Bài tập sinh lớp 10 cần mọi người giúp đỡ

canh cut nd k16a

Senior Member
Bài tập sinh

[/quote][/quote][/quote][/quote]Một gen khi tự nhân đôi tạo thành 2 gen con đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 525 T tự do. Tổng số nu của 2 gen con là 3000 nu.
a/ Tìm số nu tự do cần dùng cho mỗi loại còn lại.
b/ Nếu gen nói trên trải qua 3 lần nhân đôi thì đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu nu tự do cho từng loại?
 
a/Theo đề bài ta có :
Số nu của gen đó là N = 1500 ( gen nhân đôi 1 lần tạo ra 2 gen con )
mtcc 525 nu loại T => gen trên có 525 loại T
=> A=T= 525
Ta có :
A+ G = T + X= N/2=1500/2= 750
=> G=X= 750 -525 = 225
b/ Khi gen nhân đôi 3 lần thì số nu tự do cần môi trường cung cấp là :
Amtcc = Tmtcc = 525.(2^3 -1)=3675
Gmtcc = Xmtcc = 225.(2^3 -1)=1575
c/ Số gen con tạo ra hoàn toàn từ nu môi trường( hai mạch đều tạo từ nguyên liệu mt) là : 2^3 -2 = 6
d/ Câu này dùng công thức tương tự câu b chỉ thay số 3 bằng 5 là xong.
mọi chi tiết xin liên hệ
saonguulang.longho@yahoo.com
 
theo mình loại toán như thế này không nên ra để hs làm nữa. Vì thực tế khi gen nhân đôi nguyên liệu cung cấp đâu tính được phải không nhỉ?
- Thứ nhất: Ngoài các nu cung cấp cho mạch của gen còn có đoạn mồi
- Thứ hai: Khi nhân đôi ADN pol không có khả năng hoàn thiện được đầu cuối của 5' ở mỗi mạch
Nên loại toán này không làm được.
:twisted:
 
Về cấp độ phổ thông, không phải dân chuyên Sinh thì như vậy là được rồi. Ý kiến của bạn đúng đấy.
 
Thế tại sao thấy cô lại ra cho học sinh làm?:xinkieu:
Nhân tiện sanhhp cho mình hỏi ''đoạn mồi'' là gì nhé!:mrgreen:
 
Bài tập sinh học lớp 10 cần mọi người giúp đỡ

theo mình loại toán như thế này không nên ra để hs làm nữa. Vì thực tế khi gen nhân đôi nguyên liệu cung cấp đâu tính được phải không nhỉ?
- Thứ nhất: Ngoài các nu cung cấp cho mạch của gen còn có đoạn mồi
- Thứ hai: Khi nhân đôi ADN pol không có khả năng hoàn thiện được đầu cuối của 5' ở mỗi mạch
Nên loại toán này không làm được.
:twisted:

Hì, cả ơn sanhhp và LeeHo !
Nhưng sao Thư viện sinh học lại nói thế này nhỉ (chú ý phần màu xanh ở cuối bài):
I: ADN

1. Cấu trúc chung

- ADN cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N, P

- ADN là 1 đại phân tử, cấu trúc theo nguyên tắc đa phân gồm nhiều đơn phân là các Nucleotit (viết tắt là Nu)

- ADN thường gặp có cấu trúc 2 mạch bổ sung, xoắn phải (theo mô hình của J.Oat xơn và F Crick), 2 mạch ngược chiều nhau, liên kết giữa các Nu trên 1 mạch là liên kết photphodieste; giữa các Nu trên 2 mạch với nhau là liên kết Hidro.



(mô hình ADN-phân tử của sự sống)

- Có nhiều loại ADN khác nhau, trong đó loại ADN mà J.Oat xơn và F Crick công bố là loại B, ngoài ra còn có nhiều loại ADN khác: A, C, D,... Z khác nhau chủ yếu ở kích thước và số Nu trong 1 chu kì. Đáng chú ý là ADN loại Z cấu trúc xoắn trái. ADN mạch đơn tìm thấy ở virus.

