Đột biến

sanhhp

Senior Member
Một đột biến được tìm thấy ở anticodon của tARN như sau
anticodon bình thường 5'GUA3' anticodon đột biến 5'UUA3'
Axit amin:???: nào được xen vào và nó được xen vào ở đâu???
 
Các bác cho em hỏi 1 câu nhé (câu này thầy thách đố, em bí rùi :D): "Nếu gen đa hiệu bị đột biến thì sẽ dẫn đến biến đổi hàng hoạt các tính trạng, vậy đây gọi là biến dị gì ?"
 
Một đột biến được tìm thấy ở anticodon của tARN như sau
anticodon bình thường 5'GUA3' anticodon đột biến 5'UUA3'
Axit amin:???: nào được xen vào và nó được xen vào ở đâu???
mình ko nhớ lắm nhưng cái này chác là đột biến điểm có thể do yếu tố tự nhiên hoắc tác động của các yếu tố gây đọt biến.
 
quy trình chế biến đồ hộp từ dứa

có ai có tài liệu nào về quy trình chế biến đồ hộp từ trái dứa ko ạ? có thì xin mọi người chia sẻ nhé! em đang làm thảo luận mà ko có tài liệu nên hơi bí!
đặc biệt là phần tổng quan về trái dứa nha! tại trong nhóm em làm phần này chính!
tổng quan bao gồm:
đặc điểm sinh học
tình hình sản xuất
sản lượng
ứng dụng trong công nghiệp
các loại sản phẩm trên thị trường
cảm ơn mọi người nhiều!
 
cái này bạn seach thử trên google thử còn về tổng quanb về trái dứa chắc mình giúp bạn đuợc
 

Họ Dứa (danh pháp khoa học: Bromeliaceae) là một họ lớn của thực vật có hoa có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và các khu vực có khí hậu nóng của Tân Thế giới. Họ này bao gồm cả các loài thực vật biểu sinh, chẳng hạn loài rêu Tây Ban Nha (Tillandsia usneoides) cũng như các loài thực vật tự dưỡng sống trên đất như dứa (Ananas comosus). Nhiều loài trong họ này có khả năng lưu trữ nước trong "quả" được tạo ra nhờ sự chồng lên nhau khá chặt của các gốc lá. Tuy nhiên, họ này là đa dạng đủ để bao gồm cả các loại dứa có "quả", các loài thực vật biểu sinh Tillandsia lá xám lấy nước từ các cấu trúc lá gọi là túm lông, và thậm chí một lượng lớn các loài thực vật mọng nước cư trú trong các sa mạc.
Loài dứa lớn nhất là Puya raimondii, cao tới 3-4 m với hoa cao tới 9-10 m, và loài nhỏ nhất có lẽ là rêu Tây Ban Nha.

Dứa vừa thơm ngon vừa chứa nhiều viatmin và khoáng chất
Dứa là tiếng người Bắc. Người Nam gọi là trái thơm. Ở một số địa phương khác, người dân còn gọi là trái khóm. Một loại quả không thể thiếu trong mâm trái cây cúng Tết để cầu thơm cửa thơm nhà...

Dứa tên khoa học là ananas - có ba loài: queen, cayenne và spanish. Queen lá ngắn, dày, màu xanh ửng tím và gai nhiều; quả nhỏ hai đầu thuỗn, vỏ dày, mắt nhỏ, hố sâu, khi chín có màu vàng tươi, ruột vàng đẹp, thơm ngon.


Cayenne có lá xanh to, quả lớn hình trụ, vỏ mỏng, mắt to, khi chín màu cam tươi hơi xanh, ruột màu vàng nhạt, mềm, nhiều nước hơi chua còn có tên gọi là dứa Tây. Không ngon bằng queen.


Spanish lá xanh nhạt, hơi ửng đỏ, còn gọi là dứa ta. Quả cũng hình trụ, mắt to, hố mắt sâu, vỏ dày, quả chín có màu vàng cam, thịt vàng nhạt có nhiều xơ, lắm nước, ngọt ít. Trồng ở mọi miền đất nước kể cả vùng đất khô cằn, đất phèn chua...


Theo đông y, dứa có tính giải khát, sinh tân dịch và tiêu thực nhờ có chất bromelin - một enzym thủy phân protid rất mạnh. Dứa chứa bromelin nhiều nhất trong các loại quả, hơn 1.000 đơn vị/g. Chỉ cần một phần bromelin đã có khả năng thủy phân 1.000 phần thịt. Nó có tác dụng tương tự như papain trong đu đủ và pepsin.


Ngoài tác dụng làm mềm thịt, bromelin còn có tính tiêu viêm, giảm phù nề và tụ huyết... nên còn dùng làm nguyên liệu chữa sưng khớp. Tuy nhiên, người ta đã xác định lượng bromelin trong thân cây dứa gấp 20 lần quả.


Nước dứa có tính tẩy xổ mạnh nên ăn nhiều dễ làm tiêu chảy, hoặc khi ăn phải quả còn chưa chín hẳn. Người ta nhận thấy ăn dứa làm cơ thể bớt béo phì, cơ chế tác dụng còn chưa rõ nhưng nhiều vùng đã thấy trong thực tế.


Ăn dứa nhiều có tác dụng giải khát và làm người ta không tăng thêm glucid. Rễ cây dứa còn có tác dụng lợi niệu cao nên đã dùng trong dân gian chữa bệnh sỏi đường tiết niệu. Lấy phèn chua cho vào quả dứa đã khoét sẵn một lỗ, bịt lại rồi đem nướng ăn theo dân gian, mang lại kết quả rất tốt.


Cùi dứa là phần chứa nhiều sinh tố nhất, nhưng mọi người thường bỏ đi. Dứa chứa nhiều vitamin A, C, potassium, calcium và các khoáng chất quan trọng như: sélénium, mangan cần thiết trong việc bảo vệ các mô khỏi sự gây hại trong quá trình oxy hóa dẫn đến các cơn stress. Khi trộn xà lách với dâu tây, chúng vừa chứa chất làm dịu thần kinh vừa bồi bổ sức khỏe. Món ăn này tốt cho bệnh trầm uất.


Dứa thường có mặt trong bữa ăn hàng ngày của người Việt như nấu canh chua, kho thịt bò, kho cá, làm bánh mứt...
LƯU Ý: TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN:

- Dứa có toan tính mạnh, vì thế ai ăn nhiều sẽ rát lưỡi, xót môi. Người bị bệnh dạ dày, tê thấp, đang bị chấn thương gãy xương không nên ăn dứa, vì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của xương.


- Nước dứa có tính tẩy xổ mạnh nên ăn nhiều dễ làm tiêu chảy, hoặc khi ăn phải quả còn chưa chín hẳn.


- Ngộ độc dứa trong mùa dứa chín. Nguyên nhân không phải do bản thân quả dứa có chất độc hoặc do rắn nhả nọc độc vào quả dứa như một số người suy luận vì thấy loài rắn rất ưa dứa chín. Triệu chứng của bệnh này hoàn toàn khác với triệu chứng do nọc rắn gây ra. Nhân dân ta vẫn quen gọi bệnh này là "say dứa". Thủ phạm có thể là một loại nấm độc candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển mạnh về mùa hè trùng với mùa dứa chín.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top