Vi sinh vật có lợi.

bYn

Junior Member
Em có một số khúc mắc nhỏ.Mong các bác giúp đỡ em.

1.Tên của các giống vi sinh vật có lợi được nghiên cứu ứng dụng làm chế phẩm trong chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y?

2.Muốn tăng thời gian bảo quản chế phẩm vi sinh, thường sử dụng những biện pháp kỹ thuật nào trong công nghiệp?

3.Em đang tìm cuốn giáo trình "Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học"

Rất mong các bác giúp đỡ và chia sẻ tài liệu.
 
Khả năng phát triển việc sử dụng các chế phẩm vi sinh trong nuôi thủy sản...

I. MỞ ĐẦU
Ca-chep.jpg
Vi sinh vật gây bệnh ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và tính ổn định trong nuôi thủy sản. Để kiểm soát vi sinh gây hại, phương pháp truyền thống là dùng các hóa chất diệt khuẩn và kháng sinh, tuy nhiên các hóa chất diệt khuẩn như Chlorin ngoài việc làm tăng mật độ Vibrio sau khi sử dụng, các dẫn xuất của chlorin còn là những chất gây đột biến và ung thư như : Chloroform (CHCl3), bromodichloro-methane (CHBrCl2), dibromodichlo-romethane (CHBrCl2), và bromoform (CHBr3).

