C3,C4,CAM

Anh Hoàng Đức Minh hỏi về C3,C4,CAM.Em sợ không dám chen ngang ?nên viết bài này .
? ?ĐẶC ĐIỂM ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?C3 ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? C4 ?
- Điều kiện khí hậu ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?Ôn đới ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Nhiệt đới
-Cây điển hình ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?Đậu ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Mía
-Chất nhận CO 2 ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?Ru 1,5 DP ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?APEP
-Sản phẩm đầu tiên ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? AlPG ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?A xit Malic
-Hô hấp sáng ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Có ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?Không
-Điểm bù CO 2 ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Cao(25-100 ppm) ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Thấp
-Năng suất sinh vật ? ? ? ? ? ? ? ? ? Thấp đến cao ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?Cao
-Cường độ quang hợp ? ? ? ? ? ? ? ? ?25 mgCO 2/dm2.h ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?50mgCO 2/dm2.h
-Chlorophyll a/b ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?2,5 ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?3,5
-Hệ số thoát thoát hơi nước ? ? ? ? ? ?400g H2O/g chất khô ? ? ? ? ? ? ? ?200g H2O/g chất khô
- Enzim Cac bo xilase ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? RiDp-cacbo xilase ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? PEP-cacboxilase
? ?ĐẶC ĐIỂM ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? C4 ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? CAM
-Đồng hóa ?CO 2 ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?Ở 2 loại tế bào ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?Ở 2 thời điểm(đêm- ngày)
-Lỗ khí mở thu CO 2 ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?Ban ngày ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Ban đêm
-Năng suất sinh vật ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?Cao ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? Thấp

Cây C4 một số lá có thể quang hợp kiểu C3,còn các lá khác quang hợp kiểu C4,điều đó chỉ ra rằng con đường C4 tiến hóa từ con đường C3.
? Anh Minh cho em biết ý kiến của anh đi.
 
Quả thực là anh không hiểu em viết cái gì ở trên hết (vì anh ko có sách chuyên của em, còn sách phổ thông ko có mục này :D), em có thể giải thích rõ ràng hơn được ko? Nhất là mấy chỗ hiệu suất sinh vật, điểm bù CO2, thời gian xảy ra, hiệu suất thoát hơi nước.

Các cây thân cỏ gọi là thực vật C4 ? Vậy các loại thực vật khác thì đều là C3 hoặc CAM hết à? Dựa vào tiêu chí nào để phân loại ? Về mặt giải phẫu thì tế bào thịt lá khác tế bào bo mạch như thế nào? (chu trình calvin thì xảy ra trong tế bào bo mạch, C4 xảy ra trong tế bào thịt lá). Có lẽ câu hỏi này phải nhờ: Cô Hà Thị Lệ Ánh, chị Phùng Thị Hằng trả lời giúp thôi.

Theo anh biết thực vật C4 dùng cách quang hợp này trong phản ứng tối để giảm bớt sự mất mát năng lượng do quá trình quang hô hấp ở thực vật C3. Nhiệt độ càng cao thì tổn thất này càng lớn.
 
Sách chuyên cũng không có mục này,vậy mà đề thi quốc gia hỏi mới ác chứ !Em thấy không thể ?giúp anh nhiều lắm nên lấy nguyên văn hướng dẫn làm bài thi quốc gia năm 2004 ráp lại( Đề :Bảng A,phân biệt cây C3 và C4.Bảng B,phân biệt cây C4 và CAM).
Tỉnh khác thế nào thì em không biết,ở tỉnh em là ba quyển Sinh Học 10,11,12(Ban KHTN).Tài liệu thi quốc gia gồm:
1. Sinh Học 10-11-12 nâng cao(Đỗ Mạnh Hùng,Trần Thanh Thủy)
2.Sinh Học 10,11,12(ban KHTN)
3.Sinh Học (W.D.Philip,T.J.Chilton)---> Cái này có nói tới C3,C4,CAM.
4.Một số tài liệu khác --->Cái này mơ hồ khỏi chê
Những câu ?khác ?anh đi hỏi cho chắc ăn.Em về coi thật kỹ lại mới viết nếu không bác lon xon khó tính quở thì chết.
Chúc anh năm mới vui vẻ.
 
