Giải thích giúp em cách gọi tên theo tên la tinh!

Em rất hay bị nhầm lãm trong cách gọi tên la tinh của các laòi vi sinh vật anh chi nào rành có thể giải thích thật tỉ mỉ giúp em không? em cám ơn nhiều!
 
Re: Giải thích giúp em cách gọi tên theo tên la tin

Phạm Ngọc Dương said:
Em rất hay bị nhầm lãm trong cách gọi tên la tinh của các laòi vi sinh vật anh chi nào rành có thể giải thích thật tỉ mỉ giúp em không? em cám ơn nhiều!

Về hệ thống phân loại vi sinh vật thì anh không rành lắm nhưng anh có tài liệu các nguyên tắc chung về phân loại sinh vật. Anh sẽ cố gắng đưa lên nhưng không phải trong tuần này, hì.
 
Em cảm ơn anh tung nhiều! anh giải thích rất ngăn gọn dễ hiểu em thây hiểu hơn nhiều rồi!
to Anh Khương tuần sau anh rỗi thì post tài liệu lên nhé, anh nhớ sửa dúp em bài dịch ở phần probiotic nưa nhé, thanks alot!
 
Cuốn Đa dạng sinh học của PGS. TS. Phạm Bình Quyền và GS. TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn viết đọc khó hiểu lắm, em không phải dân chuyên ngành này thì không nên đọc nó. Còn cuốn vi sinh vật thì cũng có một ít, em có thể đọc nó để tham khảo trước!

Các nguyên tắc mà anh Tùng đưa ra cũng vẫn còn một số vấn đề vì có sự khác biệt giữa hệ thống phân loại thực vật, động vật và vi sinh vật (sẽ chi tiết sau). Nhưng trên cơ bản có thể coi như vậy đã.

to Anh Khương tuần sau anh rỗi thì post tài liệu lên nhé, anh nhớ sửa dúp em bài dịch ở phần probiotic nưa nhé, thanks alot!


Hi`, em mà chờ đến lúc anh rảnh rỗi thì chắc đến mùa quýt sang năm mất. Anh sẽ cố gắng đưa lên as soon as possible!
 
Lại Thanh Tùng said:
Chào bạn Dương.
Để nắm rõ được cách đặt tên và gọi tên các chủng vi sinh vật, bạn nên tham khảo một số sách tiếng Việt hiện có như
Đa dạng sinh học (Ngô Đình Quyền, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia)
Vi Sinh vật học (Nguyễn Lân Dũng và công sự, rất tiếc là mình ko nhớ là nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật hay của Đại học quốc gia)

Tôi xin được nêu một vài nét về định danh trong sinh vật học :
1. Sinh vật được chia thành các nhóm có đặc điểm tương đồng (di truyền, hình thái, dinh dưỡng, ...) bao gồm các bậc phân loại chính từ thấp đến cao là  : Chi, Họ, Bộ, Lớp, Ngành
2. Chi được coi như bậc phân loại cơ bản, bao gồm các loài có đặc điểm sinh học rất gần gũi.
3. Một loài sinh vật được định danh theo nguyên tắc tên kép :
         - gồm tên chi và tên loài, ví dụ : Bacillus subtilis. Trong đó tên chi đứng trước, tên loài đứng sau,
         - nếu chưa xác định hoặc vẫn còn những tranh luận về tên loài thì sẽ thay tên loài bằng cụm ký tự : sp. vs : Bacillus sp..  
         - Ngoài ra tên vi sinh vật còn được bổ sung thêm cụm từ mở rộng (mang tính chú thích, ký hiệu thêm, ...). Thông thường phần mở rộng này có thể là tên người định danh được vi sinh vật, các số hiệu lưu trữ, địa danh, ... vd: Bacillus subtilis dương  :lol:

Xin đóng góp một chút kiến thức, hy vọng phần nào giúp được bạn.

Không chỉ đơn giản thế này đâu! Đừng có nghe xui dại! Đóng góp thế này thì chết con nhà người ta! Ngại quá, không lẽ lại làm một bài tràng giang đại hải!

2. Chi được coi như bậc phân loại cơ bản, bao gồm các loài có đặc điểm sinh học rất gần gũi.>>>> Có nhầm không đây, đã đọc cuốn Nguồn gốc loài của Darwin chưa vậy? Ờ mà chả cần đọc cuốn này, đọc béng sách cấp III đi. Loài mới là đơn vị cơ bản nghe chưa! Và khái niệm loài sinh học (cách ly bằng sinh sản) là tiêu chuẩn "ngon" nhất nhưng chỉ áp dụng được với các đối tượng sinh sản hữu tính! Giống (chi), bộ họ cũng chỉ là tập hợp các loài mà thôi!