Các loại kháng sinh tạo ra các chủng kháng kháng sinh, các plasmid mã hóa cho cho các gen kháng kháng sinh sẽ truyền từ vi sinh vật gây bệnh ở thủy sản sang các vi sinh vật gây bệnh cho động vật và người. Vì lẽ đó ngày nay nhiều loại kháng sinh đã bị cấm sử dụng trong nuôi thủy sản ở nước ta
II.KIỂM SOÁT SINH HỌC TRONG NUÔI THỦY SẢN
Thuật ngữ probiotic được Parker đưa ra năm 1974. Tác giả định nghĩa “probiotic là những sinh vật hoặc những chất góp phần làm cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột”. Thực ra ý tưởng sử dụng vi khuẩn probiotic đã được Elie Metnhicoff đưa ra năm 1907. Khi kiểm tra việc tiêu thụ sữa chua tác giả đã tìm thấy ảnh hưởng vi khuẩn Lactobacillus delbrueckii ssp bulgaricus đến việc kéo dài tuổi thọ của người Bungary .
Ngày nay probiotic được sử dụng khá hiệu quả để phòng bệnh cho người và gia súc, gia cầm trên cạn. Nhiều vi sinh đã du?c sử dụng để sản xuất ra các chế phẩm ứng dụng rất hiệu quả nhằm kiểm soát côn trùng gây hại cho cây trồng như vi khuẩn Bacillus thuringiensis, nấm Beauveria bassiana, Metarrhizium anisopliae, virus NPV.v.v. Ngoài ra các chế phẩm vi sinh còn được sử dụng để làm phân bón vi sinh nhằm phân giải các chất hữu cơ làm giàu cho đất, phân giải lân khó tiêu thành lân dễ tiêu để cây trồng hấp thu được. Các chế phẩm vi sinh sử dụng trong các hệ thống xử lý rác thải và nước thải, làm sạch dầu mỏ trong các vụ tràn dầu.
Mặc dù vậy, việc sử dụng các chế phẩm vi sinh trong nuôi thủy sản vẫn còn khá mới mẻ. Các chế phẩm sử dụng trong nuôi thủy sản hiện nay có thể chia làm 3 loại:
-Các chế phẩm có tính chất probiotic gồm những vi sinh vật sống như các vi khuẩn thuộc giống Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces … người ta thường trộn vào thức ăn hoặc qua trung gian như Artemia, Rotifer.
-Loại thứ hai gồm các vi sinh vật có tính đối kháng hoặc cạnh tranh thức ăn với vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn Bacillus licheniformis, Bacillus sp. Vibrio alginolyticus…
-Nhóm thứ 3 gồm các vi sinh vật cải thiện chất lượng môi trường như vi khuẩn Nitrosomonas, Nitrobacter, Actinomyces, các loài Bacillus khác nhau, các loại tảo, các vi khuẩn tía không lưu huỳnh như Rhodobacter sp. Rhodospirillum, Rhodopseudomonas viridis, Rhodopseudomonas palutris, Rhodomicrobium vanniell, các loại nấm Aspergillus oryzae, Aspergillus niger, Rhizopus sp…
Tuy nhiên có nhiều chủng vi sinh vật thực hiện được nhiều chức năng khác nhau nên ranh giới giữa 3 nhóm này đôi khi không được phân chia rõ ràng, vì vậy ngày nay nhiều người gọi chung các chế phẩm vi sinh sử dụng trong nuôi thủy sản là probiotic
Trên thế giới đã có khá nhiều các nghiên cứu về việc sử dụng probiotic trong nuôi thủy sản : Maeda và Nagami (1989) đã trình bày phương pháp kiểm soát sinh học trong nuôi thủy sản , Maeda và Liao (1992) đã trình bày hiệu quả của giống vi khuẩn tách từ bùn trong bể nuôi ấu trùng tôm sú P. monodon. Tỉ lệ lột xác và sống sót của ấu trùng cao hơn trong các lô thí nghiệm so với đối chứng
Các thí nghiệm sử dụng probiotics đầu tiên trong nuôi tôm do các nhà nuôi tôm giống thực hiện nhằm tìm cách cải thiện mức độ vibrio có lợi trong các bể nuôi gọi là “sucrose fermentors” . Để thực hiện mục tiêu này người ta sử dụng đường ăn cho vào trong các bể nuôi tôm giống để kích thích sự phát triển của Vibrio spp. có lợi (các chủng lên men đường saccha-rose). Tiếp theo các chủng vi khuẩn Vibrio có lợi được nuôi cấy tương tự như phương pháp nuôi tảo để cho vào các bể nuôi tôm giống.
Vi tảo Tetraselmis suecica có thể kìm hãm vi khuẩn gây bệnh ở cá như Aeromonos hydrophila, Aeromonas salonicida, Serratia liquefaciens, Vibrio anguillarum.
Chủng Vibrio alginolyticus không gây ra bất kỳ hậu quả có hại nào cho cá hồi. Sử dụng phương pháp điều trị chéo, probiont được thừa nhận là kìm hãm tác nhân gây bệnh trên cá như V. ordalii, V. anguillarum, AeromonassalmonicidaYersnia ruckeri.
Ở Châu Á đã có nhiều nghiên cứu sử dụng các chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm, đặc biệt ở Thái Lan. Jiravanichpaisal & ctv (1997) đã sử dụng Lactobacillus sp. trong nuôi tôm sú (P. monodon Fabrius) .
Ở Trung Quốc, nghiên cứu probiotic trong nuôi thủy sản được tập trung vào vi khuẩn quang hợp. Qiao Zhenguo & ctv (1992) nghiên cứu 3 chủng vi khuẩn quang hợp sử dụng cho tôm (P. chinensis) bằng cách cho vào thức ăn hoặc cho và nước nuôi tôm cho thấy có sự gia tăng khả năng phát triển của tôm, loại trừ nhanh chóng NH3-N, H2S, acid hữu cơ và những chất có hại, cải thiện chất lượng nước, cân bằng độ pH.
Zhermant & ctv (1997) cho biết trong ruột của ấu trùng protozoea có nhiều vi khuẩn của môi trường xung quanh nên có thể gây trở ngại cho các thí nghiệm probiotic. Khi nuôi chủng vi khuẩn probiotic trong bể với ấu nauplli tôm Litopenaeus vannamei với mật độ 103 tế bào/ ml thì đã ngăn cản được sự xâm nhiễm các vi khuẩn gây bệnh ngay ở nồng độ 107 tế bào/ml .
Nấm men và nấm mốc cũng được sử dụng để cải thiện tỷ lệ sống và năng suất ấu trùng tôm Litopenaeus vannamei (Intriago et al., 1998). Nấm men có sắc tố đỏ (Rhodotorula) và nấm mốc phân hủy chitin đã được tách từ môi trường biển để sử dụng, tuy nhiên có rất ít thông báo về kết quả ứng dụng ].
Việc phân lập các chủng vi khuẩn probiotic là việc làm mang nhiều tính chất kinh nghiệm, ít cơ sở khoa học, vì vậy có vô số các nghiên cứu về probiotic bị thất bại, điều đó có thể là do việc lựa chọn các chủng vi sinh không thích hợp. Các bước lựa chọn được xác định, nhưng cần phải thích ứng với từng ký chủ và từng môi trường. Cần phải hiểu cơ chế hoạt động của probiotic để vạch rõ tiêu chuẩn chọn lọc các probiotic hữu hiệu .
Ở Việt Nam những nghiên cứu về việc sử dụng các chế phẩm vi sinh để cải thiện môi trường nuôi tôm hoặc có tác dụng probiotics con tương đối ít . Trong những năm gần đây Bộ Thủy sản đã cho phép lưu hành sửdụng nhiều chế phẩm vi sinh , nhiều nơi đã làm quen với với việc sử dụng các chế phẩm vi sinh này và có kết quả khá tốt, tuy nhiên cần có một sự đánh giá toàn diện về hiệu quả kinh tế và phương pháp sử dụng.
Bảng 2 : Tóm tắt các thử nghiệm invitro kiểm soát của V. harveyi

