Giải mã toàn bộ gen, con người sẽ trường sinh?

Đinh Văn Khương

Senior Member
http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=982

Không biết đây là bài dịch của báo lao động hay là bài viết trực tiếp của gs?

Cơ thể con người có 23 nhiễm sắc thể, mã số 1 đến 23

Sao lại chỉ có 23 NST????

các nhà khoa học cũng giải mã xong bản đồ gen của cây lúa và họ phát hiện giống lúa nước indica (còn có tên là bulu ở Indonesia) có khoảng 32.000 đến 56.000 gen

Không biết có phải là gs định nói đến Oryzae sativa indica hay kô?

Cho nên một trong những thử thách lớn nhất của y học trong tương lai là xác định gen nào có ảnh hưởng đến hiệu ứng của thuốc nào. Điều đó cũng có nghĩa là, không phải khi bộ gen của con người đã được giải mã, con người sẽ không còn bệnh tật để có thể biến ước mơ trường sinh thành hiện thực.

Phải chăng bệnh tật là lý do khiến con người không thể trường sinh?
 
Thật khó hình dung khi con người bất tử người ta sẽ làm gì ?
Sự sống và cái chết đeo bám dai dẳng cả đời người.Tế bào là đơn vị của sự sống vậy cái gì cấu thành cái chết ?
À,ông GS cùng quê,thảo nào văn phong lạ mà quen. :D
 
Cơ thể con người có 23 nhiễm sắc thể, mã số 1 đến 23

Sao lại chỉ có 23 NST????

Đúng ra phải nói là 23 cặp NST.

Giải mã hết các gene của người cũng không thể giúp con người trường sinh được mà chỉ có thể kéo dài tuổi thọ của người thôi. Điều này có liên quan đến bệnh tật và tuổi thọ của tế bào.

Xét về diện triết học, cái chết là tất yếu và nó định nghĩa cho sự sống. Không chết làm sao biết là mình đang sống?
 
Lê Hồng Đức said:
Cơ thể con người có 23 nhiễm sắc thể, mã số 1 đến 23

Sao lại chỉ có 23 NST????

Đúng ra phải nói là 23 cặp NST.

Giải mã hết các gene của người cũng không thể giúp con người trường sinh được mà chỉ có thể kéo dài tuổi thọ của người thôi. Điều này có liên quan đến bệnh tật và tuổi thọ của tế bào.

Xét về diện triết học, cái chết là tất yếu và nó định nghĩa cho sự sống. Không chết làm sao biết là mình đang sống?

Anh nói như vậy thì có thể đúng ở thời điểm hiện tại nhưng rất có thể không đúng trong tương lai. Nếu chúng ta dễ dàng nói KHÔNG thì đến bao giờ Nobel về đến Quốc tử giám được ?:p .

Tôi cũng thích triết học, Phật giáo: trong sự sống có cái chết và khi chết rồi lại là lúc khởi đầu một sự sống mới.

Về mặt sinh lý: Chúng ta đều biết rằng hàng ngày có bao nhiêu tế bào hồng cầu, tế bào biểu mô được tái sinh để thay thế cho những tế bào đến kỳ phải chết. Vậy nếu khi chúng ta điều khiển được cơ chế phát triển mô/cơ quan để đảm bảo những tế bào mới sinh bổ sung lượng vừa đủ cho những tế bào lão hóa. Vậy chúng ta có thể sống ngang trời đất được không?

Về mặt vật lý: nếu cơ thể là một hệ thống mở, cơ thể thường xuyên giao tiếp với "trời đất" (kể cả khi chết) vậy nếu chúng ta kiểm soát được các yếu tố làm tăng tốc độ tăng entrophy của hệ thì tính bền vững của hệ thống sẽ được kéo dài hơn.

Theo tôi chúng ta vẫn có quyền mơ ước và thực hiện điều mình ước mơ. Xác suất thành công vẫn còn ở phía trước. Tóm lại quá trình lão hóa và sinh học phát triển của sinh vật còn nhiều điều bí ẩn cần con người khám phá => để hiểu hơn về bản thân mình.
 
Không biết lúc trước khi viết, tác giả Tuấn đã tham khảo về telomease?
Các bác giải thích thế nào đây về telomease khi con người muốn trường sinh?
Mời các bác.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top