Thế giới bị “ám ảnh” bởi xếp hạng trường ĐH

Lê Đức Dũng

Senior Member
<TABLE><TBODY><TR><TD class=tintop_title vAlign=top align=left></TD></TR><TR><TD class=news_date vAlign=top align=left height=20></TD></TR><TR><TD class=text vAlign=top align=left>
vietnamnet.gif
- Những bảng xếp hạng ĐH trên thế giới đang dần trở thành một cơ sở để đánh giá chất lượng các trường và cũng là tiêu chí quan trọng để SV quốc tế lựa chọn trường. Chính vì vậy, vị trí trên những bảng xếp hạng này đã trở thành nỗi “ám ảnh” với không ít các trường ĐH muốn thiết lập vị thế và tăng cường cạnh tranh toàn cầu.


Ám ảnh xếp hạng trên toàn cầu

<TABLE class="image rightside" id=table1 width=200 align=right><TBODY><TR><TD></TD></TR><TR><TD class=image_desc>ĐH Quốc tế Bremen (Đức) đạt đẳng cấp chỉ sau 5 năm. (Ảnh: VNN)</TD></TR></TBODY></TABLE>
Khi các trường ĐH giành giật các giáo sư và SV, họ mới nhìn lại chỗ đứng của mình trên thế giới. Trước kia, danh sách các trường ĐH hàng đầu thế giới do Trung Quốc công bố dường như không tạo được sự chú ý. Nhưng năm nay, nhiều nước lại chú ý đến bảng xếp hạng thường niên do Trường ĐH Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc), nơi “tự cho mình quyền” lên danh sách 500 trường ĐH tốt nhất trên thế giới.

Trường ĐH Pháp đứng ở vị trí cao nhất trong danh sách là ĐH Pierre et Marie Curie ở vị trí số 42. Cảm thấy không hài lòng với kết quả kém toàn diện cũng như sự thống trị của các trường ĐH Mỹ và Anh, Hạ viện Pháp vừa công bố một bản báo cáo biện luận rằng những nhà nghiên cứu rõ ràng thiên vị các nước nói tiếng Anh.

Đặt niềm tự hào nước Pháp sang một bên, mối quan tâm của các nhà lập pháp tập trung vào sự thay đổi cơ bản trong giáo dục phổ thông: để nó trở thành hoạt động kinh doanh quốc tế. Dòng chảy SV, các nhà nghiên cứu và tiền đang lưu thông để tạo sự cân bằng toàn cầu. Vì vậy, mọi người tập trung chú ý vào các ngôi trường quốc tế cũng như bảng xếp hạng trong nước dù chúng còn nhiều thiếu sót.

Pierre de Maret, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Libre de Bruxelles (Bỉ) và là thành viên Hội liên hiệp các trường ĐH châu Âu, nói: “Hiện nay, việc xếp hạng trở thành một phần của giáo dục, dù chúng ta thích hay không”. Ông không ủng hộ phương pháp mà bảng xếp hạng Thượng Hải đã sử dụng nhưng ông cũng thừa nhận danh sách “có ảnh hưởng trực tiếp đến cấp chính quyền và thực sự khiến thức tỉnh nhiều điều”.

Dựa vào bảng xếp hạng để chọn trường

Một số chính phủ và các trường ĐH sử dụng bảng xếp hạng để quyết định số tiền công mỗi cơ sở giáo dục nhận được là bao nhiêu và số tiền đó được sử dụng như thế nào. Thủ tướng Malaysia đã thành lập một Ủy ban quốc gia nhằm xem xét việc các trường ĐH công nước này xây dựng vị thế của mình trên thế giới như thế nào. Sự gia tăng số lượng các trường ĐH thiết lập các mối quan hệ quốc tế dường như cũng góp phần tạo nên nỗi ám ảnh về xếp hạng. Nhiều nhà quản lý muốn chắc chắn rằng họ đang tiến tới việc liên kết với các cơ sở giáo dục có chất lượng tương đương.

Bảng xếp hạng quốc tế, mặc dù mới ra đời chưa đầy một thập kỷ, nhưng hiện nay lại được 3 triệu sinh viên trên toàn thế giới sử dụng đó để chọn trường học.

Robert J. Coelen, Phó Chủ tịch phụ trách ngoại giao ở trường ĐH Leiden và là nhà sáng lập Hội nghị chuyên đề quốc tế tổ chức thường xuyên về xếp hạng tại Leiden, cho rằng: “Xếp hạng dần phổ biến trên toàn cầu trong thời đại mà các trường ĐH đang tranh giành sinh viên toàn cầu như một nguồn lực”.

Định hình chính sách

Bất chấp các tiêu chí xếp hạng khác nhau, “một nhúm nhỏ” các trường có xu hướng thống trị 25 vị trí trên các bảng xếp hạng. Và nhờ đó, họ luôn luôn có thể thu hút những sinh viên tốt nhất trên thế giới. Đó chính là cấp độ ảnh hưởng thứ hai của các bảng xếp hạng, ông Coelen phân tích.

Xếp thứ 76 trong bảng xếp hạng của ĐH Giao thông Thượng Hải, “chúng tôi vẫn nhắm đến các sinh viên tài năng trong khóa học sau” – ông Coelen cho biết.

Ông phân tích thêm rằng: “Những trường học nằm trong top 100 giống như ĐH Leiden cũng đang được hệ thống xếp hạng giúp đỡ. SV sử dụng nó để tìm kiếm những trường ở thứ hạng thấp hơn nếu không thể với tới các trường tốp cao”.

Danh sách của Thượng Hải xuất hiện lần đầu vào năm 2003, tập trung vào việc xếp hạng các trường ĐH toàn cầu và sau đó nhanh chóng thống trị lĩnh vực mới. Với châu Âu, bảng xếp hạng này đã chỉ ra sự xuống dốc về danh tiếng học thuật của châu lục này. Bởi vì các trường ĐH ở châu Âu vẫn được Nhà nước trợ cấp và nền giáo dục ĐH cũng nhận thức được rằng sự tụt dốc trong cuộc canh tranh toàn cầu cũng là một trở ngại chính trị.

Tại Pháp và Đức, bảng xếp hạng Thượng Hải tập trung vào năng lực nghiên cứu làm nền tảng cho cuộc tranh luận về cách thức kết hợp nghiên cứu khoa học, vốn được coi là dành riêng cho các viện chuyên ngành, với giáo dục ĐH.

Đức vừa thông qua một khoản tiền trị giá 2 tỉ euro để phân bổ về một số trường ĐH được chỉ định nhằm tập trung vào nghiên cứu khoa học. Ở Pháp, mục tiêu trọng tâm của một đạo luật mới nhằm sốc lại hệ thống giáo dục ĐH là tăng cường hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu khoa học.

Các bảng xếp hạng cũng bị các nhà phê bình công khai chỉ trích vì đã gây ảnh hưởng quá đáng. Tại Hà Lan, một đề xuất nhằm sửa lại chính sách nhập cư cho những người có trình độ cao sẽ hạn chế chỉ cấp visa cho SV tốt nghiệp các trường hàng đầu trong 2 bảng xếp hạng quốc tế. Một vài nước như Nigeria và Kazakhstan duy trì học bổng chính sách cho sinh viên học ở các trường ĐH xếp hạng cao, theo lời một chuyên gia của Ngân hàng Thế giới.
  • Lan Dung (Theo Chronilce Higher Education)
    (Lớp Báo in K26 – HV Báo chí và Tuyên truyền)
</TD></TR></TBODY></TABLE>
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
12,995
Messages
72,869
Members
45,065
Latest member
Go88aa
Back
Top