Một GSTSKH dịch bài người khác, kô ghi tài liệu gốc

Có nên đưa việc này lên báo Tuổi Trẻ?

  • Có chứ, đưa ngay

    Votes: 0 0.0%
  • Không, cứ mặc kệ nó đi

    Votes: 0 0.0%

  • Total voters
    0
Status
Not open for further replies.

Trần Hoàng Dũng

Administrator
Staff member
Một GSTSKH dịch bài người khác, kô ghi tài liệu

Đáng lý ra tui đã viết bài này và gửi cho Tuổi Trẻ, nhưng đang còn cân nhắc, nếu quý anh chị em có ý kiến và cho rằng Nên hay Không nên thì ta sẽ tính tiếp. Dẫu chuyện đã qua nhưng cũng nên gióng 1 tiếng chuông.

Đó là khi tui coi tiếp Tạp chí Nghiên cứu Y học sau khi tui chỉ ra vài điều vớ vẩn từ chất lượng bài báo đăng trên này. Bài mà tui quan tâm là bài:


Tắt (ức chế) gen thông qua các phân tử ARN nhỏ (Inactivation of gene by small interference RNA)
GS.TSKH. Phan Thị Phi Phi*

http://www.hmu.edu.vn/TiengViet/tapchiyh/Tapchi/b17-02-2003.pdf

Đăng tháng 3 năm 2002, một chủ đế đến nay vẫn còn nóng.

Theo thói quen lần lượt từ trên xuống, tui gặp mấy lỗi sau:


01- Bài này cũng ký tên một GSTSKH, tựa đề và vấn đề rất đáng theo dõi, nhưng lại cũng mắc những lỗi kô đáng có nếu là một khoa học gia nghiêm túc

Ngay cái tựa đã thấy xài lẫn tạp ARN và RNA, trong bài cũng vậy, thích thì quen tay ARN, khi thì dsRNA rồi siRNA

Việc lẫn tạp thuật ngữ tui coi riết cũng phải quen, coi như chấp nhận thực tại nó như thế.

Thêm 1 chi tiết nhỏ, ký tên trong tạp chí kô ai bê chức danh chức vụ mình ra cả, chỉ ghi nơi làm việc, nhưng hình như tờ TCNCYH kô biết điều này???

02- Bài này là một bài review đánh giá một hot topic của thế giới , tác giả nhấn mạnh là trình bày những kết quả nc mới nhất của TG mà chỉ có 5 TLTK, mới nhất là năm 2002 và cũ nhất là của năm 1990, chuyện cũ mới của TLTK kô quan trọng mà quan trọng là sự trích dẫn của nó.

===) làm review mà chỉ có 5 TLTK là kô thể tin nổi.

03. Trong bảng 1-2 có nhắc đến nhiều tác giả và năm công bố công trình là 1999, 2000, 2001, tui ngó TLTK thì hoàn toàn kô thấy; tui đọc kỹ thì thấy TLTK có bài Biochemistry 41(14):4503-10 đăng năm 2000 nên tui cho rằng tác giả Phi Phi đã copy bảng từ bài này (vì công trình công bố năm 1999 kô thể xuất hiện trong TLTK năm 1996. Nhưng khi tui đọc fulltext bài trên Biochemistry thì sự thật phũ phàng là chẳng có bảng nào cho tác giả Phi Phi copy

===) a) tác giả phi phi đọc nhiều tài liệu, tự lập bảng mà "quên" viết vào mục TLTK
         b) tác giả đọc 1 bài review nào đó, dịch và copy bài nó, tối thiểu là dịch và copy các bảng 1-2 nhưng "quên" kô ghi tài liệu gốc, tức tài liệu chứa bảng

khả năng nào lớn hơn????

và dù khả năng nào cũng kô thể chấp nhận cho 1 TSKH.

Tui coi lại thì tác giả Phi Phi đăng bài này tháng 3 năm 2002, thời kỳ mà Inter còn là "củi quế gạo châu" việc đọc bài online còn là xa xỉ ở VN, nên khả năng (a) rất khó xảy ra. Vì thế  tui tin vào khả năng (b) hơn nên tui bắt đầu truy tìm bằng chứng.

Đầu tiên tui lịch sự cho rằng tác giả Phi Phi đã đọc bài review từ 1 tạp chí khoa học nào đó, nên tui lên NBCI dò tìm bài review về RNAi tập trung 2 năm 2001-2002, nhưng không có kết quả, kể cả loạt bài Insights của Nature đầu năm 2002 về RNA world, nhưng không có kết quả. Cũng dựa trên suy nghĩ năm 2002, ở VN việc dùng Internt và đọc báo khoa học còn khan khiếm nên rất có thể ... phải dùng Google. Vậy là cụm từ khoá

"fungi quelling transgene cogoni maciano  1997"

được nhập vào Google,  tức là theo dòng đầu tiên của bảng số 1 mà tác giả Phi Phi viết, ngay lặp tức Google cho tui kết quả

Thì ra đó là tập tài liệu của công ty Eurogentec

http://www.eurogentec.be/module/FileLib/summer_news_2002.pdf

Đến đây thì chuyện rõ quá rồi nên tui kô cần phân tích thêm bất kỳ gì khác.

