Ám ảnh rùng rợn sinh viên 'nghịch' xác chết

Nguyễn Ngọc Lương

Administrator
Staff member
Bước qua cánh cửa, chào đón các sinh viên là hai cái xác đặt hai bên, mặt chít bông trắng muốt nằm trên bàn, đi thẳng vào trong là hai dãy với những bình chứa các đoạn chân, tay, thai nhi đủ mọi hình thù… nổi lên trong formon” - Đó là hành trình đầu tiên của những bác sĩ tương lai (ĐH Y) với bộ môn Giải phẫu trên xác người.

Những tiết học… “dàn dụa nước mắt”

Đã bước vào kỳ thực tập của năm thứ 4, nhưng Bích Ngọc không giấu nổi cảm xúc khi nhắc lại lần đầu tiên đối diện với phòng giải phẫu trên xác: “Bước qua cánh cổng sắt luôn đóng im ỉm của Viện giải phẫu đã là một không gian tĩnh lặng “sởn da gà”. "Đến khi bước qua cánh cửa phòng xác thực hành thì… chào đón chúng mình là hai cái xác đặt hai bên, mặt chít bông trắng muốt nằm trên bàn, đi thẳng vào trong là hai dãy với những bình chứa các đoạn chân, tay, thai nhi đủ mọi hình thù…nổi lên trong formon, còn sinh viên cũng “sặc” trong formon ngâm tử thi” – Ngọc lạnh người nhớ lại.
images2009671_DSC01334s.jpg
Viện Giải phẫu đối diện vườn hoa Pasteur Formon nồng nặc xộc thẳng lên mũi, lên mắt là những ấn tượng đầu tiên của bất kỳ sinh viên y khoa nào khi bước vào thế giới giải phẫu của những xác chết.

Chính mùi formon đã làm cho Bùi Thúy – Y4 (ĐH Y HN) nhớ mãi: “Cảm giác đầu tiên thấy ngột ngạt, khó chịu, chóng mặt, buồn nôn đến rợn cổ, cảm tưởng như không thể thở được, nhiều bạn đã phải “phì” vội ra ngoài. Nhưng “độc” nhất là hình ảnh cả lớp đứng xung quanh 2 xác giải phẫu vừa chăm chú vào từng động tác, từng chi tiết trên xác lại nghe âm ỉ những tiếng “sụt sịt”. Có nhiều bạn SV đứng học mà mắt cay xè, đỏ hoe, nước mắt dàn dụa khắp mặt”.

“Xin đừng hôn anh” là biệt danh mà bạn bè thường trêu Trần Loan mỗi khi nhắc tới môn giải phẫu. Vốn người nhỏ con nên khi học trên bàn phẫu tích, Loan luôn được ưu tiên đặc biệt cho đứng vòng trong, cận cảnh nhất và được “mặt đối mặt” với xác.
Có lần chăm chú loay hoay phẫu tích mà cô bạn chạm môi “xác chết”. “Nhớ đến cả đời mà cũng sợ đến không biết còn phải làm gì, nói gì nữa”. Loan vẫn như cứng lưỡi khi nhắc lại.

Bích Ngọc cũng đã làm cho bạn cùng khu trọ chết ngất khi cô bạn tiết kiệm thường mua 1 đôi găng tay dùng cho 2 lần phẫu tích, bạn trọ không biết nên đã dùng đôi găng tay vàng khè ấy để bắt chuột. Vừa hồ hởi khoe chiến công cô bạn đã trực ngất khi Ngọc cho hay: “Găng tay được đụng vào xác chết nên hiệu quả hơn thì phải”.

“Nghĩ lại cũng thấy tội mình, học nhưng vô tình làm cho người khác rụng tim”. Ngọc thành thật nói.

Còn với anh Đỗ Văn Xuân đang là bác sĩ pháp y tâm sự: “Trước kia mình học trong TP.HCM, được một mình “thực hành” một xác. Ngày đầu tiên học giải phẫu, về nhà nằm cùng thằng bạn mà vẫn có cảm tưởng như đang nằm ôm xác, cũng thấy rợn người nhưng không dám nói sợ nó... sợ. Cho đến bây giờ, nghề nghiệp của mình là gắn với formon và xác chết”.

