, N.H., and Ha, D.D. 2010. Comparative morphological and DNA analysis of specimens of giant freshwater soft-shelled turtle in Vietnam related to Hoan Kiem turtle. Tạp Chí Công Nghệ Sinh Học [Journal of Biotechnology, Vietnamese Academy of Science and Technology] 8(3A):949–954. (nhóm Viện CNSH và Hà Đình Đức)


Proceedings of the first Vietnamese national symposium on reptiles and amphibians
Genetic variability of the critically endangered softshell turtle Rafetus swinhoei: (November 13, 2010) (nhóm Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội)

Em mới xem qua hai bài bào về nhận định cụ rùa Hồ gươm là loài duy nhất. Em chẳng phải là chuyên gia về rùa, nên không dám nói bừa, nhưng về phần phân tích dùng gene 16S để nói về cụ thì em cam đoan là CẢ HAI BÀI NÀY mà đưa ra các tạp chí quốc tế có hệ thống bình duyệt nghiêm túc thì sẽ bị trả về ngay lập tức. Phương pháp được dùng để phân tích DNA trong cả hai bài tiếng Anh đều ở mức sơ đẳng tức là dùng cho các em SV chập chững mới học tìm hiểu về phylogeny, chứ nhóm tác giả không hề biết ở tầm mức trung bình và mức cao người ta phải làm gì.

Anh Hiếu ơi, nghe anh nói là
Tôi hiểu tâm tư của anh và cũng mong muốn giới KH VN ngày càng có nhiều công bố có uy tin trên giới KH. Tuy nhiên, đó ko phải là 1 việc dễ dàng và chúng ta cần phải có những bước đi tiệm cận.

Xin đính chính thêm thông tin về 3 công trình trên:

1. Bài này viết dựa trên số liệu luận văn cao học đã được bảo vệ. Có nghĩa là đã được kiểm định bởi 1 hội đồng khoa học thực sự và có chuyên môn

Anh có dám chắc cái hội đồng đó thực sự nắm vững chuyên môn không, nhất là dùng gene để xây dựng phát sinh loài?

2. Bài này đăng trên tạp chí Công nghệ Sinh học chưa được tính vào hệ thống ISI nhưng hình như đã đăng ký ISSN. Ngoài ra công trình được viết bằng tiếng Anh và có bản pdf trên website của nhóm chuyên về rùa nước ngọt của IUCN (xem đường link). Nghĩa là open cho các nhận định của chuyên gia quốc tế.

Hình như anh Hiếu học nước ngoài thì phải? Vậy ở nước ngoài thì anh biết là để công trình anh được công nhận thì anh phải đưa ra cộng đồng quốc tế để họ bình duyệt, chứ sao lại có chuyện "open cho các nhận định của chuyên gia quốc tế."? Bộ cộng đồng quốc tế rảnh lắm nên mới đi coi bài của anh open kiểu đó, hay bài anh là thuộc dạng Nobel nên cả quốc tế phải xúm vô coi? mà cộng đồng quốc tế nhận định là họ nhận định vô đâu. EM chắc là cộng đồng quốc tế nếu có coi xong 2 bài đó là họ cười rần rần đó anh.

3. Bài này mới là thông cáo chưa có số liệu chi tiết, các dữ liệu DNA chưa công bố trên NCBI tuy nhiên thông cáo này công bố trên Chương trình bảo tồn rùa châu Á của IUCN nên và đồng tác giả từ Đức nên chắc chắn có sự quan tâm của cộng đồng KH quốc tế.

Nói cách khác, có thể những công bố trên chưa đạt chuẩn quốc tế nếu xét 1 cách chặt chẽ (ISI) nhưng các tác giả đều đã open kết quả thí nghiệm cho sự đánh giá của cộng đồng khoa học. Đó là tính chịu trách nhiệm của nhà khoa học về những công bố của mình. Rất đáng hoan nghênh.

Đồng tác giả Đức cũng năm bảy đường, bộ một ông Đức chưa từng nắm qua về kỹ thuật dủng gene để định danh loài cùng đứng tên trong bài báo thì ai (cụ thể người Việt mình) cũng phải tin hay sao? Đức cũng năm bảy đường Đức, TS ở Đức cũng năm bảy kiểu TS Đức nghen anh.