Các bài review khoa học của các công ty sinh - y cũng rất có giá trị vì do các khoa học gia của họ chấp bút, việc dùng các bài này là kô có gì sai trái.  NHƯNG  GSTSKH Phi Phi chúng ta đã dịch bài, copy bảng biểu rồi  ký tên mình tỉnh bơ mà ứ thèm ghi rõ nguồn gốc. Nó vi phạm cái gì?

- bản quyền?
- đạo đức làm khoa học?
- cả hai

Thêm một chút: Tui biết hàng loạt luận án - luận văn từ cấp cử nhân trở lên chỉ cần túm lấy 1 bài review kha khá thế là dịch, trau chuốt là xong phần Tổng quan tài liệu. Mặc dù biết vậy, nhưng để truy cho ra bằng chứng thì quả là kô dễ. Nhưng nay thì chắc tui phải bổ sung vô cái mệnh đề đó là: luận án-luận văn bài báo từ cấp cử nhân đến GSTSKH chỉ cần túm lấy một bài review, dịch và ký tên mình là xong.

Còn tờ TCNCYH thì khỏi nói, miễn bình luận sau những lỗi tui đã nhặt ra.

Đính kém dười đây là bài của GSTSKH Phi Phi và tài liệu gốc.
 
Rất đồng tình!

Anh Dũng, nghe anh nói em rất bất bình. Sau khi em đọc kĩ bản gốc nhất định em sẽ viết bài phản đối vụ này. Trường hợp như thế này rất nhiều ở Việt Nam mình anh à. Các vị cứ dịch sách nước ngoài, viết thành sách tiếng việt mà không hề ghi sách dịch, cả tài liệu tham khảo cũng không.
 
Tiếc là bài dịch bỏ qua mấy cái hình minh họa cơ chế hoạt động. Thiếu mấy cái hình này thì người đọc mệt lắm.

Ủng hộ anh Dũng đưa chuyện này lên Tuổi Trẻ. Em lập giúp anh cái poll rồi đấy.
 
Đã biến mất vì người viết nhận ra là không thể thuyết phục được mọi người, cho nên cách tốt nhất là hợp tác cùng mọi người.
 
Phản cảm quá !!!!

Hi Dũng,

Nói thẳng ra bài này không thể được coi là bài review được bởi vì khi anh viết review là chính anh phải tổng hợp những kết quả nghiên cứu mới nhất của thế giới về chuyên ngành anh định viết đồng thời phân tích cho người đọc thấy được vai trò của hướng nghiên cứu đó trong thực tế cũng như khả năng ứng dụng nó về sau. ?Viết review thông thường rất khó vì đòi hỏi người viết ngoài việc am tường lãnh vực mà minh đang viết còn phải có kiến thức cơ bản rất chắc cũng như khả năng đọc và thu thập tài liệu rất nhiều. Review không phải là ngồi lấy tài liệu cua người khác rồi dịch ra, đăng lên báo rồi cho là của mình. Đó là phản khoa học !!!!!

Ở lab của tui thường head của lab chả bao giờ động tay động chân vào phòng thí nghiệm....ổng chỉ ngồi nghĩ ra các hướng nghiên cứu và thảo luận với các sinh viên trực tiếp làm thí nghiệm...dể mà viết review. Thông thường để viết được một bài review đúng chuyên ngành nghiên cứu thì head của tôi ở lab phải publish rất nhiều research articles sau đó ổng mới ngồi viết review để tổng hợp những gì ổng làm. Tuy nhiên điều này cũng không cần thiết anh cũng có thể viết được một bài review nhưng phải là những gì mới mẽ, những gì mà người khác chua viết và đòi hỏi nguời viết tham khảo tài liệu rất nhiều. Bài viết review về RNAi của TS. Phi Phi mà chi có 5 tài liệu tham khảo là điều không thể chấp nhận được. Đây không phải là một công trình khoa học để đưa vào CV

Bài viết này sát với chuyên ngành của tôi và review gốc mà anh Dũng đưa lên tôi cũng đã đọc từ lâu rồi ...từ khi chập chững nhập môn RNAi cách đây gần 4 năm. Bài viết này có nhiều lỗi như anh Dũng đã đưa ra còn có những lỗi sai như không in nghiêng tên khoa học của nấm N.crassa và ghi sai tên cũng như các gen; hoa petunia tên hoa học là Petunia hybrida lại không thấy tác giả ghi ra và dịch là cây thuốc lá dại ????, et al. phải in nghiên và những lỗi chính tả khác. Hơn nữa lĩnh vực này rất hot và thế giới vẫn còn đang làm sáng tỏ thêm về cơ chế của RNAi những vấn đề còn nhiều câu hỏi đặt ra v.v...tôi sẽ đề cập đến vấn đề này trong bài viết sắp tới đăng trên diễn đàn lần sau.

Tôi không hiểu là tạp chí Y học có đội ngũ để review lại bài gửi đến trước khi đang cũng như ban editor như thế nào? Bài này viết rất sơ sài...ở đây tôi chưa đề cập đến chuyện anh dịch tài liệu v.v...Điều quan trọng nhất là nếu chính anh là người tự tổng hợp các tài liệu để đưa ra bảng biểu hay hình họa thì OK còn nếu trích hay bưng y nguyên của người khác vào thí tác giả nên vui lòng đề source from ......

