Tại sao khi buồn ngừời ta lại khóc?

CRAZO

Senior Member
Tự nhiên hôm nay em nảy ra một thắc mắc "Tại sao khi buồn người ta lại khóc?". Cơ chế của phản ứng này là gì? :???::???::???:
 
Không phải ai buồn cũng đều khóc
Nhưng nếu bạn trả lời được ''tại sao một ngón tay người lại chia làm 3 đốt chứ ko phải là 4 hay 5 đốt?'' thì mình sẽ giải đáp thắc mắc trên của bạn :dance::dance::dance:
 
Không phải ai buồn cũng đều khóc
Nhưng nếu bạn trả lời được ''tại sao một ngón tay người lại chia làm 3 đốt chứ ko phải là 4 hay 5 đốt?'' thì mình sẽ giải đáp thắc mắc trên của bạn :dance::dance::dance:


Ý mình hỏi là tại sao ta lại có phản ứng khóc, có thể là lúc buồn, lúc bị đau,vv...vvv! Đây là thắc mắc thật sự chứ không phải là hỏi linh tinh. Nó có liên quan đến cơ chế thần kinh thể dịch gì không. Cơ chế của phản xạ khóc là gì?

Còn theo mình việc tay người chia làm 3 đốt là do quá trình tiến hóa mà cụ thể là quá trình chọn lọc tự nhiên đã giữ lại biến dị có lợi nhất.
Nếu ngón tay có 2 đốt thì không thể cầm nắm chắc được, còn nếu có nhiều hơn 3 đốt thì nó lại quá thừa gây ra sự vướng víu trong việc cầm nắm.
Bạn cứ thử nhìn ngón tay mình mà nghĩ xem

Bây giờ đến lượt bạn giải thích cái thắc mắc của mình đấy :dance::dance::dance:
 
Theo mình, khóc mang ý nghĩa cơ bản, nguyên thủy của nó là nói lên 1 trạng thái tâm lý tột cùng xúc cảm của con người. Buồn quá sẽ khóc, vui quá sẽ khóc, tức quá cũng khóc, cảm động quá khóc, hạnh phúc quá khóc, đau quá khóc... Vì thế đơn giản ta suy ra khóc là 1 trạng thái thăng hoa của cảm xúc nói 1 cách nghệ thuật hơn là khóc là 1 hành động ngục ngã, bị cảm xúc của con người đánh bại dẫn đến rơi nước mắt. Đối với từng người cái trạng thấy đấy sẽ xảy ra với mức độ, cường độ khác nhau. Người dễ vui, dễ đồng cảm sẽ dễ rơi nước mắt... 1 kẻ máu lạnh thì chắc chắn ít ai có thể nhìn thấy đc nước mắt của anh ta.
p.s: mình chả hiểu bạn trả lời cái gì cả, chưa có 4 đốt tay nhưng thấy 3 đốt vần hơi thiếu :dance:
 
Theo mình, khóc mang ý nghĩa cơ bản, nguyên thủy của nó là nói lên 1 trạng thái tâm lý tột cùng xúc cảm của con người. Buồn quá sẽ khóc, vui quá sẽ khóc, tức quá cũng khóc, cảm động quá khóc, hạnh phúc quá khóc, đau quá khóc... Vì thế đơn giản ta suy ra khóc là 1 trạng thái thăng hoa của cảm xúc nói 1 cách nghệ thuật hơn là khóc là 1 hành động ngục ngã, bị cảm xúc của con người đánh bại dẫn đến rơi nước mắt. Đối với từng người cái trạng thấy đấy sẽ xảy ra với mức độ, cường độ khác nhau. Người dễ vui, dễ đồng cảm sẽ dễ rơi nước mắt... 1 kẻ máu lạnh thì chắc chắn ít ai có thể nhìn thấy đc nước mắt của anh ta.
p.s: mình chả hiểu bạn trả lời cái gì cả, chưa có 4 đốt tay nhưng thấy 3 đốt vần hơi thiếu :dance:

Mình muốn hỏi cách giải thích tại sao người ta lại khóc vào những thời điểm như bạn nói theo cơ sở khoa học. Thế bạn đã nghĩ tại sao ng` ta lại khóc những lúc đó mà không phải là cười chưa?
Vì khi đau buồn hay gì gì đó người ta khóc nên ta mới cho rằng khóc là biểu hiện của những trạng thái đó. Cũng như vậy, khi vui người ta cười nên ta mới cho cười là biểu thị niềm vui. Khi con người chưa có tiến hóa xã hội, chưa có sự phát triển về tinh thần thì khóc với cười đối với họ có ý nghĩa gì?
Cái phần "máu nóng" "máu lạnh" mấy từ đó có nghĩa văn học hơn. Con người là động vật máu nóng mà :dance:. Còn việc có người dễ xúc động, người hok hay khóc là do tính cách và cảm xúc của họ bởi ảnh hưởng chủ yếu của môi trường sống, giáo dục....

