Chức năng của mũi cá (?!)

Pé ki

Junior Member
Cho em hỏi là mũi của cá đc dùng để làm j` ạ?
Chắc ko phải để “ngửi” đúng ko?
Xin cám ơn
:mygod::chuan::chuan::chuan::chuan:
 
Cho em hỏi là mũi của cá đc dung để là j ạ?
Chắc ko phải để “ngửi” đúng ko?
Xin cám ơn
:mygod::chuan::chuan::chuan::chuan:

Bạn hỏi cái này hay àh nha. Mình cũng thắc mắc về điều này lâu rồi mà đến giờ vẫn chưa được giải đáp. Có bác nào biết chức năng của mũi cá xin cho ý kiến nha (y) (y) thanks:
 
Giải mã bí mật về khứu giác siêu nhạy của cá mập!

Cá mập có thể ngửi thấy mùi của một giọt máu rơi xuống đại dương từ cách đó 500m hay phân biệt một giọt máu trong một triệu giọt nước biển, điều huyền bí này đã được các nhà khoa học giải đáp.

1276499479.img.jpg

Cá mập có thể ngửi thấy mùi của một giọt máu cách nó 500m Các nhà nghiên cứu đến từ ĐH South Florida, Mỹ, đã tìm ra rằng mũi của cá mập sử dụng cơ quan cảm thụ khứu giác để phát hiện ra con mồi chỉ trong vòng nửa giây, bằng với thời gian mùi hương lan đến một bên lỗ mũi và chúng có thể so sánh với bên lỗ mũi còn lại. Ngay khi bắt được tín hiệu, kẻ săn mồi “thượng hạng” này nhanh chóng tiến về phía có mùi hương tỏa ra đầu tiên.

Kết luận trên được đăng trên tạp chí Sinh học ngày nay, giúp giải mã một trong những bí ẩn từ lâu về cá mập. Các nhà khoa học thực hiện nhiều thí nghiệm trên 8 con cá mập nhỏ thuộc họ Squalidae và một chú cá mập nâu xám. Tiến sĩ Jayne Gardiner, trưởng nhóm nghiên cứu, đã gắn hai ống vào phần đầu của những chú cá mập này và thả chúng vào bể nước biển 50 lít, sau đó thả mồi.
Sau khi quan sát, tiến sĩ Jayne nhận thấy cá mập dựa vào sự kết hợp của các tín hiệu định hướng, mùi thơm và dòng chảy nước để xác định hướng và tìm con mồi. Nếu sự ngắt quãng giữa mùi hương ở một bên lỗ mũi với bên kia vào khoảng 1/10 hoặc 1/2 của một giây thì cá mập sẽ hướng phần đầu về nơi mà chúng ngửi thấy mùi hương lần đầu tiên.

“Đây là một ý tưởng rất thú vị khi loài vật sử dụng sự tập trung để xác định mùi hương. Hầu hết sinh vật đều có hai cơ quan cảm biến với mùi hương, có thể là lỗ mũi hay râu, và chúng sử dụng hai cơ quan này để so sánh với nhau rồi tiến tới bên có dấu hiệu mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, khi các mùi bị phân tán bởi không khí hoặc nước thì việc phân biệt sẽ trở nên khá hỗn loạn”, tiến sĩ Gardiner nhận xét.

Không chỉ làm sáng tỏ những kiến thức về cá mập, nghiên cứu này còn dẫn đến việc sử dụng robot dưới nước được trang bị tốt hơn để tìm nguồn gốc của các vết rò rỉ hóa học như dầu tràn ở khu vực vùng vịnh. “Phát hiện này có thể được áp dụng cho các thiết bị dưới nước. Các robot trước đó được lập trình để theo dấu mùi hương bằng cách so sánh mức độ tập chung của chúng, tuy nhiên robot không thể thực hiện tốt chức năng này như loài vật và không thể nhanh bằng cá mập”, tiến sĩ Gardiner khẳng định.

:hum:
http://www.xaluan.com/raovat
 
vậy rốt cuộc là để ngửi phải ko ạ?
có thể giải thích về cách thức "ngửi" của nó đc ko ạ?
thank thank thank
 
Nghiên cứu khứu giác của cá mập để ứng dụng trên công nghệ

Tôi không biết rõ về điều này. Chỉ biết rằng cá mập đánh hơi rất nhanh & nhạy cảm, đặc biệt là mùi của con mồi bị chết hay bị thương, máu lan ra trong nước. Nếu ta đang ở trg vùng có cá mập, tốt nhất nên đứng yên, đừng gây ra bất kỳ tiếng động nào. Cá mập cảm nhận đc âm thanh của nước chuyển động khá tốt, chỉ cần cử động nhỏ cũng khiến nó nghĩ ta là con mồi! Và mời bạn đọc bài tham khảo sau:
Một trong những điểm đặc biệt của loài cá mập là chúng có một cơ quan nhận biết mùi rất độc đáo. Một số loài cá mập có thể ngửi được mùi tanh của 1 giọt máu trong hàng triệu giọt nước. Làm cách nào cá mập có thể nhận biết được mùi như vậy? Đây chính là điều mà các nhà khoa học Anh đang cố gắng tìm ra và họ hy vọng khám phá mới có thể được áp dụng vào công nghệ cho con người.