Tôi nghĩ những chuyện này ở nhà người ta đã nói rất nhiều nhưng xem chừng rất khó thay đổi. Thiết nghĩ rằng để hạn chế những điều này những thế hệ lưu học sinh đang sống và học tập ở nước ngoài có điều kiện tiếp cận và học hỏi cách làm việc mang tính khoa học ở xứ người nên chú trọng chuyện này cho các thế hệ đàn em nhất là những sinh viên đang ngồi trên các giảng đường đại học để sau này tránh và hạn chế những lỗi mà nguời ta gọi là sự lừa dối trong khoa học. sự lừa dối trong khoa học không phải là không có nhưng không thể lừa dối được lâu đâu vì cây kim trong bọc có ngày cũng lòi ra như trường hợp của TS. Kwang ở Đại hoc Soul của Hàn Quốc.

Mình nghĩ anh Dũng nên mạnh dạn nói điều này bằng một bài viết để đăng trên báo Tuổi Trẻ không phải để chỉ trích mà là để khẳng định rằng làm khoa học phải chân chính và có đạo đức...như thế góp phần thức tỉnh và hạn chế những lừa dối trong khoa học góp phần làm cho nền koa học nước nhà ngày càng trong s1ch và đi lên.

Vài dòng chia sẽ cùng bà con trong diễn đàn

Nguyễn Bảo Quốc
 
Cám ơn các anh chị em.


tôi đã gửi thư đến toàn soạn Tuổi trẻ để họ cử 1 phóng viên đến SHVN theo dõi topic này nhằm đọc và ghi chép các phản ứng của anh chị em. Tôi tin là Tuổi Trẻ sẽ ủng hộ chúng ta.

Còn việc viết thư/bài chính thức tôi sẽ suy nghĩ một outline cẩn thận và đưa lên đây ch anh chị em cùng đọc, chỉnh sửa trước khi gửi đi. Và thư gửi toà soạn tui ký tên mình đàng hoàng chứ kô ký nặc danh.

Tui nghĩ chuyện này chẳng có gì là xúc phạm làm hại uy tín ai cả, chưa nói là GS Phi Phi đã về hưu coi như công danh sự nghiệp của GS đã viên mãn quá rồi, chúng ta làm là để cánh báo làm khoa học chi dù là SV hay GS thì cũng cần có đạo đức và nghiêm túc.


==================

Tui vừa tra trên Google được biết GSTSKH Phan thị Phi Phi là thành viên Uỷ ban chất độc Da cam Vn và đang theo đuổi vụ kiện này, bạn chỉ cần đánh "Phan thị Phi Phi" nhớ có ngoặc kép là sẽ ra các bài liên quan đến bà. Đưa chi tiết này để chúng ta cân nhắc lại lần nữa:

- Tiếp tục viết thư/bài cho Tuổi Trẻ, vì khoa học là khoa học. GS Phi Phi đại diện nạn nhân chất độc da cam kiện Mỹ, toàn dân chúng ta đứng sau vụ kiện này, nhưng kô vì thế mà ta bỏ qua ?sai sót/sai lầm của GS. Tui kô dám so sánh vụ ông Hwang ở ĐH Seoul HQ, nhưng tại sao báo chí người ta dám làm đến nơi 1 người đang được xung tụng là Anh hùng dân tộc làm nở mày nở mặt Hàn quốc đến nỗi bây giờ ông ta thân bại danh liệt mà khoa học HQ cũng e mặt vì ông ta; còn chúng ta có dám làm không? sức chúng ta nhỏ, chúng ta làm việc nhỏ. Lỗ nhỏ kô bịt, sẽ làm đắm thuyền to.

- hay là vì vụ nạn nhân Da cam mà ta ....???

Một lần nữa, mọi người hãy cân nhắc.
 
Đã biến mất vì người viết nhận ra là không thể thuyết phục được mọi người, cho nên cách tốt nhất là hợp tác cùng mọi người.
 
To MINH: bạn hãy chỉ ra cho tui thấy chỗ nào, câu nào, đoạn nào tui chối bỏ toàn bộ công sức, thành quả của GSTSKH Phan thị Phi Phi?đọc kỹ toàn bộ nội dung topic, topic này chỉ chứng minh 1 bài của GSTSKH Phan thị Phi Phi chứ tui không làm chuyện là hệ thống, xem xét toàn bộ các công trình khoa học của GSTSKH Phan thị Phi Phi.

Còn về cách viết 1 bài báo khoa học thì đó là nhiệm vụ của thầy cô giáo bạn; một lần tui đã từng nói: nếu coi người công nhân vệ sinh quét đường cần phải nộp sản phẩm là con đường sạch sẽ bóng loáng thì người làm khoa học phải nộp sản phẩm chính là bài báo khoa học. Một sản phẩm của anh/chị công nhân có thể bị kiểm tra gai gắt, thậm chí làm lại hay tồi tệ hơn là đuổi việc nếu tái phạm nhiều lần thì bài báo của 1 khoa học gia cũng vậy, bài báo cũng phải chịu bầm dâp năm lần bày lượt để ra 1 sản phẩm hoàn chình.

nếu bạn vẫn chưa biết cách viết TLTK thì bạn hãy trách/hỏi chính thầy cô của bạn. Quy ước là do con người tự đặt và được hoàn chỉnh theo thời gian. Tui có cuốn sách dày khoảng 800 trang chỉ dẫn từng chút ?một cách viết bài báo khoa học. Và tui phải học môn này coi như môn bắt buộc trước khi làm TS.

