Tiêu hóa - Những câu hỏi phổ thông

khicon

Junior Member
Mình gửi lên diễn đàn những câu hỏi về tiêu hóa mà mình sưu tầm và soạn ra.
TIÊU HÓA
Câu 1. Ba chức năng chính của hệ tiêu hóa
1. Biến đổi cơ học
2. Biến đổi hóa học
3. Hấp thụ
Câu 2. Nêu nha thức ở trẻ em và người lớn
Câu 3. Phân biệt các răng về hình dạng và chức năng trong hàm răng người
1. Răng cửa: hình chêm dùng để gặm
2. Răng nanh cong, nhọn để xé thức ăn
3. Răng tiền hàm, răng hàm dùng để nghiền thức ăn
Câu 4. Bản chât hóa học của răng là … (canxiphotphat)
Men răng sinh từ … (nguyên bào men - ameloblast), ngà sinh từ… (nguyên bào ngà – odotoblast)
Răng người là răng … (răng kín chân)
Răng bò là răng … (lổ chân răng lớn)
Hàm cá heo là hàm … (một loại răng)
Lớp xi măng dùng để… (bao quanh chân răng - giữ cho răng ở đúng vị trí)
Bao quanh lớp chân răng có một lớp sợi colagen dùng để… (giảm tác động của ngoại lực).
Răng tiền hàm có … gờ nhọn (2), răng hàm có … gờ nhọn (4)

Câu5. Tai sao men răng bị hư thì không thể thay thế?.
Do nguyên bào men bị chết khi ra khỏi nứơu
Câu6. Các cơ tham gia vào cử động nhai
- Cơ thái dương: giúp hàm dưới cử động mạnh lên trân
- Cơ cắn: giúp miệng ngậm lâi
- Cơ bướm giữa: cử động qua lại, bướm bên giúp miệng há ra
Câu7. Người ta nói nhai có yếu tố phản xạ tự ý đúng không?
Đúng. Thức ăn chạm vào răng nướu, phần trên của khẩu cái gây ức chế cơ cắn làm miệng há ra.
Cơ cắn căng ra gây phản xạ na7ng hàm lên
Câu8.
Ba tuyến nước bọt chính là : … (tuyến dưới hàm, tuyến dưới lưỡi, tuyến mang tai)
Tuyến có kích thước lớn nhất là: … (tuyến mang tai)
Tuyến có kích thước nhỏ nhất là: … (tuyến dưới lưỡi)
Tuyến mang tai chủ yếu tiết ra … ( thanh dịch chứa enzim ptyalin)
Tuyến má tiết chủ yếu … ( chất nhầy mucin)
Câu9. Cấu trúc tuyến nước bọt
- Các tế bào tuyến
- Ống tuyến
Câu10. Thành phần của nước bọt
- Thanh dịch chứa chủ yếu là ptyalin
- Chất nhầy chứa mucin
- Các ion Na+ , Cl- có nồng độ thấp hơn dịch ngoại bào, HCO3-, K+ có nồng độ lớn hơn
- Thiocinat, lizozim có tác dụng diệt khuẩn
Câu11. Vai trò của nước bọt
- Thủy phân tinh bột chín thành các đường đôi mantose
- Chất nhầy giúp viên thhức ăn mềm, trơn
- Giúp cho răng, miệng nướu lợi khẻo mạnh nhờ tác dụng diệt khuẩn
Câu12. Tại sao đánh răng ban đêmlà quan trọng
Đó là do ban đê, tiết ít nước bọtà không diệt khuẩnàSâu răng
Câu13. Vi khuẩn gây bệnh sâu răng
Streptococcus valivarius, Streptococcus mutans
Câu14. Vì một lí do bất thường, một người mất nhiều nước bọt trong thời gian dài nên bị liệt. Tại sao?