2. Cấu trúc cụ thể 1 Nu:

Đơn phân của ADN là Nucleotit, cấu trúc gồm 3 thành phần:

- Đường đeoxiriboz:

- Nhóm Photphat

- Bazo nito: gồm 2 loại chính: purin và pirimidin:



+ Purin: Nucleotit có kích thước lớn hơn: A (Adenin) và G (Guanin)

+ Pirimidin: Nucleotit có kích thước nhỏ hơn: T (Timin) và X (Xitozin)

Vì các thành phần đường và photphat là chung cho các Nu, nên người ta vẫn gọi thành phần bazo nito là Nu: Nu loại A, G, T, X...

Bazo nito liên kết với đường tai vị trí C thứ 1; nhóm photphat liên kết với đường tại vị trí C thứ 5 tạo thành cấu trúc 1 Nucleotit

3. Sự tạo mạch



Khi tạo mạch, nhóm photphat của Nu đứng trước sẽ tạo liên kết với nhóm OH của Nu đứng sau (tại vị trí C số 3). Liên kết này là liên kết photphodieste (nhóm photphat tạo liên kết este với OH của đường của chính nó và tạo liên kết este thứ 2 với OH của đường của Nu kế tiếp => đieste). Liên kết này, tính theo số thứ tự đính với C trong đường thì sẽ là hướng 3'-OH; 5'-photphat.

Giữa 2 mạch, các Nu liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung. A liên kết với T bằng 2 liên kết Hidro; G liên kết với X bằng 3 liên kết Hidro. Do liên kết Hidro là liên kết yếu, nên nó có thể bị phá vỡ dễ dàng trong quá trình nhân đôi ADN và phiên mã gen.

II: QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN:

1. Thời điểm:

ADN được nhân đôi vào giai đoạn S thuộc kì trung gian của chu kì tế bào. Kì trung gian có 3 giai đoạn chính: G1, S, G2. Cụ thể, khi tế bào vượt qua điểm R (điểm cuối pha G1) nó sẽ bước vào S và nhân đôi ADN, dẫn đến nhân đôi NST.

2. Nguyên liệu:

Các Nucleotit các loại : A, T, G, X; năng lượng cung cấp dưới dạng ATP, hệ enzim sao chép.

3. Nguyên tắc:

- Bổ sung.

- Bán bảo toàn.

Có nhiều thí nghiệm chứng minh nguyên tắc nhân đôi ADN (đặc biệt là nguyên tắc bán bảo toàn) trong đó 1 thí nghiệm nổi tiếng là của Meselson và Stahl. Hai ông dùng đồng vị phóng xạ đánh dấu ADN, sau đó cho vi khuẩn chứa ADN này thực hiện quá trình nhân đôi ADN trong môi trường . Nhờ thực hiện ly tâm và phân tích kết quả thu được, họ đã chứng minh được cơ chế nhân đôi bán bảo toàn của ADN.

4: Khởi đầu:

- Ta đều biết ADN xoắn khá chặt, và như vậy rất khó tạo điều kiện cho các enzim tiếp xúc. Vì vậy, hoạt động đầu tiên của quá trình là dãn mạch ADN nhờ enzim girase (1 loại enzim ADN topoisomeraza)

- Sau khi dãn mạch, enzim helicase sẽ cắt liên kết Hidro bắt đầu tại vị trí khởi đầu sao chép (ori) để tách 2 mạch của ADN, tạo chạc sao chép.

- Chạc sao chép được hình thành, các phân tử protein SSB (protein liên kết sợi đơn) sẽ bám vào sợi ADN đơn để ngăn 2 mạch tái liên kết với nhau, giữ 2 mạch thẳng, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ enzim hoạt động.

* Thông thường, mỗi khi tách mạch ra, thì tại vị trí tách mạch sẽ hình thành 2 chạc sao chép ngược chiều với nhau.