Nhắc lại: trong bài báo khoa học, phần TLTK có giá trị ngang hàng với mọi phần khác trong bài chứ kô phải là phần phụ.
 
Đã biến mất vì người viết nhận ra là không thể thuyết phục được mọi người, cho nên cách tốt nhất là hợp tác cùng mọi người.
 
01- Chứng cứ tui đưa ra từ GSTSKH Phi Phi kô là chứng cứ ư.

02- bạn mới biết 1 trường hợp la của GSTSKH Phi Phi thế bạn có biết các trường hợp khác kô? Hoặc là bạn thật sự hoàn toàn kô biết hay cố tình kô biết, mới đây nhất 1 PGS ở Trường Du lịch (tui kô nhớ chính xác) bị tước PGS vì d5ao văn đạo sách có chứng hẳn hòi. Xa xa hơn là vài TS trường ĐH KHXH NV tpHCM dịch sách mà cũng kô đề tên tác giả gốc, báo chí cũng 1 vài lần lên tiếng, và còn nhiều lắm bạn ạ.

Nói tóm lại topic này sẽ kô bàn sâu xa chuyện khác mà ta chỉ bàn chuyện: nên hay kô nên đưa chuyện này cho Tuổi trẻ. Lưu ý lập luận Nên hay Kô cũng phải chặt chẽ, có tính thuyết phục chứ kô nên "phạt ngang bổ củi".
 
Đã biến mất vì người viết nhận ra là không thể thuyết phục được mọi người, cho nên cách tốt nhất là hợp tác cùng mọi người.
 
Tui thấu hiểu nỗi bức xúc của bạn, bạn có vẻ nắm bắt mọi vấn đề, nhưng hình như bạn có vẻ chấp nhận mọi thực tại và bạn kô tin mọi thứ thay đổi??

Ta kô bàn sâu xa mọi vấn đề thực trạng của nền GD VN vì đã có khá nhiều bài báo, diễn đàn lên tiếng về vấn đề này rồi.

Thời gian đầu của SVN cũng đã từng nổ ra những tranh luận này rồi, rồi thì cũng là "nói cho nhau nghe" chứ chưa có một "tiếng nói" nào lọt ra khỏi tầm SHVN.

Ngay như tạp chí Di truyền học và ứng dụng, cũng bị/được tui phân tích vài bài, nhưng rồi cũng chỉ dừng lại ở mức "lấy đó cho ... chúng ta làm gương mà đừng mắc phải lỗi" chứ cũng kô lọt đến tai của bất kỳ ai khác, thậm chí chính tác giả những "sản phẩm" ấy phải bị/được nghe đầu tiên.

Chuyện của GSTSKH Phi Phi cũng sẽ dần dần đi vào lối mòn ấy sao?

Bàn rộng ra chuyện xã hội nào tham ô tam những, nhũng nhiễu hành chánh chính ... mà chúng ta nghe, thấy hằng ngày và rồi báo chí liên tục liên tục hằng ngày phê bình phê phán. Phải như vậy chứ.



Tạp chí nào bài viết không đủ chất lượng, không đủ đáp ứng nhu cầu của người đọc nó thì tất yếu nó sẽ bị chết thôi.


Trước đây tui cũng có niềm tin như vậy đối với các tạp chí chuyên ngành khoa học của VN. Tui còn nói rằng nếu các công trình nc đăng trên tạp chí quốc tế vừa tăng uy tín tác giả vừa kích thích cho những tạp chí trong ?nước phải tăng chất lượng ... ?Nhưng sau khi tôi đọc qua quy chế phong hàm PGS, GS và cách tính điểm công trình ... thì niềm tin trên kô còn chỗ đứng. Bạn có biết bài báo được đăng trên Tạp chí nghiên cứu Y học sẽ có điểm bao nhiêu không? là 1 điểm đấy (có hai mức là 0,5 và 1). Bạn còn nhớ cái bài "Giới thiệu pp tách DNA máu toàn phân ...." mà bạn giới thiệu kô? Bài đó sẽ được 1 điểm đó bạn ạ.
 
Kính gửi báo Tuổi Trẻ,

Tôi là Trần Hoàng Dũng, hiện là nghiên cứu sinh tại trường ĐH Cologne, thành phố Cologne, Đức, tôi viết bài này nhằm phản ánh một bài viết khoa học mà tác giả đã dịch và chép bảng biểu từ một tập tài liệu của một công ty kinh doanh sinh phẩm Sinh ?học mà tác giả không ghi tài liệu gốc. Bài viết kém chất lượng này đăng trên Tạp chí nghiên cứu Y học của trường ĐH Y Hà Nội .

Trong lúc tình cờ dò tìm tài liệu chuyên ngành đăng tải trên Tạp chí nghiên cứu Y học của trường ĐH Y Hà Nội đăng tải trực truyến tại địa chỉ (http://www.hmu.edu.vn/TiengViet/TapchiYH/TapchiYH.html) tôi đã phát hiện hiện tượng không bình thường trong bài viết "Tắt (ức chế) gen thông qua các phân tử ARN nhỏ (Inactivation of gene by small interference RNA)" của tác giả GS.TSKH. Phan Thị Phi Phi ?đang trên số tháng 22 xuất bản tháng 2 năm 2003, bài báo có thể tải xuống từ địa chỉ http://www.hmu.edu.vn/TiengViet/tapchiyh/Tapchi/b17-02-2003.pdf.

