Trò chuyện cùng Ngô Bảo Châu

Nguyễn Ngọc Lương

Administrator
Staff member
Đối thoại giữa GS Ngô Bảo Châu và đại gia Hà thành
Cập nhật lúc 15:26, Thứ Tư, 18/08/2010 (GMT+7)
,

- Câu chuyện đến đây bắt đầu có sự tham gia của ông Nguyễn Trung Hà. [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Từ một học sinh giỏi quốc tế về Toán cách đây hơn 20 năm, Nguyễn Trung Hà đã từ bỏ lối đi được dọn sẵn để hiện tại trở thành một nhà đầu tư "có máu mặt" của Việt Nam, nhúng tay vào hàng chục lĩnh vực, sở hữu và đồng sở hữu vài chục công ty. [/FONT]Xuất hiện một lần trên báo, ông đã làm "nổi sóng" cả giới Toán học khi châm ngòi cho ý tưởng "làm toán là tự sướng" và mệnh đề "người giỏi làm Toán rất lãng phí". Ông cũng là một trong những người bạn mà GS Ngô Bảo Châu thường gặp khi về Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN
images2019469_anhNBC.jpg
GS Ngô Bảo Châu: "Văn hóa của mình là hay suy diễn quá nhiều tới những gì diễn ra trong đầu người ta. Trong khi, đáng lẽ nên nhìn xem những việc cụ thể xảy ra như thế nào" (Ảnh: Hoàng Hạnh - Bee)"Trong đầu người ta thế nào thì xét sau"
Đặt giả thiết, anh được mời tham gia tư vấn một số đề án, chính sách. Khi làm việc, tư vấn của anh mâu thuẫn với lợi ích, hoặc nhóm lợi ích của người đặt hàng. Anh sẽ giải quyết mâu thuẫn đó ra sao?
Ông Nguyễn Trung Hà.Ông Nguyễn Trung Hà: Thứ nhất, em đặt câu hỏi sai. Chắc nhà báo được đào tạo rất định hướng.
Thứ hai, tư vấn như anh Châu nói là cần, nhưng chuyện đặt bài toán ra quan trọng hơn là chuyện bài toán có tồn tại hay không.
Một số vấn đề, có hẳn một viện nghiên cứu. Họ tự đặt vấn đề, nghiên cứu vấn đề, rồi trình lên. Nhưng cái đó không bao giờ có cái giá trị cả. Vấn đề mấu chốt, tôi phải là người hỏi.
images2019129_NBC2.jpg
GS Ngô Bảo ChâuGS Ngô Bảo Châu:
Anh Hà đánh giá quá cao người đưa ra chính sách...
images2019471_NTH.jpg

Ông Nguyễn Trung Hà:
Thực tế cần phải như vậy. Còn bây giờ, lập ra các nhóm tư vấn, các nhóm nghiên cứu, có đệ trình lên cái gì cũng không giải quyết vấn đề nào cả.
Anh Hà có nói, câu hỏi của em là một câu hỏi sai...
images2019129_NBC2.jpg

GS Ngô Bảo Châu:
Với tôi thì khác. Trong mọi trường hợp, khi đặt ra một câu hỏi, tôi trả lời đúng theo suy nghĩ của mình chứ không quan tâm lắm đến chuyện câu hỏi đó có đi ngược lại với những cái người khác suy nghĩ không.
Vậy, anh trả lời như thế nào?
images2019469_anhNBC.jpg

Tôi là một nhà khoa học, đứng ở vai trò tư vấn, đưa ra ý kiến của mình. Còn vì lý do nào đó, không nghe là việc của người ta. Tất nhiên, để thể hiện sự tôn trọng, nếu không nghe, người ta phải giải thích cho tôi vì sao. Nếu không giải thích, nghĩa là họ không tôn trọng, và tôi không làm tư vấn được.

Nhân 2 anh có mặt ở đây, em nhớ đến mệnh đề "nổi tiếng của anh Hà" là: “Người giỏi làm toán rất lãng phí”. Khi thực hiệnloạt bài viết về học sinh giỏi Toán quốc tế, đã nảy ra cuộc tranh luận nảy lửa giữa: "làm toán ứng dụng", "toán lý thuyết", rồi "Toán học vị toán học" hay "Toán học vị nhân sinh",v.v. Việc được đánh giá là một ứng viên nặng ký của giải Field 2010 là một sự ghi nhận về thành công của anh Ngô Bảo Châu. Lúc này, anh có phản biện gì về mệnh đề của anh Hà không?
Ông Nguyễn Trung Hà: Ở đây, anh phải giải thích câu đó cho ngọn ngành nhé.