Những “người thầy im lặng”

Bước vào nhà xác, không ai là không tò mò với xác chết. Bích Ngọc kể: “Những ngày đầu thấy xác phẫu tích băng kín mặt, tò mò lắm mà không làm sao được. Nhưng mấy ngày sau, thấy có tấm vải trắng che nên lại càng muốn biết mặt người đã dũng cảm hiến xác cho khoa học. Vì vậy mình đã đánh liều vén trộm tấm khăn lên, nhưng cũng chỉ dám cho khăn lên đến sống mũi...
Và sau đó là 1 tuần, hình ảnh nửa khuôn mặt ấy luôn chập chờn trong giấc mơ của mình. Có đêm người đầy mồ hôi giật mình tỉnh dạy mở mắt ra mà vẫn cảm tưởng như có nửa khuôn mặt nửa đen nửa trắng vật vờ trước mặt”.
Thoáng chút trầm ngâm khi hỏi về những xác chết trong phòng giải phẫu, Bùi Thúy lắng giọng: “Cả phòng giải phẫu với mình nhớ mãi là những tấm thẻ inox đeo ở cánh tay xác, mỗi người một số phận, họ đã chọn một sự kết thúc cuộc đời đầy ‎ ý nghĩa và cao cả”.

“Học giải phẫu, làm phẫu tích nên xác cũng là một dụng cụ học tập, nhưng là một dụng cụ đặc biệt. Mình đã rất khó chịu trước cảnh cậu bạn cùng lớp cầm hộp sọ thử đi thử lại với chiếc mũ đen và giơ lên cười rất khoái chí. Cũng có những bạn khi phẫu tích đã rất tỉ mẩn, cẩn thận vạch từng thớ cơ nhỏ, kiên trì lần theo từng đường dây thần kinh nhưng cũng có không ít bạn đã rất thô bạo với những khớp xương, làm mà như “bới móc” vào các cơ đang bám lỏng lẻo trên xác” - SV tên Tuấn Anh bức xúc nói.

“Học giải phẫu một phần là chuyên môn, một phần cũng là cái tâm của nghề. Hành trình đầu tiên của một bác sĩ chính là từ những xác chết đã được hiến tặng ấy. Những xác chết như những "người thầy" im lặng dạy cho sinh viên bài học: Nếu không biết tri ân từ những người chết sao có thể đối tốt với những người sống là những bệnh nhân của mình sau này để xứng đáng “Lương y như từ mẫu” – một thầy giảng dạy môn giải phẫu của Trường ĐH Y Hà Nội bùi ngùi nói về ý nghĩa môn học đã từng làm bao bác sĩ tương lai phải “rùng rợn”...
Hồng Khanh

Trích từ vnn.vn

Cảm giác ngày đầu tiên mổ xác, cách đây 12 năm, là khi về nấu món gà kho, ăn vào cảm giác có mùi formaldehyde. Mùi này đặc biệt nặng ở thịt luộc để tủ lạnh sau một thời gian.
Kỷ niệm đáng nhớ nhất là lúc đục sọ mãi nói chuyện văng luôn miếng xương vào miệng.
Ấn tượng nhất là các bác postgraduate ở khoa Giải phẫu. Hướng dẫn sinh viên xong (bao gồm ôm xác để lật, mổ, moi cơ quan các thứ...v.v) các bác ấy lột bao tay, rửa tay xà phòng rồi cầm quả táo ăn ngon lành ngay trong phòng giải phẫu.
Hên nhất là được giao một cái xác gầy; xui gặp cái xác mập thì không chỉ tìm dây thần kinh, mạch máu khó gấp bội lần mà lâu lâu cứ phải dọn vệ sinh vì mỡ nó chảy nước ra lênh láng cả khay.
Buồn nhất là sau một thời gian phung phí xác (có dạo một sinh viên được làm nguyên 1 xác từ đầu đến cuối học kỳ), sinh viên khóa sau càng ngày càng ít được sờ xác sống mà học qua xác ngâm formaldehyde đã được giải phẫu rồi.
 
Chắc em phải tập cho mình mất hết cảm giác sợ thôi, hic. Không biết có trụ được không :cry:
Sinh viên năm mấy thì bắt đầu phải học những tiết giải phẫu cùng với xác như thế này ạ?
 
Ở VN thì chắc là cuối năm 1 hoặc đầu năm 2. Khả năng là cưỡi ngựa xem hoa là chính vì chỉ những bạn nào đi ngoại hoặc giải phẫu bệnh mới thực sự phải học nhiều. Còn thì chắc là ngồi tụng cuốn Netter (hình), và một trong các cuốn lý thuyết đại loại như Last's Anatomy chẳng hạn.
Tôi được học giải phẫu tới 5 học kỳ, bao gồm 2 học kỳ bên Nha + 3 học kỳ bên Giải phẫu.
Thế mà giờ tất cả kiến thức là dĩ vãng xa xăm cả :mrgreen:
 
ôi!sao thấy hãi quá !hic may mắn nhà e ko có tiền cho e đi học y chỉ đi giáo viên thôi,e yếu tim chắc e ói rồi ngất hic!
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,922
Latest member
188bettone
Back
Top