Em đưa ra bảng danh sách,anh tự dịch nha.
  C3
  họ                                                         ví dụ
  poaceae                                     avena sativa,hordeum vulgare,oryza sativa,triticum aestivum
  amaranthaceae                          amaranth (pigweed)
 asteraceae                                   helianthus annus, lactuca sativa,xanthium strumarium
 chenopodiaceae                              beat vulgaris
 solanaceae                                    solanum tuberosum,lycopersicum esculentum      
  cyperaceae                                cyperus alternifolium ( a sedge)
 fabaceae                                  phaseolus vulgaris,glycine max
malvaceae                                 gossypium  hirsuitum
umbellifereae                            daucus   carota
crucifereae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? brassica nigra,arbidopsis thaliana
? C4
?họ ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?ví dụ
aizoaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ice plant
amaranthaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?amranth(pigweed)
asteraceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?aster
chenopodiaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? lambsquarter,kochiasp.
cyperaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?sedge
euphorbiaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? spurge,poinsettia
poaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? crabgrass,sugarcane,maize
nyctaginaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? four o'clock,bougainvillea
portulaccaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? purselane
zygophyllaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? goathead or puncture vine , creosote bush
? CAM ?
? họ ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ví dụ
agavaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?agaves,yuccas
aizoiaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ice plant
asclepiadaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? milkweeds
asteraceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?asters,daisies
bromeliaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? pineapple,bromeliads
cactaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?cacti
crassulaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? sedums,stone crops
cucurbitaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?squashes,cucurbits
euphorbiaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? spurges
geraniaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?geranium ? ?
labiateae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? mints,basils
liliaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?lilies,onions
orchidceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?orchids
oxalidaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?oxalis
piperaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?pepper vine,pepperomia
polipodiaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? a fern
portulacaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?purselanes
vitaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?grapes
welwetschiaceae ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? a gymnosperm
 
Tra mấy cái họ và tên loài này mệt quá. Giá mà mình biết tiếng Latinh thì tốt.

mình ko hiểu tại sao cậu học phân loại. Thi quốc gia ko hỏi đến phần này

Bạn ấy học để biết, để hiểu, để thỏa tò mò chứ ko phải học chỉ để thi.

4.Một số tài liệu khác --->Cái này mơ hồ khỏi chê
Em có thể kiếm quyển: Lê Ngọc Tú, Đỗ Ngọc Liên, Đặng Thị Thu. Tế bào và các quá trình sinh học. NXB: KHKT, 2000.

Hoặc quyển chuyên về năng lượng sinh học của tác giả: Nguyễn Quốc Khang. Năn lượng sinh học. NXB: KHKT, 2002. (Quyển này khó xơi lắm, anh đọc mà chả hiểu gì hết.)
 
Sách chuyên cũng không có mục này,vậy mà đề thi quốc gia hỏi mới ác chứ !Em thấy không thể ?giúp anh nhiều lắm nên lấy nguyên văn hướng dẫn làm bài thi quốc gia năm 2004 ráp lại( Đề :Bảng A,phân biệt cây C3 và C4.Bảng B,phân biệt cây C4 và CAM).

Hì, tìm thấy rồi, bảng của Hiển là ở Vũ Văn Vụ (chủ biên), Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn. Sinh lí học thực vật (tái bản lần thứ 6). NXB: GD 2005. tr 102.

Từ trang 88-trang 103 có nói và phân biệt rất rõ sự khác nhau giữa các loại này.
 
Em nhớ trong cuốn này chia C4 làm 3 loại :nhóm theo NADH,nhóm PEP và nhóm NADP.Phải chăng tiến hóa về quang hợp của C4 diễn ra như sau: NADH------>PEP------->NADP ?Vì em nhớ nhóm NADH vẫn có ti thể tham gia do đó khó tránh hô hấp sáng,nhóm PEP và NADP thì không,nhưng nhóm PEP không thấy giải phóng CO2 bàn giao cho chu trình CALVIN còn nhóm NADP thì ngược lại.Bởi vậy nhóm NADP tiến hóa nhất.Có ai phản biện không?
 
