Những câu hỏi phỏng vấn khiến... "Tây" kinh dị

Nguyễn Xuân Hưng

Administrator
Staff member
<table border="0" cellpadding="2" cellspacing="3" width="100%"><tbody><tr><td class="tintop_title" align="left" valign="top">Mới đọc bài này, thấy hay quá nên vác về đây. Dành cho các bạn yêu sinh học, ham học hỏi, thích đặt câu hỏi trên SHVN nhưng không nhận được trả lời. Suy ngẫm nhé.

Những câu hỏi phỏng vấn khiến... "Tây" kinh dị!</td> </tr> <tr> <td class="diadiem" align="left" height="20" valign="top">13/02/2009 08:45 (GMT + 7)</td> </tr> <tr> <td class="text" align="left" valign="top"> (TuanVietNam) - Báo chí mà không có phỏng vấn nhân vật thì sinh khí của tờ báo kém sinh động. Nếu cách tiếp cận gây thiện cảm với đối tượng thì có thể sẽ có được những thông tin “độc quyền”,mang lại uy tín cho tờ báo. Nhưng hình như kỹ năng này đã không được chú trọng trong tác nghiệp, nên nhiều nhân vật rất chán khi phải trả lời phỏng vấn. Điều này đặc biệt rõ với các nhân vật mang tính "ngoại": người nước ngoài và Việt Kiều. </td> </tr> <tr> <td class="text" align="left" height="100%" valign="top" width="100%"> Mấy năm gần đây, với chính sách mở cửa, những điểm du lịch an toàn, hiếu khách với nhiều di tích thiên nhiên, văn hoá phi vật thể được UNESCO xếp hạng di sản thế giới, Việt Nam đón rất nhiều khách nước ngoài thăm và làm việc.
Nhiều đoàn khách nguyên thủ quốc gia các nước khắp 5 châu lục, nhiều nhân vật nổi tiếng, nhiều chuyên gia hàng đầu, nhiều ngôi sao… trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá nghệ thuật, y tế, giáo dục, quốc phòng… đã đến Việt Nam.
Chưa kể một số sự kiện ngoại giao, văn hoá mang tầm quốc tế như các Hội nghị, các cuộc thi Hoa hậu, cờ Vua, thể thao…. cũng liên tiếp được tổ chức tại Việt Nam. Tất cả đều trở thành những “đối tượng” để báo chí tiếp xúc, tiếp cận, và không thể bỏ qua những cuộc phỏng vấn với các “VIP” đó.

Có nhiều bài phỏng vấn mang đến nhiều nhiều thông tin, nhiều vấn đề được giải mã. Nhưng cũng có không ít bài phỏng vấn nhạt nhẽo, thông tin yếu, lặp lại một cách nghèo nàn những câu hỏi và câu trả lời. Có ai biết khi nhân vật không phải trả lời phỏng vấn báo chí, khi được sống và suy nghĩ thật thì họ nghĩ gì, phát biểu gì?

<table align="center"> <tbody> <tr> <td style="font-size: 9pt; font-family: Arial,Verdana,Helvetica,sans-serif;">
e72d11c360.jpg
</td></tr> <tr> <td style="font-size: 9pt; font-family: Arial,Verdana,Helvetica,sans-serif;">
"Tất nhiên tôi phải nói với các bạn là cái gì của Việt Nam tôi cũng yêu rồi"
(Ảnh minh hoạ nguồn: kopenhagen)
</td></tr></tbody></table>
Những câu hỏi nhạt nhẽo, vô vị, thiếu kiến thức


Đứng hàng đầu của cái sự “nhạt nhẽo” này là một câu hỏi “muôn thuở” của các nhà báo VN chúng ta, khi hỏi một người ở nước ngoài mới vào, hay đã đến, về VN nhiều lần:.. Ông (bà, anh, chị…) thấy VN như thế nào? Vì sao lại chọn VN?
Câu trả lời của họ cũng như rập khuôn: Với những Việt kiều thì trăm người như một đều có chung “công thức”: Về nguồn. Còn với người nước ngoài thì cũng vỏn vẹn kiểu: “Tôi yêu VN”. Họ không thể không trả lời như thế khi mà họ đang làm “khách” của VN, đang “trở về nhà” thăm quê hương, cho dù mục đích của họ đôi khi hoàn toàn trái ngược.