- gồm tên chi và tên loài, ví dụ : Bacillus subtilis. Trong đó tên chi đứng trước, tên loài đứng sau, >>>> Chưa đủ, đó là tên thường quy, còn nữa, một tên khoa học được gọi là hợp pháp thì phải có tên giống (chi) tên loài rồi đến tên tác giả, tiếp theo là năm mô tả loài đó! Chưa hết, một số trướng hợp sau giống (chi) có thể có tên dưới giống (chi), sau tên loài có thể có tên dưới loài (với thực vật gọi là thứ và thêm chữ var. xen vào). Tên giống và loài phải viết nghiêng, các phần còn lại viết đứng, tên tác giả viết hoa và latin hóa (không có kiểu là dương mà phải chuyển là Duong). Còn nữa nếu tên của một loài là tên gốc từ khi mô tả thì tên tác giả không để trong ngoặc đơn, trong trường hợp có ai đó di chuyển loài đó sang giống khác thì tên loài vẫn giữ nguyên nhưng tên tác giả và năm công bố được ném vào trong ngoặc đơn.

? - Ngoài ra tên vi sinh vật còn được bổ sung thêm cụm từ mở rộng (mang tính chú thích, ký hiệu thêm, ...). Thông thường phần mở rộng này có thể là tên người định danh được vi sinh vật,>>>> Không phải thông thường là tên người định danh, định danh hay định loại thì chả có ý quyền gì cho vào tên loài mà may ra thì có tên trong cái phiếu của tiêu bản mà người đó định loại! Còn đi kèm với tên của loài là một loạt hệ thông rất phức tạp, kể ra ở đây không hết!
Bacillus subtilis dương >>> viết thế này thì chữ dương sẽ được hiểu là loài phụ của loài B. subtilis! Còn nữa chữ dương nhất định phải chuyển thành duong!
Nói chung là đọc lại sách vở đi thôi!
 
Re: Giải thích giúp em cách gọi tên theo tên la tin

Phạm Ngọc Dương said:
Em rất hay bị nhầm lãm trong cách gọi tên la tinh của các laòi vi sinh vật anh chi nào rành có thể giải thích thật tỉ mỉ giúp em không? em cám ơn nhiều!

Tui hoàn toàn kô hiểu ý câu hỏi này.
 
Tạm thời trích dẫn một ít từ tài liệu của PGS. TS. Nguyễn Anh Diệp các bạn có thể tham khảo, tớ sẽ đưa thêm lên sau:

Tên khoa học của các taxon sinh vật

1. Luật danh pháp sinh vật
Luật danh pháp sinh vật gồm các quy tắc và những điều cần lưu ý trong khi đặt tên khoa học cho các taxon sinh vật và những điều cần lưu ý khi áp dụng và xét về tương quan giữa các tên đã đặt ra từ trước.
Hiện nay có ba bộ luật quốc tế về danh pháp sinh vật độc lập với nhau:
Luật quốc tế danh pháp động vật  - International Cod of Zoological Nomenclature – ICZN
Luật quốc tế danh pháp thực vật   - International Cod of Botanical Nomenclature   - ICBN
Luật quốc tế danh pháp vi khuẩn  - International Code of Nomenclature of Bacteria – ICNB
Luật danh pháp sinh vật không có tính chất pháp lý như các bộ luật khac. Việc tuân thủ các điều khoản của luật danh pháp hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện chấp hành của các nhà phân loại học. Sự “trừng phạt” duy nhất có thể áp dụng đối với những nha phân loại học không chấp hnàh các điều khoaả của luật danh pháp là sự xem thường, không tôn trọng của các đồng nghiệp và không để ý đến tác phẩm của họ. Các nhà phân loại học cần tìm hiểu và tuân thủ các điều luật về danh pháp, ngay cả khi có những ý kiến bất đồng. Những ý kiến bất đồng càn thảo luận có thể đề xuất lên tiểu ban danh pháp xem xét và quyết định.