chậc,đọc bài bạn mình mới nhớ cả 3 loại cây trên đều giải  phóng CO2 tham gia vào chu trình Calvin.Không có sự khác biệt về thời gian và không gian đâu,chúng đều diễn ra vào ban ngày ,không gian đồng hóa là tế bào bao bó mạch và tế bào mô giậu.Nhưng  mình vẫn cho rằng NAD----->PEP---->NADP.Thứ 1,lý do trên vẫn còn chỗ đứng :cả PEP,NADP đều không thấy ti thể tham gia quang hợp song NAD thì có.Thứ 2,so sánh các axit amin tham gia con đường C4 sẽ thấy ngay sự khác biệt
  NAD            alanin,aspartate         số axitamin   2

  PEP                 0    , aspartate                             1
                             
  NADP              0,       0                                         0
có ai phản biện không?
 
Trong lúc chờ phản biện ,em đi thống kê các bào quan tham gia quang hợp,các bác xem cần bổ sung gì không
? cây C3 ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? quang hợp bình thường ? ? ? ? ? lục lạp
? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? quang hô hấp ? ? ? ? ? ? ? lục lạp,peroxixom,ti thể
?cây C4 ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? nhóm NAD ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?lục lạp,ti thể
? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?nhóm PEP ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? lục lạp,cytosol
? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? nhóm NADP ? ? ? ? ? ? ? ? lục lạp
cây CAM ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? lục lạp,không bào
?Ở ?nhóm ?NAD , NAD-ME tìm thấy ở ti thể; nhóm PEP, PEP -CK tìm thấy ở cytosol ;nhóm NADP,NADP-ME tìm thấy ở lục lạp
 
Mọi người trao đổi sôi nổi nhỉ , HI , theo những gì bầng tăng biết thì có một số vấn đề cần trao đổi với các bạn: Tại sao gọi là ? cây C4 , CAM, chúng ?khác gì với cây C3 .cơ sở phân biệt chúng ?
chậc,đọc bài bạn mình mới nhớ cả 3 loại cây trên đều giải ?phóng CO2 tham gia vào chu trình Calvin.Không có sự khác biệt về thời gian và không gian đâu,chúng đều diễn ra vào ban ngày ,không gian đồng hóa là tế bào bao bó mạch và tế bào mô giậu
?theo em ?thì sự khác biệt theo không gian và thời gian là gì ?? ?
ở cây C4 ( bắp , mía ,..) sự thành lập các acid C4 và cố định CO2 bởi chu trình C3 PCR( chu trình calvin) tách biệt nhau theo không gian ?.cấu trúc đặc biệt của lá cây C4 cần thiết cho sự tách biệt này .
Ở cây CAM( các cây thuộc họ Euphorbiaceae như xương rồng, …) , sự thành lập các acid C4 và sự cố định CO2 bởi chu trình C3 PCR tách ?biệt nhau theo thời gian .
?NHư vậy thật ra thì cây C4 và CAM rất giống nhau , chỉ khác nhau ở sự cố định CO2 theo chu trình C3 PCR theo không gian hay theo thời gian mà thôi . đây là một đặc điểm quan trọng để phân biệt với cây C3 và giúp Các Cây C4, CAM hạn chế quang hô hấp đến mức thấp nhất .
?1/ Cơ chế tập trung CO2 ở cây C4 :
1.1 / Cấy trúc giải phấu đăc biệt của lá ?cây C4 , đặc bịêt là cấu trúc vùng gân lá:
gân lá ?cây C4 ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?gân lá cây C3 ?
- NHững tế bào mạch chu to chứa lục lạp có tinh bột ? ? ? ? tế bào mạch chu ở cây C3 không chứa lục lạp
-Lục mô sắp xếp thành một hoặc hai vòng đồng tâm , ? ? ?tế bào lục mô không xếp thành vòng đồng tâm ,
lục lạp trong tế bào lục mô không chứa lục lạp ? ? ? ? ? ? ? ?lục lạp trong tế bào lục mô chứa lục lạp

