Tại sao học Công Nghệ Sinh Học lại phải học vẽ kĩ thuật?

Phan Mỹ Hạnh

Junior Member
Tại sao học Công Nghệ Sinh Học lại phải học v

Theo em được biết thì chương trình đào tạo kĩ sư ngành Công Nghệ Sinh Học ở Việt Nam mình không dạy môn Vẽ Kĩ Thuật, Lập trình ứng dụng, chuỗi tự động hóa ... Vậy tại sao chương trình các nước lại có các môn khoa học này (như Nga chẳng hạn).

Vậy em muốn hỏi một số vấn đề sau :
1, Trong chuỗi sản xuất 1 sản phẩm sinh học thường gồm những khâu nào?  Nó năm trong những khoa cơ bản nào?

2, Nếu có ai học các khoa như : khoa đông lạnh, khoa tự động hóa, khoa bao bì, khoa máy sinh học, khoa hóa sinh, khoa sinh ứng dụng ... thì mọi người có thể giải thích rõ hơn vai trò của khoa mình trong chuỗi sản xuất 1 sản phẩm sinh học hay không?

Rất vui được làm quen với tất cả mọi người.
 
ở trường đại học bách khoa hà nội, sinh viên công nghệ sinh học đều phải học tất tự động hóa, bao bì, máy sinh học, hóa sinh, sinh ứng dụng .. và rất nhiều môn nữa. Nên người ta mới bảo vào bách khoa để khổ luyện mà :d.
Tất cả các ngành mà bạn cho rằng sinh viên công nghệ sinh học phải học thêm đều nhằm mục đích làm cho bạn trở thành một kĩ sư toàn diện, bên cạnh các môn phục vụ cho nghiên cứu ,các môn khác phục vụ cho sử dụng sinh học sản xuất công nghiệp ( ví dụ như: công nghệ lên men chất kháng sinh thì bạn ngoài việc có kiến thức sinh học để hiểu loại thuốc kháng sinh định sản xuất, còn cần phải hiẻu ?hóa sinh quá trình lên men tạo thuốc, tự động hóa và máy sinh học để có thể chế tạo được thiết bị phục vụ cho sản xuất). Hihi với môn vẽ kí thuật thì đó là điểm khác biệt nhất của sinh viên bách khoa so với các trường khác đó, sinh viên bách khoa đọc bản vẽ gỏi lắm đó, có nó thì bạn mới biết thiết kế nhà xửong sản xuất công nghiệp sử dụng sinh học hay thiết kế các thiết bị sinh học.
Học hành vất vả, cầu mong qua môn đồ án Các quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất kì này. Lạy chúa :d
 
Chào mừng các bạn Lưu học sinh ở Nga tham gia diễn đàn.

Theo em được biết thì chương trình đào tạo kĩ sư ngành Công Nghệ Sinh Học ở Việt Nam mình không dạy môn Vẽ Kĩ Thuật, Lập trình ứng dụng, chuỗi tự động hóa ... Vậy tại sao chương trình các nước lại có các môn khoa học này (như Nga chẳng hạn).

Thông tin này bạn lấy ở đâu hay tự nghĩ ra?? Để đặt ra được khung chương trình giảng dạy, các thầy cô đã phải tham khảo chương trình của các trường danh tiếng trên thế giới, kết hợp với điều kiện Việt Nam, qua đó đặt ra các môn học cần thiết.

Sau khi đã có môn học, bước tiếp theo là xây dựng đề cương bài giảng, cái này cũng dựa trên cơ sở tham khảo, cập nhật của các trường trên thế giới và thực tiễn VN.

Với mỗi bước trên lại có một hội đồng của Bộ giáo dục xét duyệt  nên có thể yên tâm về bộ khung.

Lâm đã nói sơ qua về các môn được giảng dạy tại khoa CNSH, ĐH Bách Khoa Hà Nội. Tất cả các môn bạn kể ra đều có dạy tại đây. Bạn có thể nói sơ qua các môn học tại ĐH Công nghệ Sinh học ứng dụng Mátxcơva?
 
