Giới tính và sự di truyền ở loài ong?

Trần Văn Hải

Senior Member
Theo như tôi biết thì ở loài ong chi ra làm 3 loại:

1. Ong chúa (2n)
2. Ong thợ (2n)
3. Ong đực (1n)

Vậy cơ chế nào để ong thợ cũng mang bộ NST 2n mà không trở thành ong chúa?
Nếu ong đực là n thì khi giảm phân tạo giao tử sẽ như thế nào?
 
thac mac ve loai ong

vậy tui muốn hỏi là feromon do ong chúa tiết ra sẽ ức chế ở những con ong thợ vào thời điểm nào trong cuộc đời của nó?
(ở giai đoạn trứng hay là trong suốt thời gian sống của ong thợ?)
khi ong chúa mất, đàn ong sẽ tự tạo nên 1 con ong chúa mới ( theo như bạn nói)
vậy con ong nào trong số những con ong thợ được hưởng đặc quyền này?
và ko biết trong bà con có ai có thể cung cấp cho tui hinh của 3 loại ong này ko?
 
Ủa, tui tưởng pheromon chỉ có tác dụng như 1 phương tiện liên lạc để ong chúa có thể điều khiển bầy ong, khiến các con ong khác phải nghe lệnh mình thui chứ. Còn cơ chế tạo thành ong chúa theo tui bít thì: nếu ong thợ được nuôi bằng sữa ong chúa thì sẽ trở thành ong chúa . Tại sao lại thế thì hem bít, có thể trong sữa ong chúa chứa những Protein có khả năng kích hoạt gen quy định khả năng giao phối (bình thường ở trạng thái bất hoạt).
 
Ong chúa đẻ ra hai loại ong là ong đực và ong cái. Việc của ong chúa là đẻ và đẻ vào những cái ô do ong thợ tạo ra.
Khi ong chúa còn khỏe thể hiện ở lượng Pheromon tiết ra, ong thợ sẽ không tạo những ô lớn (mũ chúa), và đàn ong là bình thường, khi ong Chúa yếu hoặc đến mùa chia đàn thì Ong thợ tọa ra những ô bé hơn bình thường, và khi ong chúa đẻ vào ô này thì do bé hơn bụng chúa nên Trứng không được đưa qua khoang chứa tinh trùng và những con ong này sẽ thành ong đực. Đồng thời, ong thợ xây những ô to hơn (mũ chúa), những ô này sẽ được các ong thợ khác chuyển cho một loại thức ăn duy nhất là Sữa ong chúa, nhờ được nuôi bằng sữa ong chúa mà ong cái này sẽ thành ong chúa và thực hiện chức năng duy trì nòi giống.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top