2. Tính chất của tên khoa học
- Tính duy nhất: Mỗi taxon chỉ có một tên duy nhất, khác với các tên khác. Nếu như một taxon đã có nhiều tên khác nhau thì phải áp dụng nguyên tắc ưu tiên trong luật danh pháp quốc tế để xác định một tên duy nhất là tên đúng hay tên có hiệu lực (theo ICBN, ICZN, ICNB).
- Tính phổ cập: Nếu như chỉ gọi các loài sinh vật theo tiếng địa phương thì việc trao đổi thông tin khoa học giũa các nhà sinh học trên thế giới sẽ vô cùng khó khăn. Để có thể trao đổi thông tin, các nhà sinh học sẽ phải học tên các loài sinh vật bằng rất nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau. Đôi khi, một loài sinh vật có thể được  gọi theo hai hoặc ba tên theo tiếng địa phương, ngược lại cũng có không ít trường hợp một tên có thể gọi cho hai hoặc ba loài khác nhau. Để khắc phục khó khăn này, các nhà sinh học trên toàn thế giới nhất trí cách gọi tên sinh vật theo một loại ngôn ngữ chung – ngôn ngữ Latin. Vì vậy tên khoa học của các taxon sinh vật cũng thường được gọi là tên Latin.
- Tính ổn định: Bất cứ một thay đổi nào đối với một tên khoa học đã được đặt ra của một taxon sinh vật đều gây nên sự xáo trộn và những khó khăn trong việc lưu trữ và truy cập thông tin sinh học. Mục tiêu của luật danh pháp quốc tế là nhằm đảm bảo ba tính chất cơ bản của tên khoa học của các taxon sinh vật và nâng cao hiệu quả của hệ thống lưu trữ và trao đổi thông tin khoa học giữa các nhà phân loại học và sinh học toàn thế giới. Nếu trong trường hợp cá biệt nào đó tính ổn định của danh pháp bị đe doạ thì Uỷ ban Quốc tế về danh pháp tuỳ điều kiện cụ thể có thể đình chỉ việc áp dụng chặt chẽ bộ luật này.

3. Tên khoa học của taxon loài
Tên khoa học của các loài sinh vật (động vật, thực vật, vi khuẩn) là tên kép (biomen) gồm hai từ: Từ thứ nhất là tên giống (chi - ở thực vật), từ thứ hai là tên riêng của loài, chữ cái đầu tiên của tên giống bao giờ cũng viết hoa, từ riêng của loài không bao giờ viết hoa. Ví dụ: Ruồi nhà – Musca domestica L. ; Từ riêng của loài không bao giờ đứng riêng, bao giờ cũng phải viết sau tên giống.
Trong một báo cáo hoặc một tài liệu khoa học, khi đã viết đầy đủ tên hai từ thì những lần sau có thể viết tắt tên của giống. Ví dụ: M. domestica. Trong trường hợp có thể nhầm lẫn như tên hai loài muỗi Aedes aegytiAnopheles maculipenis, khi viết tắt có thể viết: Ae. aegypyAn. maculipenis. Cần nhớ: Cuối từ viết tắt của tên giống bao giờ cũng phải có dấu chấm.  
Tên giống và tên riêng của loài có thể là từ ghép của hai hay nhiều từ, nhưng phải viết liền thành một từ, không dùng dấu nối (tên loài thực vật có thể dùng dấu nối những từ ghép).
Tên khoa học của các taxon nhóm loài phải là một từ Latin hoặc Latin hoá, gồm hai hoặc nhiều hơn 2 chữ cái, hoặc một từ ghép của hai từ nhưng không có dấu nối và phải là tính từ hoặc động tính từ (particible) danh cách (nominative) số ít, và hợp với tên giống về ngữ pháp, hoặc một danh từ ở dạng danh từ cách số ít làm đồng vị ngữ của tên giống, hoặc một danh dừ thuộc cách (cách sở hữu), một tính từ dùng như một danh từ thuộc cách.
Trong phân loại thực vật tên loài cũng tương tự như ở động vật. Tuy nhiên, tên riêng của loài có thể dùng từ bất kỳ nguồn nào thậm chí có thể là từ ghép hoàn toàn nhân tạo. Từ tên riêng của loài có thể là từ ghép của hai hoặc nhiều từ nối với nhau bằng dấu nối và phải là một tính từ hoặc một danh từ thuộc cách, hoặc một đồng vị ngữ. Ví du: Atropa bella-donna.