- Mất một lượng lớn K+à gây hạ kali huyết à ko dẫn truyền được xung thần kinh nên bị liệt
Câu 15. Trung khu điều tiết nước bọt ở… (hành tủy)
Câu 16. Nuốt là một hoạt động hoàn toàn có ý thức (Đ/S) .S
- Giai đoạn đầu có ý thức
- Giai đoạn sau là phản xạ gồm: nâng khẩu cái, đóng dây thanh âm, hạ sụn thanh thiệt, mở rộng cơ thực quản…
Câu17. Tại sao một người bị tổn thương dây thanh âm lại bị viêm phổi do thức ăn rơi vào khí quản
Dây thanh âm không đóng lại à không hạ được sụn thanh thiệt à thức ăn lọt vào
( Lấy mất sụn thanh thiệt vẫn không bị lọt vào do vẫn còn dây thanh âm)
Câu18. Vai trò của dạ dày:
- Dự trữ thức ăn
- Biến đổi lí học chính
- Tiêu hóa một phần protein
- Điều tiết lượng thức ăn xuống tá tràng
Câu17. Dạ dày được bổ sung một lớp cơ trơn là: cơ chéo.
Câu18. Tại cao dạ dày có khả năng dự trữ
- Lớp cơ của dạ dày có khả năng co giãn đàn hồi à tăng thể tích mà không thay đổi áp suất à dự trữ
Câu19 Niêm mạc dạ dày vùng gần tâm vị, môn vị chứa… ( tuyến chất nhầy)
Niêm mạc vùng thân, vùng đáy có chứa … ( các tuyến vị )
Vùng bờ cong bé … tuyến tiết acid ( ko có)
Vùng có lớp cơ dày nhất … (hang vị)
Vùng có lớp cơ mỏng nhất ( thân dạ dày)
Các đám rối thần kinh và dây thần kinh số X phân bố đến … (bờ cong bé)
Câu 20. Dạ dày được điều khiển nhờ hệ thần kinh có nguồn gốc từ :
- Giao cảm mạng bụng
- Phó giao cảm dây X
Câu 21. Tại sao khi đói dạ dày co bóp mạnh
[Glucose] giảm à kích thích dây X à Co bóp mạnhà Gây đau và đói
Câu22. Cơ trơn bị kích thích bởi: … ( hệ phó giao cảm, acetylcholin, bị căng)
Câu23. Vai trò của môn vị
- Cho các chất lỏng đi qua một cách dễ dàng
- Giữ cho các chất rắn và sệt không đi qua cho đến khi thấm đều dịch vị
- Điều tiết lượng thức ăn xuống dạ dày à phù hợp en zim, hấp thụ, bảo vệ ruột
Câu24. Cơ chế điều tiết lượng thức ăn xuống ruột non
a) Tại dạ dày
- Thức ăn nhiều à cơ trơn căng à tống nhanh xuống tá tràng
- Thức ăn nhiều protein à tăng tiết gastrin à đóng chặt tâm vị, mở môn vị, co bóp mạnh đẩy thức ăn xuống
b) Tại tá tràng
- Gây đóng khi: căng, pH giảm, nhiều lipid, quá ưu trương hay nhược trương
- Tiết hormon:
Nhiều lipid à hỗng tràng tiết CCK và GIP( gastric inhibitor protid)à cạnh tranh với gastrinà ức chế co bóp à có thời gian tiêu hóa chất béo
pH đến tá tràng thấp à tiết Secretin giảm cử động của dạ dày

Câu25. Hội chứng dồn đống
Khi phẫu thuật trị loét dạ dàyà thức ăn xuống ruột nhanh và ưu trương à rút nuớc từ dịch ngoại bào à ruột căng , tuần hoàn máu giảm à huyết áp giảm, nhẹ đầu, xây xẩm mặt mày, ngất xỉu
Phải giảm ăn các loại thức ăn chứa đường đơn, ăn nhiều bữa nhỏ
Câu26. Chức năng của các dạng tế bào trong tuyến vị
- Tế bào cổ tuyến tiết chất nhầy
- Tế bào chính tiết pepsinogen
- Tế bào kèm tiết HCl
- Tế bào nội tiết tiết Gastrin
Câu27. Cấu tạo các tế bào chình có chứa nhiều ti thể là tại sao
- Cần năng lượng chop các quá trình vận chuyển chủ động
- Cung cấp nguồn H+
Câu28. Cơ chế tiết HCl
- Cl- được vận chuyển chủ động vào kênh nội bào, K+ đồng chuyển
- H+ từ nước đối chuyển với K+
- Nước theo thế nước vào lòng ống
- H2CO3 sử dụng để cung cấp H+ và HCO3- để đối chuyển với Cl- từ huyết tương
Câu29. Tại sao dạ dày có hệ số hô hấp âm
- CO2 trong máu đước sử dụng để cung cấp H+à lượng CO2 trong tĩnh mạch ít hơn trong động mạch
Câu30. Tại sao khi dạ dày tăng tiết thì pH máu tăng và nước tiểu hóa kiềm?