Lại nữa, nói về tính open theo kiểu anh là kiểu hổng giống ai. Làm đúng luật là đưa cho hội đồng bình duyệt. Chứ cái kiểu open cho cộng đồng quốc tế coi rồi bảo đó tính tự chịu trách nhiệm như anh nói là hổng được đâu. Người dám chịu trách nhiệm là người biết làm đúng luật anh à, Kiểu của mấy thầy Việt Nam này là lách luật đấy, làm bộ ta đây open lắm nhưng thật ra là nhát hít, sợ làm đúng luật công bố quốc tế sẽ bị bác bỏ nên mới làm kiểu tự open cho chuyên gia nhận định.

Nếu em xem xong 2 bài báo này, em bảo sai hết rồi, mấy nhà khoa học trong bài báo đó có dám tháo xuống không?
 
Anh có dám chắc cái hội đồng đó thực sự nắm vững chuyên môn không, nhất là dùng gene để xây dựng phát sinh loài?

Chào em Mộng Mơ, nếu em đọc kỹ sẽ thấy luận văn đó dựa trên quan điểm phân loại truyền thống là chính. Cái này (phân loại học hình thái) anh cho rằng rất nhiều chuyên gia VN có uy tín và được nhiều tổ chức quốc tế thuê tư vấn. Trong bài viết, tác giả đề xuất là nên sử dụng thêm phân loại phân tử.

Hình như anh Hiếu học nước ngoài thì phải? Vậy ở nước ngoài thì anh biết là để công trình anh được công nhận thì anh phải đưa ra cộng đồng quốc tế để họ bình duyệt, chứ sao lại có chuyện "open cho các nhận định của chuyên gia quốc tế."? Bộ cộng đồng quốc tế rảnh lắm nên mới đi coi bài của anh open kiểu đó, hay bài anh là thuộc dạng Nobel nên cả quốc tế phải xúm vô coi? mà cộng đồng quốc tế nhận định là họ nhận định vô đâu. EM chắc là cộng đồng quốc tế nếu có coi xong 2 bài đó là họ cười rần rần đó anh.
Anh k hỏi được ai để biết họ có cười hay không. Nếu em hiểu thì các nhà khoa học thường "tụ tập" với nhau thành các Hiệp hội chia sẻ cùng mối quan tâm. Mặc dù mình chưa công bố quốc tế (đăng vào các tạp chí quốc tế có phản biện độc lập => đấy là tốt nhất ai cũng hiểu) thì mình viết ở dạng họ hiểu được (tiếng Anh) và đưa vào kỷ yếu hoặc hội nghị của các hiệp hội quốc tế. Vì nhiều chuyên gia và nhà khoa học quốc tế có mối quan tâm đến Rùa châu Á và Đông Nam Á, một số đã xuất bản các công trình liên quan, khi có công bố mới họ (theo suy luận logic của anh) chắc chắn sẽ đọc.

Nếu nhìn lại khi ông Hà Đình Đức đề xuất đặt tên R. leloii vào năm 2000 thì 2003 có nhóm tác giả công bố phản đối lại đề xuất trên. Thế nên anh hy vọng em hiểu được rằng mặc dù cộng đồng quốc tế không rảnh (vì mỗi người có 1 mối quan tâm khác nhau) nhưng cũng không phải không có ai quan tâm đến đa dạng sinh học VN, một trong những trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất Đông Nam Á (theo anh nghĩ).

Đồng tác giả Đức cũng năm bảy đường, bộ một ông Đức chưa từng nắm qua về kỹ thuật dủng gene để định danh loài cùng đứng tên trong bài báo thì ai (cụ thể người Việt mình) cũng phải tin hay sao? Đức cũng năm bảy đường Đức, TS ở Đức cũng năm bảy kiểu TS Đức nghen anh.
ANh chưa có thời gian search PubMed xem ông này làm gì, đã làm phân loại phân tử chưa. Em đã tìm rồi sao?

Nếu em xem xong 2 bài báo này, em bảo sai hết rồi, mấy nhà khoa học trong bài báo đó có dám tháo xuống không?
Nếu em sử dụng danh tính chính mình và đưa ra lập luận khoa học vững chắc. Anh nghĩ rằng ban biên tập của Tạp chí CNSH (nơi xuất bản công trình của Lê TB et al) hoặc Ban quản lý Chương trình rùa châu Á cũng sẽ có phản hồi lại em.

Trong khuôn khổ thread [KHÓA HỌC] này, anh không thảo luận thêm mang tính công kích cá nhân. Nếu em dùng lập luận khoa học để nói chuyện thì có thể xin mở 1 topic riêng, anh cùng với các học viên của KHÓA HỌC sẽ sử dụng các phân tích của em để bổ sung vào tư liệu của KHÓA HỌC.