Ngay khi đọc bài báo, bất kỳ một cán bộ khoa học nào được đào tạo bài bản cũng có thể phát hiện những lỗi không đáng có của một bài báo khoa học chỉ dài có 4 trang (từ trang 89 đến 92). Các lỗi này có thể liệt kê như sau:


Sự không nhất quán trong sử dụng thuật ngữ.

Thông thường các bài báo đăng trong nước có thể viết các thuật ngữ theo hệ Anh hay hệ Pháp tuỳ tác giả chọn lựa, nhưng trong bài báo của GS.TSKH. Phan Thị Phi Phi (mà sau đây tôi gọi tắt là bài báo) lại sử dụng lẫn tạp giữa Anh và Pháp, không theo một quy chuẩn nào. Ví dụ như tác giả dùng thuật ngữ ARN nhưng lại dùng RNAi, ?siRNA, dsRNA...

Tên Latinh viết không đúng quy cách, dịch sai tên loài, tên gene.

- ?Tên Latinh của một loài ?nấm dùng trong nghiên cứu có để cập trong bài viết đúng là Neurospora crassa, còn trong bài viết là Neurosporci Crassa sai chính tả, viết hoa chữ C ?và lại không in nghiêng (đoạn 2 cột 1 trang thứ 2 (trang 90).

- Tên Latinh loài giun tròn viết đúng là Caenorhabditis elegans còn tác giả viết Caenorhabditis elegans không in nghiêng (đoạn 3 cột 1 trang thứ 2).

- Toàn bộ tên Latinh các chủng trong bảng 1-2 mà tác giả đưa ra đều không in nghiêng, sai quy cách viết tên khoa học

- Tên gene chalcone synthase (CHS) viết đúng phải in nghiêng còn bài báo (đoạn 2 cột 1 trang thứ 2 ) lại không in nghiêng.

Không có hình vẽ đính kèm

Bài báo đề cập hình 1, hình 2 (đoạn 1 cột 2 trang 2) và hình 3 (đoạn 3 cột 2 trang 2) nhưng toàn bài lại không có hình.

Tuy nhiên lỗi nặng nhất của bài báo không nằm ở những lỗi ?mà tôi vừa liệt kê ở trên mà nó thể hiện ở điểm khác.

Khi xem xét các bảng 1 và bảng 2, tôi thấy tác giả trích dẫn các tác giả nước ngoài kèm năm công bố rất dày đặc, khoảng 25 tác giả, chưa kể vài tác giả khác được nhắc trong bài. Tuy nhiên khi dò xuống phần tài liệu tham khảo mà tác giả Phan thị Phi Phi liệt kê thì hoàn toàn không thấy tên, bài báo, tạp chí, .... của những tác giả đã được nhắc ở trên.

Toàn bộ tài liệu tham khảo chỉ có 5. Trong đó tác giả tự trích dẫn của mình là 1 bài (năm 1995), bốn bài còn lại đăng trên các tạp chí nước ngoài lần lượt là 1990, 1992, 1996 và 2002. ?Với số lượng tài liệu tham khảo khiêm tốn (5 bài) như thế thì không thể tin nổi tác giả đã tổng kết và viết bài giới thiệu các nghiên cứu mới nhất về RNAi để phù hợp với lời tác giả "xin giới thiệu các kết quả nghiên cứu mới nhất ?trên thế giới về vai trò ức chể của phân tử ARN nhỏ ..." (đoạn cuối, cột 2 trang đầu tiên).

Vậy còn các công trình, tác giả được nhắc đến trong bài là ở đâu? Tôi cho rằng có hai khả năng:

- Hoặc tác giả Phan thị Phi Phi đã tự đọc nhiều tài liệu rồi lập bảng biểu nhưng "quên" viết vào tài liệu tham khảo trong bài của mình;

- Hoặc tác giả Phan thị Phi Phi đã ?chép bảng 1 và 2 từ một tài liệu nào đó nhưng không ghi rõ nguồn gốc.

Bằng cách sử dụng Google với cụm từ khoá "Fungi Neurospora quelling Transgenes Cogoni ?Maciano, 1997", tôi thu được 4 kết quả ?trong đó: một kết quả là của chính bài báo của tác già Phan Thị Phi Phi, một bằng tiếng Nhật, một là bài báo đăng trên Electronic Journal of Biotechnology và một là một tập tài liệu của công ty Eurogentec.

Sau khi xem xét kỹ từng trường hợp tôi phát hiện ra rằng tác giả Phan thị Phi Phi đã dịch nguyên văn một phần từ tập tài liệu miễn phí của công ty Eurogentec đồng thời và chép toàn bộ bảng 1-2 cũng từ tập tài liệu này (http://www.eurogentec.be/module/FileLib/summer_news_2002.pdf). Cụ thể tác giả Phan thị Phi Phi đã dịch trọn vẹn phần Introduction, RNAi Mechanism, Application of RNAi in Mammals, Recent Advances in Study of Small potent RNAs, chép bảng 1 và 2 của cùng tập tài liệu.

