Nguyên cứu đom đóm

hoantuannt

Junior Member
Chào các bạn!
Mình đang tìm hiểu về loài đom đóm. Các bạn có biết tài liệu nói về loài này cho mình xin nhé.Các vấn đề mình quan tâm là
+ chu kỳ sinh trưởng và phát triển của đom đóm
+ Môi trường sống đom đóm
+ Nguồn dinh dưỡng của chúng
Cám ơn các bạn:welcome:
 
Đom đóm

Đom đóm hay bọ phát sáng là những loài côn trùng cánh cứng nhỏ được gọi chung là họ Đom đóm (Lampyridae) có khả năng phát quang. Đom đóm là động vật tiêu biểu cho vùng ôn đới mặc dù phần lớn các loài sống ở vùng nhiệt và cận nhiệt đới. Chúng là những sinh vật có tập tính hoạt động về ban đêm, con đực thường có cánh và bay vào những đêm đầu mùa hạ. Nhiều loài, con cái không có cánh. Con đực, con cái và ấu trùng phát ra ánh sáng lạnh và thường có màu đỏ cam hay vàng xanh; một số loài thậm chí trứng cũng phát quang. Người ta cho rằng, ánh sáng giữ vai trò quan trọng trong tập tính sinh sản của chúng với mục đích hấp dẫn con khác giới. Tuy nhiên, ở ấu trùng thì sự phát sáng nhằm mục đích cảnh báo các động vật ăn thịt là chủ yếu, do ấu trùng đom đóm chứa các hóa chất có mùi vị khó chịu và có thể là độc đối với các động vật ăn thịt khác. Ánh sáng được phát ra bởi một cơ quan phát sáng nằm ở dưới bụng. Cơ quan này cấu tạo từ vài lớp tế bào nhỏ phản xạ ánh sáng và một lớp tế bào phát sáng. Tế bào phát sáng được điều khiển bởi thần kinh và các ống khí; ôxy được cung cấp bởi các ống khí chuyển hóa luciferin của tế bào phát sáng thành oxyluciferin. Quá trình ôxy hóa này được xúc tác bởi enzym luciferase đã giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng. Côn trùng kiểm soát việc phát sáng bằng cách điều hòa lượng không khí cung cấp cho tế bào. Cường độ và tần số phát sáng rất đa dạng phụ thuộc vào loài và đặc biệt là để phân biệt con đực với con cái. Sự nhấp nháy đồng bộ là đặc trưng của một số loài nhiệt đới. Có người cho rằng mục đích của việc nhấp nháy của đom đóm là để tìm bạn tình và không cho chim đi ăn đêm tấn công.

Hình ảnh của đom đóm được quét dưới kính hiển vi điện tử.


Một số loài thì cả những ấu trùng của nó cũng phát quang. tuy nhiên có một số loài, con trưởng thành không phát quang nhưng ấu trùng của chúng lại phát quang.
Đom đóm trưởng thành của nhiều loài thường không đi kiếm ăn, mục tiêu duy nhất là thực hiện hành vi sinh sản. Thông thường, đom đóm trưởng thành chọn các vùng đất ẩm ướt, rồi đẻ trứng lên mình các loại ốcgiun đất bằng cách tiêm lên con mồi dung dịch thủy phân. Ấu trùng nở từ trứng sẽ sử dụng trên dinh dưỡng trực tiếp từ các cơ thể con mồi sống. Ấu trùng hóa nhộng sau khoảng 1 - 2 năm. Cả ấu trùng và con cái không cánh đều được gọi là giun phát sáng (glowworms). Loài giun phát sáng phổ biến ở châu Âu là Lampyris noctiluca. Những loài này được coi là có lợi vì chúng tiêu diệt những tác nhân phá hoại mùa màng như ốc và ốc sên. Trong bộ cánh cứng, ngoài đom đóm còn có nhiều loài côn trùng có khả năng phát sáng khác.
Ở thời xưa, hoặc một số vùng nông thônViệt Nam hay Trung Quốc ngày nay, người dân (đặc biệt là trẻ em) thường bắt đóm đóm bỏ vào những vật dụng trong suốt (ví dụ vỏ trứng) để làm trò chơi hoặc vật dụng chiếu sáng như đèn lồng (sử dụng ngắn hạn).
[ trích bách khoa toàn thư]
 