(đây là kết quả quan sát trong phần thục tập sinh lí thưc của bầng tăng , hình có một số lỗi sai nên không tiện post lên , bác nào có một số hình liên quan thì chia sẽ , chứ nói không thì một số bạn cũng chưa hình dung được )
1.2/ sự quang hợp :
đặc sắc bởi cơ chế tập trung CO2 nhờ họat động phối hợp của tế bào thịt lá và tế bào vòng bao bó mạch .
trải qua hai lần carboxyl hóa:
 lần 1 được xúa tác bởi PEP carboxylase ,xảy ra trong cytosol của tế bào thịt lá , dẫn tới sự tạo thành Oxaloacetat , chất này được khử trong diệp lạp , nhờ NADPH , tùy loài thực vật mà oxaloacetat được khử tạo thành malat hay Aspartat ( acid ?4C).
 Lần 2 nhờ Rubisco , xảy ra trong tế bào bao bó mạch , nơi malat hay aspartat đựoc chuyển tới.
ở đây bạn để ý thấy sự cố định CO2 ở hai vị trí khác nhau : ở tế bào thịt lá sau đó đến tế bào vòng bao bó mạch , tách biệt theo không gian .

2/ Cơ chế tập trung CO2 ở cây CAM :
ở cây CAM có cơ chế đặc biệt là mở khấu vào buổi tối để thu CO2 nhằm tránh thóat hơi nước. traỉ qua 4 giai đọan :
-GĐ1: họat động của PEPC: acid hóa trong tối
-GĐ 2: Họat động của PEPC và Rubisco . xảy ra ngay khi có sự chiếu sáng .
-GĐ3: hoạt động của Rubisco khử acid( 4C) giải phóng CO2 ?, tùy thuộc vào ánh sáng và nhiệt độ .
-GĐ4: Họat động của Rubisco và PEPC : khí khẩu mở trở lại , họat động cố định CO2 chủ yếu nhờ Rubisco và một phần PEPC .

NHư vậy sự cố định CO2 ở cây CAM xảy ra theo thời gian , mở khí khẩu và carboxyl hóa vào ban tối , khử acid phóng thích CO2vào ban ngày ( có ánh sáng ).

Qua hai cách cố định trên ta cũng thấy ?quá trình quang hợp ở cây C4 và CAM không phụ thuộc trực tiếp vài nồng độ CO2 trong môi trường nên chúng hạn chế quá trình quang hô hấp giúp cây thích nghi tốt với điềc kiện môi trường nắng nóng và nồng độ CO2 thấp ?.

Còn về sự tiến hóa : NAD-->PEP-->NADP bầng tăng ?không có tài liệu để đọc cũng như không hiểu rõ tác giả nói gì , các bác khác nhào vô đi nha
 
Theo em biết C4 là nhóm tiến hóa nhất ,em muốn hỏi phải chăng con đường quang hợp theo chu trình CAM xuất hiện trước tiên vì em nhớ đã đọc ở đâu con vi khuẩn cũng có kiểu chuyển hóa như ở ?cây thuốc bỏng .
 
Anh không chắc rằng Cây C4 là cây tiến hóa hơn hai cây kia, nếu em có tài liệu nói về nội dung này nên post lên cho mọi người cùng trao đổi.
?Anh chỉ khẳng định được rằng : cơ chế cây C4 và CAM cũng như một số cây trung gian C3-C4 có quá trình quang hợp giúp cây thích nghi tốt với những điều kiện khắc nghiệt của môi trường ?hơn cây C3 .
 
Dạ. Cho em hỏi 1 câu là trong phương pháp vi nhân giống 1 giống cây nào đó trong ống nghiệm. Sau khi nuôi cấy mô xong, nó mọc thành chồi, rễ trong ống. Làm thế nào từ ống nghiệm đưa nó ra khỏi để trồng trên đất hay một môi trường nào đó. tại em chưa được thực hành, vài tuần nữa mới làm thí nghiệm
Em mong các anh chị giúp đỡ và tư vấn cách làm tốt nhất.
 
anh ?coi cuốn giáo trình sinh lý thực vat ,sở gddt ha noi,trung học chuyên nghiep tac gia quên roi.phần ý nghĩa quang hợp C4 nói quang hợp C4 tiến hoa nhat.Em xin lỗi bộ gõ ....
 