Nếu như làm thống kê các cuộc phỏng vấn khách nước ngoài và Việt kiều trên các báo, tạp chí, tuần san…và kể cả của VTV, không hiếm thấy những câu hỏi của hầu như các cuộc phỏng vấn, kiểu: Ông,(bà, anh, chị…) có thích món ăn VN, thích nhất món gì? Có cảm nghĩ gì về đất nước con người VN? Con gái, áo dài VN? Có hy vọng hay niềm tin gì đối với tương lai sự phát triển của VN? Có ý định ở lại làm việc lâu dài, hay định cư? Sắp tới sẽ có dự định gì với VN?

Riêng với các Việt kiều thì thường có thêm mấy câu như: Ông ( bà, anh, chị…) vì sao lại trở về, đi lâu thế có nhớ VN không? Tại sao vẫn giữ được tiếng Việt trôi chảy? Cảm xúc khi lần đâu trở về.…

Và có Việt kiều, là một đạo diễn có phim đoạt giải thưởng quốc tế, sau khi trả lời báo chí trong nước lý do về VN vì tình cảm với quê hương tha thiết, thì ngay sau lại có thể phát biểu trên đài phát thanh hải ngoại rằng VN lạc hậu, bẩn, nghèo,và chưa được tự do trong sáng tạo nghệ thuật, không tạo hứng thú để làm việc…

Tôi đã từng làm việc với nhiều phóng viên nước ngoài sang VN hoạt động báo chí, họ cũng thường tham dự các cuộc họp báo trước một sự kiện mang tính quốc tế ở VN. Trong khi họ hỏi những câu xoáy vào trọng tâm của vấn đề, từng chi tiết một để có được nhiều thông tin nhất cho bài báo của họ được phong phú, thì phía VN, các phóng viên của ta chỉ vài người hỏi, cũng chỉ được 1, 2 người hỏi câu hỏi hay, sâu sắc, còn phần lớn hỏi nhiều câu ngô nghê đến buồn cười, hoặc hỏi những điều người ta đã thông tin trước cuộc họp, xem như không biết gì đến những quy tắc, tính chất từng cuộc họp báo.

Thí dụ, trong cuộc họp báo về Hoa hậu hoàn vũ 2008, có mấy nhà báo VN đặt vấn đề yêu cầu “ưu tiên” cho phóng viên VN được tác nghiệp mở rộng… và họ đã bị Ban tổ chức bác bỏ, vì họ có quy chế hoạt động báo chí riêng, không có ngoại lệ, cho dù là quốc gia đăng cai. Đây là một sự bẽ bàng với phóng viên VN.

Ngay cả trong một buổi truyền hình trực tiếp hoạt động “làm ấm” cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ, MC thuộc “đẳng cấp” có hạng của VTV phỏng vấn đương kim Hoa hậu Ryo Mori đã hỏi một câu mà không biết phải “liệt” vào loại nào: “Trong một cuộc gặp gỡ trước đây, cô đã từng nói rất mong được trao vương miện cho hoa hậu VN, vậy trong đêm nay cô có nghĩ sẽ thực hiện được điều đó?”.

May mà bản lĩnh, kiến thức của Hoa hậu cũng thuộc đẳng cấp nên đã rất khéo léo trả lời không phạm vào quy tắc và mếch lòng ai. Nhưng sau đó, khi ra tới hậu trường, không biết Hoa hậu có cảm thấy khó hiểu tại sao lại hỏi một câu như thế trong tình huống đó?!

