Đinh Văn Khương
Senior Member
Bằng chứng về tác động của việc thay đổi khí hậu lên đa dạng sinh học vùng biển sâu
Hệ sinh thái biển sâu (có độ sâu > 1000m) chiếm hơn 60% diện tích bề mặt trái đất, là nơi bảo tồn đa dạng sinh học. Sự thay đổi khí hậu gây ra những biến đổi quan trọng về đa dạng sinh học trên quy mô toàn cầu, tuy vậy người ta vẫn còn biết rất ít những tác động về thay đổi khí hậu gần đây lên đa dạng sinh học vùng biển sâu.
Trong tạp chí sinh thái gần đây – Danovaro – Dell’ Anno và Pusceddu chứng minh rằng với một sự thay đổi bất thường rất nhỏ - xảy ra ở phía Đông Địa Trung Hải – là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi quan trọng về đa dạng sinh học vùng biển sâu. Những kết quả này đã chỉ ra rằng, nhiệt độ dao động từ 0.05 – 0.10C tại các vùng này cũng đủ để gây nên những biến đổi quan trọng về sự phong phú thành phần loài và đa dạng trong chức năng của chúng.
Họ đã kết luận rằng khu hệ động vật biển sâu rất dễ bị tổn thương với những biến đổi của môi trường, những thay đổi rất nhỏ về nhiệt độ tại vùng này có thể gây ra những biến đổi nhanh chóng và quan trọng về sự đa dạng trong cấu trúc cũng như chức năng của khu hệ này. Nghiên cứu đã cung cấp những cơ sở bước đầu để hiểu rõ hơn những hậu quả của thay đổi khí hậu lên sự thay đổi cân bằng ở khu vực này.
Source: Netherlands Organization For Scientific Research
Tìm ra các khu vực mới có đa dạng sinh học cao
Các động vật đẹp và “hấp dẫn” như bướm, chim và thú đã được nghiên cứu khá chi tiết so với những động vật bậc thấp. Mặc dù những loài này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số các loài trên hành tinh nhưng nhưng những hiểu biết về chúng đã được sử dụng để hỗ trợ cho việc đánh giá đa dạng sinh học của một sinh cảnh nhất định như một chỉnh thể thống nhất. Khi tập trung nghiên cứu các loài giun dẹt cạn, các nhà sinh học tại Bảo tàng động vật – Đại học tổng hợp Amsterdam (UvA) – đã phát hiện ra ba “điểm nóng” về đa dạng sinh học là: New Zealand, Southeast Australia và Tasmania. Đây là một phần trong chương trình NOW’s Priority Programme về đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái bị tác động.
Có khoản 822 loài giun dẹt cạn khác nhau, được xem như là một mô hình đại diện cho sự phân bố các động vật không xương sống bậc thấp. Đa dạng sinh học của những kẻ săn mồi này trong các loài của khu hệ động vật đất – mà hiếm khi nó làm mồi cho các loài động vật khác – phản ánh sự đa dạng của các sinh vật khác của khu hệ. Khu hệ này giữ vai trò quan trọng trong nhiều hệ sinh thái. Các vùng bờ biển Brazil, Java và Sri Lanka đã được xem như là “điểm nóng” về đa dạng sinh học cũng là nơi rất giàu có về thành phần loài giun dẹt cạn. Ngoài ra, ở New Caledonia, Madagascar và Sumatra còn rất đa dạng về các loài thực vật bậc cao như. Vì vậy, giun dẹt cạn là sinh vật chỉ thị tốt về đa dạng. Nhờ việc tích các tài liệu sẵn có, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra ba “điểm nóng” mà ở đó có sự đa dạng rất lớn về các sinh vật đất.
Hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra tiệt chủng nhanh chóng của các loài động thực vật trên thế giới. Khái niệm “khủng hoảng đa dạng sinh học” đã chỉ ra một trong những vấn đề gây căng thẳng, để bảo vệ được càng nhiều loài động thực vật càng tốt thì phải xác định được các “điểm nóng” về đa dạng sinh học. Tuy nhiên, những nghiên cứu về đa dạng sinh học đã tiến hành cho đến nay vẫn chưa đủ để đánh giá về các động vật đất cũng như các động vật bậc thấp mặc dù hơn một triệu loài động vật không xương sống đã được biết đến như giun, côn trùng, thân mềm. Sự đa dạng này là rất lớn khi so sánh với hơn 100. 000 loài chim, 4.500 loài thú và khoảng 300.000 loài thực vật
hai tin ngắn này mình đã dịch song rồi. Cường có thể kiếm thêm hình rôì đưa lên (nếu như nó đạt yêu cầu)
Hai bài trước mình sẽ sửa đã, các bạn cũng sửa giúp mình với nhé!