images2019471_NTH.jpg

Ý anh nói, khi nguồn lực quốc gia hiếm hoi, cụ thể là có ít suất học bổng đi nước Nga. Những người phụ trách lúc đó toàn là những người yêu toán một cách nồng nhiệt. Vì có quyền trong tay nên tất cả những gì hiếm hoi thì dồn cho môn mình thích. Trong khi đó, lẽ ra, với nguồn lực có ít thì cần nhiều việc để làm. Mà một trong những nguồn lực quý nhất là nhân lực.
Trong vài năm tuyển ra được vài chục người xuất sắc nhất (điểm thi cao, nhiều thành tích học tập) lại đi ném vào thứ do ưa thích cá nhân, chưa cần thiết bằng những thứ khác, nên đó là lãng phí.
Em vừa đói, em vừa nghèo, em có một ít tiền, đốt tiền đó để sưởi ấm, có lãng phí không? Cái đó là lãng phí, đối với quốc gia là lãng phí.
"Tôi chỉ quan tâm tới những việc cụ thể xảy ra. Còn trong đầu người ta thế nào thì xét sau".
(GS Ngô Bảo Châu)

Anh Hà muốn nói đến thời kỳ của GS Tạ Quang Bửu phải không ạ? GS là người rất quan tâm đến Toán học và quyết định cho việc Việt Nam tham gia thi Olympic Toán quốc tế từ những năm 1970. Năm nay, cũng là sự tình cờ ngẫu nhiên, là 100 năm ngày sinh GS Bửu. Và cũng là năm anh Châu đang đợi tin vui lớn. Anh Châu này, giả sử là Bộ trưởng, anh ưu ái cho cái gì nhất?
GS Ngô Bảo Châu:
images2019469_anhNBC.jpg

Tôi nghĩ, đã ưu ái phải ưu ái đều chứ không có cái gì đặc biệt hơn được. Quay trở lại sự nồng nhiệt của Phó Thủ tướng. Có mâu thuẫn không giữa việc sự trọng vọng của Phó Thủ tướng dành cho anh với những gì đang diễn ra ở các trường ĐH, các viện nghiên cứu? Nhà nước đang cần trí thức hay đang làm một việc theo phong trào? Tức là, nếu cả thế giới trọng vọng mà mình không trọng vọng thì không được? Lúc nãy, anh có trả lời là mình cảm động. Nhưng anh có tin là Nhà nước đang thực sự cần những người như anh không?
images2019129_NBC2.jpg

GS Ngô Bảo Châu
: Văn hóa của mình là hay suy diễn quá nhiều tới những gì diễn ra trong đầu người ta. Trong khi, đáng lẽ nên nhìn xem những việc cụ thể xảy ra như thế nào.
Tôi chỉ quan tâm tới những việc cụ thể xảy ra. Còn trong đầu người ta thế nào thì xét sau.
"Không làm khoa học nghiêm túc, ĐH Việt Nam mãi be bét"
images2019471_NTH.jpg

Ông Nguyễn Trung Hà:
Tôi từng nghe thông tin, nếu có bài báo khoa học đăng ở nước ngoài, Nhà nước sẽ tặng 1.000 USD. Nếu cho bằng tiền cá nhân thì rất hoan nghênh, có khi tôi góp theo. Còn nếu lấy ngân sách quốc gia cho chuyện đó thì tôi thấy phản cảm. Nghề Toán cũng đặc biệt. Đó là môn nghệ thuật chứ không phải môn khoa học. Muốn học Toán, phải có khả năng, không được dùng nguồn lực xã hội vì đó là phục vụ cá nhân. Có khuyến khích hỗ trợ nhưng là từ cá nhân..
images2019129_NBC2.jpg

GS Ngô Bảo Châu:
Anh Hà nói vậy là mặc định cho mình biết rõ ràng xã hội cần cái gì.
Ông Nguyễn Trung Hà: Anh không hề mặc định.
Ngô Bảo Châu: Anh mặc định xã hội cần tài chính, rồi buôn cái nọ, cái kia. Nhưng trong xã hội, cái gì là quan trọng nhất? Có ba thứ: quốc phòng, y tế và ba là giáo dục. Kinh tế cũng cần đấy, nhưng chưa chắc cần hơn giáo dục. Mà giáo dục không học Toán học, Văn thì học cái gì.
images2019471_NTH.jpg