Giải thích như câu trên
Câu31. Các cơ chế điều hòa tiết HCl
- Histamin cơ chế AMP vòng qua thụ quan H2
- Axetylcolin
- Gastrin cơ chế PIP2 qua thụ quan muscarinic
Câu32. Nguyên nhân gây bệnh loét dạ dày
- Các tế bào tiết chất nhầy bị hư hại
- Bướu Gastrin
- Sự đáp ứng quá mức với Gastrin
- Khi stressà tiết ACTH à kích thích dây X à tăng tiết à loét
- Do vi khuẩn Helicopter P…
Câu33. Cách chữa bệnh loét dạ dày
- Sử dụng các chất có tính kiềm: nhôm, magie hydroxid , đá vôi
- Các chất ức chế thụ quan của Gastrin
- Ức chế bơm K+/H+
- Cắt dây X, cắt bỏ niêm mạc tiết Gastrin ở hang vị
- Dùng các gel sinh học thay thế chất nhầy
Câu 34. Vai trò pepsin
- Là một enzim quan trọng trong phân cắt protein do cắt được tại nhiều mối nối
( Ví dụ các nối với phenylalanin, acid aspatic, acid glutamic, tyrosin, tryptophan, leucin)
à Phân cắt được tất cảc các dạng protein
Phân cắt được colagen à tạo điều kiện thuận lợi để các enzim khác tiếp xúc với các khối thịt
Câu35. Tại sao người bị thiểu năng tiết dịch vị ở dạ dày khi ăn thịt lại khó tiêu
Câu36. Các enzim do dạ dày tiết ra
- Pepsin
- Lipase
- Gelatinase
- Amylase
Câu37. Tại sao khi bị thiếu yếu tố nội tại lại gây bệnh thiếu máu?
Do không hấp thụ được B12 à không biến đổi ribose thành deoxiriboseà hồng cầu không trường thành được à thiếu máu
Câu38. Các giai đoạn tiết dịch vị
- Giai đoạn trước bữa ăn do đại não và trung khu ăn ngon kích thích dây X
- Giai đoạn dạ dày đáp ứng với sự căng cơ học và hóa học với protein
- Giai đoạn ruột chũ yếu là các chất làm giảm tiết Gastrin ví dụ CCK, Secretin, GIP, somatostatin
Câu39. Ba đoạn của ruột non là : tá tràng, hỗng tràng, hồi tràng
Câu40. Vị trí của ruột non dễ bị loét nhất la:…( bầu/ hành tá tràng)
Hồi tràng … hỗng tràng ( dài hơn, =3/2)
Câu41. Tại sao khi chế bụng sình ra?