Hệ sinh thái biển sâu (có độ sâu > 1000m) chiếm hơn 60% diện tích bề mặt trái đất, là nơi bảo tồn đa dạng sinh học. Sự thay đổi khí hậu gây ra những biến đổi quan trọng về đa dạng sinh học trên quy mô toàn cầu, tuy vậy người ta vẫn còn biết rất ít những tác động về thay đổi khí hậu gần đây lên đa dạng sinh học vùng biển sâu.
Trong tạp chí sinh thái gần đây – Danovaro – Dell’ Anno và Pusceddu chứng minh rằng với một sự thay đổi bất thường rất nhỏ - xảy ra ở phía Đông Địa Trung Hải – là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi quan trọng về đa dạng sinh học vùng biển sâu. Những kết quả này đã chỉ ra rằng, nhiệt độ dao động từ 0.05 – 0.10C tại các vùng này cũng đủ để gây nên những biến đổi quan trọng về sự phong phú thành phần loài và đa dạng trong chức năng của chúng.
Họ đã kết luận rằng khu hệ động vật biển sâu rất dễ bị tổn thương với những biến đổi của môi trường, những thay đổi rất nhỏ về nhiệt độ tại vùng này có thể gây ra những biến đổi nhanh chóng và quan trọng về sự đa dạng trong cấu trúc cũng như chức năng của khu hệ này. Nghiên cứu đã cung cấp những cơ sở bước đầu để hiểu rõ hơn những hậu quả của thay đổi khí hậu lên sự thay đổi cân bằng ở khu vực này.
Source: Netherlands Organization For Scientific Research
Tìm ra các khu vực mới có đa dạng sinh học cao
Các động vật đẹp và “hấp dẫn” như bướm, chim và thú đã được nghiên cứu khá chi tiết so với những động vật bậc thấp. Mặc dù những loài này chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số các loài trên hành tinh nhưng nhưng những hiểu biết về chúng đã được sử dụng để hỗ trợ cho việc đánh giá đa dạng sinh học của một sinh cảnh nhất định như một chỉnh thể thống nhất. Khi tập trung nghiên cứu các loài giun dẹt cạn, các nhà sinh học tại Bảo tàng động vật – Đại học tổng hợp Amsterdam (UvA) – đã phát hiện ra ba “điểm nóng” về đa dạng sinh học là: New Zealand, Southeast Australia và Tasmania. Đây là một phần trong chương trình NOW’s Priority Programme về đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái bị tác động.
Có khoản 822 loài giun dẹt cạn khác nhau, được xem như là một mô hình đại diện cho sự phân bố các động vật không xương sống bậc thấp. Đa dạng sinh học của những kẻ săn mồi này trong các loài của khu hệ động vật đất – mà hiếm khi nó làm mồi cho các loài động vật khác – phản ánh sự đa dạng của các sinh vật khác của khu hệ. Khu hệ này giữ vai trò quan trọng trong nhiều hệ sinh thái. Các vùng bờ biển Brazil, Java và Sri Lanka đã được xem như là “điểm nóng” về đa dạng sinh học cũng là nơi rất giàu có về thành phần loài giun dẹt cạn. Ngoài ra, ở New Caledonia, Madagascar và Sumatra còn rất đa dạng về các loài thực vật bậc cao như. Vì vậy, giun dẹt cạn là sinh vật chỉ thị tốt về đa dạng. Nhờ việc tích các tài liệu sẵn có, các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra ba “điểm nóng” mà ở đó có sự đa dạng rất lớn về các sinh vật đất.
Hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra tiệt chủng nhanh chóng của các loài động thực vật trên thế giới. Khái niệm “khủng hoảng đa dạng sinh học” đã chỉ ra một trong những vấn đề gây căng thẳng, để bảo vệ được càng nhiều loài động thực vật càng tốt thì phải xác định được các “điểm nóng” về đa dạng sinh học. Tuy nhiên, những nghiên cứu về đa dạng sinh học đã tiến hành cho đến nay vẫn chưa đủ để đánh giá về các động vật đất cũng như các động vật bậc thấp mặc dù hơn một triệu loài động vật không xương sống đã được biết đến như giun, côn trùng, thân mềm. Sự đa dạng này là rất lớn khi so sánh với hơn 100. 000 loài chim, 4.500 loài thú và khoảng 300.000 loài thực vật
hai tin ngắn này mình đã dịch song rồi. Cường có thể kiếm thêm hình rôì đưa lên (nếu như nó đạt yêu cầu)
Hai bài trước mình sẽ sửa đã, các bạn cũng sửa giúp mình với nhé!