Hay như trong những cuộc phỏng vấn của VTV do một lãnh đạo kênh VTV6 phụ trách, với những nhân vật tầm cỡ như Philip Kotler, hay một số chuyên gia đầu ngành của các lĩnh vực kinh tế, khoa học…, người ta có cảm giác MC đang "chơi trò chơi" trắc nghiệm trong sách một cách nhàm chán, có những câu chỉ là kiến thức phổ thông mà không cần tầm cỡ “chuyên gia” hàng đầu thế giới trả lời. Liệu ai có thể "giải mã" được nụ cười của ông ta sau mỗi câu hỏi hay một cái phẩy tay mơ hồ?!

<table align="center"> <tbody> <tr> <td style="font-size: 9pt; font-family: Arial,Verdana,Helvetica,sans-serif;">
6-2-SchoolVIPs-PMS-Reporter.jpg
</td></tr> <tr> <td style="font-size: 9pt; font-family: Arial,Verdana,Helvetica,sans-serif;">
"Xin đừng hỏi tôi những câu hỏi cảm tưởng giống nhau nữa"
(Ảnh minh hoạ nguồn: eastpdxnews)
</td></tr></tbody></table>Một dẫn chứng gần nhất, trong cuộc tiếp xúc phỏng vấn minh tinh điện ảnh Pháp Emmanuel Béart, khi bà dẫn đầu đoàn điện ảnh Pháp sang VN tổ chức tuần phim “Toàn cảnh điện ảnh Pháp” năm 2008, Nhà báo VV hỏi điều gì làm bà khó chịu nhất khi sang VN. Bà trả lời, không có gì khó chịu, thậm chí là rất hài lòng vì sự trọng thị của người VN đối với bà, nhưng có một lần bà “sốc” khi trong cuộc phỏng vấn báo chí ở Hà Nội, có một nữ nhà báo VN đã hỏi: ”Khán giả VN phần lớn không thích phim Pháp. Bà sang đây có nghĩ là sẽ làm khán giả yêu phim Pháp hơn không?”. Bà ta đã không trả lời câu hỏi đó, và có vẻ không hào hứng khi tiếp tục trả lời phỏng vấn. Và khi vào tới TP.HCM, nơi mà công chúng khán giả đón chào nồng nhiệt bà, đoàn điện ảnh và những bộ phim Pháp được chiếu trong dịp này, cũng không làm cho bà phấn khích để trả lời phỏng vấn báo chí nữa.

Có lần, chính tôi được chứng kiến, một số phóng viên VN khi phỏng vấn các ký giả nước ngoài được phép theo dõi một phiên toà, không biết nghĩ thế nào mà họ hỏi những ký giả nọ: Các ông thấy luật pháp của VN nghiêm minh? Các ông có ủng hộ đất nước chúng tôi trong việc đấu tranh chống tội phạm? Câu trả lời của họ là một cái nhún vai và ra dấu không trả lời.

Lần khác, trong một lễ kỷ niệm lớn của TP.HCM, rất đông ký giả nước ngoài vào hoạt động theo dõi đưa thông tin, trong đó có vài ký giả nổi tiếng của AP đã từng có mặt ở VN thời chiến tranh, phóng viên nhà mình lao đến xin phỏng vấn, nhưng hỏi họ thế này thì sao mà không chán, không thể trả lời: Ông có cảm tình với VN, vì sao trước đây ông không chụp ảnh Quân giải phóng mà toàn chụp lính Mỹ? Đúng là Botay.com!
<table align="right"> <tbody> <tr> <td style="font-size: 9pt; font-family: Arial,Verdana,Helvetica,sans-serif;">
interview.jpg
</td></tr> <tr> <td style="font-size: 9pt; font-family: Arial,Verdana,Helvetica,sans-serif;">
Đừng hỏi những câu hỏi khiến nhân vật chán
không buồn nói nữa (Ảnh minh hoạ nguồn: minutillo)
</td></tr></tbody></table> Cái việc “chán” còn thể hiện ở cả việc một cô nhà văn Việt kiều, sau khi ra thêm một cuốn tiểu thuyết mới bằng tiếng Việt, được trong nước giới trẻ yêu văn chương đón nhận, thế là đồng loạt các báo phỏng vấn, mà câu hỏi có lẽ cũng chỉ xoay quanh việc cô ta:

Tại sao định cư ở nước ngoài mà lại viết tiểu thuyết Việt? Tại sao cô lại đặt tên tiểu thuyết bằng tên ghép của 2 nhân vật? Truyện của cô yếu tố tình dục có phải quyết định? Cô có ảnh hưởng gì từ người bố chồng là một nhà văn nổi tiếng?...