5. Hình thành mạch:

a. Xét ở sinh vật nhân sơ:

Trong quá trình nhân đôi ADN có sự tham gia của rất nhiều enzim. 1 trong số những enzim quan trọng là ADN polimeraza (ADN pol - vai trò chính ở nhân sơ là ADN pol III). Enzim ADN pol có 1 đặc tính là chỉ có thể bổ sung mạch mới dựa trên đầu 3'-OH có sẵn. Điều này dẫn tới 2 đặc điểm:

- ADN pol không thể tự tổng hợp mạch mới (Nhưng ARN pol thì không đòi hỏi yêu cầu này)=> cần 1 đoạn mồi khoảng 10 Nu (thường là ARN) - primer (enzim tổng hợp là primase - 1 loại ARN polimeraza). Đoạn mồi này có vai trò cung cấp đầu 3'-OH cho ADN pol tổng hợp mạch mới. Sau đó, đoạn mồi này, thường, sẽ được thay thế bằng 1 đoạn ADN tương ứng.

- ADN pol (III) chỉ có thể tổng hợp mạch mới theo chiều 5'-3'. Do vậy, trên mạch khuôn chiều 3'-5' sẽ được tổng hợp liên tục; còn mạch 5'-3' sẽ được tổng hợp gián đoạn thành các đoạn ADN ngắn khoảng 1000 Nu (gọi là đoạn Okazaki).

Tiến trình có thể hiểu đơn giản là:

+ Sau khi hình thành chạc sao chép, enzim primase (ARN pol) sẽ tổng hợp 1 đoạn ARN mồi.

+ ADN pol III nối dài mạch dựa trên đoạn mồi đó. Trên mạch 3'-5', nó tổng hợp liên tục, hướng vào chạc sao chép; trên mạch 5'-3' tổng hợp gián đoạn thành các đoạn Okazaki, ngược hướng so với hướng phát triển của chạc sao chép.

+ Các đoạn mồi này hầu hết sẽ được enzim ADN pol I cắt đi và thay thế bằng 1 đoạn ADN tương ứng.

Sở dĩ nói hầu hết, vì đoạn mồi đầu tiên, ngoài cùng của ADN, nó cần 1 enzim riêng để tổng hợp đoạn ADN tương ứng (enzim này bản chất giống như 1 enzim sao chép ngược). Enzim này chỉ tồn tại trong các tế bào gốc, chưa biệt hóa. Ở các tế bào đã biệt hóa, gen tổng hợp enzim này bị khóa, do vậy sau mỗi lần nhân đôi, ADN lại ngắn đi 1 đoạn nhỏ. Điều này làm hạn chế số lần nhân đôi của tế bào, và cũng là 1 cơ chế tự chết của tế bào. 1 vài tế bào bị đột biến làm mở gen này -> không hạn chế phân bào -> phát triển thành ung thư (đây là 1 cơ chế gây ung thư)

+ Enzim ligaza sẽ nối các đoạn ADN rời lại với nhau (những đoạn Okazaki với đoạn ADN thay thế đoạn mồi...)

b. Ở sinh vật nhân thực.

Sự nhân đôi ở sinh vật nhân thực nhìn chung là giống sinh vật nhân sơ. Tuy nhiên, có 1 vài điểm khác đáng lưu ý:

- Ở sinh vật nhân sơ chỉ có 1 điểm khởi đầu sao chép (Ori C), nhưng ở sinh vật nhân thực, do hệ gen lớn, nên có rất nhiều điểm khởi đầu tái bản.

- Ở sinh vật nhân thực, hệ enzim tham gia phức tạp hơn so với nhân sơ. Hệ enzim ADN pol có nhiều loại alpha, beta, gama... và cơ chế hoạt động phức tạp hơn.

- Nhìn chung, tốc độ nhân đôi ở sinh vật nhân sơ lớn hơn ở sinh vật nhân thực.