Dòng chất lỏng màu đỏ chảy vào cách rãnh của khoang mũi cá mập mô hình

Nhà hóa học thuộc đại học Bath, tây nam nước Anh - Jonathan Cox đã cộng tác với các nhà nghiên cứu từ đại học Cambridge và viện bảo tàng lịch sử quốc gia tại London để thực hiện nghiên cứu trên. Họ tiến hành quét CT (chụp cắt lớp điện toán) một con cá mập đầu búa được bảo quản, sau đó tiến hành tạo mô hình cá mập với máy in 3 chiều. Mô hình được đặt vào một bể chứa và các nhà nghiên cứu tiến hành quan sát các dòng nước chảy qua, xung quanh khoang mũi của cá mập. Nhằm mô phỏng chuyển động quay của đầu cá mập khi chúng bơi, các nhà khoa học đã thay đổi các góc của mô hình phần đầu cá và theo dõi sự di chuyển này tác động lên dòng nước như thế nào.

Chỉ có 1 điều họ biết chắc chắn là cá mập không ngửi mùi theo cách của chúng ta. Cox cho biết: "Con người ngửi bằng cách sử dụng phổi với chức năng như một bể chứa để hít không khí thông qua mũi, trong khi cá mập ngửi mùi bằng cách bơi tiến về phía trước và nước sẽ được đẩy qua khoang mũi của nó. Khoang mũi của cá mập đầu búa giống một mê cung các đường ống, với một rãnh trung tâm hình chữ U và rất nhiều các rãnh nhỏ hơn ở đầu chữ U. Các rảnh nhỏ bao gồm các cơ quan cảm thụ khứu giác và khi cá mập bơi lên phía trước thì nước sẽ chảy vào những rãnh này."

Nhóm nghiên cứu hy vọng rằng phát hiện của họ có thể được sử dụng trong công nghệ phỏng sinh học cho phép mô phỏng các quá trình tự nhiên. Một ứng dụng rõ ràng có thể được áp dụng trong tương lai đó là khả năng chế tạo các cảm biến hóa học cho phép thăm dò dưới nước, sử dụng trong y khoa và chống khủng bố.

 
Cá mập dùng gì để định vị mùi?

shark.jpg


Cá mập được biết đến là loài có khứu giác rất thính, một điều rất quan trọng để tìm ra thức ăn ở nhiều loài. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới từ các nhà sinh vật học biển của trường đại học Boston, cá mập không thể sử dụng mỗi chiếc mũi của mình để định vị con mồi, mà chúng còn cần phải nhờ đến da của mình nữa – đặc biệt là ở hàng vẩy thứ 3.

Hàng vẩy thứ 3 (lateral line) là một bộ phận tất cả các loài cá đều sử dụng để dò, bằng độ nhạy tinh tế, các chuyển động và dao động trong nước xung quanh chúng. Theo nhóm nghiên cứu, điều này tương tự như cách con người cảm nhận luồng không khí bằng những sợi lông nhỏ trên mặt. Nhưng cho đến hiện giờ, người ta cũng chưa chứng minh được là hàng vẩy thứ 3 còn giúp các loài cá tìm ra các luồng mùi nữa.

“Các luồng mùi là một cấu trúc 3 chiều hoạt động mạnh và phức tạp được các nhiều loài động vật sử dụng để xác định vị trí của thức ăn, bạn tình và nơi ở. Tuy nhiên, bản thâm mùi không có các tính chất định hướng nên động vật phải sử dụng nhiều loại giác quan khác nhau để lấy thông tin định hướng cho một mùi nào đó,” bà Jelle Atema, giáo sư sinh học của trường đại học Boston và đồng tác giả nghiên cứu này, phát biểu.

Nghiên cứu mới này đã kiểm tra sự đóng góp của hệ thống khứu giác, hàng vẩy thứ 3 và thị giác trong việc định vị và dò ra nơi có nguồn mùi ở loài cá nhám. Kết quả nghiên cứu, được đăng trong tạp chí Experimental Biology số ra ngày 1 tháng 6, đã chứng minh được loài cá mập này có khuyết tật rất lớn ở khả năng định vị nguồn phát ra mùi khi không có đủ thông tin nhận được từ hàng vẩy thứ 3 của chúng, đặc biệt là trong bóng tối.