Thực sự thì sinh viên Việt Nam không hiểu nhiều lắm đến ngành Công nghệ sinh học và các chuyên ngành của nó. Ở trường CN SH bên này có rất nhiều khoa chia làm từng bộ môn khác nhau. Ngoài các khoa như tự động hoá, bao bì ... còn có các khoa như Chế biến sữa và các sản phẩm sữa, chế biến thịt và các sản phẩm thịt, khoa Thú y, khoa bảo quản thực phẩm ....

Có lẽ chia như thế sinh viên sẽ được học sâu hơn về chuyên ngành. À, mà tại sao chúng ta không nói rõ hơn về từng chuyên ngành 1 để mọi người cùng hiểu nhỉ? Học khoa tự động hóa trong công nghệ sinh học chẳng hạn, chúng ta học những cái gì, để làm gì?
 
Thực sự thì sinh viên Việt Nam không hiểu nhiều lắm đến ngành Công nghệ sinh học và các chuyên ngành của nó.

Đúng là tôi có thể đọc vanh vách CNSH là gì nhưng cũng không hiểu nhiều lắm về nó. Nhưng nói như bạn có nghĩa SV các nước khác (Nga chẳng hạn) hiểu nhiều lắm về CNSH đúng không? Bạn có thể cho tôi (SV VN) mở rộng tầm mắt không?

Ngoài các khoa như tự động hoá, bao bì ... còn có các khoa như Chế biến sữa và các sản phẩm sữa, chế biến thịt và các sản phẩm thịt, khoa Thú y, khoa bảo quản thực phẩm ....

Có lẽ chia như thế sinh viên sẽ được học sâu hơn về chuyên ngành

Bạn có biết cách phân chia các khoa ở VN thế nào không? Bạn có dám chắc SV VN vì không chia các khoa như thế nên không sâu về chuyên ngành không?

À, mà tại sao chúng ta không nói rõ hơn về từng chuyên ngành 1 để mọi người cùng hiểu nhỉ? Học khoa tự động hóa trong công nghệ sinh học chẳng hạn, chúng ta học những cái gì, để làm gì?

Bạn có thể mở một topic khác và đưa ra ý kiến của bạn về vấn đề này.
 
Em xin lỗi vì đã nói như vậy. Thực ra trước đây cũng đã từng đi tìm hiểu xem Công Nghệ Sinh học là gì. Vừa rồi thấy chương trình ở Đại học Bách Khoa nhà minh hướng đúng theo hướng kĩ sư Công nghệ Sinh học. Vậy mới được mở mang đầu óc. Mọi người có thể giải thích cho em rõ hơn về các bộ môn trong ngành Kĩ sư Công nghệ Sinh học không ạ?

1 chu trình chế biến thường chia ra thành những công đoạn nào với các khoa cơ bản như thế nào?
 
Phan Mỹ Hạnh said:
Em xin lỗi vì đã nói như vậy. Thực ra trước đây cũng đã từng đi tìm hiểu xem Công Nghệ Sinh học là gì. Vừa rồi thấy chương trình ở Đại học Bách Khoa nhà minh hướng đúng theo hướng kĩ sư Công nghệ Sinh học. Vậy mới được mở mang đầu óc. Mọi người có thể giải thích cho em rõ hơn về các bộ môn trong ngành Kĩ sư Công nghệ Sinh học không ạ?

1 chu trình chế biến thường chia ra thành những công đoạn nào với các khoa cơ bản như thế nào?

Trước khi em vô nói rõ về từng ngành học của bên Nga, cho anh hỏi em 1 câu:

Ở bên em, các GS bên đó định nghĩa ?Công nghệ sinh học như thế nào? CNSH và Sinh học ứng dụng là giống hay khác nhau? Các GS có nói cho em biết khi em học CNSH thì em sẽ làm gì khi ra trường kô?
 