Hiếu
 
Anh Hiếu ơi. Em đã nói là em không phải là chuyên gia rùa. Em chỉ nói về dùng gene để định danh phân tử. Và em nói là các phương pháp phân tích gene dùng trong 2 bài báo trên là quá sơ đẳng để có thể mạnh miệng đi đến kết luận như trong bài.

Thứ nữa là em muốn nói kiểu lập luận của anh là open gì gì đó thì hổng ổn tí nào.

Với anh mà còn có kiểu nói lấy được như trên thì em tin là mấy bác tác giả kia cũng chả dám can đảm phản hồi thừa nhận họ sai nếu em chỉ đúng tử huyệt trong 2 bài báo đó.

Còn ông gì gì đó đứng tên chung với anh Đức thì chắc là ông này

http://en.wikipedia.org/wiki/Peter_Pritchard

Ông này chuyên nghề lobby thì giỏi, em không thấy bài báo nào của ông ấy trên PubMed chứ đừng nói là bài về dùng gene định danh loài. Coi bộ ông này mà làm bảo chứng khoa học là hổng xong rồi.



À, anh nhớ chỉ mấy em nó phương pháp Mr Bayes nha anh, trong kỹ thuật định danh loài dùng gene thì hổng biết Mr Bayes là uổng lắm đó anh.

Mến chúc anh và khoá học thành công.
 
Anh Hiếu ơi. Em đã nói là em không phải là chuyên gia rùa. Em chỉ nói về dùng gene để định danh phân tử. Và em nói là các phương pháp phân tích gene dùng trong 2 bài báo trên là quá sơ đẳng để có thể mạnh miệng đi đến kết luận như trong bài.

Anh cũng hiểu em không phải là chuyên gia rùa cũng như em mới chỉ đọc lướt qua bài báo (ghi nhớ 1 chút về tên gene phân tích và phương pháp làm) thì đã viết cmt lên SHVN. Anh cũng hiểu rằng phân tích định danh phân tử có nhiều cấp và chờ đợi các phân tích sâu hơn của em.

Thứ nữa là em muốn nói kiểu lập luận của anh là open gì gì đó thì hổng ổn tí nào.

Ưh, thật tiếc là em không đồng ý với lập luận của anh.

Với anh mà còn có kiểu nói lấy được như trên thì em tin là mấy bác tác giả kia cũng chả dám can đảm phản hồi thừa nhận họ sai nếu em chỉ đúng tử huyệt trong 2 bài báo đó.

Anh gợi ý em viết các tử huyệt ra dưới dạng 1 công bố khoa học và gửi thẳng đến tạp chí CNSH để đăng. Phản biện độc lập sẽ quyết định có đăng "công bố" của em hay không.

Còn ông gì gì đó đứng tên chung với anh Đức thì chắc là ông này

http://en.wikipedia.org/wiki/Peter_Pritchard

Ông này chuyên nghề lobby thì giỏi, em không thấy bài báo nào của ông ấy trên PubMed chứ đừng nói là bài về dùng gene định danh loài. Coi bộ ông này mà làm bảo chứng khoa học là hổng xong rồi.

Ưh, anh ko thấy thú vị trong việc tìm hiểu thông tin riêng tư của ai đó và tài phán xem họ chuyên làm khoa học hay lobby. Anh cũng ko có kinh nghiệm kiểu gia cát dự này. Nhưng anh nghĩ rằng 1 con người bình thường cũng có lòng tự trọng bản thân, đối với nhà khoa học thì sự chân thực lại càng phải đặt lên hàng đầu. Với lập luận đấy, anh cho rằng 1 nhà khoa học đã đồng ý để tên mình trong 1 công bố khoa học thì chắc là đáng tin hơn việc ẩn danh tán róc trên diễn đàn. (Đấy là chỉ nói về tính chính danh chưa không tính đến luận cứ khoa học vốn khách quan không phụ thuộc người phát ngôn là ai).

À, anh nhớ chỉ mấy em nó phương pháp Mr Bayes nha anh, trong kỹ thuật định danh loài dùng gene thì hổng biết Mr Bayes là uổng lắm đó anh.

Mến chúc anh và khoá học thành công.

Trong kế hoạch 12 tuần thời gian cho khóa học BASIC này, anh chưa bố trí để đưa MrBayes vào vì xác định người học là người chưa từng làm việc với DNA sequences. Rất có thể sau khóa BASIC này, cho mọi ng 1 đoạn thời gian để phục hồi và tiêu thụ cái học được, MrBayes sẽ nằm trong khóa tiếp sau INTERMEDIATES.

