Bài tập sinh học phân tử chương trình phổ thông

Hoàng Đức Minh

Senior Member
Staff member
Bài tập sinh học phân tử chương trình phổ thôn

Đây là nơi cho các anh, chị, em giải và bình luận về các bài tập sinh học phân tử trong chương trình phổ thông. Nó có một số khúc mắc thường gặp sau:

- Nhầm giữa phiên mã và dịch mã
- Nhầm giữa số lượng axit amin mà cơ thể cung cấp và chu kỳ nhân lên
- Quên mất cộng axit amin khởi đầu hoặc kết thúc.
- Lẫn lộn giữa axit amin và số nu

Xin mời các bạn đưa ra những bài tập dạng này ở đây, chúng ta cùng thảo luận, phân tích.
 
Thường những bài tập liên quan đến tính toán Sinh học phân tử như những lò luyện thi đại học trước đây bây giờ ít được dùng. Loại này gần như không có trong đề thi quốc gia nhiều năm gần đây.
Xu hướng mới của các bài tập di truyền bây giờ thường là liên quan đến xác suất thống kê và những kỹ thuật phán đoán kết quả trong quá trình nghiên cứu, ví dụ như những bài bắt xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể chẳng hạn.
 
Anh nói đúng,em theo dõi thấy từ 1998 đến nay không ra dạng này nữa,đơn giản vì chỉ toàn áp dụng công thức.Em cũng theo dõi cũng thấy các đề nước ngoài chẳng dề nào đề cập tới dạng bài này.Nếu có thì gặp những câu tính số mol chất,tính số pg,số phân tử histon...Ngay cả dạng bài tập quy luật di truyền dường như cũng sắp nghỉ ra rồi.Mấy năm nay số bài về di truyền quần thể lại tăng vọt.
 
khi biết số lượng nu trên ADN thì có thể tính được số aa trong P cũng như trên ARN nhưng đó chỉ là trên lý thuyết. còn trên thực tế thì còn nhiều hiện tượng sảy ra như là đột biến trong phiên mã, đột biến NST, sự cắt bỏ các intron để tạo ra các mARN trưởng thành . do đó sự biến đổi số lượng nu của ADN, ARN, aa là nhiều .
chính vì thế mà những năm gần đây đề thi dạng này không có trong đề thi vì nó mang tính lý thuyết nhiều hơn thực tế mà sinh học là môn khoa học thực nghiệm nên thực tế là điều nên quan tâm nhiều hơn .
 
Thực chất ở Việt Nam rất ít chú ý đến dạng bài áp dụng các nguyên lý xác suất và sinh học. Đây là một phần tương đối hay. Ví dụ như phần liên quan đến Evolution Genetics có rất nhiều bài tập hay.
Nếu về Sinh học phân tử thì có dạng bài xác định bản đồ enzym cắt giới hạn cũng rất thiết thực.
 
Vậy mọi người cho em hỏi trong cơ thể động vật thì có ba loại ribôxôm nhưng loại nào chiếm số lượng lớn nhất , tồn tại trong thời gian dài nhất ?

Em có thể post bài tập không ?
 
Có 3 loại ribosome à, đó là gì những loại nào vậy. Em chỉ biết có 3 loại ARN (tARN, mARN, rARN). Mà theo em biết thì ribosome được cấu tạo từ các rARN và hơn 50 loại protein
 
Không biết , đây là câu hỏi mình đọc được nhưng không biết câu trả lời ! BA loại ARN thì mình hiểu nhưng mình chỉ biết như bạn một loại ribôxôm !
 
Nguyễn Ngọc Hân said:
Vậy mọi người cho em hỏi trong cơ thể động vật thì có ba loại ribôxôm nhưng loại nào chiếm số lượng lớn nhất , tồn tại trong thời gian dài nhất ?

Em có thể post bài tập không ?

3 loại ribosomes? em có đọc lộn hay chép lộn kô????