Ông Nguyễn Trung Hà:
Toán là một trò chơi. Thi nhảy cao chẳng hạn, cũng là một trò chơi, một trò thể thao. Bản thân cái việc nhảy cao, chẳng có ý nghĩa gì cả, ngoài điều duy nhất là có tác dụng về tinh thần. Nó có thể thoả mãn khát khao chinh phục một cái gì đấy, hay thúc đẩy cho nhiều người yêu thích và hứng thú luyện tập thể dục
images2019129_NBC2.jpg

GS Ngô Bảo Châu:
Anh vẫn nhầm. Khi không có người làm việc nghiêm túc thì không thể có một trường đại học nghiêm túc. Và như vậy, không thể có một nền giáo dục nghiêm túc.
Có một chuyện rất sai lầm là Nhà nước chỉ định nhà khoa học làm gì. Có thể viết ra báo cáo. Không có bất cứ một cái nghiên cứu nào có giá trị. Những báo cáo đó nghe có vẻ hợp lý nhưng thực ra lại không hợp lý. Khoa học không phải đơn thuần do yêu cầu của xã hội mà nó phải phát triển theo yêu cầu nội tại của nó.
images2019471_NTH.jpg

Ông Nguyễn Trung Hà:
Mỗi một trình độ phát triển, phải cần một thứ. Lấy một câu chuyện vui, mượn lời Cụ Hồ, anh tạm phân toán lý thuyết, toán ứng dụng thế này: Toán ứng dụng, "bao giờ đất nước to đẹp hơn, đàng hoàng hơn". Toán lý thuyết, "bao giờ đất nước sánh vai với các cường quốc năm châu". Làm toán lý thuyết, xác suất thành công rất khó, còn khi đã thành công, thì chỉ phục vụ cho giới toán.
images2019129_NBC2.jpg

GS Ngô Bảo Châu:
Cuối cùng, anh bảo vệ ý kiến của anh, không nghe theo lời người khác. Khi tranh luận, phải nghe người khác nói gì. Diễn văn đã đọc rồi khi bật lại không có tác dụng gì cả.
Nguyễn Trung Hà: Vì bản chất có đổi đâu.
GS Ngô Bảo Châu: Tại sao không? Nếu không làm nghiên cứu nghiêm túc chất lượng đại học Việt Nam mãi be bét. Trẻ con Việt Nam đi học nước ngoài, tiêu hàng tỷ USD. Muốn cho đại học tử tế, phải có những người dạy tử tế chứ không phải giảng viên thuộc lòng rồi lên nói là được.
Cái cần phấn đấu là để cho chất lượng các trường ĐH nói chung, đặc biệt giáo viên ĐH giảng tốt, nghiên cứu tốt. Muốn vậy, phải có đỉnh cao để kéo cái chung đó lên. Đỉnh cao đó không phải là mục đích duy nhất. Còn vai trò ứng dụng trong xã hội nữa. Vai trò chính và cơ bản đối với một nước như Việt Nam là kéo hiện trạng giáo dục lên tốt hơn.

"Tôi không chọn để nổi tiếng"
Anh Châu này, đoạt giải thưởng Fields, anh có kế hoạch gì không?
Nếu đoạt giải, tôi dự định sẽ dành số tiền để trao học bổng cho các em giỏi mà không có tiền đi học đại học. Chỉ là đi học ở trong nước thôi, chứ cũng chưa nhất thiết phải đi học ở nước ngoài.
Anh cũng nghĩ tới việc đoạt giải sẽ nuôi được niềm tin của lớp trẻ? Nếu phần đông giới trẻ coi anh là thần tượng, anh có thấy đó là gánh quá nặng?
Theo tôi, lúc nào cũng phải giữ gìn được cho mình sự đam mê khoa học. Điều quan trọng nhất là công việc chứ không phải công danh hay tiền bạc. Trong khoa học, ở mức độ trung bình thì việc đánh bóng bản thân có thể có tác dụng. Nhưng, nếu để đạt một đỉnh cao thì điều đó không có tác dụng gì.
Tôi thích cuộc sống riêng tư của mình hơn. Dẫu sao, nổi tiếng là câu chuyện tôi phải chịu đựng, chứ không phải là câu chuyện tôi lựa chọn.
Cảm ơn anh!


(Nguồn vnn.vn)
 
Có nhiều lúc tôi tự hỏi mình: mình đang làm cái gì đây.
Làm khoa học à? Không phải. Vì theo tôi khoa học nó phải là cái gì cao siêu lắm. Phải đóng góp tri thức cho nhân loại kia.
Thế mà GS cứ bắt chạy mãi cái gel là làm thế nào.:twisted:
Khi đó tôi ngộ ra một điều: mình đang được huấn luyện để làm bất cứ việc gì cũng làm nghiêm túc và hết sức mình. Xã hội chỉ cần mỗi người làm đúng chức năng và bổn phận của mình thì chẳng có chuyện gì phải nói nữa.
 