sinh sản

1. Trong vòng đời của đom đóm gồm đầy đủ 4 pha phát triển: trứng, sâu non (ấu trùng), nhộng và sâu trưởng thành (biến thái hoàn toàn).
2. Quá trình phát triển của đom đóm gần giống một số loài ong kí sinh đó là thường đẻ trứng lên sinh vật khác,
3. Khi đến thời kì sinh sản đom đóm thường tìm đến các vùng đất ẩm ướt để đẻ trứng. Trứng được đẻ lên các cơ thể của các loài sinh vật khác như: ốc sên, sên, sên trần, giun đất,..trứng còn được đẻ vào đất. Nhưng tỷ lệ trứng nở khi đẻ vào đất thường rất thấp, ấu trùng thường bị chết khi mới nở ra, do không có nguồn cung cấp dinh dưỡng. Phần lớn trứng được đẻ trên các cơ thể sinh vật ốc sên, sên, sên trần, giun đất. Sau khi trứng nở ấu trùng sống kí sinh trên đó, sử dụng nguồn dinh dưỡng từ kí chủ. Khác với ong kí sinh,là khi trứng nở không làm chết kí chủ ngay mà dần dần làm cho kí chủ bị suy yếu, giảm khả năng sinh trưởng và phát triển, nhờ đó làm giảm khả năng gây hại mùa màng của một số động vật hại khác. Còn ong kí sinh khi nở ra thường làm chết kí chủ của nó.
Đóm đóm có thời gian pha sâu non (ấu trùng) rất dài. Có thể lên tới 1 - 2 năm sau đó chuyển sang pha nhộng. Tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh, mà thời gian của pha sâu non dài hay ngắn. Nếu thời tiết nóng nhiều thì thời gian này ngắn lại.
Một điều chắc chắn rằng ấu trùng đom đóm không sống trong nước. Trong thế giới của côn trùng rất ít loài có giai đoạn ấu trùng sống trong nước, chỉ một số ít mà người ta thường thấy như ấu trung của chuồn chuồn, muỗi... mới sống trong nước.
Ấu trùng đom đóm sống trong đất là đúng, trong đất nhưng kí sinh lên cơ thể sinh vật khác như giun đất, chứ ấu trùng đom đóm không thể sống độc lập trong đất.
Trong chuyên ngành học của tôi thì đom đóm được xem là loài côn trùng có ích (hay còn gọi là thiên địch), nhưng việc nhân nuôi rất khó và mất thời gian nên thường không được con người sử dụng như một số loài thiên địch khác như ong mắt đỏ, bọ đuôi kìm, một số loài bọ rùa,...
Nhộng đom đóm thường vũ hóa vào những thời điểm nhiệt độ và độ ẩm môi trường cao. Ở nước ta nhộng đom đóm thường vũ hóa vào thời điểm đầu mùa hè, lúc nhiệt độ bắt đầu cao và có mưa.
 
Nguồn dinh dưỡng

Giới khoa học quan sát thấy ấu trùng đom đóm chủ yếu ăn giun đất, ốc sên (snail) và sên (slug). Ấu trùng có thể dò và lần theo chất nhớt của ốc sên hoặc sên để bắt mồi. Sau khi định vị bữa ăn tương lai, đom đóm tiêm một chất gây mê vào con mồi qua ống rỗng ở hàm trên của chúng để làm nạn nhân bất động và cuối cùng đánh chén. Chúng cũng tấn công con mồi như giun đất. Các quan sát khác cho thấy thỉnh thoáng ấu trùng đom đóm tìm ốc sên chết, sâu bọ và các chất hữu cơ tương tự.

Đom đóm trưởng thành có thể ăn mật hoa để duy trì năng lượng cần thiết trong giai đoạn trưởng thành. Đom đóm tạo ra ánh sáng thông qua một phản ứng hoá học, bao gồm chất Luciferin kết hợp với enzyme Luciferase, ATP (adenosine triphosphate) và oxy.
 