Anh Hưng đã viết:
[Đúng là tôi có thể đọc vanh vách CNSH là gì nhưng cũng không hiểu nhiều lắm về nó. Nhưng nói như bạn có nghĩa SV các nước khác (Nga chẳng hạn) hiểu nhiều lắm về CNSH đúng không? Bạn có thể cho tôi (SV VN) mở rộng tầm mắt không?

 Theo em hiểu thì có lẽ ý Hạnh muốn nói là ở Nga cũng như các nước phát triển khác thì sinh viên luôn luôn song hành giữa lý thuyết và thực hành,vì vậy họ có thể hiểu nhanh hơn bản chất của vấn đề.Khả năng thực nghiệm của họ thường là cao hơn sinh viên Viêt nam học ở trong nước.Vì điều kiện nước mình còn thiếu thốn nên phần lớn ở các trường đại học sv chỉ chủ yếu "nhồi" kiến thức suông. "Cày" lý thuyết như " cày ruộng" -đó là đức tính cần cù của người Việt nam mà.Cho nên từng câu từng chữ nắm rất vững.Nhưng một khi đi vào thực nghiệm sẽ gặp phải nhiều bỡ ngỡ.


 Còn nhớ hồi ở nhà em học môn sinh lý thần kinh ,suốt cả kì mới được mổ một lần ếch. Còn bên này(Nga) thì mổ vô tư.Lý thuyết đến đâu được thực hành đến đó. Một lecture luôn có 1 buổi thực hành,thậm chí là 2-3 buổi.
 
Theo em hiểu thì có lẽ ý Hạnh muốn nói là ở Nga cũng như các nước phát triển khác thì sinh viên luôn luôn song hành giữa lý thuyết và thực hành,vì vậy họ có thể hiểu nhanh hơn bản chất của vấn đề.Khả năng thực nghiệm của họ thường là cao hơn sinh viên Viêt nam học ở trong nước.Vì điều kiện nước mình còn thiếu thốn nên phần lớn ở các trường đại học sv chỉ chủ yếu "nhồi" kiến thức suông. "Cày" lý thuyết như " cày ruộng" -đó là đức tính cần cù của người Việt nam mà.Cho nên từng câu từng chữ nắm rất vững.Nhưng một khi đi vào thực nghiệm sẽ gặp phải nhiều bỡ ngỡ.

Cái này thì đúng rồi. Việc so sánh giữa điều kiện học tập ở VN và các nước tiên tiến trên TG là không cần thiết vì.... ai cũng biết cả rồi.

Nhưng cũng còn tùy thuộc vào SV. Một số bạn VN năm 3 đã xin vào các viện nghiên cứu hay đi theo các thầy cô ở trường để nghiên cứu, nên sau khi ra trường mảng thực nghiệm cũng không đến nỗi nào đâu.
 
Phan Mỹ Hạnh said:
Ngoài các khoa như tự động hoá, bao bì ... còn có các khoa như Chế biến sữa và các sản phẩm sữa, chế biến thịt và các sản phẩm thịt, khoa bảo quản thực phẩm ....

--> các môn này mình đều học cả, ngoài ra còn có Kiểm tra chất lượng vi sinh, công nghệ enzyme. Còn nói về thực phẩm riêng thì còn vô khối nữa, không biết bạn đã liếc qua thời khóa biểu các khoa ở Viện công nghệ sinh học-thự phẩm trường đại học bách khoa hà nội chưa, bạn sẽ thấy rất rõ các môn học như thế nào. Bật mí bạn có thể vào website hut.edu.vn để xem thời khóa biểu ( có link sang web 50 năm của trường, có gì ghé qua nhé ?:lol: )

Còn nếu bạn muốn hỏi rõ từng môn đó học cái gì, ứng dụng để làm gì thì bạn nên đổi lại cách hỏi, chúng ta sẽ bắt đầu từ 1 môn mà bạn muốn đề cập nhất, bạn đưa ra vấn đề mà bạn quan tâm đến môn học đó, đừng hỏi chung chung quá. Ở đây mọi người trải rộng các chuyên ngành lắm, có thể khi bạn đề cập đến 1 vấn đề cụ thể thì sẽ có siêu nhân ra trả lời cho bạn vanh vách, như nước chảy vào tai ?:oops: .

