Bài toán

Bạn nghĩ thế nào về câu 1 bài toán dưới đây?

  • Bài toán sinh dạng này vẫn có giá trị nào đó, để rèn luyện khả năng tính toán của HS, SV

    Votes: 0 0.0%
  • Dạng toán sinh này nên giảm thiểu, bài toán cần gần với thực tế hơn, hoặc tương tự những gì mà người

    Votes: 0 0.0%
  • Không có ý kiến

    Votes: 0 0.0%

  • Total voters
    0
Câu 1:Cơ thể người trưởng thành chứa khoảng 10E13 tế bào (TB). tất cả tế bào này đều xuất phát từ một trứng đã thụ tinh (hợp tử).

a. Giả định rằng tất cả các tế bào đều phân chia liên tục vậy cần bao nhiêu lần phân chia từ 1 hợp tử?

b. TB người khi nuôi cấy có hệ số phân chia là 1 lần/ngày. Giả định rằng tốc độ phân chia này không đổi trong suốt quá trình phát triển. Vậy thời gian cần thiết để từ hợp tử cho ra cơ thể trường thành?

c. So sánh kết quả câu b với kết quả thực tế, giải thích sự khác biệt này?

-------------

Câu 2 Tại sao các tế bào thần kinh khi phát triển đến một mức độ nào đó thì không phân chia nữa. Nói " Nguyên phân tạo ra những tế bào giống nhau" vậy tại sao lại bị lão hóa các chức năng (già)?

8)
 
câu 1. Muốn tính thì cần phải giả sử là tế bào ko bao giờ bị chết :D

câu 2. cần hiểu thế nào là biệt hóa tế bào, cơ chế của nó trước khi tìm hiểu về lão hóa. mọi quá trình đều diễn ra trong 1 tế bào sống, tất cả các kiến thức sinh học đều liên quan chặt chẽ đến nhau nên mới làm nên môn học thú vị là môn sinh học này.
 
Sao không hỏi mình ,cùng lớp mà.Phân chia liên tục như tế bào vi khuẩn thì số lần phân chia tính theo công thức: N=N0.2En
Log hóa: lgN=lgn0+n.lg2.từ đó số lần phân chia:n=(lgN - lgN0)/lg2
? n=(lg10E13-lg1)/lg2=43,185...~ 43,19 ?lần ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ? ?
Hệ số phân chia: V=n/t
? t=n/V=43,19/1= 43,19 ngày
Giải thích:Thời gian thế hệ ở người là 20 năm.khác bởi tế bào phôi phân chia nguyên phân theo các hướng khác nhau và mỗi loại tế bào phân chia tốc độ khác nhau .
Mình cũng đồng ý với ý kiến ở trên.Bạn nên đọc cuốn Di Truyền Học(Phạm Thành Hổ),chương 16.
 
Huỳnh Như Ngọc Hiển said:
Giải thích:Thời gian thế hệ ở người là 20 năm.khác bởi tế bào phôi phân chia nguyên phân theo các hướng khác nhau và mỗi loại tế bào phân chia tốc độ khác nhau .

Đáp án câu này ở người mất khoảng 4320 đến 4800 giờ.
 
Câu 2 Tại sao các tế bào thần kinh khi phát triển đến một mức độ nào đó thì không phân chia nữa. Nói " Nguyên phân tạo ra những tế bào giống nhau" vậy tại sao lại bị lão hóa các chức năng (già)?

không phải không phân chia, mà có nhưng tốc độ ngang bằng hoặc thấp hơn với tốc độ tế bào thần kinh chết đi, bạn nghĩ xem tế bào nào sống được hơn 70 thậm chí 100-150 năm cơ chứ :D .

câu 1. Muốn tính thì cần phải giả sử là tế bào ko bao giờ bị chết

Anh đừng trêu em nó nữa.

Mình cũng đồng ý với ý kiến ở trên.Bạn nên đọc cuốn Di Truyền Học(Phạm Thành Hổ),chương 16.
Bạn muốn tìm cuốn nào thì vào http://www.sinhhocvietnam.com/vn/modules.php?name=Forums&file=viewtopic&t=1070
số lượng cũng tàm tạm đấy, nhưng bạn làm ơn cho mình xem chương trình chuyên sinh ở đâu được không? mình chưa bao giờ nhìn thấy sgk chuyên sinh cả :D.
 