Giới khoa học quan sát thấy ấu trùng đom đóm chủ yếu ăn giun đất, ốc sên (snail) và sên (slug). Ấu trùng có thể dò và lần theo chất nhớt của ốc sên hoặc sên để bắt mồi. Sau khi định vị bữa ăn tương lai, đom đóm tiêm một chất gây mê vào con mồi qua ống rỗng ở hàm trên của chúng để làm nạn nhân bất động và cuối cùng đánh chén. Chúng cũng tấn công con mồi như giun đất. Các quan sát khác cho thấy thỉnh thoáng ấu trùng đom đóm tìm ốc sên chết, sâu bọ và các chất hữu cơ tương tự.

Đom đóm trưởng thành có thể ăn mật hoa để duy trì năng lượng cần thiết trong giai đoạn trưởng thành. Đom đóm tạo ra ánh sáng thông qua một phản ứng hoá học, bao gồm chất Luciferin kết hợp với enzyme Luciferase, ATP (adenosine triphosphate) và oxy.
Những điều này thì e đã biết rồi.E muốn tìm hiểu sâu hơn ở 1 giáo trình hay bài báo nào đó. :D:)
 
Đom đóm là một loài côn trùng có kích thước nhỏ có thể phát ra ánh sáng. Trên thế giới, hiện nay có khoảng 2000 loài đom đóm khác nhau, chúng được phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới.
Đom đóm có kích thước cơ thể dài và nhỏ, đầu bé, ngực trước vỏ lớp vỏ bảo vệ che kín đầu. Đom đóm đực có râu dài, gồm 11 đốt, thường có hình răng cưa. Bụng đom đóm có 7-8 đốt, đốt cuối cùng là cơ quan phát sáng, chúng thường phát ra ánh sáng màu vàng xanh.
Đom đóm là loài côn trùng biến thái hoàn toàn, đom đóm cái có thể để hàng trăm quả trứng trong lần sinh sản, ấu trùng đom đóm phải trải qua 6 lần lột xác mới có thể phát triển thành nhộng.Đom đóm trưởng thành chỉ uống sương hoặc ăn phấn của một số loài hoa, ấu trùng đom đóm thường bắt sên hoặc một số loài côn trùng có kích thước nhỏ khác làm thức ăn. Phương thức săn mooifd của ấu trùng đom đóm là khi gặp con mồi thích hợp, chúng sẽ tiêm chất độc vào cơ thể khiến con mồi bị tê dại và phân huỷ thịt thành dạng chất lỏng,sau đó hút chất dịch vào cơ thể.

bài được trích từ sách :
"Khám phá bí ẩn về thế giới tự nhiên dành cho học sinh - Côn trùng"
Nhà xuất bản mỹ thuật
"..<đây là câu dẫn>.." phần đuôi của chúng có thể phát ra ánh sáng lung linh huyền ảo, mục đích là để liên lạc với đồng loại và thu hút sự chú ý của bạn tình.
Ngoài ra, đom đóm còn có khả năng thay đổi màu sắc ánh sáng để cảnh báo nguy hiểm cho đồng loại. Khi đom đóm bay lượn an toàn, chúng sẽ phát a ánh sáng màu xanh nhạt. Khi muốn tìm bạn tình, chúng sẽ phát ra ánh sáng màu vàng nhạt để thu hút sự chú ý của những cá thể khác. Khi bị con người hay kẻ thù tấn công, đom đóm sẽ phát ra ánh sáng màu đỏ cam để cảnh báo đồng loại. Những con đom đóm khác sau khi nhận biệt được tín hiêu này sẽ lập tức ngừng phát sáng và nhanh chóng ẩn nấp để tránh nguy hiểm.

bài được trích từ sách :
"Khám phá bí ẩn về thế giới tự nhiên dành cho học sinh - Côn trùng"