Việc lý thuyết và thực hành thì sinh viên VN đúng là thiếu nhưng tôi thấy thì sinh viên khoa hóa hay công nghệ sinh học-thực phẩm trường đại học bách khoa thì suốt ngày làm thí nghiệm, chêt mệt ? 8O .
 
Trước khi em vô nói rõ về từng ngành học của bên Nga, cho anh hỏi em 1 câu:

Ở bên em, các GS bên đó định nghĩa ?Công nghệ sinh học như thế nào? CNSH và Sinh học ứng dụng là giống hay khác nhau?


công nghê: một cái thủ thuật hay kỹ thuật nào đó
sinh học: cái này chắc mọi ngừoi đều rõ
nghiên cứu về CNSH: tìm hiểu các thủ thuật trong sinh học , ngoài ra còn có thể sáng tạo ra những cái mói... để phục vu cho sản xuat, đòi sống, nông nghiệp , công nghiep, lâm nghiêp...
cái đó đươc gọi nôm na là ứng dụng
SH ứng dụng : ...ứng dụng công nghệ sinh học vào quá trình sản xuất

Các GS có nói cho em biết khi em học CNSH thì em sẽ làm gì khi ra trường kô?
?
điều này không có ai noi' cả, nhưng mà có thể tự tìm hiểu đươc.
vi dụ
sinh viên những năm đầu :học đai cương, lúc đó có thầy cô nào nối là học mấy môn này làm gì đâu,có người thích: hoc, có ngươi học: để chống đối...cố nguời chả thèm học ----> lên vài năm nũa sẽ thấy đc có một số môn rất cần thiết...cho chuyên ngành ( muốn biết điều này, nên hổi nhưng sv học trươc)

sv những năm cưối: học chuyen ngành (môn chuyên ngành chắc là quan trọng) , chuyên ngành không chỉ có 1 môn...biết đi sâu vào hướng nào?...điều này đúng ra la nhiệm vụ của mọt nghiên cứu sinh, nhưng ko có nghĩa môt sinh viên không làm được!!

thực ra có rất nhiều đường đê chọn

1.vô viên nghiên cứu --> nhà khoa hoc
2.Ở lại trường dh ---> GS
3.Vô làm cho môt công ty :bánh kẹo, sũa, đừong,hải sản...
1,2<--- những sinh vien xuất sắc...hoạc là biết cách chạy đua
con đường thú 3 đông đúc hơn
Bạn muốn biết kỹ sư công nghệ SH có thể sài được ở đầu trong môt quy trình sx của nhà máy?
------> co' nhiếu điều để nói lắm...---> hãy sang một trang khác để nói về vấn đề này!!
_^:^_
 
Tưởng là ai cũng biết rồi !

