Yếu tố quyết định trong nuôi cấy huyền phù tế bào TV

Nguyễn Sĩ Tuấn

Senior Member
Yếu tố quyết định trong nuôi cấy huyền phù t?

Chào anh Dũng và các anh chị!

? ? ? ? ?Nhóm tụi em đang nghiên cứu nuôi cấy huyền phù tế bào cây thông đỏ (Taxus wallichiana Zucc.) nhưng khi trải tế bào lên mặt thạch thì làm hoài mà các tế bào chỉ tái sinh thành callus mà không chịu thành cây, các anh chị có cách nào không giúp em với.
? ? ? ? ?Em rất mong đợi câu trả lời từ anh Dũng.
 
Cám ơn bạn đã "ưu ái" gửi câu hỏi cho tui. Nhưng thú thật:

01- Hiện tui quá bận với công việc hiện tại, tui kô còn nhiều thời gian.

02- Những câu hỏi thuộc dạng lý thuyết tui có thể tra cứu tài liệu giúp câu trả lời, nhưng với câu hỏi thực nghiệm thì kô dám làm bừa, phải gặp đúng người có kinh nghiệm.

03- Trên SHVN cũng có nhiều cao nhân về thực vật như chị Thảo, Hoàng, ... có thể giúp bạn thành công.

Chúc bạn may mắn.
 
Huyền phù tế bào!

Chào các anh chị,

? ? ? ? Nếu anh Dũng đã có ý kiến như vậy, em rất mong chị Thảo và anh Hoàng giúp cho câu trả lời này.

? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Em cám ơn trước ạ!
 
Về cây Thông Đỏ!

Bạn Hoàng à,

? ? ? ? ? Sao ban lại nghĩ đến TS Nhựt khi nói về cây Thông Đỏ? Khoa học là không phân biệt giai cấp. Các nghiên cứu đầu tiên về Thông Đỏ tại Việt Nam đã được nghiên cứu từ sớm bởi pGS Nguyễn Đức Thành - viện CNSH Việt Nam năm 1995. Hiện nay, theo tôi được biết thì có những nơi sau đang tiến hành nghiên cứu về Thông Đỏ:
? ? ? ? ?1. Phòng sinh lý vật do nhóm của pGS Bùi Trang Việt et al. đang nghiên cứu về nuôi cấy huyền phù tế bào
? ? ? ? ?2. Phòng Nuôi cấy tế bào do pGS Nguyễn Đức Lượng et al. đang nghiên cứu chiết xuất các hợp chất thứ cấp.
? ? ? ? ?3. Phòng CNSH cây rừng do pGS Trần Văn Minh nghiên cứu về nuôi cấy phôi vô tính.

? ? ? ? ? Phân viện Sinh học tại Đà Lạt, với nhóm nghiên cứu của TS Dương Tấn Nhựt là một bộ phận của đại gia đình khoa học Việt Nam đang nghiên cứu về Thông Đỏ và là nhóm đã cụ thể hóa một số thành công qua các bài báo công bố tại hội nghị, tạp chí khoa học...

? ? ? ? ? Nhóm nghiên cứu của tôi tiến hành nghiên cứu về thông đỏ từ cuối năm 2002, sau nhóm của TS Dương Tấn Nhựt, nhưng hoàn toàn nghiên cứu độc lập (1 thành viên trong nhóm nghiên cứu của TS Nhựt đã từng biết vài kết quả nghiên cứu của nhóm tôi năm 2003). Hiện nhóm tôi đang nỗ lực nghiên cứu về thông đỏ, không nhằm mịch đích chạy đua hay thương mại, mà đơn giản là nhóm muốn đóng góp 1 phần nhỏ bé cho nền CNSH cây thuốc còn non trẻ của Việt Nam mà thôi.
 
Về Thông Đỏ

Bạn Hoàng à,

? ? ? ? Tôi không biết bạn có nghiên cứu thông đỏ hay không, nhưng tôi khẳng định việc tạo callus từ thông đỏ tương đối dễ nhưng việc duy trì callus la rất khó bạn nhé.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top