6. Hoàn thiện:

Ở cả sinh vật nhân sơ và nhân thực luôn có quá trình sửa sai nhờ hệ thống enzim sửa sai luôn rà soát trên phân tử ADN.

Phân tử ADN sau khi tổng hợp xong sẽ hình thành cấu trúc ổn định (cuộn xoắn, liên kết với protein...) và độc lập với phân tử ADN mẹ. Quá trình nhân đôi ADN kết thúc thường dẫn tới quá trình phân chia tế bào.

III CÁC SỐ LIỆU CẦN NHỚ.

- 1 ångström (Å) = 0,1 nanômét

- Đường kính của ADN là 20 Å

- Chiều dài 1 chu kì xoắn (10 cặp bazo): 34 Å

- Chiều dài 1 Nu 3.4 Å

- A = T; G = X (A, T, G, X là số lượng cácNu tương ứng trên cả đoạn ADN đang xét)

- A1 = T2; A2 =T1; G1 =X2; G2 = X1 (A1, A2... là các Nu từng loại trên mạch 1, mạch 2)

- A liên kết với T bằng 2 liên kết Hidro; G liên kết với X bằng 3 liên kết Hidro => Số liên kết Hidro được tính: H = 2A+3G

- 1 lần nhân đôi, 1 phân tử ADN tạo ra 2 phân tử ADN con. Do vậy

sau k lần nhân đôi, 1 phân tử ADN tạo ra 2^k phân tử ADN con;

n phân tử ADN ban đầu, sau k lần nhân đôi sẽ tạo ra n.2^k phân tử ADN con.

- (Số Nu môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi ADN) = (số Nu có trong tổng phân tử con) - (số Nu có trong ADN ban đầu)

 
Phần màu xanh cũng không có gì sai chỉ là không tổng quát cho lắm.
Công thức tổng quát là :
Số Nu mtcc = (2^k-1).N
Trong đó : k là số lần tự nhân đôi
N là tổng số Nu của gen ban đầu
 
Em cũng nghĩ thế!
Nhưng ''mài đít quần'' trên ghế nhà trường thì nhất nhất phải theo thầy cô...cho an toàn:mrgreen:
 
Sinh học mà em ngày hôm nay mình học là đúng nhưng ngày hôm sau người ta phát minh ra cái mới là sai liền hà
 
theo mình loại toán như thế này không nên ra vì thực tế khi ADN nhân đôi thì không thể tính được chính xác bằng công thức có bao nhiêu nucleotit tham gia.
 
Sinh học mà em ngày hôm nay mình học là đúng nhưng ngày hôm sau người ta phát minh ra cái mới là sai liền hà

Biết là thế nhưng cãi thầy cô là chết liền!:mrgreen:
Dại gì...:)
Vấn đề hàng đầu của bọn em vẫn là thi vào đại học. Ngày nào đề đại học còn ra những dạng toán kiểu này thì vẫn còn phải học.
Nhưng nếu không đúng với thực tế thì cũng bức xúc lắm cơ!:twisted:
 
thực tế đề đại học đâu ra kiểu ấy nữa chứ.
ai dại gì ra đề kiều ấy đề bị chưởi à phải không
còn việc thầy cô dạy kiểu ấy chắc mình nghĩ dù sao cũng là dạng để gây hứng thú cho học sinh còn việc phục vụ cho thi cử chắc không có ý nghĩa
Ví dụ: Sinh học thầy cô khi dạy ADN thường bắt chúng ta tính số liên kết hóa trị và số liên kết photphodieste. Số liên kết photphodieste thì còn tính được còn liên kết hóa trị thì chắc bố cố cũng chẳng tính nổi. Điều này chắc các bạn học hóa đã biết ngay trong phân tử đường C5H10O4 đã bao nhiêu liên kết cộng hóa trị?????
Vậy mà khi đi học thầy cô cũng bắt tính đấy thôi
ngay cả sách phan kì nam cũng có công thức đấy. Nên thực tế mình nghi ta chỉ học những cái đúng thôi
Tuy nhiên sách giáo khao sinh học 12 trong phần điều hòa hoạt động gen vẫn ghi rõ ràng là phân tử Lactose là phân tử cảm ứng liên kết với protein ức chế nhưng thực tế là phân tử Allolactose chứ nhỉ???? không biết thiddaij học có ra như sách hay không?????????????
 