4. Tác giả và cách trích dẫn tác giả của tên khoa học
4.1 Tác giả của tên khoa học
Tác giả hoặc các tác giả của tên khoa học của một taxon sinh vật là người hoặc những người đầu tiên công bố tên khoa học theo các quy định về tiêu chuẩn công bố hợp lệ hoặ công bố có hiệu lực và áp dụng đầy đủ các quy định về cách đặt tên khoa học.
4.2 Cách trích dẫn tên tác giả
Luật danh pháp động vật không có quy định bắt buộc phải trích dẫn tên tác giả của tên khoa học nhưng khuyến cáo nên trích dẫn tên tác giả cùng với thời gian công bố, để làm tăng giá trị tham khảo của tên khoa học, nhất là trong trường hợp xét tương quan giữa các tên đồng danh (một tên khoa học gọi cho hai hoặc nhiều taxon = homonym).
Luật danh pháp thực vật quy định việc trích dẫn tên tác giả của tên khoa học cùng với thời gian công bố là cần thiết với mục đích hướng dẫn sử dụng chính xác và đầy đủ tên khoa học của một taxon.
Tác giả của tên khoa học, nếu được trích dẫn, không tính là thành phần của tên khoa học, nhưng làm tăng tính chính xác và giá trị tham khảo của tên khoa học: Caliphaea thailandica Asahina, 1976;
Khi trích dẫn, tên tác giả, viết sau tên khoa học với khoảng cách thích hợp, nhưng không có dấu chẩm, phẩy hoặc bất kỳ dấu nào khác. Nếu tên tác giả có nguồn gốc không phải là tiếng Latin thì phải Latin hoá và không viết các loại dấu phụ. Trong cùng một báo cáo hay một thảo luận khoa học, nếu một tên khoa học của một taxon đã được trích dẫn đầy đủ tên tác giả và thời gian công bố, thì những lần viết sau không cần dẫn tên tác giả. Nếu có hai hoặc nhiều người đồng thời là tác giả của một tên khoa học, sau khi đã trích dẫn đầy đủ tên các tác giả, thì những lần sau (trong cùng một báo cáo hoặc thảo luận khoa học) có thể viết tên tác giả đầu tiên thêm vào ,et al.’

+ Dùng từ exin khi trích dẫn

Đôi khi có hai tên tác giả của tên khoa học được trích dẫn, viết nối với nhau bàng từ in hoặc ex. Hoặc sensu: ví dụ:
Viburnum ternatum  Rechder in Sargent

Tên tác giả viết như trên có nghĩa là Rechder là người công bố tên hữu hiệu Viburnum ternatum trong tác phẩm của Sargent. Viết như trên chỉ với mục đích chỉ ra tác phẩm công bố có liên quan đến tên khoa học. Trong trường hợp như vậy, tên viết trước in là tên tác giả. Có thể lược bỏ in Sargent.

Gosypium tomentosun Nutt. ex Seem
Trong ví dụ này, tên tác giả này tên tác giả được viết Nutt. ex Seem có nghĩa là: Nutt. Là tên người đặt tên khoa học Gossypium tomentosun, nhưng không công bố mà chỉ viết trong nhãn của vật mẫu mang tên, hoặc công bố không hợp lệ vì chưa bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn công bố theo luật, vì vậy không phải là tác giả của tên. Seem (viết sau ex) là tên tác giả công bố hữu hiệu (hay hợp lệ) tên khoa học này. Như vậy, tên viết sau ex là tên tác giả của tên khoa học, viết trước ex tuy là người đặt tên nhưng không phải là tác giả của tên, có thể lược bỏ. Tên khoa học này có thể viết gọn lại thành: Gossypium tomentosun Seem.

Theo ICZN và ICNB, tên viết trước ex là tên tác giả công bố hợp lệ
 
Re: Giải thích giúp em cách gọi tên theo tên la tin

Trần Hoàng Dũng said:
Phạm Ngọc Dương said:
Em rất hay bị nhầm lãm trong cách gọi tên la tinh của các laòi vi sinh vật anh chi nào rành có thể giải thích thật tỉ mỉ giúp em không? em cám ơn nhiều!

Tui hoàn toàn kô hiểu ý câu hỏi này.


Xin lôi tại em nói chưa hiết ý đó thôi, ý em muấn mọi người giải thích hộ cách gọi tên của các vi sinh vật vì em đọc thấy nó rác rối quá! :p
 
vậy ý bạn là ví dụ tên Homo sapien sapien thì Homo nghĩa là gì và sapien nghĩa là gì, vì bạn đọc mà kô hiểu gì cả, đúng vậy kô? Nếu đúng vậy:

01- bạn phải đi học tiếng Latinh.

02- Tên nào bạn kô hiểu thì mang lên đây nếu ai biết thì họ sẽ giúp 1 cách cụ thể, chứ làm sao mà giải thích hết được kia chứ.
 
