Trao đổi bài toán trong đề thi ĐH năm 2009

naruto-kun

Senior Member
Đề thi năm vừa rồi có 1 câu như sau. Mong được giúp đỡ:
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n=14. Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở loài này là?
Ai có thể giải thích giúp em cách làm cụ thể được không ạ. Cách dùng phương pháp tổ hợp rất nhanh nhưng em kém cái này, không hiểu lắm^^
Nếu đề hỏi số loại thể không (2n-2) thì sẽ như thế nào?
 
Số loại thể 1 kép = 7C2=21.
Giải thích: Thể một kép có 2 cặp NST trong bộ NST mất 1 NST. Số loại thể 1 kép bằng số cách chọn 2 cặp NST trong 7 cặp NST của loài.

Số loại thể không = 7C1=7
Giải thích: Thể không có 1 cặp NST bị mất. Số loại thể không bằng số cách chọn 1 cặp NST trong 7 cặp NST của loài.

Không biết giải thích vậy bạn có hiểu không?? Mình nghĩ câu này cũng đơn giản. Chỉ áp dụng ct thôi, nếu bảo giải thích thì cũng chỉ biết nhắc lại lý thuyết thôi.:mrgreen:
 
Một câu khác trong đề:
Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai nhiễm sắc thể thuộc hai cặp tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là? ( Đáp án: 1/4)

Cách giải bài này là công thức: (2^{n-2}): (2^n)=1/4. Em không hiểu vì sao lại như vậy?
 
Về mặt cơ chế, đầu tiên bạn phải hiểu rõ: Tham gia quá trình giảm phân là tế bào có bộ NST 2n, tức có n cặp NST; mỗi cặp gồm một NST có nguồn gốc từ bố, một NST có nguồn gốc từ mẹ. Trong quá trình giảm phân tại kì giữa I các NST kép sắp xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi tơ vô sắc.

Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở k nhiễm sắc thể thuộc k cặp tương đồng (k<=n). Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là?

Xét một cặp NST sẽ cho 2 loại giao tử.
Xét 2 cặp sẽ cho 4=2^2 loại giao tử.
Xét 3 cặp sẽ cho 8=2^3 loại giao tử.
...
Xét n-k cặp sẽ cho 2^(n-k) loại giao tử.
...
Xét n cặp sẽ cho 2^n loại giao tử.

Với mỗi cặp NST có 1 NST bị ĐB mà không xảy ra hoán vị gen thì sẽ cho 2 loại giao tử. Một loại giao tử bình thường và một loại giao tử đột biến.
Tương tự với 2 cặp NST mà mỗi cặp có một NST mang ĐB cho: 1.1 = 1 loại giao tử bình thường.
Và cho đến cả k cặp NST mà mỗi cặp có 1 NST mang ĐB cũng đều cho: 1.1.1.1.....1 = 1 loại giao tử bình thường.

Tổng số loại giao tử tạo ra khi mà n cặp NST không cặp nào mang ĐB và không xảy ra trao đổi chéo là: 2^n
Số loại giao tử bình thường tạo ra khi có k cặp có một chiếc bị ĐB và các cặp không xảy ra trao đổi chéo là: 2^(n-k) .1 = 2^(n-k)

Vậy, tỉ lệ giao tử bình thường là: (2^{n-k}):(2^n)=1/2^k
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,550
Members
56,918
Latest member
sv368net
Back
Top