Pha đệm

Nguyễn Ngọc Lương

Administrator
Staff member
Có câu hỏi này muốn nêu ra cùng các bạn giải quyết:
? ? ? ? ? Nếu ta pha đệm stock x10 lần thì khi ta dùng pH của đệm có thay đổi không khi ta đem pha loãng 10 lần.
Đương nhiên kinh nghiệm và thực tế nói là không. Tuy nhiên nếu đứng về góc độ pH thì pH = nồng độ H+, khi ta pha loãng 10 lần nồng độ H+ giảm 10 lần do đó pH tăng 10 lần. Các bạn chỉ ra cái sai của tôi ở chổ nào? ?:oops:
 
Sai ở chỗ này:

1. Không phải cứ pha loãng 10 lần thì pH giảm 10 lần. Còn tùy thuộc vào pH của dung dịch dùng để pha loãng.

2. Với dung dịch đệm thì pH khi pha loãng sẽ không giảm trong giới hạn năng lực của đệm. Nguyên nhân thì chính cái từ "đệm" nó nói lên điều đó. Thông thường người ta dùng 2 loại muối để pha đệm chẳng hạn (HPO4)2- và (H2PO4)- do vậy trong dung dịch luôn có sự chuyển dịch cân bằng động giữa 2 muối này để ổn định pH về một giá trị nhất định.

Cái này bác có thể tìm thêm trong mấy cuốn sách hóa. Tôi chỉ nhớ đại khái thế.
 
Đương nhiên là dùng nước cất để phay ?loãng. Tuy nhiên điều này cũng dễ thôi: ?viết phương trình phân ly rấ là thấy ngay ấy mà

HA --> H+ + A-
Ka = [H+][A-]/[HA]
[H+] = Ka x [HA]/[A]
pH = -log[H+] = -logKa x [HA]/[A]
Ka không thay đổi
[HA]/[A] không thay đổi nhiều khi pha loãng
vậy pH không đổi
 
[H+] = Ka x [HA]/[A]
Ka không thay đổi
[HA]/[A] không thay đổi nhiều khi pha loãng
--> vậy có phải là nồng độ H+ cũng không thay đổi ?:?: Tại sao [HA]/[A] lại không thay đổi nhiều vậy?
Vậy thì
Tuy nhiên nếu đứng về góc độ pH thì pH = nồng độ H+, khi ta pha loãng 10 lần nồng độ H+ giảm 10 lần do đó pH tăng 10 lần. Các bạn chỉ ra cái sai của tôi ở chổ nào? ?
--> cái sai la` nồng độ H+ không đổi phải không?

Có bác nào cho em cái định nghĩa chuẩn về Dung dịch đệm không nhỉ ?:?:

Thông thường người ta dùng 2 loại muối để pha đệm chẳng hạn (HPO4)2- và (H2PO4)- do vậy trong dung dịch luôn có sự chuyển dịch cân bằng động giữa 2 muối này để ổn định pH về một giá trị nhất định.
--> em không hiểu lắm, em thì chỉ biết là do đây là dung dịch đa axit mạnh , với nồng độ lớn thì nó có tính chất đệm. Khi thêm một axit hay bazo mạnh thì pH của dung dịch khi tính toán theo công thức sẽ không thay đổi.

Có một số dung dịch đệm như: dung dịch đệm axetat, amoni, dd axit mạnh hoặc bazơ mạnh có nồng độ lớn,dd các chất lưỡng tính.
 
Giả sử có dung dịch đệm ?HA/A . Tính đệm thể hiện khi [HA]=a,[A] =b>>[H+],
? ? ? khi đó Ka= [H+][A-]/[HA], do đó [H+] = Ka x a/b (*)
?Bây giờ giả sử pha loãng 10 lần dung dịch vẫn giữ nguyên tính đệm, lúc mới pha loãng [HA]=a/10,[A] =b/10.
?Vì đã giả sử tính đệm vẫ còn nên có thể thấy [HA]=a/10,[A] =b/10>>[H+], do đó nồng độ của HA và A có thể coi như không đổi sau khi cân bằng được thiết lập,
? [H+] = Ka x [HA]/[A] =Ka(a/10)/(b/10)= Ka x a/b (**)
?(*) và (**) giống nhau nên ?có thể coi pH không thay đổi
Mọi người cho ý kiến??
 
Vì pH là sự cân bằng giữa ion H+ và <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /><st1:State w:st="on">OH-</st1:State>, nồng độ H+ giảm đi 10 lần thì <st1:State w:st="on"><st1:place w:st="on">OH-</st1:place></st1:State> cũng thế chứ, nếu thay đổi thì ai dám pha pH Stock nữa
 
Vì pH là sự cân bằng giữa ion H+ và <?xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" /><st1:State w:st="on">OH-</st1:State>, nồng độ H+ giảm đi 10 lần thì <st1:State w:st="on"><st1:place w:st="on">OH-</st1:place></st1:State> cũng thế chứ, nếu thay đổi thì ai dám pha pH Stock nữa

Đồng ý:chuan:
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top