Do các cơ trơn ở ống tiêu hóa dãn ra, nhất là ruột nhon từ 285cm thành 700cm
Câu42. Cấu tạo từ ngoài vào trong của ruột non:
- Thanh mạc
- Cơ dọc
- Mạng thần kinh Auerbach
- Cơ vòng
- Mạng thần kinh Meissner
- Lớp dưới niêmmạc
- Lớp niêm mạc
Câu43. Sự hợp lí giữa cấu trúc và chức năng của ruột non
- Nếp ruột ( tăng 3 lần S)x Nhung mao ( tăng 10 lần)x Vi nhung mao ( tăng 20 lần )= tăng 600 lần=250m2 à Tăng S tiếp xúc
- Hệ thống các tuyến Lieberkuhn tiết các enzim của dịch ruột
- Hệ thống mao mạch và mạch bạch huyết phân bố tới từng vi nhung mao làm nhiệm vụ hấp thu
- Các phần chuyên hòa như cơ thắt oddi hay van hồi manh tràng
Câu44.
Tê bào có nhiệm vụ tiết enzim và dịch ruột là : … (tế bào Paneth)
Các enzim ở dịch ruột tiêu hóa gluxid là: …(maltase, sucrase, lactase)
Các enzim của ruột tiêu hóa protein: …(aminopeptidase)
Chất nhầy trong dịch ruột có vai trò: …( bào vệ niêm mạc ruột và làm trơn thức ăn)
Nucleotidase có tác dụng … Pâhn hủy các peptid
Câu45. Các hoạt động cơ học của ruột non
- Cử động nhào trộn: hình thành các đoạn gấp giúp thức ăn trộn đều dịch ruột
- Cử động dẩy : bao gồm nhu động và cử động của lớp niêm mạc
Câu46. Tại sao sau bữa ăn thì nhu động của ruột tăng
- Do nhũ trấp bắt đầu vào tá tràng
- Phản xạ dà dày ruột: dạ dày căngà mạng Auerbach xuống ruột non à tăng cường ử động và sự tiết ở ruột non
Câu47. Vai trò của nhu động
- Đẩy thức ăn theo hướng van hồi manh tràng
- Dàn đều nhũ trấp để thấm dịch ruột
Câu48. Tại sao khi bị nhiễm trùng ruột lại gây ra hiện tượng tiêu chảy?
- Do xuất hiện của các nhu động mạnh và nhanh ở ruột non làm giảm tác nhân kích thích ở ruột non
- Ở ruột già thải ra nhiều nước để làm giảm tác nhân kích thích

Câu49 Chức năng của van hồi manh tràng
- Ngăn chặn không cho phân chạy ngược từ ruột già tở về ruột non
- Gĩư cho thức ăn ở hồi tràng lâu hơn để hấp thu triệt để
Câu50
Tuyến có chức năng tiết chất nhầy ở tá tràng là … (tuyến Brunner)
Tuyến Brunner chi có ở … (vài cm đầu của tá tràng)
Tuyến Brunner tiết chất nhầy khi:…(có kích thích khó chịu ở niêm mạc, Kích thích dây X, secrectin
Chức năng của tuyến Brunner:… (bào vệ thành tá tràng khỏi bị phân hủy)
Chất nhầy được tiết ở:… (tuyến Brunner, các tế bào niêm mạc ruột, các tế bào nhầy nằm trong hốc Lieberhuhn )
Câu51.
pH của dịch ruột … ( 7.5-8)
Các dịch ruột sẽ được… ( hấp thụ lại)
Khi bị nhiễm vi khuẩn tả ruột non, nhất là đoạn hỗng tràng … (tiết rất nhiều dịch- có khi đến 15 lít)
Cơ chế tác động của độc tố của vi khuẩn tả: vận chuyển Cl- vào hốc Lieberkuhn
Các tế bào niêm mạc ruột…nhanh để sửa chữa sự trầy xước (phân chia)
Cơ chế điều tiết dịch ruột chính là … (kích thích tại chỗ)
Câu52.