1-em trả lời là 43,19 là đúng rồi đấy, làm tròn là 43,2.

2-
Đáp án câu này ở người mất khoảng 4320 đến 4800 giờ.

vậy ra chỉ cần chưa tới 200 ngày là từ 1 hợp tử chúng ta có 1 con người trưởng thành rồi hay sao???

3-
Thời gian thế hệ ở người là 20 năm.khác bởi tế bào phôi phân chia nguyên phân theo các hướng khác nhau và mỗi loại tế bào phân chia tốc độ khác nhau .

Thời gian thế hệ hay thời gian phân chia cua tb người theo giả định là 1 ngày mà em; em lấy đâu ra đến 20 năm vậy?
 
2-
Đáp án câu này ở người mất khoảng 4320 đến 4800 giờ.

vậy ra chỉ cần chưa tới 200 ngày là từ 1 hợp tử chúng ta có 1 con người trưởng thành rồi hay sao???

phôi ng cuối tháng thứ 5 đã khá khá rồi :D nếu cần phải 1 ng trưởng thành (mature, ặc ặc ) thì phải mất 16 năm (đến tuổi dậy thì). Thế mà cũng phải tính.
 
đọc kỹ lại đề, coi lại câu trả lời của mình. Kiểu trả lời phạt ngang như vậy làm sao mấy em học sinh nó gọi mình là anh hay là thầy chứ.
 
Trần Hoàng Dũng said:
đọc kỹ lại đề, coi lại câu trả lời của mình. Kiểu trả lời phạt ngang như vậy làm sao mấy em học sinh nó gọi mình là anh hay là thầy chứ.

ng phải coi lại là ng ra cái đề này. Nếu sinh học thực nghiệm mà toán học hóa được thì tôi khỏi cần phải vào lab làm giề. Đến cả system biology cũng chẳng có kiểu tính toán như vậy. 1 đống kiến thức cơ bản của sinh học tế bào, sinh học phát triển vứt hết ah? câu trả lời của tôi là dựa vào quan sát hình thái phôi/thai chứ chẳng dùng công thức nào cả.
 
Có muốn biết ai ra cái đề này kô ?

Trong đề, có ?3 phần rõ rệt.

Phần a, b tính toán theo công thức, áp dụng cho trường hợp siêu lý tưởng ở ở người.

Cả hai đều đơn giản là áp dụng công thức, tính và toán.

phần c, chính là cái mà tác giả muốn nhấn mạnh khi so sánh lý thuyết và thực tế. Sự khác biệt lý thuyết và thực tế mới khiến HS động não tìm ra câu giải thích hợp lý.

phôi ng cuối tháng thứ 5 đã khá khá rồi



câu trả lời của tôi là dựa vào quan sát hình thái phôi/thai chứ chẳng dùng công thức nào cả.

Quan sát?kiểu gì?

Tài liệu nào dám cho rằng phôi thai người 5 tháng tuổi là ... khá khá? Người trưởng thành theo giả định là chứa 10 lũy thừa 13 tế bào; thế khi quan sát phôi thai học thì nó đạt con số này chưa?

Nếu sinh học thực nghiệm mà toán học hóa được thì tôi khỏi cần phải vào lab làm giề. Đến cả system biology cũng chẳng có kiểu tính toán như vậy. 1 đống kiến thức cơ bản của sinh học tế bào, sinh học phát triển vứt hết ah?

Lối biện minh kiểu này e là kô hợp khi đứng nói chuyện với mấy học sinh ở đây chứ đừng nói là với tôi.
 
Mình muốn có các đề thi môn Sinh quốc tế hàng năm bạn nào có hoặc biết website nào có các đền này làm ơn chỉ giúp mình với. Cảm ơn nhiều
 
Em có đây!Đề thì có  (99,2000,01,một đề không rõ năm nào) và một số đề từ internet nhưng không biết đưa lên bằng cách nào.Bác chỉ em với.Bác có thể vào trang www.ibo-info.org/
 Mục Re sults.Chúc bác may mắn.
 
Trần Hoàng Dũng said:
phần c, chính là cái mà tác giả muốn nhấn mạnh khi so sánh lý thuyết và thực tế. Sự khác biệt lý thuyết và thực tế mới khiến HS động não tìm ra câu giải thích hợp lý.