thầy cô giờ ai cũng nói mong học sinh cãi hay ý kiến nhưng tốt nhất là nên hỏi kín chứ cãi tay ngang ít ai ko đì tới đất đâu
 
uh,thì biết là bảo thủ nhưng mà thế nên mới nói là hỏi kín chứ!đừng ào ào:cô sai rồi ,hay là cãi nhau bốc lửa với cô,cô mất mặt cái là điểm liệt cả đời mà ôm hận ngậm ngùi đấy nhóc
 
Mấy bác giúp em bài này nữa nè:
Trong quá trình sao mã của 1 gen, môi trường nội bào đã cung cấp 600 rN tự do loại G, 1260 rN loại A. Trên mạch 1 của gen có T=420 nu, G=100 nu. Trên mạch thứ 2 của gen có G= 200 nu, T=180 nu.
a/ Xác định mạch gốc và số lần sao mã của gen.
b/ Tính số rN tự do cần dùng của loại còn lại.
 
Mấy bác giúp em bài này nữa nè:
Trong quá trình sao mã của 1 gen, môi trường nội bào đã cung cấp 600 rN tự do loại G, 1260 rN loại A. Trên mạch 1 của gen có T=420 nu, G=100 nu. Trên mạch thứ 2 của gen có G= 200 nu, T=180 nu.
a/ Xác định mạch gốc và số lần sao mã của gen.
b/ Tính số rN tự do cần dùng của loại còn lại.
theo bài ra ta có nhé
T1 = A2 = 420
A1 = T2 = 180
G1 = X2 = 100
X1 = G2 = 200
nếu mạch 2 là mạch gốc ta có
k là số lần phiên mã; k = 600/100 = 6 và k = 1260/180 = 7 (vô lý quá nhỉ) => mạch 2 không là mạch gốc => mạch 1 là mạch gôc và có
k = 600/200 = 1260/420 =3 lần
suy tiếp số nu tự do cần dùng từng loại
G tự do = 600
X tự do = 100*3 = 300
A tự do = 1260
U tự do = 180*3 = 540:???:
 
theo bài ra ta có nhé
T1 = A2 = 420
A1 = T2 = 180
G1 = X2 = 100
X1 = G2 = 200
nếu mạch 2 là mạch gốc ta có
k là số lần phiên mã; k = 600/100 = 6 và k = 1260/180 = 7 (vô lý quá nhỉ) => mạch 2 không là mạch gốc => mạch 1 là mạch gôc và có
k = 600/200 = 1260/420 =3 lần
suy tiếp số nu tự do cần dùng từng loại
G tự do = 600
X tự do = 100*3 = 300
A tự do = 1260
U tự do = 180*3 = 540:???:

Mấy bài kiểu này thì giải được phải không sanhhp?:mrgreen:
Còn mạch nào là mạch gốc thì chỉ cần chỉ ra chứ không cần giải thích gì thêm à?:)
 
Nói thực loại này thực tế canh cut nd cũng hiểu là không đúng mà. Vì mARN sau khi được tổng hơp sẽ gắn đuôi poly A và ngay khi đang tổng hợp được một đoạn khoảng vài chục nucleotit đầu 5' đã gắn muc đầu 5' (một dạng biến đổi của G) heheh phải không nhỉ? (tất nhiên là đối với Eucaryota
Còn mạch nào là mạch khuôn mình giải thích rùi mà. Nếu mạch 2 là mạch gốc thì vô lý quá do k không bằng nhau nhỉ???
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,651
Messages
71,544
Members
55,779
Latest member
Nguyễn Quốc Théng
Back
Top