Theo một nghiên cứu khoa học được công bố ngày 13/1 tại Mỹ, các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của một loài khủng long mới thời tiền sử cách đây 230 triệu năm tại vùng Ischigualasto, được biết đến như một cái nôi khảo cổ nằm phía Tây Bắc của Argentina.
Hóa thạch trên là của một con khủng long nhỏ thuộc họ Eodromaeus có hai chân, cổ dài và đuôi. Chiều dài tổng thể của hóa thạch là gần 2m.
Theo các nhà khoa học, khám phá này góp phần đưa ra ánh sáng về sự tiến hóa của họ khủng long Terópodos, được biết đến như “quái vật hai chân”, trong đó có loài khủng long bạo chúa Tiranosaurio Rex nổi tiếng.
Nhà cổ sinh vật học Paul Sereno, thuộc trường Đại học Chicago, cho biết đây là hóa thạch cổ đại nhất mà nhóm các nhà khoa học của ông tìm thấy trong suốt chiều dài tiến hóa của loài ăn thịt, mà kết thúc bởi loài Tiranosaurus Rex - loài bò sát săn mồi đáng sợ nhất được biết tới trong lịch sử - gần cuối kỷ khủng long.
Các nhà khoa học tin rằng, phát hiện trên giúp phân biệt sự khác nhau giữa các loài Eodromaeus và các loài đương đại Eoraptor, thuộc dòng Saurópodos to lớn cổ dài và bốn chân. Cả hai họ đều có kích thước tương đương và chạy bằng hai chân, điều này đưa đến giả thuyết ba họ khủng long chính sống ở cuối kỷ Đệ Tam là Ornitisquios, Sauropodomorfos và Terópodos có hình dạng tương tự nhau.
Nhưng hóa thạch Eodromaeus mới phát hiện có hộp sọ giống như các loài Terópodos, trong khi Eoraptor ăn cỏ có đặc điểm tương tự với các loài Saurópodos với lỗ mũi mở rộng và răng hàm dưới.
Ghi nhận hàng nghìn mẫu hóa thạch được khám phá tại vùng Ischigualasto, từ những sinh vật giống như thằn lằn đến các các loài bò sát trong giống như động vật có vú mà nhiều hơn cả là khủng long, các nhà khoa học tin rằng, loài khủng long có lẽ đã thống trị môi trường sống trong hàng triệu năm.
Theo Vietnam+
Theo các nhà khoa học, khám phá này góp phần đưa ra ánh sáng về sự tiến hóa của họ khủng long Terópodos, được biết đến như “quái vật hai chân”, trong đó có loài khủng long bạo chúa Tiranosaurio Rex nổi tiếng.
Nhà cổ sinh vật học Paul Sereno, thuộc trường Đại học Chicago, cho biết đây là hóa thạch cổ đại nhất mà nhóm các nhà khoa học của ông tìm thấy trong suốt chiều dài tiến hóa của loài ăn thịt, mà kết thúc bởi loài Tiranosaurus Rex - loài bò sát săn mồi đáng sợ nhất được biết tới trong lịch sử - gần cuối kỷ khủng long.
Các nhà khoa học tin rằng, phát hiện trên giúp phân biệt sự khác nhau giữa các loài Eodromaeus và các loài đương đại Eoraptor, thuộc dòng Saurópodos to lớn cổ dài và bốn chân. Cả hai họ đều có kích thước tương đương và chạy bằng hai chân, điều này đưa đến giả thuyết ba họ khủng long chính sống ở cuối kỷ Đệ Tam là Ornitisquios, Sauropodomorfos và Terópodos có hình dạng tương tự nhau.
Nhưng hóa thạch Eodromaeus mới phát hiện có hộp sọ giống như các loài Terópodos, trong khi Eoraptor ăn cỏ có đặc điểm tương tự với các loài Saurópodos với lỗ mũi mở rộng và răng hàm dưới.
Ghi nhận hàng nghìn mẫu hóa thạch được khám phá tại vùng Ischigualasto, từ những sinh vật giống như thằn lằn đến các các loài bò sát trong giống như động vật có vú mà nhiều hơn cả là khủng long, các nhà khoa học tin rằng, loài khủng long có lẽ đã thống trị môi trường sống trong hàng triệu năm.
Theo Vietnam+