Đến đây thì mọi việc đã rõ. Tôi thiết nghĩ với học hàm học vị đầy đủ như tác giả Phan Thị Phi Phi tại sao lại có thể dịch nguyên văn, chép bảng biểu mà không đề nguồn tài liệu gốc ?và hệ thống biên tập viên của Tạp chí Nghiên cứu Y học của ĐH Y Hà Nội lại để xảy ra những lỗi như thế trong một bài viết đăng trên tạp chí của mình.

Trân trọng kính chào


=================

Mời các anh chị em cho ý kiến bức thư này.

To A Quốc anh coi dùm bản gốc và bản dịch của GS Phi Phi, nếu có sai sót dịch thuật anh có thể thêm vô dùm.
 
Hi anh Dũng,

Mới đầu em không biết bà Nguyễn Thị Phi Phi này là ai thì em hoàn toàn đồng ý với cách làm của anh là đưa lên báo TT. Vì không thể viện lý do như của bạn gì đó rằng nó đầy rẫy ra đó rồi có nói cũng vậy, vì phải có người lên tiếng và sẵn dịp anh phát hiện được bài này với chứng cớ rõ ràng như vậy thì đúng là dịp may hiếm có.

Tuy nhiên, khi biết được liên quan rất lớn giữa bà Phi và vụ kiện về chất độc da cam và những vấn đề liên quan, em tự hỏi liệu đem chuyện này phanh phui ra lúc này có thật sự là khôn ngoan không.

Thứ nhất, cứ cho là em đang nhìn đời bằng màu hồng, rằng bà Phi Phi này trước giờ làm nghiên cứu khoa học nghiêm túc, thật sự có uy tín trong giới khoa học trong và ngoài nước, rằng lỗi trên tờ tạp chí kia chỉ là lần vi phạm đầu tiên và cuối cùng. Việc một người "đại diện" cho giới khoa học VN đứng lên đòi tiếng nói công bằng cho những nạn nhân chất độc màu da cam dính vô một scandal như vậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trọng lượng của tiếng nói của họ trên bàn đàm phán quốc tế, như vậy ảnh hưởng đến người đó thì nhỏ, nhưng ảnh hưởng đến quyền lợi của nạn nhân chất độc da cam và bao công sức mà chúng ta đã và đang bỏ ra để theo đuổi vụ này mới là chuyện lớn.

Thứ hai, để đánh động với mọi người về cách làm việc phi khoa học của nhiều nhà khoa học trong nước hiện nay, theo em đoán chính là mục tiêu mà anh muốn nhắm đến khi viết bài gởi TT, thì việc chĩa mũi dùi vào một bài báo có vẻ làm cho nó trở thành một hiện tượng đơn lẻ đáng phê phán hơn là một thực trạng đang diễn ra. Một bài báo sẽ có sức thuyết phục hơn, nếu đem vào đó cả một hệ thống sai sót về mặt trình bày, yếu kém về nội dung (cả trong bài nghiên cứu và bài review), chất lượng làm việc kém của ban biên tập.

Do vậy, em xin đặt ra hai câu hỏi. Một là, thực sự tầm ảnh hưởng của tiếng nói của bà Phi Phi đối với vụ chất độc da cam là lớn đến đâu và nếu có sự cố gì xảy ra thì có người thay thế để tiếp tục theo đuổi đấu tranh giành quyền lợi cho nạn nhân chất độc da cam không? Hai là, anh có thời gian để viết bài như đề nghị thứ hai của em? vì như vậy thì dù có đề cập đến bà Phi Phi, mũi dùi cũng không hướng thẳng về bả, ít có khả năng gây scandal lớn cho 1 cá nhân mà nhiều người đang cần đến hơn. Như vậy, chúng ta không những không bỏ qua lỗi của bà Phi Phi, mà còn đề cập được đến nhiều vấn đề khác trong một tạp chí khoa học thuộc loại hàng đầu (em nghĩ được tính 1 điểm chắc cũng thuộc loại có danh giá).

Mong anh và mọi người xem xét kĩ lại.
 
Hi Dũng,

Lưu ý Dũng một vài chỗ là bài này dùng thuật ngữ RNA và ARN thôi chứ còn RNAi, dsRNA hay siRNA là đúng cơ chế của nó đó. Mình chỉ thắc mắc là tại sao không để y nguyên RNA hay DNA mà lại đổi thành ARN hay ADN làm gì ????

Thứ hai nữa viết bài lên bào TT là điều nên làm....cái gì cũng vậy " mưa dầm thì thấm lâu" mà thôi. có thể chuyện sửa đổi không thể một sớm một chiều nhưng những cái sai không thể làm ngơ được vì như thế sẽ dẫn đến sai một cách hệ thống mà đến đó thì có lẽ là hết thuốc chữa như bây giờ chăng???. Thiết nghĩ anh Dũng nên viết nhưng tránh đề cập đến tên tuổi cụ thể mà cái đó tự người đọc tìm hiểu lấy. Mình chỉ nên trích vài bài trên tạp chí Y học để chỉ ra những lỗi sai nhằm thức tỉnh không chỉ các tác giả viết bài mà cả những người review, editor của tạp chí đó phải làm việc hết sức cẩn thận và khoa học bởi vì danh tiếng của một tờ báo khoa học phụ thuộc rất lớn về đều này và đó lại là nền tảng cho sự phát triển của khoa học nước nhà ngày càng trong sạch hơn.