Đúng là quan niệm hiện nay cho rằng C4 tiến hóa từ tổ tiên chung với C3, nhưng nhiều quan điểm và bằng chứng (như Hoàng trích dẫn) lại cho rằng "quá đơn giản" và người ta vẫn đang đi tìm câu trả lời C3 và C4 ai tiến hóa hơn ai.

Ở gốc độ học sinh thì ta chấp nhận C4 tiến hóa hơn C3 (như ATGX của ADN - thay vì ATGC của DNA vậy)
 
Mời các bạn chuyển diễn đàn sang bài của Hoàng Đức Minh để bàn về thế nào là tiến hóa .
Còn nói loài nào có trước thì chúng ta chỉ suy luận thông thường như sau :
1 C4 cũng có chu trình Canvil Benson ?nên tất yếu là chúng tiến hóa từ C3 ( có hơi vội vàng kết luận quá không ? )
2 Tảo không phải là thực vật theo Key phân loại của whiterker ( theo các bạn khái niệm " Thực vật bậc thấp còn dùng được không ?? )
3 Thời kỳ đầu tiên trong tiến hóa thì hàm lượng CO2 trong khí quyển cao..... thuận lợi cho việc quang hợp. Nhưng sau đó các ?yếu tố này ít dần đi làm các loài bắt buộc thay đổi quá trình quang hợp
4 Còn tảo là C3 hay C4 thì bạn hãy xem chúng phân loại cho nhóm thực vật nào ? thì sẽ thự mình tìm ra câu trả lời

Nhân tiện đây cũng cho tôi mạn phép trình bày sơ qua về ?tiến hóa C3 và C4 :
1
Bằng chứng đơn giản nhẩt trong trao đổi chất ?thích nghi với các điều kiện của trái đất giai đoạn đầu tiên là của ?C3 là : cần [ CO2] cao và [ O2] thấp.

Over 85% of higher plants use the C3 route1; the C4 pathway, which has evolved at least 30 times, seems to be a response to low levels of CO2 in the atmosphere1.
2
Sự biến đổi gene ở cây C3, sẽ hình thành ở loài ?C4 ( ?nghiên cứu những loài thuộc chi Flaveria thấy cả loài C3, C4 và cả loài có sự tương thay đổi C3-C4 {C3-C4 intermediates } thông qua sự biểu hiện của nhóm gene ppcA ?quy định phosphoenolpyruvate carboxylase ,PEPC)
3
Kết luận ; Bằng chứng về thích nghi trao đổi chất, di truyền đã chứng minh sự tiến hóa giữa C3 và C4

:p ? Sai đâu sử đó ?:wink:
 
2 Tảo không phải là thực vật theo Key phân loại của whiterker ( theo các bạn khái niệm " Thực vật bậc thấp còn dùng được không ?? )

Có một vài vấn đề muốn hỏi tiếp:

1. Vậy theo khóa phân loại của Whiterker thì tảo thuộc nhóm nào (cái này tớ chưa biết)

4 Còn tảo là C3 hay C4 thì bạn hãy xem chúng phân loại cho nhóm thực vật nào ? thì sẽ thự mình tìm ra câu trả lời

Như vậy là có sự trùng khớp giữa hệ thống phân loại thực vật với hình thức quang hợp của chúng sao? Trước đây tớ nghĩ rằng (không có cơ sở khoa học) ở một nhóm thực vật nào đó (theo phân loại học) có thể có cả 2 hình thức C3 và C4 vì giữa phân loại học và các quá trình sinh lý không nhất thiết phải trùng khớp hoàn toàn với nhau. Và chỉ có thực vật CAM là đặc trưng cho họ Crassulaceae.

Trích dẫn:
Over 85% of higher plants use the C3 route1; the C4 pathway, which has evolved at least 30 times, seems to be a response to low levels of CO2 in the atmosphere1.

Đoạn này tớ muốn biết nguồn của nó.

Nếu theo như đoạn trích dẫn này thì tớ có thể suy ra rằng tảo sẽ đi theo con đường C4 vì hàm lượng CO2 tự do trong nước là rất thấp và thường xuyên không đủ cho quá trình quang hợp ở những nơi mà giàu thực vật phù du (tảo).

Mong nhận được ý kiến giải đáp thắc mắc.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top