Kết quả là trên tất cả các tờ báo in bài trả lời phỏng vấn của cô ta, cùng lần lượt được phát hành, đều được minh hoạ bởi duy nhất 1 tấm ảnh chân dung nhìn nghiêng, và bài trả lời nào cũng độ chừng 3-5 câu hỏi. Có cảm tưởng cô đã “chẻ” bài trả lời cho mỗi nơi một ít để không có sự trùng lặp, thế nhưng vẫn lặp lại ý, vì câu hỏi không mới, lại ít và quá nhàm chán.

Cũng có nhiều nhân vật, khi xin phép phỏng vấn, câu đầu tiên họ hỏi:”Để làm gì”? Thuyết phục được họ không phải dễ. Thường bây giờ nhân vật hay đề nghị đưa câu hỏi trước để họ xem, nếu ưng ý, họ mới đồng ý cho cuộc phỏng vấn, còn không là nhận một lời từ chối rất lịch sự "Tôi bận quá”, nhưng thực chất là “Tôi chán quá” với mấy câu hỏi nhạt nhẽo này.

Vì sao phóng viên kém kỹ năng?

Đúng thế. Với ngay cả những nhà báo, phóng viên được gọi là lâu năm, kinh nghiệm thuộc hàng “sao” của một số báo lớn cũng “vướng” vào kiểu câu hỏi nhàm chán trong phỏng vấn các nhân vật có yếu tố “ngoại”. Không hẳn họ kém nghiệp vụ, mà do chính sự “lười” tìm hiểu “đối tác” trước khi phỏng vấn. Có nhiều nhà báo, phóng viên, nhất là các phóng viên trẻ khi tới dự cuộc họp báo còn chưa biết nội dung cuộc họp là gì phải hỏi đồng nghiệp khác. Có nhà báo thì khi chuẩn bị tiếp cận nhân vật, còn hỏi xem: “Ông( bà) này nổi tiếng ra làm sao…?

Ngoài ra, phỏng vấn là một kỹ năng“ngoa ngôn” tí xíu là thuộc hàng nghệ thuật moi thông tin. Trong các chương trình học của khoa Báo chí các trường Đại học đều có học kỹ năng này, nhưng không chuyên sâu, cho nên khi ra trường kỹ năng này gần như thuộc về năng khiếu của cá nhân hơn là kỹ năng chuyên môn nghề báo.

Phần khác, có một sự không chuyên nghiệp của ngành báo chí nước ta, các nhà báo, phóng viên gần như rất ít người chuyên trách có trình độ về mảng mình phụ trách, mà gần như là “đa năng”. Chính vì thế, nếu gặp nhân vật thuộc các lĩnh vực mà không thông thạo, thì việc phỏng vấn sẽ trở thành một cuộc “tra tấn” cho cả 2 phía.
Chưa kể nếu nhà báo, phóng viên còn lười suy nghĩ để tìm những câu hỏi mang tính nghiệp vụ cao, gây thú vị cho nhân vật, khêu gợi nhân vật bộc lộ, thì những câu trả lời sẽ như một cuộc “trả bài” đơn điệu. Và dĩ nhiên, chất lượng cuộc phỏng vấn đó không thể tốt, người được phỏng vấn cũng cảm thấy thất vọng, chán… không muốn có thêm một lần nữa.

Khi người ta chán không muốn trả lời phỏng vấn, nên tự xem lại chính mình đã thật sự chuyên tâm vào công việc như một kỹ năng trong nghề báo, không nên nghĩ họ không hợp tác với ta.



  • [*]Hoài Hương
</td></tr></tbody></table>
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top