Kiểm soát sinh học Tác nhân Áp dụng Liều sử dụng Hiệu quả Tài liệu Bacillus S11 Probiotic/ Cho vào thức ăn

Tỷ lệ sống 74% Phianphak & ctv, 1997 L. casei L. acidophilus
Probiotic/ Cho vào thức ăn

Ức chế phát triển Jiravanichpaisal & ctv, 1997
V. anginolyticus Nuôi đồng thời V. anginolyticus/ V. harveyi
1:10 cfu Ức chế phát triển 0 to 100% Ruangpan & ctv, (in press) Chlorella sp. Nuôi đồng thời 1000 : 1 tế bào / cfu Ức chế phát triển Direkbusarakom & ctv, 1997 Skeletoma costatum Nuôi đồng thời 500 : 1 tế bào/cfu Ức chế phát triển 35 to 100% Panichsuke & ctv, 1997 Dịch chiết lá ổi Cho vào thức ăn Nồng độ ức chế tối thiểu 1250 mg/ml Ức chế phát triển Direkbusarakom & ctv 1997 III. KẾT LUẬN

1. Sử dụng các chế phẩm vi sinh trong nuôi thủy sản nói chung và trong nuôi tôm nói riêng ở nước ta là một xu hướng tích cực và ngày càng mở rộng. Cơ sở khoa học của việc sử dụng các chế phẩm vi sinh là tạo được sự cân bằng giữa sức khỏe của động vật nuôi tốt, môi trường được cải thiện và số lượng vi sinh gây bệnh được khống chế.
2. Để tăng cường hiệu quả sử dụng vi sinh trong nuôi thủy sản cần đẩy mạnh các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các vi sinh vật probiotic và từng đối tượng nuôi, giữa vi sinh vật đưa vào và môi trường nuôi thủy sản.
3. Các chế phẩm probiotic chỉ có tính chất phòng bệnh. Để việc nuôi thủy sản thành công, cần có nhiều giải pháp đồng bộ.
4. Nhà nước cần hỗ trợ các cơ sở nghiên cứu và sản xuất trong nước để nhanh chóng tổ chức sản xuất các chế phẩm vi sinh sử dụng trong nuôi thủy sản, cung cấp với giá phải chăng, có như vậy mới mở rộng được diện những người nuôi nuôi thủy sản có áp dụng các chế phẩm vi sinh vật.
 
Bạn xem thử tài liệu này. đây là 1 số về thủy sản
ARO-ZYME (xử lý mùn bã hữu cơ làm sạch đáy ao)
Thành phần: Tổng hợp trên 4 loài vi sinh Bacillus sp, Proteasebenzyme, Amylease enzyme, Lipase enzyme, Cellulase enzyme.

Công dụng: Làm tăng sự phân hủy chất thải Protein và Carbohydrate trong ao. Khống chế vi sinh vật gây bệnh, kiểm soát chất lượng nước. Phá vỡ các chất hữu cơ, cung cấp các chất vô cơ cho sự phát triển của phiêu sinh vật. Kích thích tảo phát triển. Giảm khí độc như NH3, H2S. Làm sạch đáy ao giúp tôm sạch mang, khỏe mạnh. Giữ PH nước ao ổn định và tăng hàm lượng oxy trong ao, giúp tôm chống stress và phòng các bệnh do virus gây ra.


AQUAPOND – 100: Vi sinh làm sạch nước và đáy ao ổn định màu nước
DCC_1261622654.jpg

Có thành phần từ Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, Bacillus stearothermophilus, Bacillus subtilis, các Enzyme Protease, Lipase, Amylase.