" mình đã đưa những nét chung về định danh sinh vật nhằm giải quyết phần nào câu hỏi của bạn Khương"

Em có hỏi gì đâu???


"Không nên vặn vẹo ghê thế, nếu thích tranh luận thì tôi và bạn sẽ có một cuộc gặp trực tiếp về vấn đề phân loại này xem ai phải đọc lại sách vở ---- hì hì cái này dân Net gọi là pvp đó bạn có biết không, "

Có tranh luận thì vấn đề mới được giải quyết chứ, còn em đồng ý với ý kiến của anh Cương.

"Cảm ơn bạn Khương, dù biết rằng bạn sẽ đưa thêm thông tin nhưng tôi vẫn xin hỏi là International Code of Nomenclature of Bacteria có được dùng chung cho các vi sinh vật khác (Nấm mốc, xạ khuẩn, ...) ?không ? hay là có thêm các IC khác tương ứng"

Về phân loại vi sinh vật thì như em đã nói ngay từ trên (anh có thể đọc lại ở bài đầu tiên em post trong chủ đề này), xinh nhắc lại là em không rành.

"Bạn có thể cho biết tác giả đã tham khảo từ các nguồn tài liệu nào không (nếu có nguồn trực tiếp trên internet thì thật là tốt). Mong hồi đáp (hì hì nhưng không vội đâu nhé, lúc nào cũng được chỉ tội là đừng đến mùa quýt sang năm ? )"

Cái này anh có thể hỏi trực tiếp thầy Diệp, em nghĩ thầy sẽ chỉ cho anh rất tận tình đấy (nếu không biết nhà thì có thể nhờ anh Cương đưa đến).

----

"02- Tên nào bạn kô hiểu thì mang lên đây nếu ai biết thì họ sẽ giúp 1 cách cụ thể, chứ làm sao mà giải thích hết được kia chứ."

em nên làm theo cách này!
------
@ Anh Dũng: Cho tới bây giờ thì em vẫn không biết Homo nghĩa là gì và sapien nghĩa là gì cả?
@ Dương: Em có biết Homo sapien sapien là con gì không?
 
Tui kô học tiếng Latinh, chữ Homo sapien sapien ?theo tui nhớ thì sapien nghĩa là tinh khôn (wise trong tiếng ANh) nên Homo sapien sapien ?nghĩa là người đàn ông tinh khôn/thông minh.
 
Em thì không được học tiếng la tinh cũng như phân loại học vì thế với những vấn đề này dường như rất mới với em em cũng chưa biết góp ý thế nào cả em sẽ đọc và tìm hiểu thêm. Nhưng các anh hay có găng đưa đầy đủ những nét chính cho em nhé. Nói thực ra thi hiểu biết của em ở lĩnh vực này gần như bằng không.
 
Phạm Ngọc Dương said:
Em thì không được học tiếng la tinh cũng như phân loại học vì thế với những vấn đề này dường như rất mới với em em cũng chưa biết góp ý thế nào cả em sẽ đọc và tìm hiểu thêm. Nhưng các anh hay có găng đưa đầy đủ những nét chính cho em nhé. Nói thực ra thi hiểu biết của em ở lĩnh vực này gần như bằng không.

Là đưa cái gì???? Em nên tập diễn đạt ý tưởng của mình thật đầy đủ và chính xác.
 
Mình mới phải thi song môn nguyên tắc phân loại do thầy Nguyễn Anh Diệp dậy kì trước. giáo trình của thầy viết như anh Khương đã post. mình nghĩ Dương chỉ cần đọc kĩ bài này thì có thể hiểu thôi.
cách gọi tên như giáo trình của thầy Diệp là áp dụng cho cả ĐV,TV,VSV.bởi vì trong nguyên tắc phân loại sinh vật thì tên khoa học được áp dụng cho các taxon. mà ĐV,TV,VSV khi đã được phân loại thì đều thuộc một taxon nhất định
theo mình nghĩ bạn nên đọc thêm cả cách gọi tên của các bậc taxon trên loài và dưới loài như vậy xẽ giúp bạn không bị nhầm lẫn trong cách gọi tên của các loài. ví như khi bạn nhìn thấy một tên loài nào đó tự dưng bạn lại thấy nó có 3 từ mà không phải là 2 từ như thông thường làm bạn lúng túng. phải không ?
 
Cho em hỏi trong tên vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv.oryzicola "pv" có nghĩa là gì ạ.Em chỉ biết tiếng anh là pathovar nhưng không rõ nghĩa gì?Mong anh chị giúp em ạ.Cảm ơn mọi người nhiều!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top