Xin lỗi các "chiến hữu" là mình đăng kí vào diễn đàn cũng lâu lâu rồi mà không viết được cái gì cho ra hồn.Nói chung cũng bận rộn quá.
Tôi cũng thuộc loại ăn mòn đất ở cái nước Nga này rồi nhưng quả thật khi vào diễn đàn này vẫn thấy choáng và cảm thấy khó hiểu.Vì quả thật tôi cảm giác như học sinh ,sinh viên Việt Nam mình quá giỏi đi.Những vấn đề các bạn đặt ra quả thật là không thể hoặc rất khó trả lời...(những điều mà tôi thấy thông thường sinh viên Nga không thấy hỏi).Và tôi thấy khó hiểu là với những kiến thức như thế mà đất nước Việt Nam nói chung và ngành sinh học,công nghệ sinh học nước ta sao vẫn tụt hậu quá vậy.
Riêng 4 chữ "công nghệ sinh học" cũng đủ để thể hiện những "lều" CNSH là phải làm gì rồi:Ứng dụng(sử dụng) sinh vật và các quá trình sống của nó trong sản xuất(trên qui mô công nghiệp).Mọi so sánh đều là khập khiểng nhưng có thế xem vai trò của sinh học đối với CNSH giống như Toán học đối với công nghệ thông tin vậy.
Khi một ngành mở rộng ra,một người gần như không thể nắm bắt hết toàn bộ do đó một kỹ su CNSH khi muốn sản xuất một sản phẩm nào đó tôi ví dụ là thuốc kháng sinh cần phải sử dụng những kiến thức về sinh học(các loại nấm,chủng...để sản xuất,các kết quả của kỹ thuật gen...để tăng hiệu quả của chủng...) cũng như kết quả của các nhà chế tạo máy móc(cơ khí,tự động hóa...)để có một nhà máy hoàn chỉnh.Công việc liên kết các "nhà" này chính là việc của các "lều" CNSH.
Bạn là kỹ sư nhưng vì hứng thú với các kỹ thuật gen,kỹ thuật tế bào,kỹ thuật micro,nano(tôi tạm thời tránh dùng từ công nghệ) thì có thể chuyên làm những việc này như một phần của CNSH nhưng các bạn có thể hiểu đây thuộc về sinh học thuần túy mà thôi.Chỉ khi nào các kỹ thuật này được sử dụng trên qui mô công nghiệp,sản xuất đại trà(thì lại dính đến máy móc) thì đó mới được gọi là công nghệ.
Tạm thời ta không bàn về phương pháp giảng dạy vì đó là việc của các giáo sư đầu ngành,nếu hứng thú các bạn vào diễn đàn của bộ giáo dục và đào tạo nhưng theo tôi quan sát người Nga họ học rất đại khái,đôi lúc cảm giác như họ không biết gì nhưng khi làm cụ thể một công việc nào đó người ta mới bắt đầu học về cái đó.Tôi nghĩ cũng có cái lí của họ.Khi học ở trường người ta chỉ cần nắm cái gì rất chung nhưng đã đựoc định hướng chứ không giống chúng ta,chỉ thích đi học những cái chi tiết,nhỏ nhặt ,vụn vặt(mà bộ nhớ chúng ta cũng có hạn ,không biết có thế nhớ đựoc bao nhiêu cái vụn vặt đó).Bởi thế chúng ta có thể đi thi điểm rất cao,đúng là khá nhanh nhẹn nhưng cái cần là sáng tạo thi có vẻ là vẫn còn thiếu(vì hơi thiếu khả năng định hướng trong giải quyết vấn đề).
Do đó Hạnh à,em cứ yên tâm mà học cho tốt cái đại cương đi.Khi đã có đầy đủ độ rộng cần thiết em sẽ biết nó là cái gì và con đường nào em sẽ đi tiếp.Bây giờ có lẽ cũng qua rồi cái thời để xuất hiện 1 Edison hay Socrat,Aristot một mình có thể thâu tóm cả kiến thức nhân loại.
 
Còn nhớ hồi ở nhà em học môn sinh lý thần kinh ,suốt cả kì mới được mổ một lần ếch. Còn bên này(Nga) thì mổ vô tư.Lý thuyết đến đâu được thực hành đến đó. Một lecture luôn có 1 buổi thực hành,thậm chí là 2-3 buổi.

sao em đi hoc thưc tâp mổ ếch tùm lum mà ...làm chán lun đó,,,đã vâyc ai truơng em bị điên ...thưc hanh sinh d/c còn nhìu hơn hoc lý thuyêt sinh d/c nữa...mới vô hoc dh 2 tuần đã ngồi chuẩn độ axit ,KMn04( xem nồng độ oxi già san phâm của hô hấp còn lai bao nhiêu dưoi tac dung cua enzym trong các dk khác nhau) làm thi rớt bịch bịch,,,,,
cái trường KHTN tphcm hình như h đang quyêt tâm xóa bỏ cái danh tiếng hoc lý thuyêt nhìu hơn thưc hành:cuta:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top