Nhà xuất bản mỹ thuật
Khả năng phát sáng của đom đóm có liên qan đến cơ quan hô hấp của chúng. Trong cơ quan phát sáng cả đom đóm có hàng vạn tế bào phát quang, trong đó có nhiều quang tố và chất xúc tác. Khi nhiều õi, cơ thể chúng sẽ diễn ra quá trình oxi hóa cộng thêm chất xúc tác sẽ làm cho năng lượng được sản sinh và chuyển hóa thành ánh sáng. õi trong cơ thể càng nhiều, thì năng lượng được chuyển hóa càng lớn, ánh sáng phát ra sẽ càng mạnh.
Trong điều kiện an toàn, tốc độ bay cuả đom đóm chậm, hô hấp chậm, lượng oxi ít dẫn đến quá trình oxi hóa yếu khiến chúng phát ra ánh sáng màu xanh nhạt. hi gặp nguy hiểm, do chúng trốn chạy kẻ thù, dẫn đến hô hấp nhanh, làm cho quá trình oxi hóa cũng diễn ra nhanh và mạnh, khiến đom đóm phát ra ánh sáng màu đỏ cam.
Trong quá trình phát sáng, đom đóm sử dụng phần lớn năng lượng để phát quang, chỉ có một phần nhỏ chuyển hóa thành nhiệt năng, cho nên khi bắt đom đóm, chúng ta có thể nhận thấy cơ thể chúng không nóng. Chính vì vậy, ánh sáng đom đóm phát ra còn gọi là ánh sáng lạnh.

bài được trích từ sách :
"Khám phá bí ẩn về thế giới tự nhiên dành cho học sinh - Côn trùng"
Nhà xuất bản mỹ thuật
 
thêm một số thông tin:
-đom đóm đẻ trứng ở các nơi như: trên hoặc dưới bề mặt đất, vỏ cây,hang dưới đất(đào), trên cơ thể sên,...
-kẻ thù của đa số đom đóm là photuris. cũng là một loài thộc họ đom đóm nhưng chúng chuyên bắt chước anh sáng của loài khác, dụ chúng lại và ăn thịt
-đom đóm trưởng thành của nhiều loài chỉ có duy nhất một mục đích là giao phối. thậm chí chúng còn không đi kiếm ăn. Sa khi giao phối, một số loài trong chúng có thể sẽ chết luôn
-đom đóm còn được coi là nhà sản xuất ánh sáng hiệu quả nhất thế giới.Lí do:(tham khảo bên trên)
-hiên nay số lượng đom đóm đang giảm dần do hiện tượng tự nhiên và môi trường bị khai thác cạn kiệt
- các nhà khoa học cảnh báo rằng rất có thể trong 10 năm tới đom đóm sẽ tuyệt chủng.
- đom đóm là loài động vật có ích cho nông nghiệp ( diệt sâu bọ) tuy nhiên lai không được lựa chọn làm thiên địch bởi khó nhân giống,con non dễ chết.
-1 số loài đom đóm ngủ đông ở những nơi cao ráo, vỏ cây hoặc đào hang xuống dưới đất.
- ở một số loài, đom đóm cái có hình dáng giống với ấu trùng, chúng chỉ khác bởi đôi mắt được cấ tạ từ nhiều mắt kép.(ấu trùng đom đóm có đôi mắt đơn giản.)
-Đa số loài đom đóm có thể phát sáng từ khi còn ở trong trứng. đến lúc phát triển thành ấu trùng( hình dạng sâu), chúng còn có thể bị gọi bàng cái tên "sâu sáng".
....
bạn có thể tìm thấy thêm những tư liệu khác ở những bình luận trên hoặc vào wikipedia. hầu hết những tữ liệu trên nữa được lấy từ đó :). ngoài ra ở khi tìm hiểu về đom đóm, bạn có thể tìm hiểu thêm và thấy nhiều nơi chúng vũ hóa hàng năm và xem. Rất đẹp đó.:)
 
Mình quên mất còn một phần nữa nhé:
- đom đóm thường sống ở những nơi ẩm, mát, ó thể sống ở cả bùn lầy nữa.
nguồn của các phần trên đều là mình sưu tầm từ nhiêu trang khác nhau.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top