Anh nghĩ thảo luận đến đây nên dừng để dành chỗ cho lớp học. Tự mở topic khác để buôn chuyện và tán róc nhé em Mộng Mơ.
 
Cảm ơn anh Hiếu về ý tưởng của anh, nhân đây cho em xin đăng kí một suất dự thính, hi vọng sẽ biết thêm được nhiều điều từ khóa học này :) Nếu có thể em sẽ hộ trợ anh ở khâu đọc trình tự trên máy 3100 của em.
Họ và Tên: Nguyễn Ngọc Nhất
Trình độ beginer
 
Cảm ơn anh Hiếu về ý tưởng của anh, nhân đây cho em xin đăng kí một suất dự thính, hi vọng sẽ biết thêm được nhiều điều từ khóa học này :) Nếu có thể em sẽ hộ trợ anh ở khâu đọc trình tự trên máy 3100 của em.
Họ và Tên: Nguyễn Ngọc Nhất
Trình độ beginer

1, Nhất tham gia nhóm 1 với Thọ, Liên và L. Thảo nhé

2, Trong khóa học ko có tiết mục này, nhưng sau khóa học nếu Nhất có khả năng bố trí cho mấy em SV trong khóa học có thể đến xem mặt mũi cái sequencer nó như thế nào thì cũng tốt. Nhưng cái đó tính sau nhé.

3. Vẫn còn a Lương, pththao và Thy Ngọc chưa confirm.
 
Khóa học này bổ ích quá! E cũng rất muốn tham gia nhưng thời gian ko rộng rãi lắm. E sẽ cố gắng sắp xếp. Anh Hiếu cho e đăng kí 1 suất dự thính nhé!
Họ và tên: Trần Minh Mẫn
Trình độ: Beginner về SHPT
Email: mantran185@gmail.com
Cảm ơn anh Hiếu!(y)
 
Khóa học này bổ ích quá! E cũng rất muốn tham gia nhưng thời gian ko rộng rãi lắm. E sẽ cố gắng sắp xếp. Anh Hiếu cho e đăng kí 1 suất dự thính nhé!
Họ và tên: Trần Minh Mẫn
Trình độ: Beginner về SHPT
Email: mantran185@gmail.com
Cảm ơn anh Hiếu!(y)

Mẫn tham gia nhóm 3 cùng với Hiệu, Khoa, Linh nhé.
 
3. Vẫn còn a Lương, pththao và Thy Ngọc chưa confirm.

Xin lỗi mọi người tuần vừa rồi em có chút trục trặc trong công việc và cố gắng giải quyết nên sáng nay mới đọc chi tiết thông tin về lớp học.

Em đăng ký tham gia lớp dự thính.

Họ tên: Phạm Thạch Thảo.
Trình độ: Nói chung không có kiến thức cơ bản về sinh học, tiếp cận chủ yếu từ phương diện số liệu thống kê. Gần đây em cũng có bắt đầu quan tâm tìm hiểu đến nguyên lý của sequence analysis và alignment, tuy nhiên chưa đi được đi xa. Mong được giúp đỡ nhiều từ mọi người.

Em sẽ edit thông tin cá nhân và tiến hành các chuẩn bị tối nay và ngày mai.
 
Thông báo: Khóa học đã nhận đủ học viên và không tiếp nhận đăng ký mới. Nếu bạn quan tâm, bạn vẫn có thể theo dõi và tham gia hoạt động của khóa học cùng với các học viên khác với tư cách người khách.

Vị trí của a Lương và Thy Ngọc vẫn bảo lưu chờ quyết định của 2 ae.
 
@all,

Sau tuần đầu chuẩn bị, hầu hết mọi ng đã đăng ký thành viên và có những hoạt động học tập nhất định. Tuy nhiên, tiến trình học tập không đều nhau giữa các học viên và không học viên nào hoàn thành tất cả nhiệm vụ của phần Chuẩn bị trước "giờ khai giảng".