Em cứ post bài tập của em lên đây.
 
mình nghĩ là 3 loại ARN chứ nếu là ARN thì có 3 loại như bạn nói
Về thời gian tồn tại:

-Độ bền vững của ARN phụ thuộc vào số liên kết H
mARN ko có liên kết hiđoro nên dễ bị enzim trong tế bào phân huy........>thời gian tồn tại ngắn nhất
rARN có 70% là liên kết hiđoro nên .......>dài nhất

-mARN là bản sao của ADN, thực hiện việc tổng hợp protein, cần độ chính xác cao nên có thới gian tồn tại ngắn.
rARn liên kết với protein tạo nên riboxom--> tồn tại lâu nhất.
(hiiiiiiiiii.Mình biết vậy thui.Ko biết có sai ko)



bạn post bài lên cho mọi người xem đi
 
Thời gian sống của các RNA xếp theo thứ tự là mRNA rồi tRNA và cuối cùng là rRNA. Giải thích về thời gian tồn tại của các RNA thì tui đã có nghe qua; nhưng dựa trên liên kết hydro thì mới nghe lần đầu.

01. Bạn nghe ai giải thích, đọc sách???? tui muốn tìm hiểu; rất có thể các nhà lý sinh có cách giải thích khác các nhà sinh học.

02. Nếu cho rằng liên kết hydroge quyết định sự sống của RNA thì điều này có đúng khi áp dụng cho prorein kô? Protein có nhiều liên kết hydrogen sẽ sống thọ hơn protein ít hydrogen?

03. Nếu cho rằng liên kết hydroge quyết định sự sống của RNA thì vai trò của các RNAase (enzyme phân cắt RNA) trong tb để làm gì?.
 
@anh Dũng: giải thích theo liên kết hidro là cách giải thích ở sách ạ
còn ý mARN là bản sao của ADN, thực hiện việc tổng hợp protein, cần độ chính xác cao nên có thới gian tồn tại ngắn. thì ko ở sách
rARn liên kết với protein tạo nên riboxom--> tồn tại lâu nhất
(đề thi và đáp án chon học sinh giỏi quốc gia môm sinh-chắc mấy bạn phổ thông trong nay cũng có)
em se xem lai xem(đối với Pr và ARNase)
 
Nếu sách VN đã giải thích như vậy thì tui ... buồn quá.

Các phân tử sinh học, mà trong đó có các RNA, có thời gian tồn tại (half-time, survival time) được quyết định từ chính nhu cầu của tb với chúng nó. Nói cách khác khi tb cảm thấy không cần đến 1 phân tử sinh học nào đó thì nó sẽ có những cách thức triệt tiêu phân tử này. Dựa trên liên kết hydrogene để giải thích sự thời gian sống của phân tử sinh học thì quả là buồn

Hãy hình dung ta có miếng giấy nhỏ ta viết vài dòng cho bạn ta nhờ nó làm một viết gì đó như cho mượn cuốn tập, hẹn đi ăn tối, ... sau khi bạn ta đọc xong nội dung thì bạn ta sẽ vò tờ giấy và vứt vào sọt rác. mRNA vốn chỉ đóng vai trò mang thông tin từ bộ gene ra tb chất để tổng hợp protein nên nó có số phận giống như tờ giấy kia. Nếu bạn ta muốn hủy tờ giấy thì có nhiều cách như xé bỏ, vứt sọt rác hay đốt nó đi. Ở Tb chính các RNAase đóng vai trò kẻ hủy diệt, canh me chực chở coi có em mRNA nào vừa xong việc là "thịt" nó ngay.

Các tRNA thì là những phân tử mang aa đến chuỗi ribosome đang di chuyển giúp tổng hợp protein, khi tb xong quá trình tổng hợp protein, thì hợp đồng lao động với các tRNA này coi như xong, tb sẵn sàng loại bỏ chúng không thương tiếc, chỉ khi tb cần tổng hợp protein mới kêu gọi chúng trở lại; điều này càng dễ thấy khi so sánh số phận các aa thuộc hàng quý hiếm với các aa thuộc dạng "đại trà"; những anh quý hiếm vì lâu lâu mới cần tới nên tb kô lưu giữ chúng làm gì, còn các tRNA mang aa dại trà thì tb sẽ giữ chúng thường trực trong tb chất.

Còn rRNA thì rọ rồi, nhu cầu tổng hợp protein là thuờng xuyên nên ribosome cũng "ăn chực nằm chờ" trong tb chất để phục vụ quá trình sinh tổng hợp protein. Hơn nữa khi nói đến ribosome là người ta nhớ đến anh chồng protein và chị vợ rRNA, tức là một gia đình ribosomes, một phức hợp. Gia đình người ta như vậy mà bắt ly tán thì .... ác quá.
 