Trúng ý em quá! :)
Vậy thì câu trả lời là gì?
 
Trần Hoàng Dũng said:
Có muốn biết ai ra cái đề này kô ?

Trong đề, có  3 phần rõ rệt.

Phần a, b tính toán theo công thức, áp dụng cho trường hợp siêu lý tưởng ở ở người.

Cả hai đều đơn giản là áp dụng công thức, tính và toán.

phần c, chính là cái mà tác giả muốn nhấn mạnh khi so sánh lý thuyết và thực tế. Sự khác biệt lý thuyết và thực tế mới khiến HS động não tìm ra câu giải thích hợp lý.

vậy mục đích ra đề câu a,b là để làm gì? rèn luyện kỹ năng + - x : ah? cái này ngồi học môn toán ko được sao? Nếu chỉ có câu 3 cần động não thì chỉ nên ra đề có 1 mình câu 3 thôi. VD:

Hôm nay thầy đố các em biết tại sao từ 1 cái tế bào hợp tử mà lại có thể tạo là 10 mũ mấy tế bào ở ng trưởng thành mà ko hề tuyến tính theo thời gian đâu nhé. (nghe 1 hồi thấy chuối vì chẳng lẽ HS trả lời: thưa thầy vì trời sinh nó thế ah.) ?

phôi ng cuối tháng thứ 5 đã khá khá rồi

câu trả lời của tôi là dựa vào quan sát hình thái phôi/thai chứ chẳng dùng công thức nào cả.

Quan sát?kiểu gì?

Tài liệu nào dám cho rằng phôi thai người 5 tháng tuổi là ... khá khá? Người trưởng thành theo giả định là chứa 10 lũy thừa 13 tế bào; thế khi quan sát phôi thai học thì nó đạt con số này chưa?

môn phôi thai học có thể quan sát bằng siêu âm (kém) hoặc tìm kiếm các mẫu thai nhi bị đẻ non hoặc sảy thai.
thế bác có biết cái thai 5 tháng nó đã như thế nào rồi chưa?

Nếu sinh học thực nghiệm mà toán học hóa được thì tôi khỏi cần phải vào lab làm giề. Đến cả system biology cũng chẳng có kiểu tính toán như vậy. 1 đống kiến thức cơ bản của sinh học tế bào, sinh học phát triển vứt hết ah?

Lối biện minh kiểu này e là kô hợp khi đứng nói chuyện với mấy học sinh ở đây chứ đừng nói là với tôi.

ặc ặc từ trước đến giờ tôi vẫn nói chuyện với bác như vậy mặc dù biết rõ bác là ai mà? giờ chỉ khác là bác hiện cái tên ra thôi. Làm gì phải nói chuyện mất lòng nhau thế. ?8) (cái này để khỏi phải dùng cái mặt nhăn nhở)
 
vậy mục đích ra đề câu a,b là để làm gì? rèn luyện kỹ năng + - x : ah? cái này ngồi học môn toán ko được sao? Nếu chỉ có câu 3 cần động não thì chỉ nên ra đề có 1 mình câu 3 thôi.

Tư duy toán quan trọng mà Hiếu, em thấy tuyển VEF n ta cũng xét điểm toán chứ có thi Sinh đâu. Nhưng kể ra những bài toán thế này chỉ là kỹ năng tính, hơi vô nghĩa.

Đọc cái topic này lại nhớ hồi cấp 3, suốt ngày dúi mũi vào thi học sinh giỏi. Năm chị học lớp 11 là năm đầu tiên có thi Sinh học toàn quốc, thi toàn quốc trước rồi thi thành phố sau mới lộn xộn chứ. May mà hồi đấy chưa có thi Sinh quốc tế, không thì lại bỏ hết các môn khác để học mỗi Sinh, thành con gà mất :oops:
 
Thời gian thế hệ ở người trung bình dài 20 năm (Di Truyền Học-Phạm Thành  Hổ ,tr573).Noãn nguyên bào phân chia đạt số lượng tối đa(7.10E6)vào khoảng tháng thứ 5(Sinh Học của Sự Sinh Sản-Phan Kim Ngọc ,Hồ Huỳnh Thùy Dương,tr114).Đáp án mà bác Vietbio đưa ra 4320-4800 h,em tính thử theo lịch dương thì mất chưa tới 7 tháng.Em nghĩ đáp án này có thể tạm chấp nhận(đề ra ?10E13) tới 9 tháng 10 ngày,sau đó thế nào em không rõ.Mấy bác cho ý kiến đi.
 