Theo bà Atenma, vì hầu hết các luồng mùi phân tán mùi theo từng mảng nên cá định vị các nguồn mùi thông qua một cách thức được gọi là “hóa hướng động xoáy nước” nghĩa là dò tìm mùi và sự dao động trong nước cùng một lúc.

“Chúng ta có thể nhận thấy mùi và các xoáy nước xáo động trong đường rẽ nước có dầu sau một chiếc thuyền. Tương tự, một con vật di chuyển sẽ để lại dấu vết của các xoáy nước mang mùi của cơ thể nó,” bà Atema giải thích.

Trong máng nước dài 8 mét trong phòng thí nghiệm, bà Atema và bà Jayne Gardiner đã tạo ra hai luồng mùi với dòng nước mạnh song song nhau - một máng nước sử dụng mùi của mực ống và máng còn lại là nước biển không mùi. Các nguồn “rò rỉ” mùi của mực ống và nước biển không mùi có dòng nước chảy nhẹ được tách ra khỏi các nguồn nước chảy mạnh bằng cách đặt một viên gạch theo hướng dòng nước chảy ở mỗi nguồn rò rỉ mùi để tạo ra hai đường rẽ nước chảy mạnh với một trong hai đường, đường này hoặc đường kia, có mùi thức ăn. Điều này tạo ra bốn “mục tiêu” tách biệt nhau để cá mập định vị.

“Ngoài ra, chúng tôi còn kiểm tra các con cá mập trong hai điều kiện ánh sáng - huỳnh quang và hồng ngoại – và trong hai điều kiện giác quan – với hàng vẩy thứ 3 của chúng còn nguyên vẹn hoặc bị tổn thương do streptomycin,” bà Gardiner giải thích.

Theo các nhà nghiên cứu, streptomycin là một loại thuốc kháng sinh làm cản trở chức năng bình thường của “các tế bào lông” nhạy cảm hay các tế bào nhận cảm của hàng vẩy thứ 3. Với liều lượng cao, nó còn gây ra các vấn đề về thính giác và thăng bằng ở người, các giác quan mà cũng dựa trên tế bào lông.

Các con cá mập với hàng vẩy thứ 3 còn nguyên vẹn dành sự ưu tiên cho luồng mùi của mực ống hơn là nguồn nước biển không mùi, và cụ thể hơn nữa là dành sự ưu tiên cho nguồn mùi có dòng nuớc chảy mạnh hơn là nguồn chỉ có duy nhất một mùi. Sự ưu tiên dành cho luồng mùi và thời gian tìm kiếm mục tiêu không bị ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện ánh sáng.

Trong ánh sáng, hàng vẩy thứ 3 bị tổn thương làm tăng thời gian tìm kiếm nhưng không ảnh hưởng đến tỉ lệ thành công hay sự ưu tiên dành cho luồng mùi. Tuy nhiên, những con cá bị tổn thương này không thể phân biệt giữa nguồn mùi có dòng nước chảy mạnh và nguồn chỉ có duy nhất một mùi. Trong bóng tối, thời gian tìm kiếm của những con cá bị tổn thương hàng vẩy thứ 3 còn tăng lên nhiều nữa và rất ít con cá định vị được một trong các mục tiêu và chúng cũng không thể phân biệt được giữa nguồn mùi của mực ống và nguồn nước biển không mùi, chứ đừng nói chi đến là định vị được mục tiêu.

“Các kết quả này cho thấy, cá mập cần dùng cả cơ quan khứu giác và hàng vẩy thứ 3 để tìm kiếm chính xác và thành công các đường rẽ nước mang mùi và và sự trợ giúp của cơ quan thị giác có thể cải thiện việc tìm kiếm thức ăn khi không có được thông tin từ hàng vẩy thứ 3,” ba Atema phát biểu. Các kết quả này thật thú vị. Chúng giúp cho chúng ta hiểu được sự định hướng của các loài cá dưới nước và giúp cho việc phát triển các phương pháp chế tạo những phương tiện tự động dưới nước.
 
Chị này hình như là có gia đình và có con rồi đó Pé ki
:o
Tôi không biết rõ về điều này. Chỉ biết rằng cá mập đánh hơi rất nhanh & nhạy cảm, đặc biệt là mùi của con mồi bị chết hay bị thương, máu lan ra trong nước. Nếu ta đang ở trg vùng có cá mập, tốt nhất nên đứng yên, đừng gây ra bất kỳ tiếng động nào. Cá mập cảm nhận đc âm thanh của nước chuyển động khá tốt, chỉ cần cử động nhỏ cũng khiến nó nghĩ ta là con mồi! Và mời bạn đọc bài tham khảo sau
tư liệu hữu ích lắm nhưng mình xin được hỏi chị " có gia đình và có con" 1 câu hỏi ngoài lề: giữa đứng yên,đừng gây ra bất kì tiếng động nào với nhảy ngay lên ca-nô tẩu thoát thì chị sẽ chọn cách nào:sexy:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top