Sau đây là một số lỗi mà Dũng yêu cầu mình chi ra trong bài báo này, xin mở file đính kèm

Nguyễn Bảo Quốc
 
Cám ơn các anh chị em, đó là lý do tại sao tui mang vấn đề ra cùng thảo luận. Hôm qua tui đã viết thư xong (ngay buổi sáng) nhưng cũng may là tui ngồi chờ PCR nên tranh thủ lên google tìm CV của GSTSKH Phan thị Phi Phi thì mới phát hiện mối liên hệ của bà và vụ án da cam, và tui cũng có những suy nghĩ như Duy tức là phải nhìn đại cuộc hơn là tiểu tiết, vì thế thêm lần nữa tôi hỏi ý kiến anh chị em. Mọi Hướng đề xuất của anh chị em đều có giá trị.

Thật ra vụ việc này kô nóng, vì bái bào đã xuất bản năm 2003, GSTSKH đã về hưu, một ?bài báo trên TCNCYH kô thể tước bỏ học hàm học vị của bà. Do đó mà ta ?cân nhắc suy nghĩ tìm hướng giải quyết sao cho bắn 1 phát nhưng nổ to và trúng nhiều đích.

Do đó anh em ta sẽ thay đổi phương án:

01- Anh chị em có cho rằng ta sẽ hệ thống hoá lại lần nữa những bài bót đầy thiếu sót của TCNCYH (như tui đã làm sơ lược trong topic "Những lỗi ...". Nếu làm theo hướng này, cần nhiều chất xám của anh chị em, mỗi người đọc và phát hiện lỗi cần phên phá, sau đó ta post lên đây, cuối cùng tổng hợp thành 1 thư hoàn chỉnh cho Tuổi Trẻ. Muốn vậy ta cần thêm một số anh chị rành kiến thức Y, đọc thêm 1 số bài lâm sàng, cận lâm sàng chứ anh em ta chỉ đọc bài thuộc dạng nc cơ bản thôi.

02- Tuỳ trường hợp mà ta đề tên Tác giả hay không ghi để người đọc tự hiểu.

03- Trong lúc chờ ý kiến anh em, nếu anh chị em đồng ý phương án mới nói trên thì thư gửi TT vụ bà Phi Phi sẽ hoãn lại, còn nếu anh chị em kô đồng ý phương án này thì tôi vẫn sẽ gửi nhưng kô đề tên bà mà chỉ ghi chức vụ (Nguyên trưởng labo trung tâm).
 
Đã biến mất vì người viết nhận ra là không thể thuyết phục được mọi người, cho nên cách tốt nhất là hợp tác cùng mọi người.
 
vì anh đứng trên quan điểm người biết chuyên môn, còn em đứng trên quan điểm người không biết chuyên môn, của người đã đọc những bài về thực trạng giáo dục đầy bất cập, nên có thêm bài này nữa thì cũng chỉ là đọc thêm cho biết thôi. Em viết hoàn toàn dựa trên những gì mà người hay online họ đọc, em loại sạch sành sanh những hiểu biết và những gì em học được ở nhà trường về DNA, RNA, cơ chế, tác dụng, vai trò của nó trong sinh giới. Cần phải như vậy vì đối tượng của ta viết là khác, chứ không như anh em ta nói chuyện với nhau trên diễn đàn, mọi người hiểu được quy định thuật ngữ rồi, nên không phải giải thích lằng nhằng nhiều. Còn họ thì không thể có chuyện đó.
 
Hoàng Đức Minh said:
Về bài viết của anh Dũng định gửi báo tuổi trẻ:

Thứ 0: sau khi đọc bài viết của anh em chỉ thấy đọng lại một từ duy nhất là tác giả nào đó có chép một đoạn mà quên chú thích tài liệu gốc. Trời, chuyện đó nhan nhản, có gì đâu mà phải la hét to lên như thế? Sinh viên học sinh copy đầy, chép đầy, chuyện này thì cũng chỉ thêm vào thôi, chả có gì mới lạ cả.

Thứ nhất anh đứng trên lập trường của người làm khoa học tức là chú ý tới những tiểu tiết, săm soi từng con số, từng tài liệu tham khảo. Đó là lẽ đương nhiên vì với người làm công việc cẩn thận, tỉ mỉ, chỉ cần một sai sót nhỏ không chú ý đến hay không biết đến là toi thí nghiệm như chơi, toi mạng người như chơi. Nhưng người đọc báo tuổi trẻ là ai? không phải người làm khoa học, họ sẽ chả quan tâm tới những tiểu tiết mà anh đưa ra. Vì họ có thể đổ tại: người đánh máy bài đó không cẩn thận, hoặc bản online có vấn đề. Vậy thôi.