- H2O hấp thụ chủ yếu nhờ cơ chế… (thẩm thấu)
- HCO3- đươc thu hồi ở tá tràng và … (hỗng tràng)
Câu53. Tại sao tiêu chảy lại gây tư vong:
- Gây mất một lượng nước lớn làm thay đổi thể tích dịch ngoại bào
- Gây mất một lượng lơn ion làm mất cân bằng nội môi
Câu54. Tại sao nhu cầu cơ thể cân hấp thụ Na+ mỗi ngày là 25-35g nhưng chỉ cần hấp thu 5-8 g từ thức ăn là đủ.
- Do hấp thụ lại từ dịch ruột
Câu55. Tại sao tế bào biểu mô ruột lại tiêu tốn ATP trong việc hấp thụ Na+ mặc dù nồng độ của Na+ lúc nào cũng cao hơn.
- Do vận chuyển chủ động Na+ từ tế bào vào dịch ngoại bào để duy trì áp suất thẩm thấp luôn thấp hơn nhũ trấp.
Câu56. Bình thường Cl- được hấp thu thụ động đồng chuyển theo Na+, nhưng tại sao ở ruột già lại hấp thụ chủ động Cl-
- Do hấp thụ chủ động Cl- đi kèm vời tiết các ion HCO3- để trung hòa acid do vi khuẩn tiết ra.
Câu57. Tại sao thiếu ánh sáng mặt trời thì bị còi xương
Thiếu ánh áng mặt trờiàtiền vitD không được chuyển thành vitDà ko tổng hợp được 1,25 dihyroxycholecalciferolà không hấp thu được Canxi ở ruộtà còi xương
Câu58. Tại sao Ca2+ được hấp thụ một cách có chọn lọc?
Nhờ điều chỉnh sự tổng hợp 1,25dihyroxycholecalciferol tỉ lệ nghịch với nồng độ Ca2+ trong huyết tương
Câu59. Tại sao trong khẩu phần ăn giàu phosphat và oxalat lại làm giảm sự hấp thụ Ca2+
- Do các ion này tạo kết tủa với Ca2+
Câu60. Tại sao phụ nữ cần nhiều sắt hơn?
- Do hiện tượng kinh nguyệt
Câu61. Tại sao người bị cắt một phần dạ dày lại thiếu máu do thiếu sắt?
- Do HCl hòa tan sắt, sắt hòa tan tạo phức với acod Ascorbic và khử sắt tạo thành sạng ferrous (Fe2+) được hấp thụ. Thiếuà thiếu máu

Câu62. Tại sao ăn ngũ cốc thường xuyên có thể gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt?
Do acid phytic trong ngũ cốc tương tác với sắt tạo thành phức không tan trong ruột gây giảm sự hấp thụ sắt.
( Sắt được hấp thụ nhờ các tế bào niêm mạc ruột, tích trữ trong tế bào hay trong ty thể và được vận chuyển vào huyết tương là nhờ transferin)
Câu63
Transferin … (vận chuyển sắt) trong huyết tương
Apoferritin … trong tế bào. (dự trữ sắt)
Cơ thể bài tiết sắt qua … (sự bong tróc các tế bào niêm mạc ruột và kinh nguyệt ở phụ nữ)
Câu64
Sự hấp thu Glucose và Glactose có sự … (cạnh tranh)
Sự hấp thu Glu/Glactose chịu sự ảnh hưởng bởi sự đồng chuyển với … (Na+)
Sự hấp thu Fructose không bị ức chế bới các chất chuyển hóa như phlorhizin. Sự hấp thu fructose mang tính … ( thụ động - khuyếch tán được làm dễ)
Đa số fructose được chuyển hóa thành … trước khi được vận chuyển vào máu ( Glucose
Câu65
Dipeptid, tripeptid hoàn toàn không được cơ thể hấp thu (Đ/S_
Protein có thể được cơ thể hấp thu nhờ cơ chế … (nhập bào)
Sự hấp thụ acid amin giống với sự hấp thu Glucose ở chỗ cần …( năng lượng và Na+)
Câu65
Lipid được phân giải thành … để được hấp thụ ( monoglycerid và acid béo)
Các hạt micel không tái hợp với nhau vì … (mặt ngoài chúng tích cùng điện tích)
Các micel có vai trò … ( vận chuyển acid béo và monoglycerid) đến lông ruột
Các monoglycerid và acid béo đều có khả năng … ( khưy6ch1 tán trực tiếp qua màng thượng bì)
Các monoglycerid và acid béo được chứa đầu tiên tại đâu… (mạng lưới nội chất trơn)
Trong các hạt ở mạng lưới nội bào chứa … ( triglicerid, phospholipid, cholesterol)
Beta-lipoprotein dùng để… ( vận chuyển các hạt nói trên trong bào tương)
Chylomicron là … ( phức hợp các hạt lipid với beta-lipoprotein)
Câu66. Tại sao diglicerid và triglicerid hòa tan dễ dàng quang màng lipid nhưng được hấp thu rất hạn chế?