Do đó, tôi có 1 số câu hỏi mong mọi người trả lời:

1. Nhiệm vụ được viết có rõ ràng, dễ hiểu không? Tài liệu hướng dẫn đi kèm có dễ hiểu không?

A. Nhiệm vụ dễ hiểu nhưng tài liệu trợ giúp không cung cấp đủ thông tin.
B. Nhiệm vụ dễ hiểu và tài liệu trợ giúp đầy đủ
C. Nhiệm vụ không rõ ràng, bạn không biết phải làm gì.
D. Ý kiến khác

2. Theo bạn, độ phức tạp của việc sử dụng wiki là như thế nào?

A. Khá dễ dàng, thử làm là được.
B. Khá khó khăn, phải thử đi thử lại nhiều lần mới được.
C. Rất khó khăn, đã mất rất nhiều thời gian mà không làm được.
D. Ý kiến khác.

3. Hệ thống thông tin liên lạc giữa các học viên và hệ thống theo dõi thông tin trên VLOS như thế nào?

A. Khó sử dụng, không cảm thấy thoải mái
B. Hiện đại, bạn theo dõi tốt tình hình học tập của mọi người và cập nhật thông tin về khóa học
C. Vẫn chưa thử, không biết sử dụng nó như thế nào
D. Ý kiến khác.

4. Lý do chính của việc chưa hoàn thành xong nhiệm vụ chuẩn bị của bạn là gì?

A. Không hiểu rằng mình phải hoàn thành tất cả nhiệm vụ đó. Hoặc cho rằng việc đó không cần thiết (dành cho học viên dự thính).
B. Do những khó khăn về kỹ thuật và hướng dẫn kể trên, bạn không thể hoàn thành được nhiệm vụ trong quỹ thời gian mà bạn dự tính dành cho khóa học.
C. Do những lý do cá nhân, nên chưa sẵn sàng tham gia.
D. Lý do khác.

Chờ thông tin từ tất cả học viên (bao gồm cả dự thính),

Hiếu
 
1. Nhiệm vụ được viết có rõ ràng, dễ hiểu không? Tài liệu hướng dẫn đi kèm có dễ hiểu không?

A. Nhiệm vụ dễ hiểu nhưng tài liệu trợ giúp không cung cấp đủ thông tin.
B. Nhiệm vụ dễ hiểu và tài liệu trợ giúp đầy đủ
C. Nhiệm vụ không rõ ràng, bạn không biết phải làm gì.
D. Ý kiến khác
C. chẳng biết là em có " gà " quá không nhưng quả thực em mò nhiều, và khó theo dõi, em truy cập toàn thấy thông báo là ai đang và đã theo dõi 1 trang nào đó.


2. Theo bạn, độ phức tạp của việc sử dụng wiki là như thế nào?

A. Khá dễ dàng, thử làm là được.
B. Khá khó khăn, phải thử đi thử lại nhiều lần mới được.
C. Rất khó khăn, đã mất rất nhiều thời gian mà không làm được.
D. Ý kiến khác.
B

3. Hệ thống thông tin liên lạc giữa các học viên và hệ thống theo dõi thông tin trên VLOS như thế nào?

A. Khó sử dụng, không cảm thấy thoải mái
B. Hiện đại, bạn theo dõi tốt tình hình học tập của mọi người và cập nhật thông tin về khóa học
C. Vẫn chưa thử, không biết sử dụng nó như thế nào
D. Ý kiến khác.
B

[
4. Lý do chính của việc chưa hoàn thành xong nhiệm vụ chuẩn bị của bạn là gì?

A. Không hiểu rằng mình phải hoàn thành tất cả nhiệm vụ đó. Hoặc cho rằng việc đó không cần thiết.
B. Do những khó khăn về kỹ thuật và hướng dẫn kể trên, bạn không thể hoàn thành được nhiệm vụ trong quỹ thời gian mà bạn dự tính dành cho khóa học.
C. Do những lý do cá nhân, nên chưa sẵn sàng tham gia.
D. Lý do khác.
D: việc sử dụng không hiểu lắm, dẫn đến ko rõ thực sự cần phải làm gì, em có thấy anh nói là phải sử dụng mấy phần mềm gì đó hỗ trợ, cái này em ko thấy rõ lắm, mong anh chỉ bảo cụ thể hơn

Một vài ý kiến nhỏ:hum:
 
@all,

Sau tuần đầu chuẩn bị, hầu hết mọi ng đã đăng ký thành viên và có những hoạt động học tập nhất định. Tuy nhiên, tiến trình học tập không đều nhau giữa các học viên và không học viên nào hoàn thành tất cả nhiệm vụ của phần Chuẩn bị trước "giờ khai giảng".

Do đó, tôi có 1 số câu hỏi mong mọi người trả lời:
1. Nhiệm vụ được viết có rõ ràng, dễ hiểu không? Tài liệu hướng dẫn đi kèm có dễ hiểu không?