Thứ 2: Anh nói tài liệu tham khảo là quan trọng ngang với bài nghiên cứu, nhưng anh không đưa ra tại sao nó quan trọng và nó quan trọng như thế nào với nhà nghiên cứu và những người áp dụng những kết quả đó (vì anh cứ "tưởng" là những người đọc biết rồi, nhưng thực ra họ chả biết vai trò đó như thế nào, chỉ bằng một câu đơn giản nó tương đương với bài ... thì làm sao mà tin những chứng cứ anh đưa ra được)

Thứ 3: Họ nói sẽ có thể nói: Chắc gì tác giả đã chép tập tài liệu miễn phí của công ty x, y, z nào đó (rồi không thèm ghi tên) mà họ (độc giả) chưa nghe tên bao giờ? Người ta là GS.TSKH. cơ mà, ai lại đi bỏ danh dự xây dựng cả đời mà đi làm chuyện đó.

Thứ 4: Với độc giả là người đọc báo online thì họ ít khi đi theo những dấu, những link liên kết mà ta để lại chỉ có những người hay mày mò, ham tìm hiểu mới làm chuyện đó, cho nên để link để họ ấn vào và tự truy tìm bản gốc và so sánh là chuyện không tưởng.

Thứ 5: Những người đọc bài này họ chả cần biết RNA hay DNA là gì? Vai trò của nó ra sao mà mấy ông này hét lên oai oái vậy? RNA , DNA hay cái gì gì đó sai thì có ảnh hưởng quái gì đến tôi đâu. => Do vậy cần phải chỉ ra mức độ nguy hiểm nếu người ta được điều trị bằng các pp này để chữa các bệnh u ác tính, virut (mặc dù chỉ mới là nghiên cứu). Nếu tôi chữa bệnh bằng phương pháp này thì hiệu quả tới đâu? Liệu tôi có khỏi bệnh hoàn toàn, có để lại di chứng gì ko? Nếu tôi không chữa thì sao?...

Thứ 6: ARN hay RNA thì ảnh hưởng gì tới tôi, tôi ở nhà tên tí, đến lớp tôi tên Minh, gọi tí hay gọi minh tôi đều biết cả thì ảnh hưởng quái gì -> do vậy cần hình ảnh liên tưởng thú vị về một loại thuốc nào đó mà chỉ cần đảo chữ đi là nguy hiểm đến tính mạng của họ thì may ra mới có mảy may tác dụng tới họ.
---------------------------------------------------

Còn việc viết về lâm sàng hay cận lâm sàng một cách có hệ thống thì làm ơn cho em xin can mọi người. Vì một người đi làm kinh nghiệm 10 năm làm việc chính thức (không kể họ đi thực tập, tiếp xúc làm việc trực tiếp ở bệnh viện từ năm thứ 3, cộng thêm 2 năm thực tập sau khi ra trường, rồi làm việc 10 năm) thì chưa chắc đã đủ tầm để phê phán và nhận ra ngay được những ca bệnh khó không đặc trưng theo sách vở mô tả với chuyên khoa mà họ theo đuổi do vậy những người không biết gì về lâm sàng như chúng ta có nên nhảy vào và đọc thử vài bài để có thể phê phán ko?

Một lần nữa, đọc bài của Minh thì thấy mấy điều muốn hỏi riêng Minh:

- Có thực sự Minh chỉ thấy "tác giả nào đó copy một đoạn mà ko ghi tài liệu gốc" ko hả? Nếu tôi ko nhầm thì anh Dũng nói đến việc dịch toàn bộ một bài của người khác, (trừ mấy hình, ref. Cuờng). Minh mặc nhiên cho rằng chỉ một đoạn thôi, có sá gì phải ko? Nó chỉ làm cho người nào ko rõ lắm nghĩ, gớm chuyện nhỏ.. bày đặt làm chi nữa... nhưng sự thật trần trụi nó khác, tôi thấy Minh sai lè lè ở đây.

- Minh nghĩ những người đọc báo online ko có đủ trình độ để bấm vào cái link khi họ cần hả? Hay họ ko phải là người làm khoa học, chẳng quan tâm...  Bài anh Dũng đưa ra, ko phải chỉ dành riêng cho những nhà khoa học 'cây đa cấy đề", mà còn cảnh tỉnh cho những người làm khoa học trẻ tuổi, trong đấy có tôi, có anh Dũng... và có cả Minh (tuơng lại chăng?)... nếu mở rộng vấn đề, thì cái chính là vấn đề bản quyền Thưa Minh, nó chẳng phải chỉ có riêng cho ngành khoa học, đúng phỏng?

-Minh nói, TLTK cần được chứng minh là phần quan trọng.. chết nỗi tôi tưởng mình nhìn nhầm. Minh đánh giá trình độ của người làm khoa học quá thấp hay Minh rút ra điều đó từ "nhìn nhận thực tế khách quan" vậy? Minh biết nhiều mà, làm ơn nói giùm tôi hiểu. Nếu Minh viết LV, có những mục nào Minh phải làm??? ko ai tưởng tuơng cái gì cả... Cậu ko được học những điều đó hay là cậu biết rồi, nhưng cứ phải đưa ra để "em đứng trên quan điểm của người ko làm khoa học"???

Kết luận: Tiếng nói của Minh, những gì Minh đưa ra, ko thuyết phục. Và tôi cũng đang rất thắc mắc tại sao Minh lại bức xúc như thế? Phải chăng chuyện như vậy xảy ra rất nhiều rồi thì .. cứ để đấy phỏng? Việc gì phải làm gì?
 
Status
Not open for further replies.

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top