Vấn đề về đốt ngón tay theo mình nên phân tích các trường hợp:
+ Nếu có nhiều hơn 3 ngón tay mà chiều dài các đốt vẫn giữ nguyên => Ngón tay sẽ dài hơn. Khi bạn cầm nắm vật gì đó quá nhỏ thì sẽ không chắc.
+ Nếu chiều dài các đốt ngón tay ngắn lại để giữ nguyên chiều dài của ngón tay => khả năng sử dụng nắm đấm khó khăn hơn (mình đoán vậy)

Túm lại, CLTN đã giữ lại những biến dị có lợi cho sinh vật. Bạn cứ thử vận dụng đầu óc tưởng tượng một chút về bàn tay rồi tự đưa ra câu trả lời tại sao cho mình. Mấy cái này cũng do mình suy luận ra thôi :mrgreen:
 
Theo mình thì khi có một xúc động mạnh lên thần kinh (như đau hay sợ hãi, không nhất thiết phải là vui hay buồn), cơ thể tự phản xạ bằng cách tiết ra nước mắt nhằm giảm áp lực lên hệ thần kinh trung ương. Đó cũng là lý do mà nam thường ít sống lâu hơn nữ, vì họ phải chịu nhiều áp lực hơn và ít cơ hội để làm giảm áp lực hơn lên bộ não của họ.
 
Khóc là 1 phần của phản ứng stress.

Phản ứng stress xảy ra khi ta gặp phải tình trạng cảm xúc quá độ (vui quá mức, buồn tê tái... XD ). Lúc này vỏ tuyến thượng thận sẽ tiết hoocmon noepinephrin (tăng nhịp tim) và phức hệ RAAS hoạt động -> tăng tái hấp thu Na ở ống lượn xa -> tăng tái hấp thu nước -> tăng thể tích máu -> (tăng huyết áp) -> hô hấp tăng, toát mồ hôi... trong đó bao gồm cả phản xạ khóc. Mình vẫn chưa học kĩ về giác quan nhưng nói chung khóc nằm trong phản xạ stress bạn ạ.
 
stress : các tuyến tiết hoocmôn ở tuyến trên thận tiết epinephrine và noepinephrine để trả lời các đáp ứng đến htk (sự kiện gây stress) - tăng nhịp tim, co cơ, hô hấp tăng. Ngoài ra mỗi phần trong vỏ tuyến cồn tiết ra 1loại hoocmôn steroid nữa : glucocorticoid (vd cortisol) điều hoà đường huyết và miễn dịch, mineralcorticoids (chủ yếu là aldosterone) điều hoà cân bằng muôí và nước, ngoài ra cũng có 1 ít hoocmôn sinh dục được tiết ra. Khóc = thải muối => phản xạ điều hoà sau stress vì stress thì tăng tái hấp thu muối ở thận làm huyết áp tăng nên cần thải muối để xả stress (khóc, mồ hôi, giảm tiết aldosteron ...) mình nghĩ vậy.
 
Hix, gõ lần 2 >.<
Giải thích theo hướng Stress có vẻ kg đúng cho lắm. Thứ nhất, hormone nói sai tác dụng:mrgreen:. Thứ 2, khi stress, cơ thể sẽ kích hoạt hệ thần kinh sympathetic, môt khi đc kich hoạt, các hệ bài tiết (mồ hôi, lệ, nước tiểu), tiêu hóa sẽ đc giảm thiểu tối đa. Thứ 3, buồn kg đc liệt vào 1 dạng stress.

Cách giải thích thiên về cấu trúc não có vẻ hợp lí hơn. Ở não, khi 1 vùng hoạt động có thể làm ảnh hưởng tới 1 số vùng xugn quanh. Điều này dễ thấy khi buồn ng ta có xu hướng biếng ăn (chả liên quan :)), kém trí nhớ, ít thể hiện cảm xúc. Lymbic system (vùng tạo ra cảm giác tiêu cực - buồn, sợ, chán...) nằm gần vùng điều khiển tuyến lệ. Và cũng kg loại trừ khả năng "khóc" cũng là 1 phản xạ nhằm loại bỏ các phản ứng cảm giác thái quá (sau khi khóc cảm giác đc "nhẹ bớt" một phần):cool:
 
Cũng đây muốn nói với bạn EtrMoon nên kiểm tra phần steroid nến bạn là sinh viên chuyên nghànhh:
1. Glucosteroid đc gọi là stress hormone theo nghĩa, nó giúp cho cơ thể sãn sàng ứng biến với stress, tương tự adrenaline. Khác chỗ adrenaline tạo ra stress, nó thì kg. Glucosteroid kg giúp giảm stress.
2. Mineralcorticoid chỉ có 1 loại aldosterone, có tác dụng điều tiết lượng nước cơ thể, giúp tăng huyết áp khi stress. Nhưng nó chỉ và chỉ tác dụng lên collecting duct của thận. Và thêm nữa, aldosterone giúp cơ thể lấy lại nước và Na+, chứ kg thải bớt 2 thứ đó.
 
Tress là phản ứng ko đặc hiệu của cơ thể đối với tác động của bất kì yếu tố kích thích bất lợi của mt xung quanh. biểu hiện của bị tress là bị kích ứng, bồn chồn khó chịu, mệt mỏi, biếng ăn.
còn cơ chế của tress thì hơi dài dòng ko đề câp được, nói chung giả thích như Etrmoon thì chỉ có những dân CNSH mới biết thôi bạn ơi.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top