Công dụng: Sản sinh ra các enzyme protease, amylase và lipase để phân hủy các chất mùn bã, thức ăn dư thừa, xác tảo tàn, chất hữu cơ lơ lửng, làm đáy sao sạch sau thu hoạch. Cắt tảo trong ao nuôi tôm, đảm bảo sức khỏe cho tôm khi mới lột. Tăng lượng thức ăn cho phiêu sinh vật, tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên trong ao nuôi. Ổn định màu nước suốt vụ nuôi. Tôm khỏe mạnh, bóng sạch, không bị mòn đuôi, sưng đuôi, đóng rong.

ECOTAB: Vi sinh viên trực tiếp làm sạch đáy ao

Thành phần: Hệ thống vi sinh vật có lợi đậm đặc và ca cs Enzyme phân hủy trực tiếp.

Công dụng: Phân hủy trực tiếp các chất hữu cơ dư thừa trên nền đáy ao. Xử lý và phân hủy nhanh lad lad đáy ao. Tăng cường vi sinh vật có lợi trong ao làm màu nước đẹp, ổn định pH và hạn chế sự phát triển của tảo sợi, tảo lam. Khống chế sự phát triển vi khuẩn có hại Vibrio gây bệnh phát sáng. Cải tạo đáy ao, đặc biệt những khu vực bị nhiễm độc, giảm hàm lượng NH3, H2S. Vi sinh vật dạng viên, dễ sử dụng và hiệu quả nhanh trực tiếp nền đáy ao.

 
Em rất cảm ơn bài viết của bác 00792.
Em đang tìm hiểu về chế phẩm vi sinh vật. Nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm probiotic + cải thiện môi trường trong nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thú y
Còn 1 vấn đề nữa e thắc mắc muốn hỏi bác. Hiện nay đã có chế phẩm nào có tác dụng như thuốc kháng sinh trong các lĩnh vực trên chưa?:???:
Mong phản hồi của các bác..
 
Em có một số khúc mắc nhỏ.Mong các bác giúp đỡ em.

1.Tên của các giống vi sinh vật có lợi được nghiên cứu ứng dụng làm chế phẩm trong chăn nuôi và sản xuất thuốc thú y?

2.Muốn tăng thời gian bảo quản chế phẩm vi sinh, thường sử dụng những biện pháp kỹ thuật nào trong công nghiệp?

3.Em đang tìm cuốn giáo trình "Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật học"

Rất mong các bác giúp đỡ và chia sẻ tài liệu.

1. Cac giống Vi sinh vật có lợi thường được nghiên cứu ứng dụng trong thủy sản và thuốc thú y gồm: [FONT=&quot]Bacillus subtilis[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Bacillus polymyxa[/FONT][FONT=&quot];[/FONT][FONT=&quot]Bacillus megaterium[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Bacillus licheniformis[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Bacillus mensentericus[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Bacillus circulans[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Bacillus mycoides[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Bacillus laterosporus[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Bacillus thuringiensis[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Lactobacillus casei[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Lactobacillus acidophilus[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Lactobacillus crispatus[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Lactobacillus gasseri[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Lactobacillus johnsonii[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Lactobacillus helveticus[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Lactobacillus plantarum[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Saccharomyces cerevisiae[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Saccharomyces bouladii[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Nitrosomonas spp[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Nitrobacter spp[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Trichoderma harzianum[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Trichoderma viride[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Thiobacillus spp[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Aspergillus spp[/FONT][FONT=&quot]; [/FONT][FONT=&quot]Streptococcus faecium [/FONT][FONT=&quot]…. [/FONT]Tùy vào từng mục đích mà sử dụng chủng nào và hàm lượng nào cùng với cơ chất cho phù hợp. Thông thường, sự khác nhau của các nhà sản xuất sẽ nằm ở cơ chất. Có nhà sản xuất hường tới thị hiếu người tiêu dùng, có nhà sản xuất hướng tới giá thành, cũng có nhà sản xuất hướng tới đặc trưng chop các sản phẩm.

2. Thông thường, trong sản xuất công nghiệp (xét riêng về lĩnh vực sản xuất thuốc thú y và thủy sản) thì người ta có các biện pháp bảo quản như sau: Về giống thì người ta bảo quan theo phương pháp thông thường. Còn về sản phẩm thì cách tốt nhất là sau khi lên men VSV xong thì tiến hành phối trộn nhanh chóng và sấy khô ở nhiệt độ thích hợp và đóng gói. Đa số các sản phẩm dạng bột thì không cần cho chất bảo quản. Các sản phẩm dạng nước thì cho chất nhũ hóa (cho đẹp):mrgreen:, màu, mùi, và hạ pH.
 