Đó là doc húng khonmg hòa tan trong các hạt micell tên rất ít tiếp xúc với lông ruột.
Câu67. Tại sao các acid béo trong mạch bơ sữa lại được hấp thụ và chuyển hóa nhanh hơn?
Do đó là các acid béo mạch ngắn, tan khá trong nước nên không bị mạng lưới nội chất biến đổi.
Câu68
Dung dịch ORESOL có thành phần chính là: … (Glucose và các chất điện phân)
Khi bị tiêu chảy sự hấp thu của niêm mạc ruột không còn. (Đ/S) –S
Sử dụng glucose vì … ( hỗ trợ cho sự hấp thu Na+)
Dung dịch ORESOL có các ion là … (Na+, Cl-, K+, HCO3- hay citrat (chống toan))
Sau khi hòa tan dung dich ORESOL có áp suất thẩm thấu … (300 mosmoles=ASTTcơ thể)
Câu69
Có thể cắt bỏ tá tràng và van hồi mnh tràng (Đ/S)-S
Có thể cắt đi 40-50% ruột trừ hai phần trên mà vẫn hấp thu bình thường (Đ/S) Đ
Câu70. Tại sao ở những nước sử dụng lúa mì, một số người khi ăn lúa mì lại bị kém hấp thu.
Do trong lúa mì chứa Gluten và gliadin là các protein lớn phá hủy niêm mạc gây hội chứng kém hấp thu. Các nhung mao bịmất hay nắn lài và to ra.
Câu71. Các phần của ruột già
Manh tràng- đại tràng lên-đại tràng ngang - đại tràng xuống đại tràng sizma và trực tràng

Câu72. Chức năng chính của ruột già
- Hấp thu lại nước và các ion
- Tích trữ phân
Câu73. Hoạt động cơ học của ruột già
- Cử động nhào trộn
- Cử động đẩy: đẩy do cử động co bóp hay cử động toàn thể do phản xạ dạ dày ruột hay tá tràng-ruột già đẩy phân xuống hay do những tác nhân khó chịu
Câu74. Tại sao những bệnh nhân viêm đại tràng thường xuyên đi đại tiện?
Do tác nhân kích thích khó chịu ở đại tràng đặc biệt là ở đại tràng ngang và đại tràng xuống gây ra các cử động toàn thể đẩy nhanh phân xuống trực tràng gây cảm giác buồn đại tiện.
Câu75.