Nguyễn Phương Thảo said:
vậy mục đích ra đề câu a,b là để làm gì? rèn luyện kỹ năng + - x : ah? cái này ngồi học môn toán ko được sao? Nếu chỉ có câu 3 cần động não thì chỉ nên ra đề có 1 mình câu 3 thôi.

Tư duy toán quan trọng mà Hiếu, em thấy tuyển VEF n ta cũng xét điểm toán chứ có thi Sinh đâu. Nhưng kể ra những bài toán thế này chỉ là kỹ năng tính, hơi vô nghĩa.

í em nói là đã có môn Toán riêng, môn Sinh riêng rồi. Không đưa những bài này vào chương trình Sinh học mà nên đưa vào chương trình toán học, ví dụ đưa vào phần giảng dạy log. Chương trình toán của chúng ta đề bài toàn là chữ số, học xong học sinh cũng k biết sẽ áp dụng vào trường hợp thực tế nào. Em đọc cách sách THPT các nước về môn Toán em thấy nó lồng kiến thức toán vào để tính toán ngân hàng, xử lý công thức tin học, hiện tượng vật lý .v.v nên học sinh của họ rất hiểu ứng dụng toán mà họ được học.

Đọc cái topic này lại nhớ hồi cấp 3, suốt ngày dúi mũi vào thi học sinh giỏi. Năm chị học lớp 11 là năm đầu tiên có thi Sinh học toàn quốc, thi toàn quốc trước rồi thi thành phố sau mới lộn xộn chứ. May mà hồi đấy chưa có thi Sinh quốc tế, không thì lại bỏ hết các môn khác để học mỗi Sinh, thành con gà mất :oops:

hehe, thế này chị gián tiếp gọi em là gà rồi ?:D

Thời gian thế hệ ở người trung bình dài 20 năm (Di Truyền Học-Phạm Thành ?Hổ ,tr573).Noãn nguyên bào phân chia đạt số lượng tối đa(7.10E6)vào khoảng tháng thứ 5(Sinh Học của Sự Sinh Sản-Phan Kim Ngọc ,Hồ Huỳnh Thùy Dương,tr114).Đáp án mà bác Vietbio đưa ra 4320-4800 h,em tính thử theo lịch dương thì mất chưa tới 7 tháng.Em nghĩ đáp án này có thể tạm chấp nhận(đề ra ?10E13) tới 9 tháng 10 ngày,sau đó thế nào em không rõ.Mấy bác cho ý kiến đi.

bạn xem hộ quyển tài liệu thứ 2 là từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 10 thì thai nhi còn phải trải qua những biến đổi hình thái, sinh trưởng nào đáng kể k?
 
Tôi cũng cho rằng nên giảm thiểu dạng bài tập Sinh học nhưng lại đơn thuần là tính toán. Có 2 lý do:

1. Như anh Hiếu đã nói, tốt hơn nên lồng khía cạnh ứng dụng của các môn khoa học khác vào Toán, như vậy đúng bản chất vấn đề hơn.

2. Khi học sinh làm những bài tập dạng này, rất có thể kiến thức của các em sẽ bị lêch lạc theo hướng "tuyệt đối hóa, cô lập hóa" như đề bài ở trên. Bản thân tôi ngày xưa cũng đã từng có những kiến thức đại loại sau X giờ thì tử 1 TB trở thành 1 con người hoàn chỉnh.

Ngày xưa khi các nhà khoa học phát hiện ra sự phân chia của tb, của vi khuẩn ... họ thích thú lắm nên muốn NHẤN MẠNH rằng sự phân chia của các đơn vị đơn bào là rất ghê gớm, rất nhanh ... Có lẽ dạng bài tập này xuất hiện để làm phương tiện cho sự nhấn mạnh này.
 

Facebook

Thống kê diễn đàn

Threads
11,649
Messages
71,548
Members
56,917
Latest member
sv368net
Back
Top