Em rất cảm ơn bài viết của bác 00792.
Em đang tìm hiểu về chế phẩm vi sinh vật. Nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm probiotic + cải thiện môi trường trong nuôi trồng thủy sản và chăn nuôi thú y
Còn 1 vấn đề nữa e thắc mắc muốn hỏi bác. Hiện nay đã có chế phẩm nào có tác dụng như thuốc kháng sinh trong các lĩnh vực trên chưa?:???:
Mong phản hồi của các bác..

Chế phẩm vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản người ta gọi là Probiotic, còn chế phẩm dùng trong thú y người ta gọi là Prebiotic, chứ không có tên chung là Probiotic đâu.

Vấn đề tiếp theo là sản phẩm như thuốc kháng sinh trong lĩnh vực trên. Xét riêng về thủy sản thì hiện nay người ta đang rất hạn chế sử dụng kháng sinh, vì dư lượng của kháng sinh là cho thủy sản không xuất khẩu được. Thay vào đó người ta dùng nhiều các acid hữu cơ để kích thích miễn dịch như Acid lactic, propionic, formic, benzoic hay các chất như beta glucan, peptido glucan, lipopolysaccharide. Điều luu ý là để các chất này hoạt động được thì người ta cần tới các chất dẫn giải đi kèm. Và ứng dụng này hiện nay được ứng dụng nhiều trong thức ăn thủy sản. Tuy nhiên hàm lượng cũng như thành phần so với những gì người ta công bố trên bao bì còn là vấn đề chưa phải lúc nào cũng được kiểm soát.

Thân ái!
 
Chế phẩm vi sinh vật trong nuôi trồng thủy sản người ta gọi là Probiotic, còn chế phẩm dùng trong thú y người ta gọi là Prebiotic, chứ không có tên chung là Probiotic đâu.
probiotic và prebiotic đâu phải phân biệt như vậy đâu, mượn lời wikipedia vậy, thấy tương đồng với lúc tui học:
http://en.wikipedia.org/wiki/Prebiotic_(nutrition)
http://en.wikipedia.org/wiki/Probiotic

http://www.cesti.gov.vn/su-i-ngu-n-tri-th-c/n-n-hi-u-ung-v-prebiotic.html
 
Lactobacillus plantarum

Có ai có tài liệu về thành phần môi trường , nguồn gốc, và giá thành của Plantarum cho em xin đi a !!!
E cảm ơn nhiều lắm :cry::cry::cry:
 
Tại TP.HCM

Ở Hà Nội thì không rõ, bạn có thể liên hệ tại TP.HCM: (028) 6267-4792. Chỉ bán sỉ với số lượng trên 100 kg.
 
cho e hỏi :
-Các chế phẩm có tính chất probiotic gồm những vi sinh vật sống như các vi khuẩn thuộc giống Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces … người ta thường trộn vào thức ăn hoặc qua trung gian như Artemia, Rotifer
cho hỏi tại sao gọi là vi sinh vật sống vậy và bản chất của nó là gì vậy ạ.
 
cho e hỏi :
-Các chế phẩm có tính chất probiotic gồm những vi sinh vật sống như các vi khuẩn thuộc giống Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces … người ta thường trộn vào thức ăn hoặc qua trung gian như Artemia, Rotifer
cho hỏi tại sao gọi là vi sinh vật sống vậy và bản chất của nó là gì vậy ạ.
Tôi không rành về probiotic, nhưng hiểu nôm na là vi sinh vật sống tức là nó đang còn sống, người ta làm lạnh hoặc làm khô nó đi. Qua dạ dày, vào ruột nó lại hồi sinh và hoạt động trở lại ở vùng ruột, và sinh sống ở đó, hỗ trợ tiêu hóa thức ăn qua đưởng ruột. Người dùng chỉ sử dụng sinh khối vi sinh vật sống (probiotic), chứ không phải sản phẩm đã chuyển hóa từ vsv (prebiotic). Trong đường ruột người có nhiều vi khuẩn có lợi, có hại. Muốn tăng số VK có lợi, phải uống/ăn VK sống vào.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top