Sau khi viết câu trả lời trên, tui cũng chưa an tâm lắm với câu trả lời đó, nên tranh thủ lúc ăn gà nướng uống beer Kolsh thử lên google tìm thêm câu trả lời:

01- Ngay cả khi so sánh tính bền của DNA và RNA sách giáo khoa chính thống của tg cũng kô dám dùng đến số lượng hydrogene để giải thích, theo đó chính nhóm 2´OH và 2´H mới quyết định tính bền của 2 phân tử này

http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/bv.fcgi?rid=stryer.section.194

Xem link trên để thấy khi RNA bị thuỷ giải thì nó bị tấn công ở chổ nào.

02- Khi so sánh tính bền của các tRNA, rRNA và mRNA người ta cũng tuyệt nhiên kô lôi số liên kết hydrogene hay khung hydrogene ra mà hạch tội.

- Một bài giảng cho rằng pt mRNA được thế kế để sử dụng 1 lần.
- Một bài khác cho rằng mRNA không bền hơn các tRNA, rRNA vì nó không có khả năng tạo thành cấu trúc bậc cao.

Và nói chung là sự tồn tại của các RNA là do tb quyết định, tự thân các phân tử này không quyết định số phận của nó.
 
@ Dũng:
em đã hỏi lại nhưng câu trả lời là
thời gian tồn tại của ARN phụ thuộc vào
1.cấu trúc của nó:
?-mARN ko tạo cấu trúc bậc cao (như anh Dũng nói) nên thời gian tồn tại ngắn nhất
?-mARN ko có liên kết hidro ,rARN:70%liên kết hidro nên khi tế bào muốn loại bỏ,dĩ nhiên mARN sẽ dễ loại bỏ hơn cả-->mARN tồn tại ngắn nhất(em thấy cũng đúng đấy chứ ạ)
2.mức độ hoạt động của nó:
?-mARN cần độ chính xác cao nên thường được đổi mới-->thời gian tồn tại ngắn
?-rARN thì: nhu cầu tổng hợp pr trong cơ thể là thường xuyên nên tồn tại lâu nhất
(Nói chung vẫn giống câu trả lời lần trước)
 
01- em so sánh hai câu trả lời của em để coi giống hay khác nhau?

02- sự loại bỏ các RNA chẳng dính dánh gì đến liên kết hydro.
 
anh Dũng ơi,em làm phiền thêm chút nữa:
Vậy theo anh ,nếu khi đi thi gặp câu hỏi này thì sẽ trả lời:
-theo câu trả lời của em sau khi đã bổ sung và bỏ đi ý giải thích theo liên kết hidro

-Hay là:
Trần Hoàng Dũng said:
sự tồn tại của các RNA là do tb quyết định, tự thân các phân tử này không quyết định số phận của nó.
 
Rất tiếc tui kô thể đưa ra lời khuyên cho bạn được vì tui kô phải là người ra đề, chấm thi. Ở Vn thì đã rõ rồi, đáp án là pháp lệnh trong thi cử mà.

Nếu tranh cãi về học thuật thì quan điểm của tui rất rõ ràng là liên kết hydrogene kô quyết định thời gian tồn tại của các RNA trong tb mà là do các yếu tố tb quyết định, nói cách khác là do nhiệm vụ của chính nó. Còn khi ra đề, chấm thi người ta phán là do liên kết hydrogene thì tui đâu có làm gì khác được.

Tui vừa coi thêm ?vài bài, có 1 bài chứng minh bằng pp lý sinh cho rằng chính khi có liên kết hydrogene tức là RNA tạo sợi đôi nó còn bền hơn DNA. Thế nhưng thực tế lại thấy RNA "sống đi chết lại" là chuyện bình thường còn DNA thì phây phây.

Kể chuyện tiếu lâm ngoài lề, có 1 vị GS Ngữ văn đã khóc ròng vì bài tập cô giáo giao về cho đứa cháu của vị GS này. Khi đứa cháu hỏi ông mình, vị GS bằng kiến thức của mình đã hướng dẫn nó làm bài. Kết quả là nó bị phê là không chịu học bài, cần cố gắng thêm và đương nhiên là điểm không phải là điểm tốt. Chuyện này tui đọc trên eVăn khi các vị GS Ngữ văn ?đầu ngành tranh cãi về chương trình Văn cấp 3, chuyện có thật.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top