A. Nhiệm vụ dễ hiểu nhưng tài liệu trợ giúp không cung cấp đủ thông tin.
B. Nhiệm vụ dễ hiểu và tài liệu trợ giúp đầy đủ
C. Nhiệm vụ không rõ ràng, bạn không biết phải làm gì.
D. Ý kiến khác
C. Nhiều chỗ em không hiểu rõ ý trong nhiệm vụ. Chẳng hạn "Điền đầy đủ thông tin vào trang cá nhân (bao gồm [[Thể loại:Khóa học Phân loại học]] và VLOS:Thành viên VLoS) . Nếu không biết cách thực hiện thì đọc Trợ giúp:Sửa đổi hoặc đề nghị được giúp đỡ tại VLOS:Bàn giúp đỡ." Trang cá nhân em không tìm thấy đâu, "trang VLOS: thành viên VLOS" thì đã sửa.
Có lẽ em chưa hiểu cấu trúc chung và liên hệ qua lại giữa các phần, các trang. Có thể có một cây mô tả sẽ tốt hơn?
2. Theo bạn, độ phức tạp của việc sử dụng wiki là như thế nào?

A. Khá dễ dàng, thử làm là được.
B. Khá khó khăn, phải thử đi thử lại nhiều lần mới được.
C. Rất khó khăn, đã mất rất nhiều thời gian mà không làm được.
D. Ý kiến khác.
D. Trừ vấn đề cấu trúc ở trên, mã wiki thì không có khó khăn nhiều.
3. Hệ thống thông tin liên lạc giữa các học viên và hệ thống theo dõi thông tin trên VLOS như thế nào?

A. Khó sử dụng, không cảm thấy thoải mái
B. Hiện đại, bạn theo dõi tốt tình hình học tập của mọi người và cập nhật thông tin về khóa học
C. Vẫn chưa thử, không biết sử dụng nó như thế nào
D. Ý kiến khác.
C.
4. Lý do chính của việc chưa hoàn thành xong nhiệm vụ chuẩn bị của bạn là gì?

A. Không hiểu rằng mình phải hoàn thành tất cả nhiệm vụ đó. Hoặc cho rằng việc đó không cần thiết (dành cho học viên dự thính).
B. Do những khó khăn về kỹ thuật và hướng dẫn kể trên, bạn không thể hoàn thành được nhiệm vụ trong quỹ thời gian mà bạn dự tính dành cho khóa học.
C. Do những lý do cá nhân, nên chưa sẵn sàng tham gia.
D. Lý do khác.
D. Tài liệu em đang đọc, hơi khó khăn về thuật ngữ. Phần mềm thứ hai cho windows em không cài được vì không có hệ điều hành phù hợp.
Có lẽ phần chính lý do là chưa dành đủ thời gian hợp lý.

Thêm một ý nhỏ: email của lớp học hoạt động thế nào? Phải chăng ta nên đặt chế độ thông báo vào email groups? Group đó cũ từ mấy năm trước, có nên bỏ tên của thành viên cũ để tránh bắt họ nhận các thông tin không mong muốn?
Chẳng hạn các câu hỏi nhỏ lẻ tẻ, hoặc thông báo ngắn gọn qua email group theo em là rất hợp lý.
 
Cám ơn 3 bạn đã nhanh chóng phản hồi. Tôi chờ đợi các phản hồi từ những học viên khác. Trong lúc đó, tôi ghi ra một số gợi ý từ 3 phản hồi phía trên:

Lecture:phân loại học phân tử/Blog

Tôi có 1 lưu ý rằng mặc dù đây là khóa tự học nhưng yêu cầu về kỹ năng làm việc nhóm rất quan trọng. Một cỗ máy có thể phải ngừng hoạt động chỉ vì một chi tiết máy không nằm đúng quỹ đạo. Do đó, tôi mong tất cả các học viên thường xuyên quan tâm, liên lạc với nhau (đặc biệt học viên trong cùng 1 nhóm) để xem các bạn khác có kế hoạch làm như thế nào? có khó khăn gì v.v..
 
Với em là:

1. B
2. A
3. B
4. B

Câu trả lời của Hiệu rất phiến diện đấy nhé. Ở 3 câu trên bạn nói rằng mọi thứ đều rất tốt, thế mà câu 4 bạn chọn là do lý do kỹ thuật khó khăn nên .... Vậy khó khăn kỹ thuật ở câu 4 là những cái gì?
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top