Trực tràng thường xuyên trống là do … giữa đại tràng sigma và trực tràng (cơ thắt)
Có … cơ ở hậu môn, trong đó vòng ngoài là … (2, cơ vân)
Mạng thần kinh cơ Auerbach … (dẫn truyền các xung gây ra nhu động)
Rặn là hoạt động hít thở sâu… (đẩy cơ hoành xuống, co cơ bụng )
Ruột già có các hốc Lieberkuhn (Đ/S)
Chất bài tiết chu yếu ở ruột già là … (chất nhầy)
Màu của phân là do … (dẩn xuất của bilirubin là stercobilinogen)
Mùi của phân phụ thuộc vào… ( tùy người, loại thức ăn, giống vi khuẩn)
Câu76 Vai trò của chất nhầy ở ruột già
- Làm trơn
- Kết dính khối phân
- Trung hòa acid của vi khuẩn tiết ra
Câu77. Một con giun chết làm tắc ống ống mật sẽ gây ra hậu quả gì
- Không tiết được mật
- Không hấp thu được lipid, các vitamin A,D,E,K
- Các hậu quả kèm theo sự thiếu các chất thiết yếu
- Sỏi mật
Câu78.
Răng hàm ở chó … (nhỏ)
Cơ … ở chó phát triển như ng lại kém phát triển ở bò ( cơ thái dương)
Cơ … ở chó kém phát triển nhưng lại rất phát triển ở bò (cơ cắn và cơ bướm)
Khớp bản lể hàm ở chó có tác dụng … (như bản lề, tránh không bị trật)
Ống tiêu hóa ở chó … hơn ở người (ngắn)
Răng cửa và răng nanh ở bò rất khác nhau (Đ/S) – S
Tấm sừng trong miệng bò nằm ở … (hàm trên)
Khoảng trống răng nằm ở … (hàm dưới)
Răng bò là loại răng … (thân cao, lỗ chân răng rộng)
Răng bò không thể sinh trường và dài ra. (Đ/S)—S
Những đường gờ men răng có tác dụng … (hỗ trợ động tác nghiền)
Sản phẩm của hô hấp kị khí của những vi sinh vật cộng sinh trong dạ dày bò là…(a.béo)
Nồng độ … rất thấp ở trong máu bò. (Glucose)
Kết tràng và trức tràng ở thỏ và ngựa… (chứavi sinh vật cộng sinh)
Phân xanh là phân của … (thỏ)
Bốn ngăn của dạ dày bò là:… (co-tổ ong-lá sách-múi khế)
Nước nọt của bò có tính … (kiềm)
Protein đến dạ múi khế của bò là của … (vi sinh vật cộng sinh)
Ure trong nước bọt của bò có nguồn gốc từ … ( nhóm NH2 trong protein thực vật)
Vi khuẩn công sinh của bò còn cung cầp vit … (B)
Enzim renin có tác dụng … (Đông đặc sữa ở những động vật ăn cỏ còn non)
Câu79. Tại sao một người dùng kháng sinh trong một thời gian dài lại bị mắc bệnh máu khó đông?
Do diệt vi khuẩn đường ruộtà thiếu vitKà máu khó đông
Câu80 Chức năng chính của gan
- Tiêu hóa
- Điều hòa – trao đổi chất
- Tích trữ các chất cần thiết
- Khử độc
Câu81.
Chức năng tiêu hóa của gan được thực hiện bởi … (mật)
Thành phần chính của mật là … và … (muối mật và HCO3-)
Chức năng chính của túi mật là … ( chứa và cô đặc mật)
Túi mật cô đặc mật bằng cách … ( hấp thu nước và ion)
Để tiết mật thì … ( cơ oddi phải dãn và túi mật phải co)
CCK theo máu đến túi mật làm túi mật … (co)
Chất kích thích ruột tiết ra CCK là … (Chất béo)
Nguồn gốc của muốimật là … (cholesterol)
Cholesterol được gan biến đổi thành … và … (acid cholic và acid chenodeoxycholic)
Các acid từ cholesterol kết hợp với … để tạo thành muối mật (glycin và taurin)
Muối mật được hấp thu lại ở … (đoạn cuối hồi tràng )
Các micell được tạo ra trong MT … (kiềm)
Câu82 Các nguyên gây sạn mật do cholesterol
- Do nước bị hấp thu quá nhiều
- Do quá nhiều cholesterol
- Do viêm nhiễm túi mật





 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top