Thật đáng để tự hào! Gs Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Field làm mình nhớ tới hồi trước xem phim Đất nước đứng lên có đoạn anh hùng Núp vô cùng vui sướng khi phát hiện ra rằng cái nỏ của mình cũng có thể hạ được một tên giặc và làm cho nó chảy máu.
Chúc mừng anh Châu và cảm ơn những ngôi trường đã đào tạo ra anh để mọi người Việt Nam hôm này có thể tự hào về sự vinh danh này!
 
Nói thật là mình rất khâm phục và ngưỡng mộ anh Ngô Bảo Châu. Nhưng anh ý được giải Field mình chả tự hảo gì cả. Vì tất cả những gì anh ý làm và đạt được ko liên quan gì đến Việt Nam, chẳng có cơ quan, viện nghiên cứu.... nào tài trợ cho nghiên cứu của anh ý.
 
Em thì thấy vui vì bác ấy vẫn còn quan tâm đến khoa học nước nhà, cũng có một chút tự hào dù không đến mức tung hô, treo ảnh, v.v.. như nhiều người khác. Dù sao thì bác ấy cũng đã được tạo bàn đạp từ trường chuyên Tổng hợp, rồi khoa Toán, rồi viện Toán... Dù ít dù nhiều thì cũng không đến nỗi đất nước không có gì nuôi dưỡng hỗ trợ bác ấy ^_^

Em xem trực tiếp lễ trao giải, ngay trước khi xướng danh bác Châu (theo tứ tự ABC), cả khán phòng đã vang tiếng vỗ tay, và một lúc sau mới lắng xuống (người trước đấy và sau đấy đều không được hoan nghênh nhiệt liệt như vậy) - đủ để biết trong giới Toán họ đánh giá bác ấy như thế nào.

Và họ cũng ghi nhận rằng bác Châu "... from University of Paris of Sud, Orsay, France; But as you can infer from the name, Ngô Bảo Châu was raised and born in Vietnam... ". Không biết sau đó số người du lịch đến Việt Nam để sinh con sẽ tăng lên hay số người đăng ký vào khoa Toán trường Paris sẽ đông hơn nhỉ? :???:
 
Các bạn phải biết vị thế của anh Châu.
Năm 2006 khi Perelman chắc chắn được huy chương Fields thì các ứng viên còn lại đều chưa ai chắc chắn. Năm 2010 này mặc dù anh Châu không chắc chắn như Perelman nhưng cũng đến 90% là chắc (tiếng Anh gọi là shoo-in = sure win). Các nhà toán học còn lại trong số người được Fields năm nay đều là những 'bất ngờ'.
Công trình của anh Châu là một bước đột phá lớn trong ngành hẹp của anh ấy, vì nó tạo ra cầu nối cho một số lĩnh vực lớn của Toán học, và là một cột mốc trên con đường thống nhất tất cả các lĩnh vực của Toán học theo ý nguyện của Hermann Weyl.
Cảm nhận của mình khi biết anh Châu sắp được Fields vào năm ngoài là thế này: hồi ở VN được các vị đi học Đông Âu và Nga bơm vào đầu là dân VN ra nước ngoài giỏi lắm, dân bản xứ phải nể nang. Mình tưởng thế thật. Đến khi đi ra ngoài mới thất vọng tràn trể. Thất vọng hơn là nhân cách Việt, cái nhân cách được tóm gọn trong câu:
"Dân 20 triệu ai người lớn. Nước 4000 năm vẫn trẻ con"
Từ đó mình luôn nghĩ rằng cái nước VN này thì đời đời chả làm nên cái gì ra hồn. Nhục hơn là đi đâu người ta cũng còn tưởng là vẫn đang đánh nhau với Mỹ kia.
Anh Châu là một phản chứng hùng hồn cho giả định của mình. Điều đáng quý hơn là anh ấy có một nhân cách đáng kính phục.
Tự hào không tự hào là quyền mỗi người. Nhưng từ nay mình biết thêm một câu là:
Chỉ cần nghiêm túc và say mê trong công việc của mình, thành công nó sẽ tự đến.
Nothing is impossible (if not for an individual's lifetime then for a country and its peoples)
Nếu mỗi người VN chỉ cần làm được 10% trách nhiệm của họ, đất nước đã không đến nỗi như ngày hôm nay.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top